Thứ ba, 23 Tháng 10 2018 09:36

Một số khung theo dõi và đánh giá trong giáo dục

Một trong những mục đích chính của theo dõi và đánh giá (M&E) trong giáo dục nhằm đảm bảo giáo dục công bằng và chất lượng dành cho cho tất cả các nhóm dân cư. Giáo dục chất lượng là một khái niệm đa chiều có tính đến các khía cạnh chất lượng về đầu vào (con người, vật chất và tài chính), quy trình (thực hành dạy học và thực hành quản lý hiệu quả), đầu ra và kết quả (kết quả học tập và chất lượng kết quả). Trên quan điểm này, trong các khung tham chiếu về theo dõi, đánh giá giáo dục trên thế giới, đầu tiên phải kể đến Rob Vos trong tác phẩm Educational indicators: What’s to be measured? [Các chỉ số giáo dục: đo lường cái gì] đã xây dựng một khung tham chiếu để xác định các chỉ số giáo dục có liên quan[1]. Với quan điểm việc lựa chọn sử dụng các bộ chỉ số về giáo dục để thu thập dữ liệu và phân tích phụ thuộc vào mục tiêu chính sách mà nhà nghiên cứu hướng tới, tài liệu đã xác định các mức độ phân tích chính sách khác nhau trong giáo dục, đưa ra các bộ chỉ số nhằm giám sát và đánh giá trên các khía cạnh: hiệu suất giáo dục, hiệu quả chi phí giáo dục và sự công bằng trong giáo dục. Việc phân tích các chỉ số này có thể đưa đến những đề xuất cải tiến trong việc thiết kế và thực thi các chính sách giáo dục, cung cấp thông tin về những vấn đề nổi cộm và gợi ý một số nguyên nhân của những vấn đề đó. Trên cơ sở nghiên cứu sự khác biệt cơ bản của các thành tố, Rob Vos đã đề xuất 4 loại chỉ số để đo lường hiệu quả của một nền giáo dục, bao gồm: (1) chỉ số đầu vào (inputs); (2) chỉ số tiếp cận (access); (3) chỉ số đầu ra (outputs); và (4) chỉ số kết quả tác động (outcomes).

 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải về tệp đính kèm.


[1] Rob Vos, Educational indicators: What’s to be measured? Working Paper Series I-1, Washington D.C., 1996.

 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành