Thứ tư, 19 Tháng 8 2020 09:35

GIỚI THIỆU VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC HỆ THỐNG KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN

Theo Vụ Hợp tác Kinh tế (ECB), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, luồng Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thuần chảy ra, các quỹ chính thức khác (OOF), và các quỹ tư nhân (PF) đã lên tới 8.965 triệu USD, 1.544 triệu USD và 13.502 triệu USD tương ứng vào năm 1989. Lượng ODA và OOF chính thức thuần gần bằng với lượng FDI ở khu vực tư nhân.

Tổng số ODA của các nước thuộc Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) toàn thế giới năm 1989 đạt 46.498 triệu USD, trong đó ODA của Nhật Bản chiếm 19%, lần đầu tiên xếp thứ nhất trong danh sách các nước viện trợ trên thế giới. 3/4 ODA của Nhật Bản là viện trợ song phương, trong đó hơn 60% là dành cho châu Á.

Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại của Nhật Bản (OECF) đã cho vay chủ yếu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển từ năm 1966. OECF phụ trách hầu như tất cả các khoản vay ODA song phương mà năm 1989 lên tới 3.943 triệu USD, trong đó phần của OECF chiếm 44,0% tổng ODA của Nhật Bản và 58,2% tổng ODA song phương của Nhật Bản. Sở dĩ các khoản cho vay của OECF đối với các chính phủ các nước chiếm một phần lớn trong ODA của Nhật Bản là do bản chất của các khoản cho vay. Từ năm 1975 các khoản cho vay đối với các chính phủ nước khác với 25% trở lên là viện trợ không hoàn lại là trọng tâm của OECF. Hiện nay đã có sự phân định rõ ràng giữa các khoản cho vay của OECF và các khoản cho vay của các Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Nhật Bản (EXIM Bank). Mục đích các khoản cho vay của OECF là giúp đỡ quá trình phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển, và các khoản cho vay này được thực hiện theo những điều khoản rất nhân nhượng với một phần viện trợ không hoàn lại như đã nêu ở trên.

           Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải về tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành