Thứ tư, 22 Tháng 9 2021 09:18

Phân tích sự khác biệt giữa vấn đề “ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường” với “nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Về ngư nghiệp, sản xuất thủy sản Việt Nam bao gồm 2 lĩnh vực chính, sản xuất chính là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Hai ngành sản xuất này sản xuất ra các nguyên liệu làm đầu vào chính cho lĩnh vực tiếp theo trong chuỗi cung ứng là chế biến thủy sản. Mặc dù ngành chế biến thủy sản không trực tiếp nhưng lại gián tiếp và có mức độ ảnh hưởng rất đáng kể đến hình thức tổ chức, hoạt động cũng như các giải pháp quản lý, phát triển ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường vốn dĩ chỉ liên quan mật thiết đến khai thác và nuôi trồng thủy sản. Có thực tế này là do khâu chế biến thủy sản chính là khâu kết nối giữa sản phẩm thủy sản tươi sống với thị trường tiêu dùng cuối cùng và chính những yêu cầu từ thị trường được khâu chế biến chuyển tải trở lại đến khâu sản xuất để trở thành những “mệnh lệnh” quy định về cách thức tổ chức và hoạt động của các chủ thể chính của ngành thủy sản là ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường. Đối với ngành khai thác thủy sản, khác với sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất này có môi trường sản xuất khá đặc thù môi trường nước là môi trường “động” và cũng thường có vị trí/khu vực sản xuất “động” (di chuyển ngũ trường) trong khi sản xuất nông nghiệp thường gắn với tính “tĩnh” nhiều hơn. Đặc trưng “động” này làm cho ngành khai thác thủy sản trở nên rủi ro hơn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn và do đó cũng yêu cầu về đầu tư, tổ chức sản xuất, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… khác hơn, thậm chí là phức tạp hơn với các loại của trồng trọt, chăn nuôi. Về đầu tư, yêu cầu về cả tài chính và kỹ thuật có thể đáp ứng được với điều kiện khai thác hải sản hiện nay là tương đối cao trong khi tiềm lực và năng lực về khoa học công nghệ của từng hộ gia đình ngư dân (chủ thể chính trong hoạt động khai thác hải sản khá hạn chế. Điều này dẫn những đòi hỏi chính sách tín dụng và khoa học công nghệ đặc thù ngành khai thác hải sản, nhất là về định mức vốn vay, thời hạn cho vay, cơ chế bảo lãnh phương thức trả nợ. Về tổ chức sản xuất, do hoạt động dài ngày trên biển (vùng khơi xa) là rất rủi ro, phức tạp nên yêu cầu phát triển liên kết theo cả chiều ngang đội, nhóm) chiều dọc (chuỗi) là cấp nhằm đảm bảo ninh, toàn trên biển, đồng thời hóa hiệu quả xuất. Việc tổ chức phát triển các này cũng những đặc thù riêng môi trường làm việc thác hải sản xa bờ yêu cầu mức tương lẫn nhau hơn, mức độ cam kết cao hơn và vai trò của Nhà nước cao hơn bảo đảm các liên kết được hình thành hành hiệu quả. Bên cạnh đó, các liên kết ngư trường đất liền (nơi tiêu thụ) cũng cần được hình thành và phát triển đảm bảo tính hiệu quả và cam kết cao để tối đa hóa được hiệu quả sản xuất. Điều này, quay trở lại, yêu cầu một chính sách trợ hoặc thu hút đầu tư phát triển khu vực dịch vụhậu cần nghề cá thật bài bản, xứng tầm và phù hợp với bối cảnh sản xuất hiện tại. Ngoài ra, ngư dân nghề đánh bắt cá ngư trường nằm xa nơi trú của hàng trăm nghìn cây số. Lại còn luôn đối mặt với các rủi rothiên tại trên biển và nhân tại. Cho nên, sứ mạng của ngư dân không chỉ ra biển để mưu sinh mà còn để góp phần thực hiện chủ quyền dân sự trên Biển Đông.

Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, chính sách đất đai cũng đang có những biến chuyển mạnh mẽ, đặc biệt là định hướng tích tụ và tập trung đất đai để tổ chức sản xuất theo quy mô lớn. Tuy nhiên, đối với nuôi trồng thủy sản, mặc dù diện tích đất sản xuất cũng quan trọng nhưng chất lượng đầu tư trên diện tích đất đó mới là yếu tố quyết định đối với kết quả sản xuất. Do đó, chính sách về đất đai đối với nuôi trồng thủy sản quan trọng lại là ở chỗ “quyền sử dụng đất” có được coi như “quyền tài sản” hay không? Có được giao dịch như tài sản thông thường hay không? Có được định giá theo đúng thị trường hay không? v.v. để qua đó hình thành khả năng tiếp cận tín dụng cho người sản xuất hoặc tăng cường đầu tư cho sản xuất trong dài hạn. Về đầu tư và tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản của có nhiều đặc thù khác với các lĩnh vực khác trong nông nghiệp do các đặc điểm của đổi tượng sản xuất (tôm, cá, nhuyễn thể,...) đều là những đối tượng khó kiểm soát, lại không thường xuyên quan sát được hoặc đo đếm được. Thực tế cho thấy càng ngày các yêu cầu về đầu tư có chiều sâu cho nuôi trồng thủy sản càng lớn hơn nhằm nâng cao được năng suất, duy trì được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và thích ứng được với bối cảnh của biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, với biến động của thị trường hiện đại, việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trở nên đắt đỏ hơn và cũng có yêu cầu cao hơn nên việc tổ chức sản xuất cũng cần được thực hiện chặt chẽ, bài bản hơn hay nóicách khác là các chính sách về quản lý và phát triển sản xuất trong nuôi trồng thủy sản cũng cần đổi mới để phù hợp với thực tiễn.

Tóm lại, với đặc trưng về đối tượng sản xuất gắn với những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường dẫn đến cả khai thác và nuôi trồng thủy sản đều có những khác biệt lớn so với nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi...) về cách thức tổ chức sản xuất. Điều này dẫn đến những khác biệt không nhỏ trong yêu cầu về chính sách phát triển giữa các ngành, lĩnh vực này.

Về ngư dân, với đặc thù của hình thức tổ chức sản xuất như đã đề cập ở trên, ngư dân cũng có nhiều đặc trưng khác với nông dân cần được quan tâm trong quá trình hoạch định chính sách phát triển. Trước hết, do đặc thù là hoạt động sản xuất có nhiều rủi ro trên biển cả về tính mạng và tài sản của ngư dân nên các chính sách bảo hiểm cho ngư dân và hoạt động khai thác hải sản cũng có những đặc thù riêng so với lĩnh vực nông nghiệp. Ngư dân ra biển đương nhiên là để đi đánh cá nhưng bên cạnh đó cũng góp phần vào sự hiện diện dân sự để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển, đảo quốc gia[1]. Bởi vậy, chính sách hỗ trợ bảo hiểm của Nhà nước cho ngư dân cũng có những đặc thù riêng so với bảo hiểm trong nông nghiệp khi Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân tàu cho ngư dân khi hoạt động sản xuất ở các vùng biển xa bờ. Và tiến tới,Nhà nước cũng nên hỗ trợ cả bảo hiểm xã hội (ví dụ như chế độ hưu trí) cho ngư dân khi đi đánh bắt ở các vùng biển xa bờ để ngư dân yên tâm bám biển và khi hết tuổi lao động sẽ được đảm bảo cuộc sống bằng chế độ lương hưu. Đề xuất này cũng là hợp lý khi hiện nay, công chức, viên chức, công nhân nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải và lực lượng thuộc Quân đội nhân dân đã được hưởng chính sách này.

Tiếp theo, về lao động khai thác thủy sản, với đặc trưng về nghề nghiệp được hình thành chủ yếu là theo kiểu “cha truyền con nối” nên việc đào tạo lao động khai thác thủy sản (ngư dân) bị coi nhẹ trong suốt một thời kỳ dài và đến nay càng có dấu hiệu khó khăn hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, cho đến nay lực lượng lao động này vẫn bị đánh giá là có trình độ tương đối hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp (tỷ lệ lao động nông, lâm, thủy sản chưa qua đào tạo vẫn chiếm tới hơn 92%[2]), đồng thời xu hướng chuyển dịch lao động hiện nay từ thủy sản sang các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn khác hoặc sang phi nông nghiệp tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cũng là một yếu tố làm cho chất lượng lao động thủy sản không được nâng cao do bất ổn về định hướng đào tạo và tham gia đào tạo nghề. Hiện ngoài số lượng thuyền trưởng, máy trưởng được đào tạo và cấp bằng (cũng chưa đầy đủ so với lượng tàu thuyền khai thác thủy sản), lao động khai thác thủy sản (ngư dân) Việt Nam chủ yếu là hoạt động dựa vào kinh nghiệm. Bên cạnh đó, vớibđặc thù của thị trường lao động thủy sản, tình hình chuyển đổi nghề nghiệp, di chuyển địa bàn là rất phổ biến trong khi tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản ngày càng trở nên trầm trọng cũng là một yếu tố làm cho chất lượng lao động thủy sản không được nâng cao trong thời gian qua. Thêm vào đó, do thực tế hoạt động ngành khai thác thủy sản và ngư trường khai thác ngày càng bị thu hẹp, hiệu quả hoạt động không cao dẫn đến sức hấp dẫn của nghề nghiệp này không còn lớn như trước và theo đó các hoạt động đào tạo có liên quan cũng bị thu hẹp tương ứng.

Thống kê cho thấy, đến nay cả nước có hơn 50 trường đại học và cao đẳng, trung cấp và rất nhiều trường dạy nghề chuyên đào tạo hoặc có đào tạo ngành nghề liên quan đến nuôi trồng và chế biến thủy sản, nhưng có rất ít trường có đào tạo liên quan đến chuyên môn khai thác thủy sản, dạy nghề hoặc đào tạo lại cho ngư dân. Có một số trường nổi tiếng về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản như Đại học Nha Trang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông Lâm Huế; Đại học Cần Thơ... Các trường đại học này hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 7.000 kỹ sư, cử nhân hệ đại học chính quy ngành thủy sản, nhưng cũng tập trung chủ yếu trong 2 chuyên ngành là nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài ra, hàng nghìn lao động đã qua đào tạo ngành thủy sản ở các hệ cao đẳng, trung cấp nghề, liên thông, liên kết, thậm chí là vừa học vừa làm và hàng trăm nghìn lao động học nghề ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 01 đơn vị là Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (tiền thân làKhoa Khai thác thủy sản) của Đại học Nha Trang là còn đào cấp nghề, bậc đại và sau học về chuyên ngành khai thác thủy sản. Tuy nhiên, lượng học tham gia tuyển sinh vào hằng năm cũng rất ít, đặc biệt tuyển lớp trung cấp nghề. Đây đang là vấn rất “nóng” chưa hướng giải quyết triệt để đảm bảo chất lượng cho lực lượng lao động khai thác thủy sản trong tương lai. Thực tế, tình trạng nguồn hiện nay và điều kiện khai thác sản ngày càng khó khăn hơn thì việc rút bớt lao động/ngư dân khai thác thủy sản, đặc biệt là ngư dân hoạt động trong nghề gây xâm hại nguồn lợi như nghề lưới kéo, te, xiệp... thu hẹp lực lượng lao động này cũng hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng lao động lại cần được quan tâm và có chính sách, chiến lược phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của hiện đại hóa nghề cũng như yêu cầu thị trường tiêu dùng liên quan đến chất lượng giá thành sản phẩm và các ràng buộc tính “xanh”, “bền vững” của các hoạt động sản xuất. Nói cách khác, với đặc điểm nghề khai thác thủy sản hiện nay, lực lượng lao động ngành này thể cần thu hẹp với xu thế giảm cường lực khai thác nói chung, nhưng chất lượng lao động thì cần nhanh chóng có giải thích ứng bối cảnh sản xuất mới.

Về lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản, nhìn chung có chất lượng hơn do đặc thù của ngành này là đang có sự đầu tư phát triển theo chiều sâu và cải tiến công nghệ sản ở quy mô hàng lớn, kỳ vọng về lợi nhuận và thu nhập tốt nên bên cạnh sự gia tăng đầu tư cho lực lượng sản xuất thì bản thânlực lượng lao động cũng được đầu tư tốt hơn thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn cả chính quy và phi chính quy, cả dài hạn và ngắn hạn. Những sự đầu tư về chất lượng lao động này chính là nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong bối cảnh các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, các rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe và yếu tố sản xuất “xanh” và “bền vững” ngày càng được nhấn mạnh. Điều đáng mừng là khác với lĩnh vực khai thác thủy sản, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được quan tâm nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng lao động. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất... đều rất nhiệt tình tham gia vào hoạt động này, kể cả với những đóng góp về chi phí thực hiện. Do vậy, bên cạnh các khóa đào tạo chính quy và dài hạn tại các đơn vị giáo dục đào tạo thì các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn, hội thảo... đã được tổ chức liên tục và rộng rãi ở hầu khắp các địa phương có hoạt động nuôi trồng thủy sản để phổ biến kiến thức, chuyển tải thông tin, nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, cải thiện kỹ năng cho cả các nhà đầu tư và lực lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Cho đến nay, có thể nói chất lượng của lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản đã tương đối đáp ứng được yêu cầu của ngành sản xuất này trong bối cảnh hiện đại. Tuy nhiên, việc cập nhật thường xuyên vẫn luôn cần được quan tâm để đảm bảo không bị tụt hậu so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Tóm lại, về chất lượng lao động thủy sản, mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng vẫn còn có nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý những đặc trưng về loạihình lao động tương đối khác biệt trong khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản và sự khác biệt của nhóm lao động này với lao động trong các lĩnh vực khác của nông nghiệpViệt Nam để có các hoạt động đào tạo phù hợp.

Bên cạnh vấn đề về chất lượng lao động, đặc thù về thu nhập của người lao động ngư nghiệp, đặc biệt là lao động khai thác thủy sản cũng có những đặc thù nhất định cần lưu ý trong quá trình hoạch định chính sách phát triển. Các chuyến đi biển (khai thác khơi xa) thường kéo dài, nhiều khi đến hàng tháng, do vậy ngư dân thường yêu cầu được ứng trước tiền lương (công) để trang trải chi phí cho gia đình ở nhà. Cách trả lương này làm cho chi phí cố định của hoạt động khai thác tăng thêm đáng kể và tạo sức ép cho chủ tàu khai thác thủy sản về doanh thu, qua đó, tạo thêm sức ép đổi với nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, cách chi trả đối với lao động thủy sản thường cũng khác nhiều so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác. Thông thường, lao động nông nghiệp nếu làm thuê thì nhận lương theo mùa vụ, theo tháng hoặc theo ngày công và có thể có các khoản thưởng tùy theo thực tế nhưng cách trả lương đó chỉ đúng với lao động nuôi trồng thủy sản trong khi lao động khai thác thủy sản thường được chia thu nhập theo cả 2 cách là lương cố định theo mỗi chuyến biển và phần thu nhập dựa vào phần thực lãi của chuyến biển. Đặc thù này cũng cần được lưu ý để các chính sách phát triển lao động có thể có những nội dung phù hợp. đảm bảo được đời sống dân sinh tối thiểu và khuyến khích được lao động thực sự đam mê với nghề, thực hành sản xuất tốt theo các tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành. Ngoài ra,các chính sách khác về tín dụng, ngành nghề nông thôn hoặc các chính sách về phúc lợi xã hội như bảo hiểm (như đã nói ở trên), nước sạch, y tế, giáo dục... có thể cũng vì những đặc thù này mà cần có những điểm chính sửa cho phù hợp với đặc trưng về thu nhập, nghề nghiệp cũng như cấu trúc của các hộ gia đình ngư dân.

Về ngư trường, theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng thủy sản biển Việt Nam hiện là 4,36 triệu tấn, trong đó, vùng gần bờ chiếm 12%, vùng lộng 19%; vùng khơi 69%[3]. Định hướng hiện đại hóa việc quản lý ngư trường được gắn với mục tiêu xây dựng và hình thành 5 trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm: Trung tâm nghề cá lớn Bắc Bộ đặt tại Lập Lễ, Hải Phòng gắn với ngư trường Bắc Bộ; Trung tâm nghề cá lớn Trung Bộ đặt tại cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng gắn với ngư trường Bắc miền trung và Hoàng Sa; Trung tâm nghề cá lớn Nam Trung Bộ đặt tại Cảng cá Đá Bạc, Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa; Trung tâm nghề cá lớn Đông Nam Bộ đặt tại Đảo Gò Găng, Bà Rịa Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ; và Trung tâm nghề cá lớn Tây Nam bộ đặt tại Cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ. Các vấn đề lớn của ngư trường khai thác hải sản Việt Nam hiện nay có thể kể đến là nguồn lợi thủy sản suy giảm, ngư trường bị quá tải (quá nhiều tàu cá), dư thừa cường lực đánh bắt tạo áp lực caolên nguồn lợi thủy sản, thiếu các đánh giá đầu vào để phục vụ cho việc quản lý bền vững nghề cá theo hạn ngạch (quota); Các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, liên quan đến ngư trường khai thác hải sản xa bờ, Việt Nam cũng đang khó khăn với các vấn đề về tranh chấp ngư trường trên biển, khai thác ở vùng biển chồng lấn hay chưa có nhiều các hoạt động điều tra, dự báo nguồn lợi, đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và tại các hải đảo... Rõ ràng, chính sách đất đai hiện tại không có nhiều nội dung có thể vận dụng cho khai thác, bảo vệ và phát triển ngư trường liên quan đến những đặc thù kể trên.

Có thể tóm tắt đặc thù của việc quản lý và khai thác ngư trường khai thác thủy sản gồm các nội dung cơ bản là: khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững, phân định và quản lý ranh giới ngư trường trên biển, đảm bảo chất lượng môi trường và các hệ sinh thái quan trọng vùng ngư trường, an toàn và an ninh tại ngư trường. Ngoài ra, ngư trường, nhất là ngư trường ngoài khơi xa còn có thêm một yếu tố đặc thù nữa gắn với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay biên giới trên biển và điều này cũng tạo ra những yêu khác biệt nữa trong quá trình xây dựng chính sách về khai thác, bảo vệ và phát triển ngư trường, nhất là ở những vùng chồng lấn, những khu vực còn tranh chấp cần có những chính sách đặc thù. Trong bối cảnh hiện nay, sau một thời gian dài hoạt động khai thác thủy sản chưa được quản lý có hiệu quả dẫn đến tình trạng suy kiệt nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng ven bờ thì các chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý và giám sátsản xuất (đánh bắt) thủy sản và nhất là việc giảm cường lực khai thác và xử lý hoạt động khai thác bất hợp pháp... cần được đặc biệt quan tâm để dần phục hồi và phát triển nguồn phục hồi và phát lợi thủy sản trở lại, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, yếu tố “động” của nguồn lợi thủy sản (tính di cư, tính mùa vụ, tính phụ thuộc vào điều kiện thời tiết...) cũng cần được quan tâm nhiều trong quá trình xây dựng chính sách về bảo vệ và phát triển ngư trường để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả của chính sách.

Về những yếu tố khác (sản phẩm, giá trị gia tăng, thị trường...) thực tế cho thấy, không có quá nhiều khác biệt giữa sản phẩm thủy sản và sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điểm trong quá trình hoạch định chính sách phát triển liên quan đến nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mà theo đó các hoạt động chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ cũng cần có những thay đổi nhất định. Nói cách khác, sản phẩm thủy sản có khách hàng và những yêu cầu riêng có và do vậy cũng gắn với những điều kiện về sản xuất và tiêu thụ khác với những sản phẩm nông nghiệp. Theo chuỗi cung ứng, các hoạt động khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thủy sản cũng sẽ cần được tổ chức phù hợp với những điều kiện ràng buộc này. Như vậy, quá trình hoạch định chính sách phát triển cho các phân khúc này cũng cần có những khác biệt so với quá trình hoạch định chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp; cần chú ý đến tính đặc thù của nghề cá, của ngư dân và trong bảo vệ ngư trường.

 


[1]Nguyễn Chu Hồi: “Nghề cá ra khơi tư thế mới", Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam, số 3+4 (274+275), 2018, tr.10–11

[2]Tổng cục Thống kê: Báo cáo Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016, 2016

[3]Viện Nghiên cứu Hải sản: Báo cáo tổng kết dự án Điều tra hiện trạng nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam, giai đoạn I (2015-2016), 2016

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành