Thứ ba, 24 Tháng 4 2018 03:27

Sự hình thành và phát triển của Luật Thi hành án hình sự

Để làm rõ nội hàm của Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự, chúng ta cần làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý của Thi hành án hình sự.

Theo Hán - Việt từ điển của tác giả Đào Duy Anh, thi hành là: “Đem cái việc đã trù định sẵn mà làm ra cho có hiệu quả”. Như vậy, thi hành án có thể được hiểu là đem bản án của Tòa án ra thi hành trên thực tế cho có hiệu quả; còn Thi hành án hình sự là việc đưa các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Điều này có ý nghĩa, chỉ các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực và đang có hiệu lực mới được đem thi hành. Đó là các bản án, quyết định hình sự đã được quy định lại khoản 1 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 nhưng chưa quá thời hiệu thi hành đối với những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm[1].

Luật thi hành án năm 2010 quy định đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành bao gồm bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; bản án của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.

Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài. Ngoài ra, bản án, quyết định còn đưa ra các biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không có nghĩa là được thi hành ngay mà còn phải thông qua một thủ tục hành chính, đó là việc Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc được ủy quyền phải ra một văn bản quyết định thi hành án thì mới được thi hành. Quy định này cho thấy, việc Thi hành án hình sự không chỉ phụ thuộc vào pháp luật tố tụng hình sự mà còn phụ thuộc vào các quy định hành chính, thông qua thủ tục hành chính.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

 


[1] Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành