Thứ sáu, 22 Tháng 10 2021 09:09

Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

1. Các biện pháp phi thuế quan được cam kết trong WTO và Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Nghiên cứu rà soát các quy định quốc tế liên quan đến biện pháp phi thuế quan, cụ thể hai biện pháp SPS (các biện pháp kiểm dịch động, thực vật), TBT (các hàng rào kỹ thuật trong thương mại) nhằm làm rõ quá trình điều chỉnh và mức độ tương thích của Việt Nam phù hợp với cam kết quốc tế. Trong đó, các quy định quốc tế về biện pháp SIS và TBT đối với hàng Đông sản chủ yếu được điều chỉnh theo Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định SPS và Hiệp định TBT của WTO. Bên cạnh đó, trong số các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết (song phương và khu vực), Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá là tiến bộ nhất và có mức độ cam kết cao nhất, đồng thời các nước tham gia ký kết hầu hết là các đối tác xuất khẩu nông sản chính vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, lựa chọn các cam kết về biện pháp phi thuế quan trọng WTO và Hiệp định CPTPP. Cụ thể:

Hiệp định Nông nghiệp

WTO bắt đầu đàm phân các vấn đề tự do thương mại trong ngành nông nghiệp từ vòng đàm phán thương mại Uruguay năm 1986. Hiệp định Nông nghiệp vòng đàm phán Uruguay là một bước tiến quan trọng, ít nhất là đưa ra các chính sách nông nghiệp tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế nhằm dưa chúng vào tầm kiểm soát nhưng vẫn thất bại trong việc kiềm chế trợ cấp hoặc bảo hộ thương mại. Vòng đàm phán Doha được cho là sẽ thay đổi điều đó, nhưng nó đã sụp đổ vào khoảng thời gian giá lương thực lên đến đỉnh điểm giữa năm 2008 và chỉ có tiền bộ hạn chế trong các vấn đề hẹp. Một tiến trình gần đây nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Nairobi năm 2015 đã loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, một giải pháp lâu dài cho các chính sách của nước đang phát triển.

Trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO, các cam kết về mở cửa thị trường năng sản được nêu ra trong ba vấn đề chính là tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.

Tiếp cận thị trường được cam kết nhằm giảm các cản trở thâm nhập vào thị trưởng của một nước. Cụ thể các biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan được sử dụng nhằm điều tiết hay quản lý hàng nhập khẩu nhưng không được gây ra cản trở đối với thương mại hàng nông sản. Do đó, nhằm tăng cường sự tiếp cận thị trường, các thành viên trong WTO đưa ra hai cam kết cơ bản là cắt giảm thuế quan và thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, cam kết mở cửa thị trường tối thiểu.

Hỗ trợ trong nước trong WTO đã phân loại các mức hỗ trợ trong nước theo các cấp độ bao gồm: các biện pháp trong hộp hổ phách liên quan đến trợ giá và thanh toán trực tiếp; các biện pháp dạng hộp xanh lá cây và xanh da trời liên quan đến các biện pháp hỗ trợ chung cho ngành nông nghiệp, không hoặc ít bóp méo giá trị thương mại. Do vậy trong các loại hình hỗ trợ nêu trên, biện pháp hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây, xanh da trời được phép áp dụng và coi là bao hộ phù hợp.

Trợ cấp xuất khẩu là những khoản chi của Chính phủ hoặc khoản đóng góp tài chính của Chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu để họ xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ. Hình thức trợ cấp xuất khẩu được cam kết cắt giảm the nhóm sản phẩm và các nước thành viên không được phép bổ sung hình thức trợ cấp mới cũng như không được tăng trợ cấp so với các loại hình và số lượng trợ cấp trong thời kỳ cơ sở, trừ những trợ cấp được miễn trừ công bố trong lịch trình cắt giảm của nước đó.

Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mai (TBT)

Bên cạnh Hiệp định Nông nghiệp, một bước tiến quan trọng của WTO trong việc đưa ra cơ chế áp dụng các biện pháp phi thuế quan là thời điểm Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) có hiệu lực. Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cho việc áp dụng các biện pháp về an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với đời sống, sức khỏe của động vật, thực vật. Đồng thời, các cam kết còn công nhận quyền của chính phủ áp dụng và thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật. Trong khi đó, Hiệp định TBT liên quan đến tất cả các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, cụ thể bằng ba loại biện pháp: quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn. Hai hiệp định kể trên giúp cho chính phủ các quốc gia đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu chính sách công của quốc gia và tôn trọng các quy tắc cơ bản trong thương mại đa phương.

Hiệp định SPS và TBT được áp dụng trên ba nguyên tắc cơ bản; thứ nhất là quá trình thực thi biện pháp; thứ hai là tỷ lệ áp đặt các biện pháp để đạt các mục tiêu quốc gia; thu bờ là sự cấp thiết. Theo nguyên tắc thứ nhất, quá trình thư thì các quy định liên quan đến SPS và TBT đòi hỏi sự minh bạch và không phân biệt đối xử không tạo ra sự ưu đãi hơn đối với các nhà sản xuất nội địa với cùng một sản phẩm không có tinh thay đổi các cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Cụ thể, đối với các biện pháp SPS, biện pháp này cần được đưa ra dựa trên những chứng cứ khoa học (Điều khoản 5.2). Khi những chứng cứ khoa học là không rõ ràng, các biện pháp hạn chế tạm thời được phép áp dụng một cách cẩn trọng trong thời gian bố sung chứng cứ khoa học và dưa ra quyết định. Đối với nguyên tắc thứ hai liên quan đến tỷ lệ áp đặt các biện pháp. các công cụ biện pháp chọn lựa chi được phép tạo ra sự can thiệp tối thiếu vào thương mại so với các biện pháp hiện hành và có khả thi. Điều này thể hiện tiêu chí hiệu quả của một biện pháp. Cuối cùng nguyên tắc liên quan đến sự cấp thiết cua biện pháp được hiểu là sự cần thiết để đạt được các mục tiêu chính sách một cách chính đáng và hợp pháp. Hay nói cách khác, các nguyên tắc trên thực hiện dựa trên sự phân tích giữa lợi ích và chi phí, cụ thể: i) Lợi ích của một biện pháp phải vượt xa chi phí thực hiện nó trong phạm vi quốc gia và cho các thành viên WTO khác; ii) Trong tập hợp các hiện pháp khả thi, một biện pháp hiệu quả là giảm thiểu chỉ phí và thỏa mãn mục tiêu phi thương mại.

Theo nguyên tắc thông thường, WTO giả định rằng các quy định dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (thuộc biện pháp TBT) là giảm thiểu chi phí. Theo nguyên tắc này, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ giảm thiểu hiệu quả phân chia thị trường của biện pháp phi thuế quan và việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ hạn chế vi phạm của các quốc gia vì các lợi ích đặc biệt trong nước. Các quốc gia áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn các tiêu chuẩn quốc tế phai chứng minh sự lựa chọn của họ, dựa trên đánh giá rui ro. Hoặc các biện pháp được coi là không phù hợp với nghĩa vụ TBT hoặc SPS phải được chứng minh theo các quy tắc ngoại lệ chung.

Một số thỏa thuận khác của WTO được đưa ra để đối phó với các khía cạnh hành chính hoặc pháp lý khác nhau mà có thể gây ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại bao gồm: cấp phép nhập khẩu, định giá hàng hóa tại hải quan. kiểm tra trước khi giao hàng và quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, sự quan liêu của các bộ máy hành chính thực thi biện pháp phi thuế quan vẫn tồn tại và gây ra gánh nặng đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một bước quan trọng để giải quyết vấn đề này là Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại WTO (TFA) có hiệu lực vào năm 2017. TFA thiết lập một khuôn khổ để đơn giản hóa và hợp lý hóa thủ tục xuất nhập khẩu, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh và đưa ra các biện pháp cho hiệu quả hợp tác giữa hải quan và các cơ quan thích hợp khác TFẢ nhằm cải thiện tính minh bạch. tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và giảm phạm vi tham nhũng. Nó cũng chứa các quy định cho hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.

Như vậy, cho đến nay, hầu hết các cam kết của WTO liên quan đến các biện pháp phi thuế quan áp đặt lên mặt hàng nông sản bao gồm:

Hiệp định Nông nghiệp.

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (Hiệp định SPS).

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT).

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIME).

Hiệp định về chống bán pha gia (Điều VI của GATT 1994).

Hiệp định về giảm định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)

Hiệp định về quy tắc xuất xứ.

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu.

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đổi kháng.

Hiệp định về các biện pháp tự vệ.

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.

Nhìn chung, các quy định của WTO về biện pháp phi thuế quan áp đặt đối với hàng nông sản đã căn bằng giữa nhu cầu của các quốc gia thành viên trong việc điều tiết thị trường hàng hoá vì các mục tiêu chính sách công (phi thương mại) nhưng vẫn duy trì tính toàn vẹn của hệ thống thương mại đa phương. Tuy nhiên, một số thách thức chính của WTO trong việc duy trì cơ chế trên bao gồm:

Thách thức trong việc bảo dâm các biện pháp phí thuế quan áp dụng tại các quốc gia không tạo thành rão can không cần thiết trong thương mại, đặc biệt là không tạo sự cản trở đối với việc tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản.

Thách thức trong việc tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển đê minh bạch thông tin về các biện pháp phi thuế quan, cũng như nâng cao khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến yêu cầu về biện pháp phi thuế quan áp đặt đối với hàng hoá nhập khẩu của các nước phát triển.

Thách thức trong việc tăng cường sự hợp tác một cách hiệu quả giữa cơ quan hải quan của các nước thành viên, các vấn đề kiểm dịch và vệ sinh động thực vật, cũng như sự hài hoà hoa hay công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Quy tắc xuất xứ

Theo Hiệp định CPTPP quy định xuất xứ hàng hoá bao gồm các điều kiện sau:

Hàng hoá có xuất xứ thuần túy.

Hàng hoá được sản xuất toàn bộ trong khu vực các thành viên của CPTPP và chi từ các nguyên liệu có xuất xứ theo quy định từ CPTPP.

Hàng hoá được sản xuất tại các thành viên của CPTPP, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ theo quy định từ CPTPP nhưng đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng. Đây là nhóm quy tắc xuất xứ phức tạp nhất và khác biệt nhất so với các hiệp định thương mại tư do từ trước đến nay.

Trong đó, Hiệp định CPTPP quy định ba phương pháp xác định xuất xứ bao gồm: quy tắc chuyển đổi mã hàng hoá, quy tác hàm lượng giá trị nội khối, quy tắc công đoạn sản xuất. Mỗi loại hàng hoá, quy tắc xuất xứ được áp dụng cho từng trường hợp.

Điểm nổi bật và khác biệt của Hiệp định CPTPP là thủ tục tự chứng nhận xuất xứ cho các đối tượng là nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất. Đây là một cơ chế linh hoạt và mở rộng so với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Mỹ (chỉ áp dụng cho nhà nhập khẩu) và Liên minh châu Âu (áp dụng cho nhà xuất khẩu). Đối với Việt Nam không bắt buộc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực mà được bảo lưu theo thời hạn nhất định.

Biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Chương 7), Chương 7 quy định về các biện pháp SPS nhằm nhắc lại nghĩa vụ thực hiện trong Hiệp định SPS của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tuy nhiên mở rộng hơn đổi với các hoạt động hợp tác, tham vấn kỹ thuật cho các vấn đó SPB, tăng cường minh bạch trong công nhận hệ thống quản lý và các biện pháp SPS của nhau, công nhận điều kiện theo vùng, khu vực và các vấn đề liên quan đến chung nhận, kiểm tra nhập khẩu đối với hàng nông dần thực phẩm. Cụ thể, các cam kết sâu hơn so với Hiệp định SPS trong WTO bao gồm:

Quy trình phân tích khoa học và rủi ro.

Quy trình thanh tra các vấn đề về SPS, gồm đánh giá các cơ quan có thẩm quyền, hệ thống, chương trình giám sát và hạ tầng kỹ thuật của nước xuất khẩu. + Kiểm tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm khi nhập khẩu.

Các biện pháp SPS khẩn cấp.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Chương 8). Trong nội dung cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của CPTPP nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ nguyên tắc trong WTO và bổ sung thêm hai cam kết mới bao gồm: i) quy trình đánh giá sự phù hợp; ii) yêu cầu về tiêu chuẩn TBT đối với một số mặt hàng cụ thể.

Về quy trình đánh giá sự phù hợp, các nước cam kết không phân biệt đối xử giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại các nước tham gia CPTPP với tổ chức của nước minh.

Về nội dung TBT đối với 6 nhóm hàng hoá cụ thể trong đó áp dụng với mặt hàng thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm thuộc nhóm hàng nông sản nhằm hạn chế việc nước nhập khẩu nhiều các sản phẩm trong nhóm bang này không được ban hành các quy định TBT cản trở việc nhập khẩu.

Sự tương thích của các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản so với các cam kết quốc tế.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống biện phát phi thuế quan cũng được điều chỉnh và hoàn thiện theo hướng tướng thích và đúng theo cam kết trong WTO. Hai cam kết liên quan đến công sản được áp dụng ngay tại tế của Việt Nam trở thành thành viên chính thức gia WTO là Cam kết số 312/WTO/CK về hạn ngạch thuế quan và Cam kết số 306/WTO/CK về thuế hàng hóa nông sản. Sau lộ trình 5 năm thực hiện cam kết, Việt Nam đã đưa ra Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất - nhập khẩu sang nước thời kỳ 2011 - 2020, định hướng 2030 (Quyết định số 55 CĐ-TTg năm 2012), trong đó đưa ra 5 đề án nhằm kiểm sát nhập khẩu bao gồm:

Đề án xây dựng các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế; Đề án xây dựng hệ thống thông tin đánh giá và kiểm soátcác hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Đề án xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá nhập khẩu; Đề án xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và đánh giá chất lượng quốc gia, nâng cao hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn đạt chuẩn mực quốc tế đặc biệt chủ trung đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Đề án xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến cho mạng lưới TBT Việt Nam và cơ sở dữ liệu về TBT.

Với các đề án nêu trên đã được ghi trong Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, điều này cho thấy định hướng quản lý nhập khẩu dựa trên các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế, đặc biệt các biện pháp về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và quốc gia được nhấn mạnh là định hướng quản lý xuất - nhập khẩu chính trong thời gian tới của Việt Nam. Do đó, từ năm 2015 đến năm 2018. thống biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đã có bước hoàn chỉnh rất lớn bằng việc ban hành Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế (Quyết định số 1233/QĐ-TTg), sau đó cụ thể hoá trong Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017 (có hiệu lực năm 2018). Việt Nam đã xác định các biện pháp quản lý nhập khẩu chính là các biện pháp kỹ thuật (chuyên ngành) bao gồm hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và kiểm dịch động thực vật (SPS), phù hợp với xu hướng chung của thế giới cũng như cam kết trong Hiệp định SPS và TBT của WTO. Ngoài ra, một số biện pháp quản lý khác như biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp về xuất xứ hàng hoa cũng dẫn được đưa vào hoàn thiện, sửa đổi, phù hợp với các quy định của WTO. Riêng đối với ngành nông nghiệp, Việt Nam đã luật hóa hai nhóm ngành quan trọng nhất là chăn nuôi và trồng trọt nhằm quản lý quá trình màn xuất phục vụ tiêu thụ sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời kiểm soát nguồn nhập khẩu nguyên liệu giống cây trắng và thức ăn chăn nuôi.

Dựa trên căn cứ nêu trên, đến nay Việt Nam đã xây dựng và bổ sung hoàn chỉnh các luật và văn bản hướng dẫn dưới luật liên quan đến việc quản lý hoạt động ngoại thương theo các quy định và cam kết quốc tế.

Bảng dưới đây nêu ra hệ thống luật và một số văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý ngoại thương nói chung, quản lý nhập khẩu nói riêng của Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Bảng: Hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý ngoại thương đối với hàng nông sản của Việt Nam

TT

Nội dung

Các nội dung điều chỉnh Năm hiệu lực
1. Luật Thương Mại Luật 2006
2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Luật 2007
3. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006) Luật 2006
4. Luật An toàn Thực phẩm Luật 2010
5. Quyết định số 950/QĐ-TTg năm 2012 ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất- nhập-khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng 2030 Quyết định 2012
6. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật Luật 2013
7. Luật Hải quan Luật 2014
8. Quyết định số 1233/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế Quyết định 2015
9. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Luật 2016
10. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hiệu hàng hóa Nghị định 2017
11. Luật Trồng trọt Luật 2018
12. Luật Chăn nuôi Luật 2018
13. Luật Cạnh tranh Luật 2018
14. Luật Quản lý Ngoại thương Luật 2018
15. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương Nghị định 2018
16. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương Nghị định 2018
17. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa Nghị định 2018
18. Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 127/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Nghị định 2018
19. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm Nghị định 2018
20. Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chất lượng hàng hóa Nghị định 2018
21. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi Nghị định 2020
22. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất nhập khẩu Nghị định 2021

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam (cập nhật đến tháng 5 năm 2021).

Tóm lại, quá trình rà soát hệ thống luật pháp của Việt Nam có thể phân loại thành hai nhóm cơ bản:

Nhóm các biện pháp hạn chế như hạn ngạch thuế quan, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu chỉ áp dụng đối với những mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý hoặc bảo đảm an ninh quốc gia, ăn toàn môi trường an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính dáng phù hợp với những điều ước quốc tế.

Nhóm biện pháp khuyến khích áp dụng trong quản lý nhập khẩu là các biện pháp kỹ thuật và thuộc chuyện ngành như biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), hiện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp xuất xứ hàng hoa, Trong đó, nhằm tạo khung pháp lý cho việc thực thi các biến pháp trên, Việt Nam đã hoàn thiện và ban hành Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (số 41/2013/QH13), Luật An toàn thực phẩm. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006), Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hoá.

Bên cạnh đó, tương thích với Hiệp định Nông nghiệp của WTO, Việt Nam đã ban hành hai văn bản luật đối với ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Như vậy, khung pháp lý Việt Nam đối với việc quản lý nhập khẩu bằng các công cụ biện pháp phi thuế quan đang thể hiện tính tương thích cao với thế giới, dựa trên cơ sở chính là cam kết WTO và đàm phán đối với các đối tác trong khu vực thương mại tự do (FTA).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành