Thứ năm, 20 Tháng 5 2021 02:50

KỸ NĂNG XÂY DỰNG THUẬT NGỮ PHÁP LÝ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Nguyên tắc phân tích, đánh giá và điều chỉnh, thay đổi chính sách

Việc phân tích, đánh giá một chính sách hoặc một nhóm chính sách có thể được thực hiện chủ thể chủ trương phân tích, đánh giá chính sách có yêu cầu đủ rõ đối với việc thực hiện nhiệm vụ này nhằm xác định mục đích phân tích, đánh giá chính sách đó cho rõ ràng, hoặc khi có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách đó. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường tiến hành phân tích, đánh giá chính sách khi thuộc một trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, phương án chính sách đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, cần rà soát, đánh giá xem liệu nó đã có thể được chính thức ban hành và đưa vào thực hiện hay còn cần phải hoàn thiện, điều chỉnh, sửa đổi ở những nội dung nào nữa;

Thứ hai, chính sách đang được thực hiện nhưng gặp nhiều khó khăn, trắc trở, tốn kém nhiều nguồn lực nhưng chỉ đem lại kết quả hạn chế, không thấy dấu hiệu của những tác động mong muốn; hoặc gây ra sự hiểu nhầm, không thống nhất cùng một cách hiểu gây khó khăn cho việc thi hành chính sách.

Thứ ba, chính sách đã đến thời điểm hết hiệu lực hoặc cần được thay thế hoặc cần bị bãi bỏ;

Thứ tư, chính sách đã hết hiệu lực, đã bị bãi bỏ hoặc thay thế từ trước nhưng đến nay tác động của nó mới được phát huy đầy đủ hoặc vì những lý do kinh tế, chính trị hoặc xã hội mà lại có yêu cầu cần được đánh giá lại.

Thứ năm, điều chỉnh, thay đổi là một giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ chính sách. Cơ sở của việc điều chỉnh, thay đổi chính sách là kết quả của công tác phân tích, đánh giá chính sách và kết quả của việc phân tích, đánh giá môi trường thực hiện chính sách và sự nhận dạng cũng như những đánh giá, phân tích về sự xuất hiện những vấn đề mới cần có chính sách để giải quyết.

Về mặt nội dung, những thay đổi, điều chỉnh phổ biến với các chính sách thường bao gồm:

- Bổ sung thêm hoặc loại bỏ bớt những giải pháp chính sách, tức là những nội dung cụ thể của chính sách;

- Bổ sung thêm hoặc loại bỏ bớt những đối tượng thụ hưởng, đối tượng thực hiện chính sách;

- Bổ thêm hoặc loại bỏ bớt những điều kiện thực hiện chính sách;

- Bổ sung thêm hoặc hạn chế bớt phạm vi tác động của một số giải pháp chính sách;

- Điều chỉnh hình thức và mức độ can thiệp của chính sách (đặc biệt là sự can thiệp của các chủ thể và các giải pháp chính sách) đối với việc xử lý các vấn đề kinh tế -xã hội mà chính sách được xây dựng, thực hiện đế giải quyết;

- Thay đổi hệ thống các công cụ và phương pháp mà chính sách sử dụng để can thiệp vào việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội đối với chính sách được xây dựng, thực hiện đế giải quyết.

Những thay đổi này thường gắn với những thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận vấn đề mà chính sách được xây dựng đ xử lý.

Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, việc điều chỉnh chính sách ít được đề cập tới hơn là việc điều chỉnh các văn bản pháp lý. Quy trình điều chỉnh các văn bản pháp lý được chuẩn hóa và quy định rõ trong những văn bản có giá trị pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật thường xảy ra hiện tượng nhiều thuật ngữ pháp lý chưa được quy định rõ ràng gây khó khăn cho việc thực thi. Chính vì vậy, việc đánh giá, phân tích để xây dựng thuật ngữ pháp lý nói chung và thuật ngữ pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán nói riêng cần được phân tích, đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Việc điều chỉnh, thay đổi các thuật ngữ pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán có thể được thực hiện ở nhiều mức độ, quy mô khác nhau. Nghiên cứu, khảo sát và phân tích để xây dựng một chính sách pháp luật thường rất tốn kém cả về thời gian và chi phí, nên xây dựng hệ thống thuật ngữ pháp lý chuẩn trên cơ các yếu tố kỹ thuật, giúp việc thực hiện các chính sách pháp luật thống nhất thức đẩy phát triển kinh tế xã hội. Sự ổn định của các chính sách thường được coi là một biểu hiện của sự ổn định chính trị - xã hội. Vì thế, các chính sách thường được thi hành trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, do những thiếu sót trong quá trình xây dựng chính sách, những thay đổi không lường trước của bối cảnh và môi trường kinh tế - chính trị - xã hội luôn có thể có những bất cập ngay trong nội dung chính sách hoặc có những thiếu sót trong việc xác định những điều kiện thực hiện chính sách khiến không còn không gian cho sự “vận dụng chính sách. Đây là nguyên nhân dẫn tới những điều chỉnh bộ phận của các chính sách hoặc dẫn tới những thay đổi quản trọng, thậm chí những điều chỉnh cơ bản trên phạm virộng đối với mỗi chính sách.

2. Thực trạng thuật ngữ pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

Với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của hệ thống Internet và các hệ thống mạng khác hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực như tiết kiệm về chi phí và thời gian, giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, gây ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư, hệ thống giao dịch chứng khoán và thậm chí là cả “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc thống nhất các thuật ngũa pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán trong các văn bản quy phạm pháp luật ra rất cần thiết, nhằm điều tiết, can thiệp vào hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán tạo ra cách hiểu thống nhất, đầy đủ.

Thực tế hiện nay, số lượng văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán còn ít, tuy nhiên, có thể thấy rõ xu hướng theo thời gian, các nhà lập pháp đã chú trọng hơn tới việc giải thích các thuật ngữ pháp lý sử dụng trong các văn bản này.

Sự chú trọng được thể hiện qua việc gia tăng số lượng thuật ngữ pháp lý được giải thích. Một ví dụ điển hình là nếu như trong điều khoản giải thích thuật ngữ tại Thông tư số 87/2013/TT-BTC chỉ thực hiện giải thích ba thuật ngữ thì đến Thông tư số 134/2017/TT-BTC, số lượng thuật ngữ được giải thích đã là 13 thuật ngữ (nghĩa là gấp hơn bốn lần con số trước đó). Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, Thông tư số 87/2013/TT-BTC không chỉ đưa ra giải thích cho ba thuật ngữ, mà rải rác trong văn bản này, các nhà làm luật vẫn đưa ra giải thích thêm cho một số thuật ngữ khác. Mặc dù vậy, việc các thuật ngữ pháp lý được giải thích nằm phân tán trong một văn bản pháp luật sẽ khó theo dõi hơn so với việc được tập hợp và đưa vào cùng một điều khoản. Đây là điều mà Thông tư số 134/2017/TT-BTC đã thực hiện thành công. Ngoài ra, Thông tư số 134/2017/TT-BTC cũng tiến hành giải thích thêm nhiều thuật ngữ pháp lý khác có giá trị quan trọng như: hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, địa chỉ vật lý của thiết bị đặt lệnh, số điện thoại đặt lệnh, sự cố nghiêm trọng.

Không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng giải thích thuật ngữ tại Thông tư số 134/2017/TT-BTC cũng được nâng cao. Cụ thể là, nếu như trong Thông tư số 87/2013/TT-BTC phiếu lệnh điện tử được định nghĩa là: "thông điệp dữ liệu ghi lại những dữ liệu khách hàng đã đặt lệnh giao dịch qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến (của công ty chứng khoán nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch tại một thời điểm nhất định mà chỉ có khách hàng truy cập được vào hệ thống đó thông qua xác thực truy cập và đặt lệnh”, thì đến Thông tư số 134/2017/TT-BTC, cụm từ “dữ liệu khách hàng đã được thay thế bằng “thông tin nhà đầu tư. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp, bảo đảm sự thống nhất với tất cả các thuật ngữ “nhà đầu tư được sử dụng trong các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, đồng thời phản ảnh bản chất của chủ thể sử dụng phiếu lệnh điện tử, chủ thể này không chỉ là khách hàng (nhấn mạnh và đặt trong mối quan hệ với công ty chứng khoán) mà chính là nhà đầu tư chứng khoản (nhấn mạnh và đặt trong mối quan hệ với tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, bao gồm cả công ty chứng khoán là nơi nhà đầu tư mở tài khoản). Hơn nữa, việc sử dụng cụm từ “dữ liệu khách hàng” dễ gây nên sự nhầm lẫn với khái niệm “dữ liệu khách hàng được sử dụng trong lĩnh vực marketing “là tập hợp thông tin của các khách hàng. Dữ liệu này có thể bao gồm các thông tin liên lạc, như tên, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ, thậm chỉ có thể bao gồm cả những giao dịch trước đây đã từng thực hiện và nhu cầu trong tương lai[1]. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều công nhận rằng dữ liệu khách hàng là một “tài sản của doanh nghiệp, và khi doanh nghiệp được chuyển nhượng, dữ liệu khách bằng cũng được định giá để mua bán. Vì vậy, khi sử dụng thuật ngữ "thông tin nhà đầu tư sẽ tránh được tâm lý lo ngại bị tiết lộ các thông tin cá nhân của những nhà đầu tư.

3. Một số hạn chế trong xây dựng thuật ngữ pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu và cải cách lớn trong việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, hiện nay vẫn xuất hiện tình trạng các văn bản do cơ quan nhà nước phát hành chưa có sự thống nhất - đồng bộ trong việc sử dụng các thuật ngữ, không tiến hành giải thích thuật ngữ sử dụng hoặc chỉ dẫn chiếu lại giải thích thuật ngữ từ một văn bản khác, dẫn đến thực trạng là các nhà đầu tư chứng khoán lẫn lộn trong việc nắm bắt nội dung của một số thuật ngữ nhưng lại cảm thấy thừa khi phải đọc lại nội dung của một thuật ngữ khác.

Thứ nhất, nhiều thuật ngữ được giải thích trong văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành chỉ đơn thuần là dẫn chiếu lại thuật ngữ đã được giải thích ở văn bản của cơ quan cấp cao hơn. Trong số 13 thuật ngữ được giải thích tại Thông tư số 134/2017/TT-BTC, có tới bốn thuật ngữ hoàn toàn được sao chép nguyên văn nội dung giải thích tại các văn bản pháp luật trước đó. Cụ thể là nội dung giải thích của thuật ngữ “xác thực hai yếu tố đã được định nghĩa tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet; thuật ngữ “an toàn thông tin mạng cũng đã được Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2018 định nghĩa[2], thuật ngữ “thành viên lưu ký” cũng đã được quy định tại Điều 47 Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018)[3] thuật ngữ “thành viên bù trừ được quy định tại khoản 16 Điều 3 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán khoán phái sinh. in phái sinh và thị trường chứng.

Thứ hai, một số thuật ngữ được viết khác nhau nhưng trình bày cùng một nội dung. Ví dụ như việc sử dụng thuật ngữ “giao dịch chứng khoán trực tuyến” và “giao dịch chứng khoán điện tử”[4] hay cặp thuật ngữ “tham gia giao dịch điện tử”[5] và “tham gia hoạt động giao dịch điện tử. Theo cách diễn giải tại các văn bản nêu trên, có thể nhận định rằng các cặp thuật ngữ này đều có chung một nội dung. Tuy nhiên, nếu xét về quy trình và phương pháp thực hiện, giao dịch trực tuyến và giao dịch điện tử không hoàn toàn đồng nhất với nhau, đồng nghĩa với việc không thể coi “giao dịch chứng khoán trực tuyến” cũng chính là “giao dịch chứng khoán điện tử”.

Thứ ba, một số thuật ngữ chưa có giải thích chính thức dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau trên thực tế. Ví dụ như thuật ngữ “sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến”. Thuật ngữ này không xuất hiện trong Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, khi đề cập nội dung giao dịch chứng khoán trực tuyến, nhiều nhà đầu tư và các công ty chứng khoán hiện nay đang nhắc nhiều tới khái niệm “sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến Thuật ngữ này cũng từng được Ủy ban Chứng khoản nhà nước sử dụng trong Công văn số 230/UBCK PTTT ngày 25/7/2005 của Ủy ban Chứng khoán nhà nước phản ảnh việc Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ tư vấn tài chính Việt (Vietstock Pte) tự ý lập sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến tại website www.vietstock.com.vn và www.oma.com.vn[6]. Theo điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, sàn giao dịch chứng khoán được hiểu là hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán. Nếu hiểu theo cách này, thì hoàn toàn có sự tồn tại của sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến và có thể đồng nhất khái niệm sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến với khái niệm hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến” đã được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 134/2017/TT-BTC[7]. Tuy nhiên, một thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) lại theo quan điểm giao dịch trực tuyến là giao dịch không sàn[8]. Những cá nhân cùng quan điểm này thường căn cứ theo cơ sở là Quyết định số 132/QĐ-UBCK ngày 06/03/2013 về việc hướng dẫn trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 182/QĐ-UBCK ghi rõ: “Diện tích sàn giao dịch chứng khoản tại trụ sở chính của công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán tối thiểu là 100 m2”. Như vậy, hiện thực tế đang tồn tại hai luồng quan điểm và để có thể xác định có hay không tồn tại “sàn” trong giao dịch trực tuyến, điều cần thiết là phải định nghĩa sàn giao dịch chứng khoán. Mặc dù vậy, cho tới nay, chưa có bất cứ một văn bản nào chính thức định nghĩa về sàn giao dịch chứng khoán. Liên quan tới nội dung này, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều quy định theo hướng sàn giao dịch chứng khoán là một khu vực trong ngân hàng hoặc Sở giao dịch chứng khoán, là địa điểm giao dịch chứng khoán[9]. Các giao dịch chứng khoán điện tử được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia nói trên không ghi nhận thuật ngữ “sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến” trong các văn bản pháp luật. Thuật ngữ “sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến” (online trading floor) chỉ được sử dụng trong khoa học pháp lý[10].

Thứ tư, thuật ngữ có cùng tên tiếng Anh viết tắt gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư trong việc sử dụng. Đó là trường hợp xảy ra với sàn giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán. Tại điểm 4 mục I của Quyết định số 1490/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014 ban hành chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 quy định như sau: “Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung đối với các mã chứng khoán tại hai sàn giao dịch (Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX)”. Tuy nhiên, HOSE lại đồng thời là tên viết tắt của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange - HOSE)[11], HNX đồng thời là tên viết tắt của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange - HNX)[12].

Chính việc trùng tên viết tắt đã dẫn tới nhiều cá nhân, tổ thức trong xã hội hiểu nhầm rằng Sở giao dịch cũng chính là Sàn giao dịch. ThS. Nguyễn Thành Hưng, Trường Đại học Thương mại trong một bài viết trên Tạp chí Kiểm toàn đã viết: “sàn giao dịch chứng khoán chính thức gồm Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoản Hà Nội (HNX), nơi thường xuyên diễn ra các giao dịch mua bán theo giá thị trường của các loại cổ phiếu của công ty đại chúng niêm yết và các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp”[13]. Như vậy, rõ ràng sự nhầm lẫn không chỉ đến từ các nhà đầu tư không có chuyên môn, mà ngay cả các chuyên gia có trình độ về tài chính cũng nhầm lẫn.

Thứ năm, thuật ngữ chưa được giải thích nhưng đang tồn tại nhiều cách quy định khác nhau trong một văn bản pháp luật. Một ví dụ điển hình của trường hợp này là thuật ngữ “tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 134/2017/TT-BTC, cụ thể như sau: “Tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử có trách nhiệm:

a) Tạo lập trung thông tin điện tử trên mạng lụterne đóng vai trò như một cổng vào cho dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.

b) Bảo mật thông tin cho các đối tượng đăng ký sử dụng dịch vụ và bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống trao đổi thông tin điện tử;

c) Ban hành quy chế hướng dẫn về dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.

Nếu căn cứ vào nội dung trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, kết hợp với Điều 2 Thông tư số 134/2017/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng Thông tư, có thể hiểu rằng tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử được đề cập trong khoản 2 Điều 16 là Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (là các cơ quan nhà nước có quyền ban hành quy chế). Tuy nhiên, lại có những ý kiến cho rằng căn cứ theo cách quy định tại Thông tư số 87/2013/TT-BTC trước kia, phải hiểu tinh thần của các nhà làm luật khi quy định về điều khoản này là tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử không phải là một (hoặc một nhóm) cố định cho cả ba trách nhiệm quy định tại điểm (a), (b) và (c) khoản 2 Điều 16 Thông tư số 134/2017/TT-BTC mà với mỗi trách nhiệm, tổ chức này lại khác nhau. Cụ thể là trách nhiệm “tạo lập trang thông tin điện tử trên mạng Internet đóng vai trò như một công vào cho dịch vụ trao đổi thông tin điện tử thuộc về cơ quan quản lý[14], bảo mật thông tin cho các đối tượng đăng ký sử dụng dịch vụ và bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống trao đổi thông tin điện tử thuộc về tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử (mà ở đây là tổ chức tư nhân có khả năng cung cấp các ứng dụng bảo mặt) và “ban hành quy chế hướng dẫn về dịch vụ trao đổi thông tin điện tử thuộc về các tổ chức quản lý thị trường[15]. Ngay cả khi hiểu theo phương án thứ hai (tức là theo quy định của Thông tư số 87/2013/TT-BTC trước đây), thì nhiều nhà đầu tư vẫn băn khoản tổ chức quản lý thị trường, cơ quan quản lý hay tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử cụ thể là cơ quan, tổ chức nào.

3. Giải pháp hoàn thiện thuật ngữ pháp lý về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán

Để thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật minh bạch, rõ ràng và đồng bộ, pháp luật cần đưa ra giải thích với các thuật ngữ pháp lý hiện chưa có cách hiểu thống nhất Thứ nhất, pháp luật về chứng khoán cần đưa ra giải thích chính thức cho khái niệm “sàn giao dịch chứng khoán Khái niệm này cần làm rõ các nội dung như làn giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật là địa điểm thực tế thực hiện giao dịch chứng khoán, hay có thể bao gồm cả hệ thống phục vụ quản lý và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến chức năng của năm giao dịch chứng khoán và vai trò của sàn giao dịch chứng khoản trong hoạt động giao dịch chứng khoản. Đồng thời, Thông tư số 134/2017/TT-BTC cũng cần ghi nhận lại đánh nghĩa của khái niệm "giao dịch điện tử trừu thị trường chứng khoán đã được giải thích tại Thông tư số 87/2013/TT-BTC Lý do là bởi Thông tư số 87/2013/TT-BTC đã chính thứ hết hiệu lực theo đó, tất cả các điều khoản của Thông tư này cũng không còn hiệu lực pháp lý. Trong khi chỉ khác niệm "giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán là đóng vai trò cốt lời trong việc xác định phạm vi giao dịch chứng khoán được xác định là giao dịch điện tử và được quản lý theo pháp luật về giao dịch điện tử.

Thứ hai, pháp luật cần có định nghĩa cụ thể về tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử đang được quy định tại Điều 16 Thông tư số 134/2017/TT-BTC là các tổ chức nào. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần quy định về các điều kiện mà các tổ chức nói trên cần đáp ứng để được cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin điện tử không phải là cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, pháp luật cần bảo đảm tính thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ. Theo đó, khoản 3 Điều 18 Thông tư số 134/2017/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán phải sửa đổi như sau: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.

 


[1] Xem https://study.com/academy/lesson/what-is-a-customer database-definition-benefits.html, trích dẫn “A customer database is the collection of information that is gathered from each person. The database may include contact information, like the person's name, address, phone number, and e-mail address. The database may also include past purchases and future needs", 19/4/2018.

[2] Xem khoản 1 Điều 8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015.

[3] Luật này được thay thế bằng Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021).

[4] Ủy ban Chứng khoán nhà nước: Đoàn công tác Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ làm việc với Sở giao dịch chứng khoản NASDAQ, 2015.

[5] 2, 3, Xem khoản 3 Điều 18, Điều 17 Thông tư số 134/2017/TT-BTC

[6] Ủy ban Chứng khoán nhà nước: Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện tư vấn phát hành/niêm yết, 2015.

[7] Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến là hệ thống phục vụ quản lý và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, bao gồm: trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng viễn thông, mạng Internet. mạng máy tính.

[8]D ẫn ý kiến của ông Lê Hải Tra, Ủy viên Thường trực Hội động quản trị, người phát ngôn của HOSE năm 2004, http://www.sggp.org.vn/ngay-dau-tien-trien-khai-giao-dich chung-khoan-truc-tuyen-thay-ro-su-minh-bach-vụ-tien-dung253695.html, ngày 13/01/2006

[9] Xem: https://www.collinsdictionary wavdictionary/enlishtrading-floor.

[10] Thuật ngữ này được sử dụng trong bài viết The collapse of Erron and the role of intellectual capital của tác giả Jay Chatzkel, https://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/14691930310472767

[11] Xem Điều 2 Quyết định số 599/2017/QĐ-TTg ngày 11/5/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

[12] Xem Điều 1 Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

[13] Xem Nguyễn Thành Hưng Thua đổi vị kế toàn gi trí hợp lý trong phần ảnh và ghi nhận các khoản đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp. Tạp chí Kiểm toán, 2011, (3) tr 20-26

[14] Xem khoản 6 Điều 14 Thông tư số 87/2013/TT-BTC

[15] Xem khoản 7 Điều là khoản 5 Điều 14 Tháng tư số 87/2013/TT-BTC

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành