Thứ hai, 23 Tháng 8 2021 10:02

Phân tích chính sách đối với thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan

Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên thị trường phải cạnh tranh với nhau hoặc cạnh tranh giữa một hoặc một nhóm doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể phải rời khỏi thương trường không phải do kinh doanh không hiệu quả mà là kết cục của một chiến lược thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan, doanh nghiệp không chỉ tiến hành các hành vi “bóc lột” khách hàng thông qua việc tiến hành giảm sản lượng và định giá cao hơn mức giá cạnh tranh. Trong một số trường hợp, xét về dài hạn, doanh nghiệp có thể thực hiện loại bỏ đối thủ cạnh tranh để độc chiếm thị trường và tăng giả trong tương lai. Để đạt mục đích củng cố vị trí trên thị trường, doanh nghiệp thống lĩnh có thể thực hiện độc lập hoặc song hành chiến lược tẩy chay và bán hàng giá thấp, đôi khi hành vi bán hàng giá thấp nhằm tiêu diệt đối thủ còn gọi là hành vi định giá hủy diệt[1]. Bản chất của việc sử dụng công cụ giả trong trường hợp doanh nghiệp thống lĩnh muốn củng cố vị trí đó là hy sinh lợi nhuận hoặc thậm chí là chấp nhận thua lỗ để tiêu diệt đối thủ, sau đó tăng giá bán trong tương lai nhằm bù đắp các chi phí đã bỏ ra[2]. Cho nên, nhìn từ bản chất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ rất khó để lý giải được bản chất kinh tế của hành vi định giá hủy diệt. Nhưng nếu nhìn chiến lược cạnh tranh trong dài hạn thì vẫn thấy mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp: Hy sinh trong ngắn hạn, thu lợi nhuận độc quyền, mức lợi nhuận cao hơn so với hiện tại, trong dài hạn. Điểm mấu chốt ở đây là việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường liên quan, cần phải xác định là khi nào một doanh nghiệp buộc phải rời khỏi thị trường

Đồng thời, về bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là nhằm giả lập vị trí của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và hành xử như một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan. Tuy vậy, xét về khía cạnh kinh tế, một doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có nhiều khác biệt so với một nhóm doanh nghiệp cố đạt đến sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thống lĩnh thông qua một thỏa thuận thống nhất hành động. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn tính khả thi của hành vi thỏa thuận sử dụng giá nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cần xem xét doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện hành vi này như thế nào. Đồng thời với quá trình đó là đánh giá những khác biệt giữa một doanh nghiệp thống lĩnh có sức mạnh thị trường và một nhóm doanh nghiệp có được sức mạnh thị trường thông qua thỏa thuận, những khó khăn và rủi ro mà nhóm doanh nghiệp này phải đối mặt. Qua đó, sẽ là hợp lý khi đánh giá hết các khía cạnh của chiến lược bán hàng giá thấp để tiêu diệt đối thủ nhằm củng cố hoặc gia tăng thị phần trên thị trường liên quan.

 

Trên đây là trích dẫn tài liệu, để xem toàn văn xin tải tệp đính kèm. 


[1] WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.77. Nguon tai: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020.

[2] U.S. FTC, Predatory or Below-Cost Pricing, https://www.ftc.gov/tips advice/competition-guidance/guide-antitrust-laws/single-firm-conduct/ predatory-or-below-cost

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành