Thứ tư, 24 Tháng 2 2021 02:16

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

Giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội và là một thành tố tất yếu của quy trình lập pháp, đồng thời là cầu nối để qua đó Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Giám sát bảo đảm các yêu cầu luật pháp và chính sách được chấp hành một cách dân chủ, đúng đắn, hiệu quả và hiệu lực. Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Từ hoạt động giám sát, Quốc hội có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ những gì không còn phù hợp với thực tế, đồng thời có cơ sở làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, triển khai các quyết sách của Quốc hội. Như vậy, giám sát là một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội. Chức năng giám sát có mối quan hệ gắn bó với chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng, qua đó làm nổi bật chức năng, tính chất đại diện của Quốc hội. 

Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do đó Quốc hội được và phải thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước. Thông qua hoạt động giám sát mà Quốc hội xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả và tính thực tiễn của các chủ trương, giải pháp, chính sách; xem xét, đánh giá tình hình chấp hành luật pháp, chính sách, kỷ cương, kỷ luật. Kết quả giám sát chỉ ra mức độ chấp hành, tuân thủ pháp luật, quy chế, chính sách của Nhà nước; tính hợp lý của chính sách. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành