Thứ ba, 24 Tháng 8 2021 10:33

KỸ NĂNG GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ BẢN ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN

1. Hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể[1]. Tòa án - cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là chủ thể có thảm quyền của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong tố tụng dân sự, Tòa án là chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc thẩm quyền của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động tố tụng của các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng mà chủ yếu trực tiếp là Thẩm phán kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể bị áp dụng và các chủ thể khác có liên quan nhằm bảo đảm "Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" (Điều 106 Hiến pháp năm 2013).

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự

Áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự được thực hiện bởi Tòa án theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do Bộ luật Tố tụng dân sự, các văn bản hướng dẫn và các văn bản khác có liên quan quy định, bao gồm việc áp dụng pháp luật về nội dung và áp dụng pháp luật về tố tụng.

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật nói chung (bao gồm hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian và hiệu lúc theo đối tương tác động) thì việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự có một số đặc thù như sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự về nguyên tắc được xác định là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực vào thời điểm thực hiện các hoạt động tố tụng tương ứng với từng giai đoạn giải quyết và án. Đây là những văn bản quy định về nguyên tắc trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành bản án tại Việt Nam, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật

Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự thì kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016)

“1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết.

2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết.

3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghi theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để mải quyết;

4. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thu tục giám đốc thẩm, tài thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này;

5. Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết,

6. Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phi, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường".

- Văn bản quy phạm pháp luật về nội dung được áp dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án dân sự phải là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực vào thời điểm xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Có thể nói, pháp luật về nội dung là căn cứ pháp lý để Tòa án phân xét tính đúng sai, có căn cứ đối với các yêu cầu của đương sự trong vụ án từ đó chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị "Nguyên tắc chung là hành vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng pháp luật ở thời điểm đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Ví dụ 1: Một người lập di chúc vào năm 1995, chết năm 2000, năm 2019, di sản các thừa kế mới tranh chấp di sản thừa kế. Để xác định di chúc có hợp pháp không phải căn cứ vào pháp luật thừa kế ở thời điểm lập di chúc (1995) là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 chứ không thể áp dụng pháp luật thừa kế ở thời điểm tranh chấp (2019) là Bộ luật Dân sự năm 2015, mặc dù Pháp lệnh Thừa kể năm 1990 đã hết hiệu lực từ khi Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực (01/7/1996).

Ví dụ 2: Cũng là việc mua bán nhà ở nhưng nếu mua bản vào năm 2003 thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực từ 01/7/1996 đến 31/12/2005); nếu mua bán vào năm 1993 thì áp dụng Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 (có hiệu lực từ 01/7/1991 đến 30/6/1995); nếu mua bán vào năm 1983 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UETVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991[2].

Pháp luật về nội dung trong tố tụng dân sự là những quy định thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở... mà dựa vào đó các chủ thể xác lập, thực hiện các giao dịch cụ thể và trong quá trình thực hiện thi phát sinh tranh chấp; thậm chí, trong tố tụng dân sự thì tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc là công bằng văn có thể được xem thuộc về pháp luật về nội dung nếu vụ án thuộc trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Có thể khái quát pháp luật về nội dung trong các vụ án dân sự là những quy định điều chỉnh nội dung của từng vụ án cụ thể, nó cũng chính là những căn cứ pháp luật được Hội đồng xét xử áp dụng để giải quyết đối với từng vấn đề trong vụ ăn khi có tranh chấp. Các quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án xem xét, đánh giá tính hợp pháp, tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiến và được lập luận trong phần nhận định của bản án; thông qua đó đưa ra kết quả giải quyết vụ án.

Việc áp dụng pháp luật về nội dung của Tòa án phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung như nguyên tắc áp dụng pháp luật chuyên ngành, nguyên tắc áp dụng văn bản theo giá trị pháp lý.... Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020 (sau đây viết gọn là Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành) có quy định về việc phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp tại khoản 1 Điều 221, theo đó: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thi Tòa án thực hiện như sau:

a) Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh ăn Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật:

b) Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ ăn đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm ở khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật". Có thể nói, đây là một trong những công cụ pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhằm bảo đảm chất lượng xét xử.

Hoạt động áp dụng pháp luật về nội dung của Tòa án nhằm mục đích ban hành các bản án, quyết định giải quyết vụ án đúng pháp luật, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các dương sự. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hoạt động này được thực hiện theo các bước (giai đoạn) như sau:

- Phân tích, đánh giá các tình tiết, các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, chính xác và trong môi liên hệ mật thiết với nhau;

- Lựa chọn quy phạm pháp luật về nội dung phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng:

- Ban hành bản án, quyết định.

3. Cấu trúc của bản án dân sự

Bản án dân sự là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án, đánh dấu sự kết thúc quá trình giải quyết vụ án, cũng như ghi nhận phán quyết của Tòa án; được ban hành theo trình tự tố tụng chặt chẽ do pháp luật về tố tụng dân sự quy định. Có quan điểm cho rằng "Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ ăn cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực theo quy định của pháp luật"[3]. Vì vậy, bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lý, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Đặc biệt, các thông tin về pháp luật áp dụng trong bản án là yếu tố mang tính quyết định đối với kết quả giải quyết vụ án. Nói cách khác, nếu pháp luật áp dụng được chọn lựa là căn cứ giải quyết vụ án không phù hợp thì không thể có kết quả giải quyết phù hợp với nội dung, tình tiết của vụ án.

Một bản án dân sự có ba phần cơ bản là: phần mở đầu; phần nội dung vụ án và nhận định (đối với bản án phúc thẩm thì phần này là phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định): phần quyết định của Tòa án (Điều 266, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành). Trong đó, bên cạnh những yêu cầu khởi kiện, phản tố, đề nghị của các đương sự trong vụ án cùng với tài liệu, chứng cứ có liên quan được thể hiện trong phần nội dung vụ án và nhận định của bản án thị pháp luật về nội dung là những căn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án và là cơ sở để Tòa án giải quyết các yêu cầu, đề nghị nói trên. Vì vậy, những văn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án (pháp luật về nội dung) bắt buộc phải được ghi rõ trong phần nhận định và phán quyết định của bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm theo các quy định tại Điều 266. Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành; và hướng dẫn theo Mẫu số 52-DS Bản án dân sự sơ thẩm, Mẫu số 75-DS Bản án phúc thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đã sửa đổi theo Nghị quyết số 04/2018/ NQ-HĐTP ngày 09/8/2010. Cụ thể như sau:

Phần nhận định của bản án không thể không có những căn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án làm cơ sở để giải quyết yêu cầu, đề nghị của đương sự (kháng cáo, kháng nghị đổi với bản án phúc thẩm) và các vấn đề khác có liên quan. Nếu vụ án thuộc trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn để khác có liên quan.

Phán quyết định của bản án bắt buộc phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án.

4. Hướng nghiên cứu và phân tích các bản án dân sự

Trong hoạt động áp dụng pháp luật, thực tiễn đã chứng minh văn bản quy phạm pháp luật không bao giờ đầy đủ, rõ ràng và chi tiết cho từng hoàn cảnh cụ thể: do đó, giám sát các bản án dân sự cần nghiên cứu thực tiễn áp dụng, nhất là thực tiễn xét xử của tòa án. Bản án là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, phản ánh chất lượng công tác xét xử của Tòa án, trong đó có việc vận dụng chuẩn xác, sáng tạo, có hiệu quả các quy định của pháp luật. Nội dung bản án thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng trong bản án, quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lý quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Vì vậy, đây có thể được xem là nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp các đại biểu, nếu nắm bắt được phương kỹ năng phân tích bản án sẽ mang lại những kết quả tốt trong hoạt động giám sát tư pháp.

Khi nghiên cứu tài liệu giám sát đối với những bản án dân sự, các đại biểu có thể hiểu khái quát, bản án dân sự là kết quả của sự vận dụng pháp luật dân sự (pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung) và Tòa án giải quyết các vụ án dân sự dựa trên cơ sở yêu cầu, đề nghị của các đương sự; tài liệu, chứng cứ chứng minh. Tuy vậy, các yêu cầu, đề nghị và tài liệu, chứng cứ đó đã được pháp luật về tố tụng dân sự giải quyết, kiểm nghiệm và nó không mang tính chất quyết định kết quả giải quyết; không là cơ sở pháp lý để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của các đương sự; kết quả xét xử của Tòa ăn phụ thuộc vào việc xác định một cách chuẩn xác và áp dụng phù các quy định của pháp luật liên quan, điều chỉnh các tình tiết, nội dung của vụ án. Vì vậy, nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật về nội dung với thực tiễn áp dụng làm cơ sở để giải quyết vụ án của Tòa án là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của việc nghiên cứu và phân tích các bản án. Đối với các đại biểu có kiến thức chuyên ngành luật, việc phân tích, luận giải những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng không chỉ giúp hiểu rõ ý nghĩa của việc áp dụng pháp luật, sự vận dụng các quy định của pháp luật đối với từng tình huống, sự việc cụ thể phát sinh trong đời sống thực tiễn mà thông qua hoạt động giám sát thể đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả giám sát thông qua phân tích các bản án, đại biểu Quốc hội có thể thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh bảo đảm tính khách quan.

Để tiến hành phân tích các bản án dân sự phục vụ hoạt động giám sát, các đại biểu nên thực hiện các bước sau đây:

- Xác định chủ đề giám sát tương ứng với các quy định trong văn bản pháp luật thực định Việt Nam.

- Tổng hợp và chọn lọc những bản án liên quan, thể hiện rõ chủ đề giám sát.

- Người giám sát chịu trách nhiệm chỉ sử dụng và khai thác những thông tin đã được đưa vào trong bản án.

- Dựa vào những thông tin từ bản án, đại biểu thực hiện việc đối chiếu, so sánh, lồng ghép giữa các quy định của pháp luật có liên quan đến các vấn đề được giải quyết trong bản án đó với quy định của pháp luật, có thể đồng thời tham khảo các quan điểm về cùng chủ để giám sát từ những nguồn tài liệu khác để nêu ra quan điểm kiến nghị trong báo cáo giám sát.

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án dân sự cho thấy, trong một số trường hợp, cùng một vấn đề tương tự nhưng kết quả giải quyết của các Tòa án thường không thống nhất. Vì vậy, khi giám sát các đại biểu cần phải khai thác, sử dụng nhiều bản án cho cùng một vấn đề để bảo đảm tính khách quan của nhận xét từ kết quả phân tích, đánh giá phản ánh thực tiễn hoạt động xét xử.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Đoàn Giáo trình Ly huận về Nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ tư có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Hà Nội, 2020

2. Chu Xuân Minh (Thẩm phân Tòa án nhân dân tối cao). Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật khi xét xử, http://tapchitonan vaibul-viet/phap luatnguy|n-tao-chung-vn-ap-dun-phap-luat-khi-xet-xu.

3. Lê Văn Minh (Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Hội nghị tập huấn việc hản án do Tàu án nhân dân tối cao tổ chức, http://congluanxahoi.nt.vn/tran-du nthup-vu/ban-an-lu-van-ban-to-tung-phap-ly-cua-nha-nuoc-1673.html

 


[1] Xem Nguyễn Minh Đoàn Giáo trình Ly huận về Nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ tư có sửa chữa, bổ sung), Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật. Hà Nội, 2020, tr 200-201

[2] Chu Xuân Minh (Thẩm phân Tàu án nhân dân tối cao). Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật khi xét xử, http://tapchitonan vaibul-viet/phap luatnguy|n-tao-chung-vn-ap-dun-phap-luat-khi-xet-xu.

[3] Lê Văn Minh (Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Hội nghị tập huấn việc hản án do Tàu án nhân dân tối cao tổ chức, http://congluanxahoi.nt.vn/tran-du nthup-vu/ban-an-lu-van-ban-to-tung-phap-ly-cua-nha-nuoc-1673.html

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành