In trang này
Thứ ba, 20 Tháng 4 2021 08:57

Kỹ năng phân tích chính sách về bảo hộ quyền tác giả

Phân tích chính sách là một hoạt động mang tính thường xuyên của các nhà hoạch định, các nhà quản lý và của nhà nước với mục đích theo sát chính sách đã ban hành nhằm nắm rõ thực trạng thực hiện chính sách, xu hướng biến đổi của xã hội, sự phù hợp của chính sách còn không và chính thái độ của nhân dân, của cộng đồng đối với chính sách đó nhằm có những định hướng ngắn hạn và lâu dài đối với mỗi chính sách.

Việc phân tích chính sách thường được chia làm nhiều công đoạn khác nhau nhưng tựu trung lại có một số công đoạn chính như nhận biết vấn đề, t phân tích, tìm hiểu bản chất của vấn đề, tìm giải pháp xử lý vấn đề, nghiên cứu thực trạng khung pháp lý và thực tế…

Quyền tác giả lâu nay là một trong những vấn đề nổi bật đặc biệt trong thời gian qua, đặc biệt khi môi trường kỹ thuật số ngày càng mở rộng và phát triển, công nghệ đã mang các tác phẩm vượt thời gian và không gian. Đối với việc phân tích chính sách về bảo hộ quyền tác giả ở đây trước tiên cần làm rõ các khái niệm, đặc điểm nội dung về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, từ đó nắm rõ được bản chất của vấn đề để có cái nhìn tổng thể, bao quát cũng như xem xét các chính sách hiện thời và sự đầy đủ, phù hợp của nó trong giai đoạn hiện nay.

1. Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả là loại quyền sở hữu của một chủ thể pháp lý đối với đối tượng là các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Quyền tác giả cũng là một loại quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights) cũng giống như các loại quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế, quyền đối với giải pháp hữu ích hay nhãn hiệu hàng hóa. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật là đối tượng của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học như bài báo, sách, truyn..., các tác phẩm nghệ thuật như bài hát, bản nhạc, bức tranh, ảnh, phim... Chủ thể của quyền tác giả là người sáng tạo, hoặc người sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, lợi ích vật chất và tinh thần từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu với tư cách là một loại quyền sở hữu quyền tác giả đem đến cho người sáng tạo, chủ sở hữu các tác phẩm và học nghệ thuật các quyền pháp lý nhằm ngăn chặn hay cho phép những người khác sử dụng các tác phẩm sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu do vi phạm quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu với thể kiến ra cự quan có thm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường, qua đó bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình. Điều đặc biệt hơn, tác giả không cần dùng đăng ký để th hướng quyền tác giả mà chỉ cần thỏa mãn ba điều kiện. Thứ nhất, tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm. Thứ hai, tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Thứ ba, tác phẩm phải được thể hiện trên một lành thổ ở độ bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, nếu một người viết một bài báo hay ghi âm một bài hát và cho công bố ở một quốc gia bảo hộ quyền tác giả, ví dụ Việt Nam, thì người đó sẽ ngay lập tức có quyền tác giả đối với tác phẩm đó mà không cần đăng ký với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào. Với quyền tác giả, người đứng tên bài báo có quyền cho phép người khác tạo chép, chỉnh sửa bài báo và nhiều quyền pháp lý cụ thể khác. Người đó cũng có thể dùng quyền tác gỉa để ngăn chặn người khác sao chép, chỉnh sửa tác phẩm của mình.

Như vậy, có thể định nghĩa quyền tác giả là khả năng được pháp luật bảo hộ cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm độc quyền khai thác Vậy, nguyên do gì mà tác giả lại có quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật mà họ sáng tạo ra? Câu trả lời được nhiều người đưa ra là do lao động[1]. Hoạt động sáng tạo mặc dù có thể xảy ra bất chợt trong một thời điểm của tài năng, song, trong phần lớn trường hợp là kết quả của một quá trình lao động của tác giả. Để viết một tác phẩm văn học, nghiên cứu hoặc vẽ một bức tranh, người sáng tác phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm trời miệt mài lao động. Ngay cả trong những trường hợp thời gian sáng tác là rất ngắn thì lao động sáng tạo vẫn được công nhận. Bên cạnh “lao động, quyền tác giả còn được hình thành dựa trên lý thuyết “nguyên nhân - kết quả”. Không có người sáng tác thì sẽ không có tác phẩm văn học, nghệ thuật, do đó tác phẩm phải thuộc về người sáng tác.

2. Nội dung của quyền tác giả

Mặc dù quyền tác giả là “chủ quyền” của người sáng tạo hoặc sở hữu đối với sản phẩm của mình, song đây chỉ là quyền trừu tượng. Để được bảo vệ thì quyền tác giả được cụ thể hóa thành các quyền pháp lý mà pháp luật quốc tế hoặc quốc gia quy định cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, ví dụ tác giả có quyền đứng tên tác phẩm hay không, có quyền độc quyền chỉnh sửa, cho phép sao chụp tác phẩm hay không... Trong thực tiễn, chính các quyền pháp lý cụ thể của quyền tác giả là đổi tượng mà tòa án bảo vệ cho tác giả. Nói cách khác, thông qua việc bảo vệ các quyền pháp lý cụ thể mà quyền tác giả được bảo hộ. Chính vì vậy, số lượng và nội dung các quyền pháp lý cụ thể thể hiện phạm vi mà quyền tác giả được bảo hộ ở cấp quốc gia hoặc quốc tế.

Pháp luật quốc gia và quốc tế hiện tại thường công nhận và bảo hộ nội dung quyền tác gia gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (quyền tinh thần) và quyền tài sn (quyền kinh tế)[2].

Các quyền nhân thân của tác giả bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật là các quyền mà người sáng tạo có để khai thác lợi ích vật chất do tác phẩm văn học, nghệ thuật mang lại.

Quyền sao chép tác phẩm, quyền dịch tác phẩm hoặc làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là các quyền tài sản quan trọng nhất, tiếp theo đó là các quyền như biểu diễn, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm, quyền ho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Trong kỷ nguyên số hiện nay, pháp luật quốc tế và quốc gia thường công nhận thêm quyền truyền thông bản thân tác phẩm tới công chúng (communication to the public of their works[3]) thay vì chỉ có quyền truyền thông tới công chúng sự trình diễn tác phẩm (communication to the public of the performance of their works[4]).

3. Đặc điểm của quyền tác giả

Quyền tác giả là một loại quyền pháp lý, tức là nó được pháp luật quy định và được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ. Vi phạm đối với quyền tác giả đều bị coi là vi phạm pháp luật và đều có thể bị áp dụng chế tài để khắc phục theo quy định của pháp luật. Ở đặc điểm này, quyền tác giả cũng giống các quyền pháp lý khác. Tuy nhiên, so với các quyền pháp lý khác thì quyền tác giả có một số đặc điểm đặc trưng sau:

Thứ nhất, quyền tác giả bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ vô hình. Tác giả được hưởng quyền tác giả không chỉ bởi vì mình đã tạo ra tác phẩm mà bởi vì sự sáng tạo chứa đựng trong tác phẩm mà mình đã sáng tạo ra. Một người chép lại hoặc đánh máy lại một cuốn sách của một tác giả khác cũng có thể gọi là đã tạo ra cuốn sách cụ thể đó, song không thể có quyền tác giả đối với cuốn sách đó. Thậm chí hành vi này còn bị coi là đạo văn. Bởi lẽ, những lời văn của cuốn sách, tức là nội dung cuốn sách, là do người khác nghĩ ra đầu tiên, đó là người đã sáng tạo ra cuốn sách và là tác giả đích thực của cuốn sách. Đối tượng đã được sáng tạo ra ở đây là cuốn sách đối tượng của quyền tác giả - là một sản phẩm trí tuệ và hình chứ không phải hữu hình như cái bàn, cái ghế, cái xe máy, ô tô cụ thể. Ở đặc điểm này, quyền tác giả cũng giống với các quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế nhãn hiệu hàng hóa v.v…

Thứ hai, đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm được sáng tạo ra trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học, điện ảnh, v.v.. Ở khía cạnh này, quyền tác giả khác với các loại quyền sở hữu công nghiệp vốn có đối tượng là các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra để ứng dụng trong công nghiệp và thương mại. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật được con người sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu thưởng thức, giải trí. Có ít đối tượng của quyền tác giả có tính ứng dụng trong công nghiệp (ví dụ phần mềm máy tính). Trong khi đó, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có tính ứng dụng và giá trị sinh lời cao trong thương mại và công nghiệp. Sự khác biệt này có tác động rất lớn tới phương thức bảo vệ lợi ích có được từ quyền sở hữu trí tuệ. Với quyền tác giả, người ta quan tâm nhiều hơn tới quyền sao chép tác phẩm với quyền sở hữu công nghiệp, người ta quan tâm nhiều hơn tới quyền được chuyển giao sản phẩm sở hữu công nghiệp;

Thứ ba, quyền tác giả chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện của ý tưởng, không bảo hộ bản thân ý tưởng. Đây cũng là đặc thù của quyền tác giả. Khi một cuốn sách được bảo hộ bởi quyền tác giả thì cái được bảo hộ là lời văn, cách hành văn của cuốn sách. Bản thân nội dung câu chuyện, cách xây dựng, bố cục của cốt truyện là ý tưởng của cuốn sách, mặc dù là phần cốt lõi của cuốn sách, song, không được bảo hộ. Điều đó có nghĩa là người khác có thể sử dụng cốt truyện như vậy, sử dụng tuyến nhân vật như vậy mà không vi phạm quyền tác giả. Chỉ khi nào sao chép y nguyên lời văn của tác phẩm thì khi đó mới bị coi là vi phạm quyền tác giả. Ví dụ khác: ông A nghĩ ra một phương thức kinh doanh mới rất có hiệu quả, đem lại thành công trong kinh doanh. Sau đó, ông A viết ra một cuốn sách để truyền bá ý tưởng của mình. Ông B là chủ một doanh nghiệp đọc được cuốn sách này, sau đó đem áp dụng ý tưởng kinh doanh vào doanh nghiệp của mình và đạt được thành công lớn. Ở đây, ông B thực chất đã không vi phạm quyền tác giả mặc dù sử dụng ý tưởng kinh doanh của người khác (ông A) mà không xin phép. Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, trong trường hợp này chính là bản thân cuốn sách. Do đó chỉ khi nào cuốn sách bị sao chép thì khi đó quyền tác giả mới bị xâm phạm.

3. Khái niệm và mục đích của bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước công nhận quyền của tác giả đối với tác phẩm, quy định và bảo vệ cho tác giả các quyền pháp lý cụ thể đối với tác phẩm nhằm làm cho tác giả thực sự hưởng được các lợi ích vật chất và tinh thần có được từ quyền tác giả.

Con người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ rất lâu đời. Có lẽ từ khi loài người có nền văn minh thì đã có các tác phẩm thi ca, sau đó là hội họa và văn học. Thủa ban đầu, các tác phẩm thi ca thường được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác, các tác phẩm văn học thường tồn tại dưới các cuốn sách bằng da, bằng gỗ khắc hoặc chép tay, các tác phẩm hội họa hầu như chỉ có độc bản vẽ trên vách đá hoặc những nơi công cộng. Việc sao chép các tác phẩm thời kỳ này nếu muốn thực hiện sẽ tốn rất nhiều công sức, chủ yếu bằng việc chép lại bằng tay. Tính thương mại của tác phẩm cũng chưa thể hiện rõ rệt. Vì vậy, tác giả của các tác phẩm nói chung chưa quan tâm tới vấn đề quyền tác giả.

Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Johannes Gutenberg, một thợ cơ khí và là người sáng lập nhà xuất bản tiên phong người Đức đưa công nghệ in ấn vào châu Âu. Thực ra, kỹ thuật in ấn đã được biết đến từ trước đó ở Trung Quốc, song, đến thế kỷ XV, Gutenberg áp dụng kỹ thuật cơ khí để đưa công nghệ và dây chuyền in áp dụng đại trà, trở thành một ngành công nghiệp vô cùng tiềm năng ở châu Âu. Các tác phẩm văn học giờ đây có thể được nhân bản một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với trước với hiệu suất và chất lượng hầu như không thua kém tác phẩm gốc. Người dân được tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm văn học, đi cùng với đó là tính thương mại của tác phẩm cao hơn và khả năng xâm phạm tới tác phẩm, bằng cách nhân bản trái phép, trở nên tiềm tàng hơn. Nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học bắt đầu xuất hiện. Quốc gia đầu tiên công nhận và bảo hộ quyền tác giả khi đó là Cộng hòa Venice. Quyền tác giả được cấp dưới dạng giấy phép in sách trong một khoảng thời gian không xác định. Sau khi công nghiệp in được du nhập vào Vương quốc Anh và ngày càng lớn mạnh, Vương quốc Anh cũng bắt đầu công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Năm 1710, Vương quốc Anh ban hành Đạo luật Anne cấp cho các tác giả độc quyền kiểm soát việc tái bản công trình của họ trong vòng 14 năm và có thể được gia hạn thêm 14 năm. Trong cùng khoảng thời gian đó, châu Âu lục địa cũng bắt đầu bảo hộ quyền của tác giả với cách tiếp cận riêng trong đó bảo hộ cả các quyền vật chất và quyền nhân thân. Đến năm 1790, Hoa Kỳ mới ban hành Đạo luật quyền tác giả đầu tiên theo mẫu hình của Đạo luật Anne quy định độc quyền của tác giả đối với sách, bản đồ và biểu mẫu trong vòng 14 năm, có thể được gia hạn 14 năm.

Từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, công nghệ analog được áp dụng đã đem lại những thay đổi với cùng lớn trong các ngành công nghiệp in ấn, giải trí, thiếu sản phẩm văn học, nghệ thuật mới được ra đời như nhiếp ảnh, điện ảnh, ghi âm, truyền thông, truyền hình, ảnh vệ tinh, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc... Phạm vi quyền tác giả lúc này không còn bị giới hạn đối với các tác phẩm trên giấy nữa. Công nghệ analog cũng làm cho việc sao chép các tác phẩm văn học, nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Các tác phẩm văn học, sách có thể được sao chụp nhanh chóng bởi các máy phôtôcopy, các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh có thể được ghi sang bản ghi khác trên đĩa bảng từ một cách hết sức dễ dàng, tốn ít thời gian hơn. Để ứng phó với tình trạng này, các quy định bảo vệ quyền tác giả của các quốc gia bắt đầu được mở rộng, chủ yếu là gia tăng số lượng các quyền vật chất. Thời gian bảo hộ quyền tác gi cũng được kéo dài tới 50 năm sau khi tác giả qua đời. Các điều ước quốc tế về quyền tác giả, ví dụ Công ước Berne năm 1886, cũng được ký kết giữa các quốc gia nhằm bảo đảm sự bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế[5].

Thoạt nhìn sẽ thấy quyền tác giả chủ yếu có tác dụng bảo vệ người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, quyền tác giả cũng đem lại sự bù đắp vật chất, thậm chí là bù đắp một cách đáng kể cho người sáng tạo hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Với những tác phẩm có giá trị vật chất lớn như những bộ phim bom tấn của Hollywood hay những phần mềm trị giá hàng tỷ USD, quyền tác giả dường như đem lại và bảo đảm giá trị vật chất rất đáng kể cho người nắm giữ nó. Tuy nhiên, xét từ góc độ lý luận, việc công nhận và bảo vệ quyền tác giả, cũng giống như việc công nhận và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khác, nhằm hai mục đích[6]:

Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của người sáng tạo, hay nói cách khác là khuyến khích sự sáng tạo trong cộng đồng. Khi pháp luật có thể bảo vệ cho các chủ thể quyền khai thác lợi ích vật chất từ tác phẩm và không ai khác có thể khai thác tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả[7] thì mọi người trong xã hội sẽ cảm thấy yên tâm sáng tác. Từ đó, mọi người đều có động lực sáng tạo và qua đó khuyến khích cả cộng đồng sáng tạo. Nếu pháp luật không bảo hộ được quyền tác giả, tác phẩm có thể bị sao chép, khai thác trái phép mà tác giả không thể làm gì thì lúc đó tác giả chỉ có thể sáng tạo vì niềm đam mê. Hoạt động sáng tạo nói chúng trong cộng đồng sẽ không được khuyến khích, thậm chí bị thui chột. Các doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp phần mềm sẽ không muốn đầu tư lớn để cho ra đời những tác phẩm có giá trị;

Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả nhằm tạo điều kiện cho sự tiếp cận một cách thích hợp của cộng đồng đối với các tác phẩm. Bản thân việc bảo bộ cho tác giả khả năng khai thác độc quyền lợi ích vật chất từ tác phẩm đã gián tiếp khuyến khích tác giả đưa tác phẩm lưu hành trong công chúng. qua đó công chúng được tiếp cận với tác phẩm. Việc quy định một thời hạn bảo hộ nhất định đối với tác phẩm cũng có tác dụng hai chiều. Đó là, bên cạnh việc bảo đảm cho người sáng tạo được độc quyền kiểm soát tác phẩm của mình trong khoảng thời gian được bảo hộ, công chúng còn được tiếp cận miễn phí đối với sản phẩm sau khi thời gian bảo hộ kết thúc.

2. Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả

Vì quyền tác giả là một quyền pháp lý nên việc bảo hộ quyền tác giả cũng mang đặc điểm của việc bảo hộ quyền pháp lý nói chung, nghĩa là sự bảo hộ do Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật đối với người chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó, bảo hộ quyền tác giả còn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả là sự bảo hộ dành cho tác giả, tức là người đã sáng tạo ra tác phẩm. Điều này ngày nay được xem là đương nhiên, song, trong lịch sử hình thành và phát triển của quyền tác giả thì không phải lúc nào cũng như vậy. Vào nửa đầu thế kỷ thứ XVI khi công nghệ in mới được ra đời và vấn đề quyền đổi với các bản in sach bắt đầu được quan tâm, chủ thể được trao độc quyền đối với cách không phải là tác giả cuốn sách mà là nhà xuất bản của cuốn sách. Quyền này về thực chất là độc quyền sao chép nhân bản sách. Thuật ngữ “copyright (bản quyền) được ra đời từ đó, Sau đó, khi ngành công nghiệp in ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các nhà xuất bản ngày càng lớn và tác giả và người sáng tạo ra tác phẩm, dần trở thành người chủ đích thực đầu tiên của tác phẩm và cũng là chủ thể của quyền tác giả[8]. Kể từ đó thuật ngữ "author's right (quyền tác giả) bắt đầu được sử dụng

Thứ hai, để được bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm, tác giả của tác phẩm đó không phải đăng ký với bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Sự bảo hộ của một quốc gia đối với tác giả của một tác phẩm mang tính đương nhiên, từ động, miễn là tác phẩm được công bố trên lãnh thổ của quốc gia đó. Đây là đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp, như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, để được bảo hộ, người sở hữu của các đối tượng sở hu công nghiệp này phải đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sau đó nhận được một khoảng thời gian bảo hộ nhất định. Đối với quyền tác gi, không những không cần đăng ký mà thời gian bảo hộ cũng không bị giới hạn ít nhất là trong suốt cuộc đời của tác giả (trừ một số trường hợp ngoại lệ);

Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ. Việc bảo hộ quyền tác giả là sự cam kết của một Nhà nước bảo vệ các quyền của người đã sáng tạo ra tác phẩm. Sự bảo hộ đó được quy định trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được hiện thực hóa thông qua các thiết chế pháp lý của quốc gia. Vì hệ thống pháp luật của quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nên sự bảo hộ quyền tác giả cũng luôn mang tính lãnh thể. Điều đó có nghĩa là một tác phẩm được bảo hộ với nội dụng các quyền và cơ chế bảo hộ như thế nào chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà thôi. Một hành vì có bị coi là vi phạm quyền tác giả đối với một tác phẩm hay không tùy thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi có yêu cầu bảo hộ chứ không phải của quốc gia nơi tác phẩm được công bố lần đầu hoặc nơi tác giả đang sinh sống.

Như vậy, có thể thấy rằng làm rõ được các khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền tác giả cũng như về bảo hộ quyền tác giả là một bước quan trọng để thực hiện việc phân tích và xem xét chính sách về bảo hộ quyền tác giả thực hiện kỹ năng quan trọng trong việc phân tích chính sách đó là thu thập, xem xét, nghiên cứu, xử lý các thông tin cần thiết.


[1] Xem: Justin Hughes: The philosophy of intellectual property (Lý luận về quyền sở hữu trí tuệ), 77 Geo, L, J. (1988), tr.287

[2] Luật sở hữu trí tuệ năm 2019

[3] Điều 8 Hiệp ước về quyền tác gia của Tổ chức sở hữu trí tuệ the gioi (World Intellectual Property Organization - WIPO)

[4] Điểm 1, Khoản 1, Điều 11, Công ước Berne năm 1886

[5] Jerry Jie Hua: Toward a more balanced approach: rethinking and readjusting copyright systems in the digital network era. Springer, 2014, tr.3.

[6] Xem Lewis a. Kaplan: Copyright and the internet (Quyền tác giả và internet), 22 Temp. Ervtl. L. & Tech. J. (2003), tr.1; Trisha Meyer, Graduated response in France: The clash of copyright and the internet (Phản ứng từ từ của Pháp sự và đập giữa quyền tác gia và internet, Journal of Information Policty 2 (2012), tỷ 107-127

[7] Marlize Jansen: Protecting copyright on the internet (Bảo vệ quyền tác giả trên internet), 12 Juta's Bua. L.

[8] Xem Nguyễn Văn Nam Chuyển tiền khi phương là nhân không trải hoa hồng Nai Tho Thành phố Hồ Chí Minh 2016