Thứ năm, 20 Tháng 5 2021 02:07

KỸ NĂNG XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

1. Các yếu tố cấu thành khung chính sách

Khung phân tích chính sách được hiểu là khung khổ, cấu trúc tổng thể, cách tiếp cận để thực hiện nhiệm vụ phân tích và đánh giá một chính sách hoặc một nhóm chính sách. Khung phân tích chính sách được cấu thành từ những điểm giới hạn chủ yếu (về mục đích và nội dung chính sách; về phạm vi, thời gian, đối tượng tác động của chính sách; về các chủ thể quản lý, giám sát chính sách và việc thực hiện chính sách; về phương pháp phân tích, đánh giá, cách tiếp cận cũng như những hạn chế, ràng buộc cần tuân thủ khi tiến hành phân tích, đánh giá chính sách,...) để xác định phạm vi phân tích, đánh giá cụ thể đối với một chính sách. Nó không chỉ bao gồm nội dung và cấu trúc lô gíc của việc thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá một chính sách, mà còn phản ánh phạm vi thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách, đồng thời bao gồm cả những nguyên tắc, cơ sở cần quán triệt khi phân tích, đánh giá chính sách cũng như trình tự thực hiện việc phân tích, đánh giá một chính sách.

Ví dụ: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

- Mục đích và nội dung của chương trình: Việc quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết, bởi các lý do chính sau:

1. Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 14.118.232 người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn sinh thủy, gắn với các công trình thủy điện quốc gia vừa cung cấp điện, vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho vùng hạ du và khu vực đồng bằng. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do: vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường… Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH. Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi; nguồn lực phân tán, dàn trải; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng, phát huy nội lực của đồng bào để đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN.

3. Việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030” là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019. Đồng thời, Chương trình sẽ góp phần tích cực để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được chỉ ra tại Báo cáo số 426/BC-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và MN (giai đoạn 2016-2018).

- Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Chương trình: 10 năm (2021 - 2030), chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2021 - 2025;

+ Giai đoạn 2: 2026 - 2030.

- Phạm vi: Chương trình thực hiện ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% trở lên[1]

- Đối tượng tác động của chính sách:

+ Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

+ Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.

- Chủ thể quản lý chính sách: Ủy ban Dân tộc

Khung phân tích, đánh giá chính sách thường bao gồm những luận điểm khoa học hình thành trên cơ sở những lý thuyết khoa học về các vấn đề có liên quan tới nội dung chính sách và những nguyên lý, nguyên tắc làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá chính sách. Chúng được sử dụng làm nền tảng lý luận khoa học cho việc lựa chọn phương pháp, xây dựng mô hình thể hiện những quan hệ cơ bản của chính sách để xảy dựng quy trình phân tích, đánh giá một chính sách và hình thành các giả thiết gia định về nội dung, kết quả, tác động của chính sách.

Một số tác giả quan niệm khung phân tích chính sách là một công cụ như khung chính sách, được sử dụng trong việc xác định những công việc cần làm để tiến hành phân tích, đánh giá một chính sách theo yêu cầu của cơ quan quyết định nhiệm vụ này. Một số tác giả khác lại cho rằng, khung phân tích một chính sách chính là mô hình lý thuyết mà dựa vào đó một chính sách (hoặc thậm chí một nhóm chính sách) được xây dựng để giải quyết một hoặc một số vấn đề kinh tế - xã hội là mục tiêu mà chính sách hướng tới. Một số tác giả khác lại coi khung phân tích chính sách như một tổ hợp gồm ba thành tố: nhận thức (cơ sở lý thuyết), cách tiếp cận (xuất phát điểm và phương pháp luận để triển khai thực hiện) và thiết kế phân tích (thiết kế tác nghiệp)[2].

2. Ý nghĩa xây dựng khung chính sách

Khung phân tích chính sách có ý nghĩa quan trọng là giúp định hình cho việc tổ chức và thực hiện các hoạt động phân tích, đánh giá một chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện một nhiệm vụ phân tích, đánh giá đối với một chính sách bám sát mục tiêu và yêu cầu, bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ diễn ra một cách nhất quản; đồng thời, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm chất lượng công tác phân tích, đánh giá một chính sách. Khung phân tích chính sách cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp cho cơ quan và người chủ trì thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách có một cái nhìn tổng thể, từ đó có thể tổ chức sự phân công, phối hợp và theo dõi, giám sát các hoạt động phân tích, đánh giá chính sách một cách chặt chẽ. Khung phân tích chính sách càng có ý nghĩa quan trọng đối với một cơ quan, tổ chức phải tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau liên quan tới nhiều tổ chức, cá nhân có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiệm vụ phân tích, đánh giá những chính sách khác nhau hoặc phải phân tích, đánh giá những chính sách có mức độ khái quát, tổng hợp cao, đối với một chính sách có tính liên ngành rộng rãi hoặc đối với một nhóm chính sách được xây dựng và thực hiện nhằm giải quyết một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng. Mỗi vấn đề mà một hoặc một số chính sách được thiết kế để giải quyết có những mối quan hệ khác nhau (với tính chất, chiều hướng và mức độ quan hệ khác nhau trong những bối canh, điều kiện khác Bản thân các vấn đề cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội khác tồn tại một cách khách quan, nhưng được nhận thức, mô tả theo những cách thức chủ quan khác nhau khiển hiểu biết của cộng đồng (thậm chí của cả các chuyên gia về lĩnh vực này) về chúng cũng khác nhau và con người - yếu tố chủ quan của mọi hoạt động xã hội - cố gắng xây dựng những lý thuyết khác nhau để phản ánh chúng theo nhận thức của mình. Đây chính là cơ sở và bản chất của việc xác định cũng như lựa chọn khung phân tích, đánh giá một chính sách.

Từ những mô tả trên đây, có thể thấy rằng mỗi nhiệm vụ phân tích, đánh giá đối với mỗi chính sách đều có những khung phân tích, đánh giá riêng biệt, trong đó có thể sẽ có một khung phân tích thích hợp hơn, phản ánh đúng và đầy đủ hơn các khía cạnh của chính sách đó so với các khung phân tích khác. Việc lựa chọn khung phân tích nào tùy thuộc vào mong muốn, mục tiêu của cơ quan quyết định nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách cũng như năng lực của cơ quan chủ trì và các cơ quan tham gia thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách.

3. Đặc điểm của khung chính sách

Tuy nhiên, các khung phân tích, đánh giá chính sách có những đặc điểm chung mà khi xây dựng và sử dụng, các chủ thể liên quan cần quán triệt. Những đặc điểm chung chủ yếu là:

Thứ nhất, khung phân tích phải bảo đảm tính đa ngành của toàn bộ các hoạt động phân tích, đánh giá chính sách. Cơ sở khoa học của đặc điểm này chính là tính tổng hợp, tính đa ngành của chính sách, đặc biệt là của các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu chính sách. Cả mục tiêu lẫn các giải pháp này đều có cơ sở khoa học, vận động theo những quy luật khác nhau, đòi hỏi phải tiếp cận theo những cách khác nhau, chỉ có thể được nghiên cứu, phân tích và đánh giá theo những phương pháp thích hợp riêng. Như vậy, để phân tích, đánh giá một chính sách được toàn diện và chính xác, có thể sử dụng một số mô hình khác nhau phản ánh một số mối quan hệ theo những hình thức tương quan khác nhau, theo những phương thức hoặc những mô hình khác nhau phản ánh những mối quan hệ khác nhau. Với những chính sách lớn và phức tạp, được triển khai trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương, người ta thậm chí có thể phải sử dụng một số mô hình phản ánh những tương quan ở những cấp độ tương tác khác nhau để thấy rõ tác động đa tầng của chính sách, đồng thời nhờ đó mà có những kết quả có thể được so sánh, đối chiếu với nhau để hiểu rõ hơn về chính sách cần phân tích, đánh giá cũng như kết quả và tác động của nó.

Để có thể thực hiện việc này, cần tránh nhận thức chủ quan và gian đơn, đồng thời cần lựa chọn những chuyên gia có năng lực, có cách tiếp cận đa chiều, tư duy phê phán khi phân tích, đánh giá chính sách (thể hiện qua đề xuất hoặc thuyết minh của họ). Những chuyên gia có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm nghiên cứu phong phú là những người thích hợp để phân tích, đánh giá chính sách đa chiều. Tuy nhiên, dù có năng lực tốt và kinh nghiệm phong phú, để có khả năng tiếp cận đa chiều khi được giao nhiệm vụ phân tích, đánh giá, các chuyên gia cần tham khảo nhiều tài liệu, đặc biệt là những tài liệu mô tả các mô hình và những báo cáo kết quả phân tích, đánh giá những chính sách tương tự hoặc có liên quan với chính sách cần phân tích, đánh giá để biết thêm các mô hình (hoặc hệ thống hóa các cách tiếp cận, các mô hình phân tích, đánh giá) và có thể lựa chọn mô hình thích hợp nhất.

Thứ hai, khung chính sách phục vụ phân tích, đánh giá chính sách phải cung cấp định hướng cho toàn bộ các hoạt động phân tích, đánh giá chính sách. Những định hướng này có thể được xác định qua nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách. Chính vì vậy, một trong những hoạt động đầu tiên mà các chuyên gia phân tích, đánh giá chính sách cần thực hiện là nhận dạng rõ và cụ thể hóa các yêu cầu cần bảo đảm, các mục tiêu và kết quả cần đạt để định hướng được các hoạt động của mình, từ đó tập hợp tư liệu, tài liệu để phân tích, đánh giá chính sách và đưa ra những kết luận cần thiết theo yêu cầu phân tích, đánh giá chính sách. Đặc điểm này đòi hỏi việc xây dựng các giả thuyết, lựa chọn phương pháp và cách tiếp cận trong phân tích, đánh giá một chính sách phải được cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch xuyên suốt từ mục tiêu tới các hoạt động/nhóm hoạt động và các kết quả cần đạt cũng như kết luận chung và hướng đề xuất hoàn thiện/sửa đổi hoặc thay đổi chính sách. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện trên cơ sở phân tích khoa học, khách quan các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan tới chính sách hoặc được điều chỉnh bởi chính sách cần phân tích, đánh giá, tránh duy ý chí, chủ quan cảm tính.

Thứ ba, phân tích, đánh giá chính sách phải được triển khai trên cơ sở một hệ giá trị xác định. Sự lựa chọn hệ giá trị này phải bảo đảm có được sự đồng thuận ở mức cao nhất có thể giữa các chủ thể liên quan, đặc biệt là các chủ thể chịu tác động/hưởng lợi từ chính sách, các chủ thể chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện chính sách và các chủ thể quản lý chính sách. Như vậy, trước hết, các cơ quan quyết định nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách và cơ quan quản lý chính sách, nếu đây là hai chủ thể khác nhau cần xác định rõ và đưa ra hệ thống giá trị chung là tổ hợp hoặc những phương án tổ hợp các giá trị cùng với thứ tự ưu tiên cho từng giá trị cụ thể. Đây chính là căn cứ để xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung phân tích, đánh giá chính sách, đặc biệt là đánh giá kết quả và tác động của chính sách.

Thứ tư, khung phân tích, đánh giá một chính sách phải bảo đảm tính khoa học, phù hợp với lôgíc kỹ thuật của chính sách, phải đề cập và bao quát những mối quan hệ có tính bản chất giữa các yếu tố mà một chính sách điều chỉnh, phải được xây dựng trên cơ sở những quy luật cơ bản chi phối sự vận động của những yếu tố này và mối quan hệ giữa chúng Khung phân tích, đánh giá chính sách có thể được trình bày dưới hình thức mô tả bằng lời (bản mô tả truyền thống hoặc các bảng biểu) hoặc dưới hình thức những sơ đồ, lược đồ, hình vẽ. Cơ quan đề xuất và cơ quan quyết định nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách có thể nêu và mô tả một cách khái quát về khung phân tích, đánh giá chính sách áp dụng cho nhiệm vụ đó, nhưng cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ này thường phải cụ thể hóa và mô tả khung phân tích, đánh giá chính sách một cách chi tiết. Mức độ cụ thể, chi tiết, tính khoa học và hợp lý, mức độ bao quát của khung phân tích đối với mục tiêu và nội dung của chính sách là một dấu hiệu, đồng thời cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi lựa chọn cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách.

Một bản mô tả khung phân tích chính sách có thể chỉ trình bày một cách vắn tắt những nội dung cơ bản, nhưng cũng có thể là một (hoặc một số) bản hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc, nội dung, phương pháp luận, thậm chí cả cách thức cụ thể để tiến hành phân tích, đánh giá một chính sách[3].

Ví dụ mô tả về khung phân tích chính sách giáo dục[4].

Khung phân tích chính sách giáo dục là một cách tiếp cận được đơn giản hóa ở mức cao đối với một tập hợp các quan hệ qua lại giữa 4 yếu tố - nội dung, bối cảnh, các chủ thể và các quá trình - có thể được xem xét một cách tách biệt nhau... Trên thực tế, các chủ thể (với tư cách là những cá nhân hoặc thành viên của các nhóm) chịu tác động bởi bối cảnh mà họ sống và làm việc trong đó; bối cảnh chịu tác động bởi nhiều yếu tố như sự bất ổn, tư tưởng, lịch sử và văn hóa; và các quá trình hoạch định chiến lược - các vấn đề được đưa vào chương trình hoạch định chiến lược như thế nào và được xử lý như thế nào một khi đã được đưa vào chương trình - cũng bị tác động bởi các chủ thể, bởi vị thế của họ trong cấu trúc quyền lực, bởi hệ giá trị và những kỳ vọng của họ. Tương tự, nội dung của chính sách phản ánh một phần hoặc toàn bộ những khía cạnh này. Bởi vậy, trong khi khung phân tích chính sách giáo dục là công cụ hữu ích trong việc giúp cho một nhà quan sát có thể tư duy một cách có hệ thống về mọi yếu tố khác nhau có thể tác động tới chính sách thì nó ít nhiều cũng giống như một tấm bản đồ chỉ rõ những con đường chủ yếu mà ngôn ngữ bản đồ bổ sung vào.

Trong khung phân tích này, các chủ thể bao gồm những cá nhân, những nhóm cá nhân và các tổ chức (từ những tổ chức quốc tế cho tới các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước).

Nội dung chính sách đề cập tới những vấn đề như chính sách đề cập những gì và giới hạn vấn đề đến đâu? Chính sách nhằm tới mục đích gì? Những giá trị mà chính sách mong muốn tạo ra là gì? Chúng được trình bày rõ ràng, cụ thể hay khái quát và trừu tượng? Chúng có định ra những hành động gì không và nếu có thì ai thực hiện? Thông thường, nội dung chính sách thường còn phải được giải thích. Do đó, cần xem xét cả việc giải thích chính sách sẽ ra sao và như thế nào? Nội dung chính sách có thể được phân chia thành các lĩnh vực chính sách, ví dụ: chính sách về các cấp học, chính sách về giảng dạy, chính sách phân bổ nguồn lực. Bối cảnh chính sách thường được xem xét dưới các giác độ bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Những yếu tố này cần được xem xét dưới giác độ cấu trúc bối cảnh tình huống đặc bình văn hóa và môi trường quốc tế, với tư cách là một biển bên ngoài là động tài chính sách của quốc gia.

Quá trình chính sách cân phân tích bao gồm toàn bộ các bác trong chu kỳ chính sách từ việc nhận biết nhu cầu và đề xuất chính sách, xây dựng chính sách, tham vấn chính sách truyền thông về chính sách thực hiện cho tới đánh giá chính sách. Đây là sự phân chia toàn bộ chu kỳ chính sách thành một chuỗi những giai đoạn nhỏ có sự gắn kết và nhau theo một chuỗi hoàn hảo về mặt lý thuyết mà không nhất thiết phải phản ánh đúng những gì đã diễn ra trong thực tế và sự không phù hợp sẽ được xác định rõ trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách[5].

Dưới một hình thức khác, Barach thiết lập một khung phân tích chính sách với cách tiếp cận theo logic "giải quyết vấn đề, mô tả khung phân tích dưới hình thức một bàn để cương thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách, Theo đó, việc phân tích chính sách được thực hiện theo một quá trình gồm 8 bước[6]: Mô tả vấn đề (Define the Problem); Kết nối (láp ráp”) một số bằng chứng (Assemble Some Evidence); Xây dựng và đưa ra những lựa chọn (Construct the Alternatives); Lựa chọn các tiêu chí (Select the Criteria); Thiết lập các đầu ra (Project the Outcomes); Ứng đối với những liên kết (Confront the Trade-offs); Quyết định (Decide); Mô tả quá trình thực hiện (Tell Your Story).

Khác với những quan niệm trên, quan niệm khung phân tích chính sách là một “mô hình lý thuyết” (conceptual model) dùng làm căn cứ để xây dựng và ứng dụng các phương pháp nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá hoặc kết luận về một chính sách theo yêu cầu của cơ quan yêu cầu phân tích, đánh giá. Mô hình này liệt kê những hoạt động và cách thức triển khai các hoạt động trên cơ sở xem xét những quan điểm khác biệt về phân tích, đánh giá một chính sách. Nó cũng để cập tới những phương pháp và công cụ thích hợp có thể áp dụng trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách. Đồng thời, mô hình này định hình những tiêu chuẩn giá trị làm căn cứ để xác định các tiêu chí được sử dụng để phân tích, đánh giá chính sách.

Một hình thức khác của khung phân tích, đánh giá chính sách do Mayer và đồng nghiệp trình bày được thể hiện dưới dạng một danh mục các câu hỏi, nguyên tắc và phương thức (style) thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá một chính sách. Những câu hỏi được thiết kế đề cập tới cả nội dung, các công cụ chính sách, tác động của chính sách, cách thức thực hiện và kiểm tra, giám sát chính sách,... Nhóm tác giả này cũng phân biệt 6 phương thức phân tích, đánh giá chính sách, bao gồm: phương thức phân tích hợp lý (rational style), phương thức dựa trên bằng chứng (argumentative style), phương thức tư vấn (client advice style), phương thức có sự tham gia (participatory style), phương thức phân tích quá trình (process style) và phương thức phân tích đa chiều (interactive style)[7]. Ngoài ra, nhóm tác giả còn nêu phương thức hỗn hợp. Những mô tả trên đây cho thấy quan niệm về khung phân tích, đánh giá chính sách hiện vẫn còn có những khác biệt cả về bản chất, nội dung và hình thức trình bày. Tuy nhiên, điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia đánh giá, phân tích chính sách là khẳng định sự cần thiết và vai trò của khung phân tích, đánh giá chính sách trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Nó không chỉ là một “bản đồ” định hướng cho các hoạt động cụ thể trong việc phân tích, đánh giá một chính sách, mà còn bảo đảm sự nhất quán của những hoạt động này, bảo đảm cho chúng bám sát mục tiêu đã đề ra và bảo đảm để các kết quả đạt được trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ban đầu.

Tóm lại, việc xây dựng, xác định một khung phân tích, đánh giá thường phải được thực hiện ngay khi triển khai nhiệm vụ, thậm chí phải được triển khai và thống nhất trước khi thực hiện phân tích, đánh giá chính sách. Quá trình xây dựng và quyết định khung phân tích, đánh giá một chính sách thường trải qua những bước cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu, đánh giá bối cảnh thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách, từ đó xác định những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện nhiệm vụ khung phân tích, đánh giá chính sách.

Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu các mô hình cấu trúc khung phân tích, đánh giá chính sách; xác định ưu nhược điểm và sự phù hợp của các mô hình để lựa chọn mô hình thích bep nhất;

... Xây dựng đề xuất về khung phân tích, đánh giá chính cách dự kiến sẽ áp dụng (bao gồm thiết kế cơ bản và các mô tả giải thích chi tiết về kỹ thuật và tổ chức đủ để có thể xây dựng phương án triển khai trên thực tế.

- Trình bày, thảo luận với các chuyên kia chuyên ngành và với các bên liên quan (ít nhất là với các bên liên quan chủ yếu) về khung phân tích, đánh giá chính sách đã dự kiến

- Hoàn thiện khung phân tích, đánh giá chính sách dự kiến theo phân tích, góp ý và cập nhật bối cảnh thực hiện nhiệm vụ khung phân tích, đánh giá chính sách để chính thức đưa vào sử dụng.

 


[1] Thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Đề án phân định vùng DTTS&MN, ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP xác định vùng DTTS&MN là địa bàn các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên; chia làm 3 khu vực: Địa bàn đặc biệt khó khăn (xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn); địa bàn còn khó khăn; địa bàn bước đầu phát triển.

[2] Xem J. Riedel/Trần Thị Kim Chi: “Khung phân tích kinh tế vĩ mô - Tài liệu giảng dạy, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2015.

[3] Chẳng hạn, năm 2012, trong khung khổ hoạt động của National Collaborating Centre for Healthy Public Policy (Canada), Florence Morestin đã biên soạn một tài liệu có tiêu đề “A Framework for Analyzing Public Policies. Practical Guide" (Khung phân tích các chính sách công - Tài liệu hướng dẫn thực hành). Tài liệu này mô tả vắn tắt 4 vấn đề mà khung phân tích chính sách đề cập tới, nếu rõ cả những nguyên tắc, nội dung lẫn các hoạt động tác nghiệp cần thực hiện khi phân tích một chính sách công, đồng thời đưa ra những hướng dẫn một cách cụ thể về việc quán triệt các nguyên tắc để triển khai những nội dung và hoạt động này. Nó được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp dụng cho việc phân tích các chính sách công ở vùng Quebec

[4] Nguồn: Ng Ding Jie: "Towards a framework of education policy analysis, The HEAD Foundation

[5] Nhận định này của Ng Ding Jie là hoàn toàn chính xác, bởi xây dựng chính sách là một quá trình nhận thức, những chủ trương, giải pháp có thể được điều chỉnh ngay trong giai đoạn hình thành phương án chính sách, tức là làm cho ý tưởng ban đầu về chính sách cũng phải thay đổi. Tình trạng này khiến cho các giai đoạn của chu kỳ chính sách có thể được lặp lại nhiều lần.

[6] Bardach, Eugene: A practical guide for policy analysis: the eightfold path to more effective problem solving, edition. CQ Press, SAGE Publications, Inc. California, 2012. Đây có thể coi là những nội dung trong phân tích, đánh giá một chính sách Bardach cũng lưu ý rằng: thứ tự các bước có thể thay đổi và tùy theo yêu cầu phân tích, đánh giá mà một số giai đoạn trong quá trình nêu trên có thể được bỏ qua.

[7] Xem Igor S. Mayer, C. Els van Daalen & Pieter W.G. Bots: Perspectives on policy analyses: a framework for understanding and design. 2. Xem Anderson Chuck: "Frameworks for post-policy implementation review", Institute of Health Economics, 2012.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành