Thứ tư, 22 Tháng 1 2014 00:00

Kinh tế hóa môi trường, mục tiêu phát triển

KINH TẾ HÓA MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Khái niệm kinh tế hóa lĩnh vực môi trường

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, có thể hiểu kinh tế hóa trên một số các khía cạnh sau:

Kinh tế hóa có nghĩa là sự thay đổi các cơ chế, chính sách quản lý môi trường sao cho đồng bộ với thể chế của nền kinh tế thị trường. Kinh tế hóa không làm thay đổi bản chất, mục tiêu chủ đạo xuyên suốt trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường, đó là bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sựtiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Quản lý môi trường được thực hiện bởi tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệchất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế- xã hội quốc gia.

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi hoạt động mua bán và trao đổi diễn ra trên thị trường đều vận hành theo quy luật cung- cầu; giá cảvà số lượng hàng hóa, dịch vụ thị trường được xác định trên cơsởgiá trịcủa hàng hóa, dịch vụ đó và thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi lượng cầu về hàng hóa lớn hơn lượng cung thì có xu hướng làm tăng giá cả hàng hóa, nhóm người tiêu dùng có khả năng chi trảcao hơn và đẩy giá của thị trường lên.

Ngược lại, khi lượng cung vượt quá lượng cầu về hàng hóa thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm. Cơ chế điều chỉnh về giá và lượng này giúp thị trường đạt đến điểm cân bằng, tại đó người sản xuất sẽsản xuất ra đúng bằng lượng mà người tiêu dùng muốn mua.

Từ cơ chế tự điều tiết của thịtrường, giá cả sẽ là tín hiệu đểngười sản xuất và người tiêu dùng tự điều chỉnh hành vi. Nó đưa ra tín hiệu cho người tiêu dùng vềchi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó là bao nhiêu và tín hiệu cho người sản xuất về sự đánh giá tương đối về sự chi trả của người tiêu dùng sản phẩm là bao nhiêu Giả sử, một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm tăng giá, giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho nhu cầu này. Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu thấp, giá sẽ giảm, người sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh vực khác có hiệu quả hơn. Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xã hội.

Dựa trên cơ sở những nguyên lý của nền kinh tế thị trường, vận dụng các quy luật trong phát triển kinh tế vào trong các công tác quản lý môi trường góp phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định đưa ra được các chính sách hợp lý và các công cụ kinh tế thích hợp để điều chỉnh hành vi của các đối tượng trong nền kinh tế, phân bổ hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, định hướng hoạt động sản xuất và tiêu dùng có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽcủa Nhà nước pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là một nền kinh tếhỗn hợp, vừa vận hành theo cơchế thị trường với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa có sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, chính sách, pháp luật đồng thời sửdụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hay những thất bại của thị trường. Chính vì thế, các cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường phải áp dụng các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để tăng cường tính hiệu trong việc thực thi những cơ chế, chính sách này.

Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường có nghĩa là làm cho hoạt động quản lý môi trường đạt hiệu quả hơn từ góc độ kinh tế thông qua việc lồng ghép các yếu tốkinh tế, vận dụng các quy luật phát triển kinh tếvào trong các hoạt động quản lý môi trường trên cơ sở coi bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả và bền vững của hoạt động kinh tế. Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cần áp dụng đồng bộ các công cụ luật pháp, hành chính, kỹ thuật với các công cụ kinh tế để tăng cường trách nhiệm tuân thủcác quy định pháp luật về bảo vệmôi trường, đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực thi quy định, chính sách pháp luật quản lý môi trường; góp phần làm cho hoạt động bảo vệ môi trường phát triển song song, đồng hành cùng với sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Ngoài

Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X việc đẩy mạnh áo dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, đểcông tác quản lý môi trường đạt hiệu quả dưới góc độ kinh tế thì việc hình thành các cơchế định giá, lượng giá giá trị môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định để phân bổ hợp lý, hiệu quả tài nguyên này, tránh việc khai thác và sử dụng bừa bãi làm suy giảm chất lượng môi trường vì hầu hết môi trường thường mang giá trịphi thịtrường (tức là không có giá trên thị trường, không có sự mua bán trao đổi trên thị trường).

Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc xây dựng các cơ chế làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường. Cụthể, kinh tế hóa lĩnh vực môi trường là đẩy mạnh việc áp dụng công cụthuế/phí môi trường. Thuế/phí môi trường là công cụ vừa góp phần điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm, điều tiết vĩ mô các quan hệ xã hội theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệmôi trường vừa góp phần tạo thêm nguồn thu trong ngân sách nhà nước (NSNN), tái đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thuế/phí môi trường là một trong những công cụ dựa vào thị trường (Market Based Instruments) hay các công cụ kinh tế(Economic Instruments), nó sẽ giúp người gây ô nhiễm đưa ra lựa chọn phù hợp, hiệu quảnhất đểtuân thủpháp luật và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn vềmôi trường. Nhưvậy, Kinh tếhóa lĩnh vực môi trường không những góp phần hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm cho công tác quản lý môi trường đạt hiệu quảmà nó còn góp phần tăng nguồn thu cho NSNN và tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực trong tổng thu nhập quốc nội (GDP), khẳng định vịthếcủa lĩnh vực môi trường trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc hình thành, tạo lập và phát triển đồng bộcác loại thị trường hàng hóa và dịch vụvềmôi trường(thị trường chuyển giao giấy phép xả thải, thị trường chi trả dịch vụmôi trường…); phát triển ngành công nghiệp môi trường như ngành sản xuất, chế tạo các thiết bị, máy móc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, ngành chế tạo ra các thiết bị đo lường, quan trắc môi trường… Kinh tế hóa coi môi trường như là một thị trường mới có thể khai thác, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho các bên liên quan, vì thế cần thiết lập môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi, đưa ra các cơ chế, chính sách đồng bộ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho thịtrường này phát triển, tạo nguồn thu cho nền kinh tế, đóng góp và sựtăng trưởng kinh tế.

Tổng quát lại, Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường có thể được hiểu là sự đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường để phù hợp, đồng bộ với cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm làm cho công tác quản lý môi trường trở nên hiệu quả hơn với mục tiêu bảo vệ môi trường; tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

2. Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế

Khái niệm về môi trường: Khái niệm về môi trường rất rộng lớn “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tốvật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản suất, sựtồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Yếu tốnhân tạo là tổng thể các nhân tố do con người tạo nên làm thành tiện nghi cho cuộc sống của con người như máy bay, ô tô, nhà ở, các khu vui chơi giải trí... Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ tương tác giữa môi trường và kinh tế, người ta thường ngầm hiểu môi trường trên khía cạnh là tổng hòa của các yếu tốtựnhiên bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường biển, hệ động thực vật…

Khái niệm về hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế là một quy trình bao gồm sản xuất, phân bố các yếu tố đầu vào, phân phối các yếu tố đầu ra của sản xuất, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Đây là một hệ thống mở, bên cạnh mối quan hệ nội tại hình thành bên trong hệthống kinh tế- mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất của các yếu tố, thành phần trong hệ thống kinh tế, còn tồn tại mối quan hệ giữa toàn bộ hệ thống kinh tếvới hệ thống bên ngoài. Trong hệ thống kinh tế luôn luôn diễn ra quá trình khai thác tài nguyên, chế biến nguyên liệu và phân phối tiêu dùng. Đầu tiên trong chu trình hoạt động của hệ thống kinh tế là khai thác các tài nguyên từ môi trường, sau đó chế biến những tài nguyên đó thành những sản phẩm có thể tiêu dùng được, và cuối cùng là thải ra một khối lượng lớn các tài nguyên đã bị hao mòn hay đã bị biến đổi (còn gọi là chất thải).

Khái niệm vềphát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình cải thiện và Luật Bảo VệMôi trường 2005, Điều 1. nâng cao chất lượng sống cho người dân của một quốc gia (bao gồm các điều kiện sống về vật chất và tinh thần) với sự tăng trưởng bền vững từnền kinh tế đơn giản, thu nhập thấp sang nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao. Phát triển là xu thế chung của nhân loại, của loài người, là sự tăng tiến mọi mặt trong nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa môi trường và hệthống kinh tế Môi trường và hệthống kinh tếcó mối quan hệtương tác, có sự gắn kết chặt chẽvới nhau. Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Môi trường là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống, cung cấp các giá trịcảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng. Các chất thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như: dạng rắn, dạng khí, dạng lỏng. Khi các chất thải với sốlượng và chất lượng nhất định được thải ra môi tường thì các quá trình lý, hóa, sinh.. của hệ tự nhiên sẽ tự phân hủy, làm sạch chúng. Tuy nhiên, nếu chất thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật.

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra… Phát triển kinh tếtạo tiềm lực để BVMT. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơcạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Môi trường cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế. Môi trường tạo ra các tiềm nằng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển kinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại, môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường (sương mù dày đặc, mưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũlụt, hạn hán…). Điều này sẽtác động đến tất cảcác lĩnh vực, ngành nghềhoạt động trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như: làm ngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế(tài sản, của cải, vật chất…).

Nguyễn ThếChinh, 2003, Kinh tếvà quản lý Môi trường, tr.36-tr.38, Nhà xuất bản thống kê, Đại học Kinh tếquốc dân.

Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép yếu tốmôi trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tếvà lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy được tính hiệu quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệmôi trường và phát triển bền vững.

3. cơ sở pháp lý

Hoạt động bảo vệmôi trường (BVMT) tại Việt Nam chính thức được ghi nhận từnăm 1993 khi Luật Bảo vệmôi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam vềvấn đềBVMT (hiện nay được thay thếbởi Luật BVMT năm 2005). Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động BVMT đối với việc phát triển kinh tếxã hội của đất nước, trải qua gần 20 năm Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tổchức thực thi khá hiệu quảcác chương trình, dựán thực hiện chiến lược BVMT.

Chỉ thị số36/CT-TW ngày 25-6-1998 của BộChính trị “Vềtăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉthị đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủtrương và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tất cảcác cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉthịcũng yêu cầu Ban cán sự Đảng chỉ đạo việc xây dựng chiến lược quốc gia vềBVMT, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước vềBVMT ởTrung ương và địa phương; các cấp ủy đảng và chính quyền cần lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp việc kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với công tác BVMT.

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 2001-2010 quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quảvà bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệmôi trường”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 2011- 2020: “Nâng cao ý thức bảo vệmôi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tếxã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Đưa nội dung bảo vệmôi trường vào trong chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng; vào các chương trình, dựán” Nghịquyết số41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của BộChính Trị về“bảo vệmôi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ: “Muốn bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội bền vững và hội nhập kinh tế thành công, nhất thiết phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường”.

Quyết định số153/2004/QĐ-Ttg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủvềviệc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ động gắn kết và có chếtài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi tường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dựán phát triển kinh tế- xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững”, một trong những công việc được ưu tiêu thực hiện là “ Rà soát quy hoạch tổng thếphát triển kinh tế- xã hội các vùng trọng điểm, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác động mạnh mẽtới môi trường, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm sự dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải có hiệu quả”, “thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở”.

Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động BVMT trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, cần phải xây dựng thểchế, chính sách quản lý và bảo vệmôi trường đồng bộvới cơ chếvận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa được cảlợi ích về kinh tế và lợi ích về môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đầu năm 2008, Ban cán sự Đảng bộTài nguyên và Môi trường đã xác định chủ trương kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường” là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của ngành trong thời gian tới. Đây là một chủ trương đúng đắn, góp phần thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường sao cho đồng bộvới thể chế kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động vận dụng các quy luật khách quan, khảnăng tự điều tiết của KTTT, tăng cường áp dụng các cơchế, công cụ kinh tế trong quản lý, nâng cao năng lực, tư duy, nghiên cứu và phân tích kinh tế trong lĩnh vực môi trường.

Ngày 02 tháng 12 năm 2009, Ban Cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Nghị Quyết số27-NQ/BCSĐBTNMT về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Nghị Quyết đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc đấy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường như: Thứnhất, thực sựcoi tài nguyên là nguồn lực khan hiếm, BVMT là thước đo hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh tếvà có thểhạch toán toàn diện và đầy đủ để phát triển bền vững đất nước;

Thứ hai, bảo đảm sự đồng bộ và nhất quán giữa phương thức quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

Thứ ba, đổi mới các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính là các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường;

Thứtư, con người là trung tâm, là nhân tố quyết định của quá trình đẩy mạnh kinh tế hóa trong ngành tài nguyên và môi trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nghị Quyết 27 cũng đưa ra các nhiệm vụ chung của ngành Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện trong thời gian tới. Đó là: a) Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, xác lập nguyên tắc, phương thức thực hiện, mục tiêu, các nhiệm vụtrọng tâm, những giải pháp đột phá và lộtrình thực hiện đẩy mạnh kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về tài nguyên và môi trường;

b) Hình thành nguyên tắc, phương pháp, cơchế định giá, lượng giá, hạch toán tài nguyên và môi trường phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ thống tài khoản quốc gia vềtài nguyên và môi trường;

c) Đa dạng hóa nguồn vốn, nâng hiệu quả đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệthông tin, công nghệviễn thám trong điều tra cơbản tài nguyên và môi trường; hình thành cơ chế tài chính quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;

d) Đẩy mạnh công tác dự báo xu thế biến động tài nguyên và các vấn đề môi trường, cung - cầu, cạnh tranh, xung đột về tài nguyên trên thếgiới và tác động đến phát triển kinh tế- xã hội ởnước ta làm cơsởxây dựng chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường hợp lý và hiệu quả;

e) Rà soát, đềxuất chuyển đổi các cơchếquản lý mang tính hành chính, bao cấp kém hiệu quả trong quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường sang cơ chế quản lý hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc cơbản của kinh tếthị trường kết hợp với đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch và hiệu quả;

f) Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách và lộtrình áp dụng các công cụkinh tếtrong quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường;

g) Nghiên cứu, đềxuất khung chính sách, cơchếtạo nguồn thu ngân sách từtài nguyên và môi trường trên nguyên tắc: “Người sửdụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trảtiền”, “Người gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên phải trảchi phí khắc phục và tái tạo”;

h) Thúc đẩy phát triển các đơn vịnghiên cứu, tưvấn, doanh nghiệp cung ứng dịch vụquản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mởrộng cung ứng dịch vụra nước ngoài; hình thành các quỹtài nguyên, quỹtài chính hỗtrợquản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường phù hợp với cơchếkinh tếthịtrường; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá môi trường; thực hiện thương mại hoá thông tin, sốliệu vềtài nguyên và môi trường;

i) Xây dựng và áp dụng bộtiêu chí hiệu quảkinh tế- xã hội - môi trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường; phát triển phân tích chi phí - lợi ích thành công cụquản lý nhà nước vềtài nguyên và môi trường.

Ngày 09 tháng 04 năm 2010, BộTài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 675/QĐ-BTNMT vềkếhoạch hành động thực hiện NghịQuyết 27-NQ/BCSĐTNMT đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tếhóa ngành Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu tổng quát của việc đẩy mạnh thực hiện kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường là hoàn thiện thếchếquản lý tài nguyên và môi trường, thúc đẩy ngành tài nguyên và môi trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộvới tiến trình phát triển các thể chếkinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa, nâng tầm đóng góp và vịthế của ngành trong nền kinh tếquốc dân, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

4.Mục tiêu cụthếlà:

Thứnhất, tạo sựchuyển biến mạnh mẽtrong nhận thức và thống nhất hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thểtriển khai thành công các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường;

Thứhai,hình thành khung chính sách tổng thểvà hoàn thiện các công cụ thực hiện chủtrương đẩy mạnh kinh tếhóa ngành tài nguyên và môi trường vào những năm đầu và triển khai thực hiện đồng bộcác chính sách cụthểtheo từng lĩnh vực trong các năm tiếp theo của kếhoạch 5 năm 2011- 2015;

Thứba,tiếp tục phát huy và đổi mới thểchếquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên các nguyên tắc cơbản của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, đa dạng hóa nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần phát triển bền vững đất nước.

Quyết định cũng quy định các nhiệm vụ, giải pháp cụthểcho từng lĩnh vực trong ngành Tài nguyên và Môi trường. Đối với lĩnh vực môi trường, những nhiệm vụvà giải pháp cụthểsau:

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện xây dựng và ban hành hệthống văn bản quy phạm pháp luật vềmôi trường, thực hiện xây dựng BộLuật Môi trường theo hướng xác lập cơchếquản lý và bảo vệmôi trường đồng bộvới thểchếkinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa;

b) Rà soát, hoàn thiện, đổi mới cơchếquản lý các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường, lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, công nhận, chứng nhận vềmôi trường, cung ứng dịch vụmôi trường phù hợp với cơchếthịtrường;

c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụkinh tếtrong bảo vệmôi trường; tiếp tục bổsung, hoàn thiên các cơchếthu ngân sách từcác hoạt động liên quan đến môi trường; tổchức thửnghiệm, tiến tới áp dụng cơchếchuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải; thực hiện ký quỹphục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; thí điểm tiến tới nhân rộng các mô hình áp dụng cơchếchi trảdịch vụhệsinh thái; đồng thời sửdụng các công cụthuế, phí môi trường để điều tiết vĩmô các hoạt động kinh tếtheo hướng có lợi cho môi trường;

d) Đẩy mạnh hoạt động định giá, lượng giá và hạch toán môi trường, dựbáo cung cầu và xu thếbiến động môi trường, tổchức xác lập, hoàn thiện và đưa yếu tốmôi trường vào trong giá thành sản phẩm;

e) Xây dựng, ban hành và tổchức thực hiện “Chính sách phát triển kinh tếmôi trường Việt Nam”;

f) Đẩy nhanh tiến độphê duyệt và ban hành Nghị định vềbồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên gây ra;

g) Tiến hành quy hoạch, tăng cường đầu tưvà nâng cao hiệu quảhoạt

động của hệthống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia. Thúc đẩy hợp

tác quốc tế, đáp ứng các cam kết với cộng đồng quốc tếvềbảo vệmôi trường;

h) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng môi trường kịp thời, chính xác cho cộng đồng và các cấp quản lý, tiến tới xây dựng đề án thương mại hóa thông tin, số liệu về môi trường phù hợp với cơ chế thị trường.

5. Giải pháp trong lĩnh vực kinh tế hóa môi trường.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt quan điểm của Ban cán sự Đảng bộ về chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành thông qua hình thức Hội nghị, truyền hình trực tuyến.

- Sử dụng đa dạng các kênh thông tin và các phương tiện truyền thông, các lớp tập huấn để bổ biến mục tiêu, nhiệm vụ chung, các nội dung cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm nâng cao hiểu biết về chủ trương kinh tế hóa cũng như các công việc phải làm.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, ban hành khung chính sách tổng thể và các công cụ thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường.

- Hình thành và phát triển các nguyên tắc, phương thức, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá và lộ trình đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường.

- Rà sót, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, loại bỏ dần các cơ chế bao cấp, xin cho không phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 18 Tháng 8 2014 09:03

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành