Thứ ba, 24 Tháng 8 2021 09:57

Phân tích chính sách “ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường” của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Quan điểm và mục tiêu

Ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bản thân ngư dân là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế biển bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên biển, đảo Tổ quốc.

Các vấn đề ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển bền vững ngư nghiệp, bảo vệ ngư dân và gìn giữ ngư trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ven biển và quá trình chuyển đổi nghề cá quy mô nhỏ thành nghề cá, thương mại, hiện đại, nhằm phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm của nước ta.

Phát triển bền vững ngư nghiệp, ngư trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá. Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển thủy sản. Xác định lực lượng ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới nghề cá. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc “văn hóa làng cá” là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây nông thôn mới.

Giải quyết đồng bộ vấn đề ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của ngư dân. Quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng ngư dân và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

Mục tiêu tổng quát

Phát triển nghề cá nước ta thành nghề cá có trách nhiệm và bền vững với 3 trụ cột chính là nâng cao đời sống và bảo vệ ngư dân, phát triển ngư nghiệp và gìn giữ ngư trường.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngư dân ven biển và phát huy ban sắc văn hóa làng tấn ngư dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực; hiểu biết pháp luật quốc tế khi lao động sản xuất trên biển, và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ ngư trường tại các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá, phát triển lĩnh vực ngư nghiệp toàn diện, hiệu quả bền vững. trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với năng lực của nguồn lợi và ngư trường, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế. Ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản và môi trường, sinh thái tại ngư trường được khai thác hợp lý, phù hợp với khả năng tái tạo và được gìn giữ, bảo vệ để duy trì và phát huy được các dịch vụ hệ sinh thái bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Tốc độ tăng trưởng nghề cá đạt khoảng 4,8 - 6,0%/ năm khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản, và gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tiếp tục giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, khai thác hợp lý thủy sản xa bờ phù hợp với năng lực tái tạo của nguồn lợi, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cả trước mắt và lâu dài, giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2030, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần so với năm 2020;và tăng lý hiệu quả thống bảo biển, khu thủy sản,... đạt chỉ tiêu chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, kiểm soát tốt dịch bệnh, quản lý tốt rác nhựa đại dương,.

Nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hậu phục nghề cá có nhiệm vững như cảng cá, khu neo đậu, hệ thống thông tin, liên lạc, kiểm ngư và hạ tầng nghề cá khác;

Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng ven bờ; gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh, quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

2. Các định hướng nhiệm vụ

Xem xét việc điều chỉnh tổng khai thác trên phạm vi vùng biển nước ta mà đặc biệt là Bộ. Điều chỉnh cơ thác, giảm cường lực khai thác ở các đội tàu khai thác hải sản đáy (lưới kéo, đáy) và tăng các loại khai thác cá nổi nhỏ (lưới vây, chụp mực, vó mành) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Bộ.

Chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác sang hiện tại còn tiềm năng; duy trì đội tàu khai cá nổi lớn xa bờ (câu cá ngừ đại dương, lưới rê, cá ngừ), n

Chuyển đổi quá trình quản lý nghề cá từ tiếp cận mở (open access) sang quản lý theo hạn ngạch (quota) cả về cườnglực khai thác và sản lượng khai thác trên từng ngư trường và theo từng nghề, dựa trên kết quả điều tra nguồn lợi.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm soát “đầu vào - đầu ra” (input - output control) trong hoạt động khai thác hải sản, bao gồm giảm cường lực khai thác (giảm số lượng tàu thuyền có nghề chưa thân thiện với nguồn lợi) thông qua rút bớt lao động ra khỏi các nghề cá kém chọn lọc.

Ngoài ra, nhà nước xem xét việc hỗ trợ ngư dân vươn khơi xa bờ (những người đủ điều kiện về sức khoẻ, điều kiện tàu thuyền và kiến thức cơ bản về pháp luật trên biển) về đào tạo kỹ thuật, tín dụng, điều kiện khai thác an toàn trên các vùng biển xa, hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo quản sau thu hoạch,...

Các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản tại các vùng biển sâu, vùng gò nổi trên vùng thềm lục địa để “khép kín” bức tranh về nguồn lợi thuỷ sản trên toàn vùng biển Việt Nam, làm cơ sở cho việc giao hạn ngạch (quota) cho các đội tàu và các địa phương; phân định rõ phạm vi và hạn ngạch cho từng ngư trường gắn với từng loại tàu và từng nghề một cách hợp lý và khoa học; đẩy mạnh điều tra nguồn lợi thuỷ sản ven bờ để làm cơ sở cho việc khai thác nguồn lợi ven bờ phục vụ cho mục tiêu phát triển đa ngành các ngành kinh tế biển bền vững.

Xem xét các chính sách nhằm tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khai thác hải sản đồng bộ, gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản, đặc biệt là cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên các vùng đảo xa bờ (tương tự mô hình dịch vụ tại đảo Đá Tây) theo mô hình dân - quân kết hợp; đầu tư hệ thống cáctrường; huy động nguồn lực cho xây dựng 05 trung tâm nghề cá gắn với ngư trường trọng điểm, trong đó tập trung đoạn 2021-2030 gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Kiên Giang.

Nghiên cứu biển” luân phiên bảo đảm nguồn lợi tái Thả giống tạo nguồn lợi một cách hiệu quả; Nghiên cứu, đánh giá quy hoạch rộng các khu bảo biển Việt Nam cho hợp với hướng phát triển kinh tế biển mới; Nhgieen cứu phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái điển hình, các bãi giống, đẻ, bãi còn non, những cá vững, bao gồm: hô, ngập mặn, thảm cỏ biển.

3. Cơ chế, chính sách cho vấn đề ngư nghiệp

Để phát triển ngư nghiệp bền vững có chính sách đặc tập trung vào một số đề trọng gồm:

Xây dựng chính sách và chương trình quản lý ngư nghiệp theo ngạch, phân bổ số giấy phép khai thác lượng khai thác theo nghề gắn với từng ngư trường hợp và phù hợp với năng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản; xây dựng chế, chính sách giám sát thực thi và quản việc cấp hạn ngạch theo nghề.

Xây dựng chương trình quản lý cường lực khai thác tàu và loại nghể khai thác hải sản) theo hướng giảm lực các nghề chưa có tính chọn lọc cao với nguồn lợi nghề lưới kéo đáy, lưới rê đáy,...) để đảm bảo tính hiệu và có trách nhiệm trong khai thác tài nguyên điều chỉnh giảm tổng cường lực thác phạm toàn vùng biển nước ta mà đặc biệt là vùng Tây Nam chuyển cơ cấu nghề khai sang các đối tượng tại còn tiềm năng như tăng cường các loại nghề thác cá nổi nhỏ (lưới vây, chụp vó mành) ở vùng vịnh Bắc Bộ, Trung Đông Nam duy trì đội khai thác cá nổi lớn xa bờ (câu cá ngừ dương, lưới rê, vây cá ngừ).

Xây dựng chính sách cải tiến công nghệ, thuật khai thác công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng thu nhập cho ngư dân, đồng thời góp phần nâng tăng trưởng chung của ngành.

Thúc đẩy, khuyến khích và hút (khai thác nuôi trồng) chế biến thủy sản, đặc biệt đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm tạo được “đột phá" để cao giá trị tăng và sức tranh của sản phẩm thủy sản nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc ngày càng sâu, rộng hơn.

Tổ chức lại sản xuất trong khai thác nuôi trồng thủy sản thông qua phát triển các hình thức kinh hợp tác (liên kết ngang và liên kết dọc) trong sản xuất và thụ thủy sản.

Giải quyết triệt các bất pháp, thực hiện hiệu quả giải pháp truy suất nguồn gốc thủy sản và áp dụng tiêu chuẩn bền vững trong sản xuất nâng cao “trách nhiệm” trong đánh bắt khai thác nguồn lợi.

Khuyến khích phát triển thị tạo gắn kết giữa nghiên cứu đào và sản kinh doanh thủy nhằm cao năng suất, chất lượng của phẩm, giảm sản xuất và tăng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật đầu vào an toàn thực phẩm nhằm quyết dứt để tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả xuất, lấy niềm của người tiêu dùng và ứng được những yêu cầu ngày cao của các thị trường nhập khẩu.

Nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến và tiêu thụ tươi, xây dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tín cho sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế.

Không trực tiếp là nội hàm của sản xuất “ngư nghiệp” tuy nhiên các chính sách về thị trường tiêu thụ sản vẫn là vấn hết sức quan trọng và cần được đặc biệt quan tâm do đây là yếu tố dẫn dắt, định hướng sản xuất. Thực tế cho thấy sự biến động của thị trường cần được quản lý tốt để không ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, thu nhập và đời sốngngười sản xuất. Ngược lại, những chính sách xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, phổ biến thông tin thị trường... với sản phẩm thủy sản ngày càng được đầu tư hơn trong bối cảnh hội nhập quốc ngày càng rộng, môi trường tranh càng cạnh tranh gay gắt và yêu cầu của thị trường cũng như thị hiếu đối loại sản phẩm cũng càng khe hơn.

Các làng ven biển, xã cũng nằm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nhiều làng vẫn xen kẽ trong đô thị, khác làng nông nghiệp không nằm trong đô thị vì hoạt sản xuất của họ hỏi phải có đất đai. Bởi vậy, nhiều dự án hoạt động hỗ trợ trong Chương trình xây dựng nông thôn mới là không phù hợp với nhiều làng cá. Ví dụ như thị trấn Cái Đôi Vàm ở Cà Mau, mặc dù là thị trấn nhưng ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo vì là thị trấn nên việc tiếp cận hỗ trợ của Chương trình xây dựng nông thôn mới là khá khó khăn.

Bởi vậy, nên có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách nông thôn mới bên cạnh các xã nông thôn mới còn có các “làng cá văn minh”. Khi đó sẽ có thể xây dựng các làng cá trở thành các đô thị hoặc đô thị thủy sản; nên bổ sung thêm thuật ngữ “làng cá văn minh” bên cạnh thuật ngữ “xã nông thôn mới” trong các chính sách về nông thôn mới. Như vậy thì cần các tiêu chí đặc thù cho làng cá văn minh, khác với xã nông thôn mới. Đồng thời, nên xem xét để gắn các làng cá văn minh với các cảng cá động lực trong các Trung tâm nghề cá lớn hiện đang được thủy sản quy hoạch dựng theo hình thức hợp tác công tư.

4. Cơ chế, chính sách cho vấn đề ngư dân

Để nâng cao vai trò và vị thế của ngư dân trong phát triển nghề cá biển bền vững và có trách nhiệm thì cơ chế, chính sách cho vấn đề ngư dân được tập trung vào các vấn đề sau:

Xây dựng chính sách đồng bộ về giảm cường lực khai thác các nghề cá kém chọn lọc với nguồn lợi, rút bớt lao động ra khỏi những nghề cá này nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc “ly nông bất ly hương" để họ vẫn sống được từ khai thác các nguồn sinh kế từ biển khác tại quê hương và ngư trường của mình; chuyển nghề cho ngư dân sang các nghề cá có tính chọn lọc cao hơn như nghề lưới vây, nghề câu, một số nghề lưới rê; hỗ trợ ngư dân chuyển sang các “nghề biển” khác như nuôi biển quy mô hàng hoá (trở thành những nông dân nuôi biển lành nghề), du lịch sinh thái biển và dịch vụ hậu cần trên biển; phát triển nghề cá giải trí.

Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ những ngư dân còn lại trong nghề cá biển về đào tạo kỹ thuật, nâng cao năng lực, nhận thức về bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi, hiểu biết pháp luật trên biển để trở thành những ngư dân chủ tàu và thợ bạn lành nghề, chuyên nghiệp, là lực lượng nòng cốt của nghề cá biển. Các ngư dân đủ điều kiện về sức khoẻ, điều kiện tàu thuyền và kiến thức cơ bản về pháp luật trên biển nên được hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ về chính sách tín dụng, cơ chế hỗ trợ khai thác trên các vùng biển xa, hỗ trợ hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (có thể cân nhắc chính sách hỗ trợ lương hưu cho các ngư dân chuyên nghiệp, tham gia khai thác hải sản liên tục từ 30 năm trở lên

Mục đích chung là tổ chức lại số ngư dân này thành những đội hình ra biến với tâm thức và tư thế mới, giúp họ trở thành các chủ tàu và ngư dân thực sự lành nghề, đủ kiến thức, năng lực kỹ thuật (chú trọng kỹ thuật bảo quản sau khai thác) và hiểu biết pháp luật quốc gia và quốc tế về biển để cùng với các con tàu hiện đại vươn khơi bám biển, khai thác hiệu quả và bền vững nguồn lợi hải sản ở vùng biển của Tổ quốc, từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghề cá biển.

Luật Dân quân tự vệ năm 2019 đã gián tiếp khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hoạt động đánh cá của ngư dân trên biển với hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bởi vậy, để nâng cao vai trò của ngư dân trong đóng góp vào hiện diện dân sự và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo, nên có các quy định linh hoạt về lực lượng dân quân tự vệ biển trong các văn bản dưới luật của Luật Dân quân tự vệ năm 2019 và khuyến khích ngư dân tham gia phối hợp với lực lượng dân quân. Theo đó, có thể bổ sung điều kiện khuyến khích ngư dân lên tàu (on-board) đi đánh cá xa bờ, kết hợp thực hiện nhiệm vụ cho lực lượng chấp pháp trên biển, và được hưởng các chế độ hỗ trợ như đối với dân quân tự vệ theo từng chuyến biển (phụ cấp đặc thù đi biển, trợ cấp ngày công lao động, chi phí bảo hiểm,...) tương tự nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Đồng thời, cân nhắc các điều kiện hỗ trợ khác để ngư dân tích cực tham gia trở thành lực lượng nòng cốt của dân quân tự vệ biển bán chuyên”, gắn kết chặt chẽ giữa ngư dân chủ tàu và thợ bạn với lực lượng dân quân tự vệ biển, hỗ trợ đắc lực cho các lực lượngthực thi pháp luật trên biển và quốc phòng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

5. Cơ chế, chính sách cho vấn đề ngư trường

Để gìn giữ, bảo vệ và phát triển bền vững ngư trường, nguồn lợi thủy sản để phục vụ cho nghề cá có trách nhiệm thì các cơ chế, chính sách cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

Xây dựng chính sách hợp tác quốc tế phù hợp để tranh thủ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tàu khảo sát, thiết bị nghiên cứu hiện đại của nước ngoài cho việc điều tra nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển sâu, vùng gò nổi trên vùng thềm lục địa để “khép kín” bức tranh về nguồn lợi thủy sản trên toàn vùng biển Việt Nam, làm cơ sở cho việc giao hạn ngạch (quota) cho các đội tàu và các địa phương; phân định rõ phạm vi và hạn ngạch cho từng ngư trường gắn với từng loại tàu và từng nghề một cách hợp lý và khoa học.

Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch ven biển tham gia đầu tư điều tra, thực hiện bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản ven bờ để làm cơ sở cho việc khai thác nguồn lợi ven bờ phục vụ cho mục tiêu phát triển đa ngành các ngành kinh tế biển bền vững.

Xây dựng chính sách hợp tác công tư trong việc triển khai đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khai thác hải sản đồng bộ, gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản theo mục tiêu và định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với quy định của Luật Thủy sản năm 2017;đầu tư hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão gắn với từng ngư trường. Huy động nguồn lực cho xây dựng 05 trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trưởng trọng điểm, trong đó tập trung giai đoạn 2021-2030 gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần trên các đảo xa bờ (giống như mô hình tại đảo Đá Tây) theo mô hình dân - quân kết hợp trong phát triển kinh tế biển, đảo.

Tăng cường ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác nghề cá và đường dây nóng đối với các nước trên Biển Đông nhằm giảm thiểu và chấm dứt tình trạng khai thác bất hợp pháp IUU, giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho ngư dân khi khai thác trên biển. Các cơ quan chấp pháp trên biển như hải quân, cảnh sát biển và kiểm ngư tăng cường hỗ trợ ngư dân thực hiện khai thác hải sản trên vùng biển chồng lấn chưa được phân định rõ.

Xây dựng và thực thi chính sách liên ngành trong việc bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái biển, làm cơ sở cho phát triển bền vững nghề cá và các ngành kinh tế khác có liên quan.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn biển Việt Nam phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển và mục tiêu phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững.

Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tham gia nghiên cứu phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển, điển hình như Hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển; củng cố hoạt động củaQuỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng ngư dân ven biển thành lập Quỹ cộng đồng (là quỹ xã hội được thành lập để hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản) theo năm 2017.

6. Giải quyết đồng bộ ba vấn đề

Trong bối cảnh ngư trường Biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh trên biển và tranh chấp ngư trường, cần nghiên cứu xây dựng khung chính sách đồng bộ về “tứ bảo: bảo lãnh, bảo hộ, bảo vệ và bảo hiểm đối với ngư dân khi khai thác ở vùng biển xa bờ”. Chính sách này sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và các ngành, địa phương liên quan khác xây dựng và thực hiện. Khung chính sách chung này sẽ giúp cho các đơn vị quản lý nhà nước và lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam thống nhất trong quản lý nhà nước về hỗ trợ các hoạt động khai thác hải sản vùng biển xa bờ; cũng như dễ dàng cho ngư dân tuân thủ và thực thi chính sách một cách hiệu quả hơn. Trong đó:

Đối với bảo lãnh: Bộ Ngoại giao và các tổ chức có liên quan cần tổ chức tốt và phối hợp hiệu quả nhiệm vụ bảo lãnh ngư dân và tài sản của ngư dân khi bị nước ngoài bắt, giữ, xử lý trong mọi tình huống;

Đối với bảo hộ: Bộ Ngoại giao và các tổ chức có liên quan cần tổ chức tốt và phối hợp hiệu quả nhiệm vụ bảo hộ ngư dân, bảo hộ tài sản của ngư dân khi bị nước ngoài bắt, giữ, xử lý trong mọi tình huống;

Đối với bảo vệ: Bộ Quốc phòng (Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Lực lượng kiểm ngư), Tổ 869, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các địa phương có biển... phối hợp chặt chẽ, tổ chức kịp thời để bảo vệ ngư dân khai thác trên biển xa bờ, đặc biệt là các vùng biển chồng lấn. hoặc đang có tranh chấp hoặc chưa phân định chủ quyền.

Đối với bảo hiểm: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội... phối hợp xây dựng chính sách tiếp tục hỗ trợ 100% chi phí bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế và bảo hiểm vỏ tàu, máy tàu, thuyền viên, trang thiết bị, tài sản cho ngư dân khi tham gia hoạt động khai thác tại vùng biển xa bờ, vùng chồng lấn, vùng tranh chấp. Đặc biệt, đối với bảo hiểm xã hội nên nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ ngư dân tham gia bảo hiểm xã hội để có chính sách hưu trí cho ngư tuổi lao động. dân khai thác xa bờ sau khi hết tuổi lao động.

Ngoài ra, đầu tư đồng bộ cho lực lượng chấp pháp trên biển, ngư dân và dịch vụ hậu cần nghề cá về thông tin liên lạc, tạo tư thế chủ động về khả năng “liên thông tin, liên tục, liên hoàn và liên kết trong sản xuất khi tham gia khai thác hải sản trên biển và khi về đất liền” cũng là giải pháp đồng bộ cần cân nhắc. Giải pháp này nhằm kết nối thông tin được liên tục, mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa các “tàu cá với tàu cá”, giữa các “tàu cá với chủ tàu”, giữa các “tàu cá với tàu dịch vụ”, giữa các “tàu cá với lực lượng thực thi pháp luật trên biển” và giữa các“tàu cá với đơn vị dự báo thời tiết, dự báo ngư trường” khi hoạt động sản xuất trên biển và khi về đất liền để tiêu thụ sản phẩm. Trong đó:

Liên kết thông tin trên biển: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, ngành liên quan, các địa phương… tập trung đầu tư hạ tầng kết nối thông tin và các dịch vụ viễn thông trên biển và trên bờ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân kết nối thông tin được với mọi chủ thể với nhau trong mọi tình huống trên biển.

Liên tục trong sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan, các địa phương phối hợp chặt chẽ trong đầu tư đồng bộ nghề cá và phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo thuận lợi cho ngư dân có thể “liên tục” ra khơi, bám biển, bám ngư trường nhằm hiện diện liên tục trên các ngư trường truyền thống, vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển.

Liên hoàn trong sản xuất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương phối hợp tổ chức mô hình sản xuất trên biển theo nghiệp đoàn, tổ đội trong sản xuất, trong đó phân công, phân cấp rõ ràng giữa các công đoạn trong chuỗi sản xuất.

Liên kết trong sản xuất, tham gia chuỗi giá trị thủy sảntoàn cầu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ CôngThương và bộ, ngành, địa phương chức thành mộ hình kết sản xuất trên và tham gia chuỗi giá toàn cầu đưa ngành thủy sản Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, quả, có năng cạnh tranh cao phát triển vững; mang lợi ích người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế của đất xây dựng nghề khai hải sản với chế chất lượng dựng nhiều thương hiệu cầu về thủy Nam Trong các hình xuất trên biển, theo chuỗi ngư dân với các nghiệp ngành thủy (thu mua, chế tiêu thụ) và tham gia liên minh trong thác thủy sản bền vững.

Cuối cùng về chính sách trợ sáng kiến bảo môi trường biển và giảm phát thải nhà kính từ khai đồng cho cả tượng ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường như sau:

Hiện nay, lượng tiêu thụ xăng dầu của đội cá nước rất lớn khoảng 95.600 tàu các đang hoạt động cả vùng ngư trường gần và xa bờ). Trong cảnh nước đang thu phí môi trường giá xăng, dầu mức thuế vệ môi trường chiếm khoảng giá bán với mặt hàng xăng và 11-20% đối với mặt dầu. Như vậy, tàu cả nhỏ vào nguồn thu này hãng vậy, kiến nghị Chính phủ cho phép nghề cá dụng một phần của nguồn thu từ việc hỗ trợ ngư dân và tàu bảo vệ môi trường đặc biệt hỗ trợ tiến trang thiết bị trên tàu cáhướng giảm tiêu thụ nhiên liệu và hỗ trợ ngư dân nâng cao nhận thức, thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường biển từ hoạt động đánh bắt. Chính sách này sẽ do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu triển khai xây dựng và thực hiện.

7. Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước đối với ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được thành lập và phát triển trên phạm vi cả nước, với cấp Trung ương và địa phương. Theo số liệu điều tra của Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản (2010)[1], vào năm 2009, toàn ngành có khoảng trên 6.000 công chức, viên chức chia thành hai khối: (i) Khối các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ (Khối Trung ương) với xấp xỉ 1.500 người, trong đó số cán bộ, công chức có trình độ trên đại học chiếm 15,2% (có 3,1% tiến sĩ), đại học và cao đẳng 49,7%; trung cấp chuyên nghiệp 16,6%; số còn lại là công nhân kỹ thuật; (ii) Khối địa phương có khoảng 4.953 công chức, viên chức, trong đó, số có trình độ trên đại học chiếm 1,25%; đại học và cao đẳng 47,81%; trung học chuyên nghiệp 21,4% và số còn lại là công nhân kỹ thuật, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo.

Đến nay, sau 10 năm, do chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước thì số lượng cán bộ quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã giảm đáng kể, xuống còn khoảng 1.614 người, trong đó cấp quản lý Trung ương là 347 người và cấp quản lý địa phương là 1.267 người. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc hệ thống tổ chức khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trình độ đại học và trên đại học hủy có t chiếm khoảng 83% với nhiều chuyên ngành được đào tạo khác nhau[2]. Như vậy, có thể thấy, nếu so với diện tích ngư trường hàng triệu km và số lượng hàng triệu hộ gia đình ngư dân khai thác thủy sản quy mô nhỏ thì hiện nay số lượng cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp là khá nhỏ, thiếu, đặc biệt là cán bộ có chuyên môn đào tạo về quản lý khai thác. Điều này đòi hỏi cần có sự đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước đối với nghề cá để vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý nghề cá có trách nhiệm trong bối cảnh bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên và đặc điểm nguồn lợi thủy sản nước ta cũng đòi hỏi sự quản lý đặc thù. Nguồn lợi thủy sản nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới gió mùa, đa loài, quy mô đàn cá nhỏ, kích cỡ không đồng đều, phân bố phân tán. Đặc điểm đặc trưng của nghề cá nước ta là xuất phát điểm của nghề cá rất thấp, sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, ngư dân nghèo, văn hóa thấp, tỷ lệ sinh đẻ cao, nhu cầu việc làm, nỗi lo sinh kế lớn[3], nói cách khác là một nghề cá có đặc thù “nghề dân, quy mô nhỏ”. Bởi vậy, cơ chế quản lý và hoạt động lý của Nhà nước cũng cần có đặc hợp đặc điểm nguồn lợi và đặc thù của nghề cá. Với các thác hải sản quy mô thường trong một hộ đình và phân bố phân tán dọc theo các vùng ven hàng triệu hộ gia đình ngư dân) thì việc áp dụng chế lý thích ứng theo hướng trao quyền nhiều hơn cho cộng ngư dân phương trong việc tự giám sát hoạt khai thác bền vững và bảo nguồn thủy sản họ cần thiết. Như vậy, lý nghề cá trên hệ sinh (EAFM) và quản lý nghề cá cơ sở quản lý) những cách tiếp cận khả thi mà các cơ quan lý nhà nước về thủy sản nên mạnh với các cá mô nhỏ ven bờ.

Ngoài ra, nghề cá Việt Nam hiện nay cũng đang đẩy mạnh phát triển nghề khai thác xa bờ với các đội tàu khai thác được hiện đại hoá và các loài khai thác thương mại quan trọng như cá ngừ, cá cơm và các loài cá nổi lớn khác nên việc áp dụng thêm các công cụ quản lý mới như tiếp cận quản lý đơn loài (thông qua hạn ngạch quota và giấy phép khai thác theo loài) cũng là một giải pháp nên được áp dụng sớm trong bối cảnh Luật Thủy sản năm 2017 đã có hiệu lực thực thi. Điều này cũng phù hợp với xu hướng quản lý nghề cá trênthế giới hiện nay với 3 cách tiếp cận quản lý nghề cá phổ biến bao gồm: tiếp cận quản lý đơn loài (thông qua hạn ngạch quota và giấy phép khai thác theo loài), tiếp cận quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái (EAFM) và quản lý dựa trên cở sở cộng đồng (hay còn được gọi là đồng quản lý).

Như vậy, nghề cá Việt Nam với đặc trưng là nghề cá đa loài, đa ngư cụ, nhưng lại có những loài mục tiêu khai thác quan trọng như cá ngừ, cá cơm,... thì việc áp dụng tổng hợp cả 3 cách tiếp cận quản lý nói trên là cần thiết để giải quyết được cả vấn đề nghề cá đa loài và nghề cá đơn loài với những đối tượng khai thác thương mại quan trọng.

Với bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý nghề cá theo hướng tổng hợp và đa dạng, linh hoạt như vậy thì chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ quản lý nhà nước cả Trung ương và địa phương cũng cần được nâng cấp, đổi mới theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Theo đó, năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý, trình độ ngoại ngữ và kiến thức về luật pháp quốc tế, quy định quản lý nghề cá của quốc tế, các hiệp định nghề cá mà Việt Nam tham gia ký kết,... của cán bộ quản lý nhà nước cũng phải được nâng cấp và trau dồi thường xuyên. Chỉ có như vậy thì họ mới có đủ kiến thức và kỹ năng để “dẫn dắt nghề cá nước ta phát triển thành một nghề cá có trách nhiệm và bền vững, hội nhập thành công vào nghề cá hiện đại của thế giới.

 


[1]Lê Văn Thắng: Đánh giá nguồn nhân lực thủy sản công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản 50 năm qua, những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp cho tương lai. Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, Bắc Ninh

[2]Viện Nghiên cứu Hải sản: Báo cáo Đề án phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển, RIMF, Hải Phòng, 2019

[3]Ngô Anh Tuấn: 50 năm thủy sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2012

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành