Thứ ba, 21 Tháng 9 2021 15:29

Phân tích một số khái luận về biện pháp phi thuế quan

1. Quan niệm về biện pháp phi thuế quan

Với quan niệm về biện pháp phi thuế quan theo hướng tác động đến thương mại quốc tế, nhà kinh tế học Baldwin (1970) đã sớm đưa ra khái niệm về biện pháp phi thuế quan như một biện pháp tạo ra quá trình phân bổ thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế theo hướng làm giảm thu nhập thực tế tiềm năng của thế giới. Đây là một khái niệm hữu ích nhưng lại dẫn đến vấn đề gây tranh cãi về khái niệm thu nhập thực tế tiềm năng của thế giới và nhìn nhận biện pháp phi thuế quan như một công cụ nhằm can thiệp vào dòng thương mại một cách tiêu cực. Cụ thể, Baldwin cho rằng, các biện pháp phi thuế quan được phân loại thành: 1) các biện pháp hạn chế định lượng, cụ thể là giới hạn khối lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu của toàn thế giới hoặc của quốc gia; ii) các biện pháp can thiệp của chính phủ để trợ cấp về mặt tài chính cho nhà sản xuất; iii) các tiêu chuẩn quy định liên quan đến sức khoẻ, an toàn, đóng gói, nhãn mác nhằm mục đích phân biệt đối xử với các nhà cung cấp nước ngoài. Như vậy, có thể thấy, theo quan điểm của Baldwin, các biện pháp phi thuế quan thực chất là các chính sách can thiệp của chính phủ làm méo mô thị trường và tạo sự ưu đãi hơn cho các nhà cung cấp nội địa, từ đó hạn chế nhập khẩu. Quan niệm này thể hiện rõ tính chất bảo hộ sâu sắc của biện pháp phi thuế quan.

Xoay quanh khái niệm về biện pháp phi thuế quan, nhiều nhà kinh tế học cũng nhận biết biện pháp phi thuế quan thông qua những tác động đến dòng trao đổi thương mại, hay từ góc độ chi phí,...

Song, điểm quan trọng nhất trong tất cả các khái niệm biện pháp phi thuế quan là nhấn mạnh vai trò của nhà nước hoặc nêu rõ biện pháp phi thuế quan như một công cụ của chính sách nhà nước. Dựa trên thực tiễn, UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển) (2009) đã thống nhất khái niệm về biện pháp phi thuế quan trong đó nhấn mạnh: “Biện pháp phi thuế quan là các biện pháp chính sách ngoài thuế quan thông thường, có thể có tác động kinh tế đến thương mại quốc tế hàng hoá bằng việc thay đổi khối lượng, hoặc giá cả, hoặc cả hai”.

Trong khái niệm của UNCTAD đã thể hiện rõ biện pháp phi thuế quan là một bộ phận thuộc chính sách thương mại của nhà nước bên cạnh biện pháp thuế quan thông thường, hơn nữa khái niệm tập trung làm rõ cách thức tác động của biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế. Vì vậy, đến nay, khái niệm về biện pháp phi thuế quan của UNCTAD (2010) mang tính toàn diện và khách quan, đồng thời không đưa ra định kiến về những tác động của biện pháp phi thuế quan chỉ gây méo mó hoạt động thương mại quốc tế. Thực tế, trong một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc áp dụng biện pháp phi thuế quan một cách minh bạch cũng tạo thuận lợi thương mại.

Điểm đáng lưu ý là trong một số nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng thuật ngữ rào cản phi thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan. Trong nghiên cứu của Deardorff và Stern (1998) đã đưa ra khái niệm về hàng rào phi thuế quan là tất cả các hàng rào trong thương mại ngoài thuế quan. Nhìn chung thuật ngữ này thường được hiểu là các biện pháp can thiệp thương mại như trợ cấp xuất khẩu nhằm kích thích thay vì cản trở thương mại, do đó không mang hàm ý cản trở đến thương mại. Do đó, thuật ngữ hàng rào phi thuế quan bao gồm các chính sách gây méo mó thương mại như hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và bao gồm các biện pháp khác tác động gián tiếp đến giả và lượng trong thương mại.

Quan niệm về rào cản thương mại quốc tế lần đầu tiên được nêu ra ở Việt Nam như là các biện pháp gây cản trở hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể, quan niệm về rào cản phi thuế quan được đưa ra là: ‘Rào cản phi thuế quan được hiểu là các biện pháp khác ngoài thuế để điều chỉnh hoạt động thương mại của một, hoặc một số quốc gia trong thời gian nhất định... Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các quy định pháp lý (thông qua các biện pháp hành chính) và các quy định kỹ thuật (dưới hình thức các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, quy trình sản xuất, vận chuyển,...) để phân biệt đối xử nhằm chống lại sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước”[1].

Cho đến nay, thuật ngữ biện pháp phi thuế quan chưa được đề cập chính thức trong các văn bản pháp luật của Việt Nam mà chỉ biểu hiện thông qua việc ban hành các biện pháp ngoài thuế quan trọng quản lý hoạt động ngoại thương. Căn cứ theo Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Việt Nam đã đưa ra 4 biện pháp ngoài thuế quan trong quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu bao gồm: các biện pháp hành chính, các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch (TBT và SPS), các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương.

Như vậy, căn cứ theo thực tiễn áp dụng và tổng quan nghiên cứu, trong cuốn sách này, các công cụ biện pháp được hiểu là biện pháp phi thuế quan khi bảo đảm các điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, biện pháp phi thuế quan là tất cả các loại công cụ biện pháp của chính sách thương mại ngoài thuế quan, được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu (một số áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu).

Thứ hai, những công cụ biện pháp phi thuế quan có thể có hoặc không tác động đến dòng thương mại.

Thứ ba, không phải tất cả các biện pháp có ảnh hưởng đến dòng thương mại đều được thực hiện nhằm mục đích phân biệt đối xử hoặc bảo hộ như rào cản trong thương mại. Biện pháp phi thuế quan có thể tác động đến dòng thương mại về khối lượng giao dịch và tác động đến lợi ích, chi phí từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng.

Thứ tư, biện pháp phi thuế quan được xây dựng trên cơ sở tạo thuận lợi cho quá trình tiếp cận thị trường và điều tiết nhập khẩu hay bảo hộ một cách phù hợp với các lĩnh vực nhạy cảm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới và các cam kết khu vực.

Như vậy, để có đánh giá tổng quát và tránh những định kiến đối với việc áp dụng biện pháp phi thuế quan, tác giả căn cứ vào các đặc điểm nêu trên để xác định biện pháp phi thuế quan và loại trừ quan điểm cho rằng biện pháp phi thuế quan mang các chủ ý bảo hộ. Tuy nhiên, tác động của biện pháp phi thuế quan có thể dẫn đến những kết quả mang tính thúc đẩy hoặc cản trở trong thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan không thể tách rời với các phân tích về tính thực thi hay áp dụng của biện pháp bởi đây là nhóm biện pháp phần lớn mang tính chất hành chính và được áp dụng theo các chế tài xử phạt hành chính tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia. Với quan niệm này sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa biện pháp phi thuế quan và khối lượng hàng hoá xuất - nhập khẩu; bên cạnh đó, quá trình thực thi hay áp dụng biện pháp phi thuế quan đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ này.

2. Phân loại các biện pháp phi thuế quan

2.1. Hệ thống phân loại các biện pháp phi thuế quan quốc tế

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại các nhóm biện pháp phi thuế quan một cách rất đa dạng và được cải tiến nhanh chóng. Trong nghiên cứu của Baldwin (1970), ông đã xây dựng cách phân loại đầu tiên về biện pháp phi thuế quan thành 4 nhóm chính dựa trên đặc điểm chung về chính sách có tác động ngăn cản thương mại bao gồm: các biện pháp hạn chế định lượng, trợ cấp, tiêu chuẩn quy định, chính sách mua sắm của chính phủ. Tuy nhiên, cách thức phân loại trên chưa bao quát hết được sự phát triển nhanh chóng của biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp hạn chế định lượng (như hạn ngạch và cấp giấy phép không tự động) đang có xu hướng giảm dần, trong khi các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp kiểm dịch động thực vật đối với các mặt hàng nông sản đang có xu hướng gia tăng. Mặt khác, phương pháp phân loại biện pháp phi thuế quan cần đưa thêm mục đích và tác động vào khung phân tích, do vậy biện pháp phi thuế quan được chia thành 5 loại: i) Các biện pháp kiểm soát khối lượng nhập khẩu; ii) Các biện pháp kiểm soát giá cả hàng nhập khẩu; iii) Các biện pháp giám sát, bao gồm điều tra và theo dõi về giá cả và khối lượng; iv) Các biện pháp về sản xuất và xuất khẩu; v) Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại (TBT).

Ở cấp độ quốc tế, UNCTAD đã chủ động nghiên cứu và đưa ra các hoạt động liên quan đến biện pháp phi thuế quan từ những năm 1980. Năm 1994, UNCTAD đã bắt đầu tiến hành thu thập và phân loại biện pháp phi thuế quan từ các nguồn dữ liệu chính thống của hệ thống mã hóa các công cụ quản lý thuơng mại của UNCTAD (TCMCS) và kết hợp với nguyên tắc phân loại của Laird (1996). Hệ thống mã hóa này đã phân loại thành 100 loại biện pháp phi thuế quan khác nhau bao gồm 6 mục con. Tuy nhiên, các biện pháp liên quan và có tác động đến sản xuất và xuất khẩu thì chưa được đưa vào. Năm 2002, UNCTAD tiếp tục cải tiến cách thức phân loại biện pháp phi thuế quan, trong đó được phân thành 2 nhóm chính là các biện pháp cốt lõi và các biện pháp không cốt lõi dựa trên tính chất của các biện pháp. Sau đó, các biện pháp tiếp tục được phân nhánh dựa trên mục tiêu của biện pháp. Cụ thể, các biện pháp then chốt bao gồm: biện pháp quản lý giá, biện pháp tài chính, biện pháp quản lý số lượng, biện pháp độc quyền; trong khi các biện pháp không then chốt gồm: biện pháp cấp phép tự động, biện pháp kỹ thuật.

Tuy nhiên, sau khi định nghĩa về biện pháp phi thuế quan được đưa ra trong Hội nghị MAST năm 2008, biện pháp phi thuế quan là các biện pháp thuộc về chính sách mà có khả năng tạo ra các tác động kinh tế đối với hoạt động thương mại quốc tế về hàng hóa, thay đổi về số lượng trao đổi thương mại, hoặc giá cả trong trao đổi. Phần lớn các biện pháp phi thuế quan chỉ hướng đến đối tượng là các nhà xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu đều cho rằng các yêu cầu SPS và TBT là các yêu cầu khắt khe tạo ra rào cản trong việc tiếp cận thị trường. Chính bởi vậy, UNCTAD đã ban hành cách phân loại mới vào tháng 12 năm 2009, thành 2 mục chính theo đối tượng áp dụng (biện pháp liên quan đến nhập khẩu và biện pháp liên quan đến xuất khẩu). Trong đó, các biện pháp nhập khẩu được chia thành 2 nhóm biện pháp kỹ thuật và biện pháp phi kỹ thuật. Hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD liên tục được điều chỉnh và cập nhật các biện pháp mới được áp dụng tại các quốc gia.

Hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD (TRAINS) năm 2009 (Nguồn UNCTAD, 2009)

Nhập khẩu Biện pháp kỹ thuật

A. Biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật. (như SPS)

B. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (IBT)

C. Biện pháp kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác

Các biện pháp phi kỹ thuật

D. Biện pháp phòng vệ thương mại

E. Biện pháp cấm và kiểm soát số lượng ngoài các lý do SPS hoặc TBT

F. Biện pháp kiểm soát giá, bao gồm thuế và phí bổ sung

G. Biện pháp tài chính

H. Biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh

I. Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

J. Hạn chế phân phối

K. Hạn chế dịch vụ sau khi bán

L. Trợ cấp (ngoại trừ trợ cấp xuất khẩu)

M.Hạn chế mua sắm chính phủ

N. Sở hữu trí tuệ

O. Quy tắc xuất xứ

Xuất khẩu P. Biện pháp liên quan đến xuất khẩu

2.2. Hệ thống phân loại các biện pháp phi thuế quan trong nước

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các biện pháp phi thuế quan thường được hiểu như một loại hình thuộc rào cản thương mại, tương đương như rào cản phi thuế quan. Hệ thống rào cản phi thuế quan xuất hiện tại Việt Nam được chia thành 5 nhóm bao gồm: í) hạn chế thương mại bởi chính phủ: ii) các biện pháp hạn chế nhập khẩu do thủ tục hành chính và thủ tục hải quan; iii) rào can kỹ thuật trong thương mại; iv) cấp giấy phép xuất - nhập khẩu; v) các khoản phí trong xuất - nhập khẩu có tính chất phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài[2].

Kể từ năm 2007 sau khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, hệ thống các biện pháp phi thuế quan đã được rà soát và đánh giá lại căn cứ theo các hiệp định (Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS),...) nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển thương mại công bằng và bền vững. Do đó, các biện pháp phi thuế quan không phù hợp được hiểu là các biện pháp tạo ra sự cản trở trong tiếp cận thị trường (được gọi là rào cản phi thuế quan) hoặc bảo hộ thương mại một cách phi lý mà không giải thích được theo bất kỳ cơ chế hay nguyên tắc nào trong WTO. Các biện pháp phi thuế quan được điều chỉnh và áp dụng đối với hàng nông sân bao gồm:

Nhóm 1: Biện pháp kiểm soát nhập khẩu (hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, quản lý chuyên ngành, kiểm soát giá cả, biện pháp tại biên giới).

Nhóm 2: Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp (quyền kinh doanh xuất - nhập khẩu, quy định nhãn hàng hoá). - Nhóm 3: Tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại (các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, biện pháp kiểm dịch vệ sinh động vật, thực vật, tiêu chuẩn về môi trường).

Nhóm 4: Biện pháp tự vệ trong thương mại (hạn ngạch thuế quan, thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng và thuế thời vụ, biện pháp chống trợ cấp, tự vệ đặc biệt trong nông nghiệp).

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017), Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phi thuế quan trọng quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu có mức tương thích rất cao với hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD (năm 2012). Cụ thể:

Hệ thống biện pháp phi thuế quan đang thực thi tại Việt Nam

(Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017))

1. Các biện pháp hành chính

1.1 Cấm và tạm ngừng xuất nhập khẩu

  1. 1.1Cấm xuất - nhập khẩu
  2. 1.2Tạm ngừng xuất nhập khẩu
1.2 Hạn chế xuất - nhập khẩu

1.2.1 Hạn ngạch xuất nhập khẩu

1.2.2 Hạn ngạch thuế quan

1.2.3 Chỉ định cửa khẩu xuất - nhập khẩu

1.2.4 Chỉ định thương nhân xuất - nhập khẩu

1.3 Quản lý theo giấy phép, điều kiện xuất-nhập khẩu
1.4 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1.5 Chứng nhận lưu hành tự do
1.6 Biện pháp quản lý ngoại thương khác

1.6.1 Tạm nhập, tái xuấ, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu

1.6.2 Quá cảnh hàng hóa

1.6.3 Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

1.6.4 Ủy thác và nhận ủy thác xuất- nhập khẩu

1.6.5 Gia công và đặt gia công

2. Biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch

1.7 Hoạt động ngoại thương với nước có chung đường biên giới
1.8 Quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng
2.1 Biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch

2.1.1 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

2.1.2 Biện pháp kiểm dịch động thực vật

2.2 Biện pháp kiểm tra đối với hàng hóa xuất- nhập khẩu
3.Biện pháp phòng vệ thương mại (chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu) 3.1 Biện pháp chống bán phá giá
3.2 Biện pháp chống trợ cấp
3.3 Biện pháp tự vệ
4. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp

Trong đó, căn cứ theo Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017) quy định các biện pháp kỹ thuật là “các biện pháp áp dụng với hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và đo lường”. Các biện pháp kiểm dịch được thực ai đối với động vật và các m từ động vật, hiện đối với động vật các sản phẩm từ động vật, thực vật, kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Có thể thấy, các biện pháp ngoài thuế quan được nêu trong Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017) đã bao phủ được các loại hình biện pháp phi thuế quan được áp dụng phổ biến và cập nhật theo hệ thống phân loại thế giới.

Như vậy, mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau về biện pháp phi thuế quan trên thế giới và trong nước, song hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD là cơ sở để xây dựng hệ thống dữ liệu về biện pháp phi thuế quan (TRAINS - UNCTAD) tại các quốc gia nhằm tăng tính minh bạch thông tin trong chính sách thương mại cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu khi tiếp cận thị trường, cũng như các hỗ trợ kỹ thuật cho các đàm phán thương mại, các phân tích về chính sách thương mại quốc gia. Qua tổng quan nghiên cứu, các nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan trên thế giới chủ yếu căn cứ trên hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những cập nhật các loại hình biện pháp thuộc chính sách thương mại ngoài thuế quan áp dụng đối với hàng hoá xuất - nhập khẩu gần như đầy đủ trên các biện pháp thuộc các chương từ A đến P (theo hệ thống phân loại biện pháp phi thuế quan của UNCTAD).

2.3. Biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật (SPS) và Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật (SPS)

Theo Hiệp định SPS của WTO có nêu khái niệm biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật được hiểu là: Đá “Tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động vật, thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật”.

Biện pháp SPS thường bao gồm: i) Cấm hoặc hạn chế nhập khẩu do không đáp ứng điều kiện kiểm dịch; ii) Quy định về định mức dư lượng và hạn chế sử dụng các chất ii) Yêu cầu về ghi nhãn, đánh dấu, đóng gói; iv) Các yêu cầu về vệ sinh; v) Điều trị loại bỏ dịch bệnh làm hại động thực vật và các sinh vật gây bệnh trong sản phẩm cuối cùng (ví dụ như xử lý sau thu hoạch); vi) Các yêu cầu khác về quy trình sản xuất và sau sản xuất; vii) Đánh giá sự phủ hợp liên quan đến SPS (kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và thủ tục phê duyệt, bao gồm cả thủ tục lấy mẫu, kiểm tra, thanh tra; thẩm định, thẩm tra và bảo đảm sự phù hợp: công nhận và phê duyệt).

Biện pháp SPS cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết và dựa trên căn cứ khoa học xác thực nhằm kiểm soát sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp do dịch bệnh. Nguyên tắc không phân biệt đối xử vô căn cứ nhằm - gây cản trở đối với hoạt động thương mại một cách có chủ ý.

Phải xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn, quy định hướng dẫn chung của quốc tế (ví dụ như: Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm CODEX, Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật, các tổ chức quốc tế khác có liên quan). Tuy nhiên, biện pháp SPS chỉ tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế bắt buộc (không yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn tự nguyện).

Thúc đẩy quá trình hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các quốc gia.

Các nguyên tắc trên nhằm bảo đảm việc áp dụng biện pháp SPS không che giấu chủ ý bảo hộ thương mại hoặc các hình thức gây cản trở thương mại trá hình. Vì vậy, việc xác định biện pháp SPS là cần thiết và phù hợp, cần dựa trên các căn cứ khoa học hay bằng chứng khoa học đầy đủ bằng hai phương pháp chủ yếu là: i) phân tích rủi ro (xác định sự tồn tại rủi ro trong tiêu dùng hàng hoá đối với sức khỏe con người, động thực vật, môi trường); ii) kiểm soát rủi ro (đưa ra chính sách hoặc biện pháp tương ứng để phòng tránh rủi ro trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro và các đặc điểm của xã hội). Ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp, biện pháp SPS tạm thời có thể áp dụng ngay cả khi chưa đầy đủ các thông tin khoa học nhưng các nước áp dụng cần đưa ra các cơ sở thông tin đáng tin cậy để giúp đánh giá rủi ro khách quan hơn và đã được xem xét sau một khoảng thời gian hợp lý nhằm giúp phòng tránh sớm các nguy hại.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

Thuật ngữ Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to trade - TBT) được nêu trong Hiệp định TBT của WTO nhằm đề cập đến việc sử dụng quy trình quản lý trong nước như những biện pháp bảo hộ nhà sản xuất trong nước. Những biện pháp có thể bao gồm các quy định bắt buộc đối với sản phẩm, các tiêu chuẩn tự nguyện đối với sản phẩm, quy trình đánh giá sự phù hợp (có thể đánh giá dựa trên các quy định bắt buộc hoặc tiêu chuẩn mang tính tự nguyện). Tuy nhiên, các biện pháp này không được gây những trở ngại không cần thiết trong thương mại hoặc cản trở hoạt động thương mại.

Theo Hiệp định TBT của WTO đưa ra 03 định nghĩa về quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp thuộc về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, cụ thể như sau:

“Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm quy trình hoặc phương pháp sản xuất”. Đây cũng là định nghĩa được nêu của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC).

“Tiêu chuẩn kỹ thuật là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn, hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất”.

“Quy trình đánh giá sự phù hợp là bất kỳ thủ tục được sử dụng, trực tiếp hoặc gián tiếp, để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật được đáp ứng”.

Sự khác biệt căn bản giữa quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật là tính chất áp dụng của chúng. Trong khi quy định kỹ thuật được áp dụng bắt buộc đối với một mặt hàng cụ thể hay quá trình sản xuất thì tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ do một tổ chức công bố và được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Những tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng để đánh giá, phân loại các đối tượng bị áp dụng tiêu chuẩn, từ đó thúc đẩy quá trình cải thiện về chất lượng.

Hiệp định TBT của WTO hướng đến cân bằng hai mục đích của chính sách bao gồm: 1) ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ; ii) bảo đảm quyền của mỗi thành viên ban hành các quy định đối với sản phẩm vì mục đích chính sách hợp pháp đã được phê duyệt (có nghĩa cho phép thành viên có đủ quyền tự chủ theo quy định để theo đuổi các mục tiêu chính sách trong nước cần thiết). Với tiến trình giảm thuế quan trọng khung khổ cam kết của WTO, các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp có thể được nhiều quốc gia thiết lập một cách méo mó theo mục đích bảo hộ trong nước. Chính vì vậy, WTO đã quy định các mục đích hợp pháp khi áp dụng TBT trong điều khoản 2.2 của Hiệp định TBT bao gồm: i) bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật và thực vật; ii) bảo đảm sự an toàn (đối với con người); ii) bảo vệ an ninh quốc gia; iv) bảo vệ môi trường; v) ngăn chặn các hành vi tiếp thị lừa đảo.

Trên thực tế, Hiệp định TBT của WTO cố gắng nhằm đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa việc cho phép các thành viên tự chủ quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp thông qua các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp và bảo đảm rằng, các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp không trở thành những trở ngại cần thiết trong thương mại quốc tế. Nếu thỏa thuận TBT được áp dụng quá nghiêm ngặt, lợi ích chính sách hợp pháp của các thành viên sẽ bị cản trở. Nếu áp dụng TBT một cách lỏng lẻo, các biện pháp này có thể được sử dụng như biện pháp bảo hộ. Đặc biệt, các nước đang phát triển thường lo ngại rằng các biện pháp thương mại (quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật) được cho là của các nước phát triển có mục tiêu bảo hộ bởi sự khắt khe của chúng trong việc thực thi và thực tế luôn là rào cản đối với các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (năm 2006), tiêu chuẩn được định nghĩa là “quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”. Trong khi đó, quy chuẩn kỹ thuật là “quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác". Có thể thấy, khái niệm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được nêu trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (năm 2006) đã cụ thể hoá mục đích áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá, dịch vụ.

Hệ thống tiêu chuẩn tại Việt Nam bao gồm: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Tương tự, quy chuẩn kỹ thuật ở Việt Nam bao gồm 2 loại hình: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Về quá trình xây dựng và công bố, tiêu chuẩn quốc gia hay quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đều do các bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, sau đó trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng. Trong khi tiêu chuẩn cơ sở được công bố bởi các tổ chức sản xuất kinh doanh và áp dụng trong phạm vi tổ chức của mình; còn quy chuẩn địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng, ban hành để áp dụng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia đặc biệt cần thiết không chỉ bởi lý do cải thiện chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia, mà còn góp phần tạo thuận lợi thương mại và đóng vai trò như hàng rào thương mại của quốc gia. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về tiêu chuẩn quốc tế, nhưng nhìn chung các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi quốc gia có xu hướng hội tụ và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế khi quá trình hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hài hoà hóa trong nhóm nước, khu vực và trên thế giới sẽ giúp cho dòng luận chuyển thương mại giữa các quốc gia thuận lợi hơn, tránh phát sinh chi phí về kiểm tra, thẩm định sản phẩm. Ngoài tác động tạo thuận lợi thương mại, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật còn đóng vai trò như hàng rào thương mại của quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia ngoài khối liên kết thương mại không có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương đồng.

Sự tương đồng và khác nhau giữa biện pháp SPS và biện pháp TBT

Theo phân loại của UNCTAD, hai biện pháp SPS và TBT cùng được xếp vào nhóm các biện pháp kỹ thuật, tức là các yêu cầu cụ thể có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, trong khi đó các nhóm biện pháp phi kỹ thuật khác thường liên quan đến các quy trình thủ tục. Để phân biệt hai biện pháp SPS và TBT có thể dựa vào tiêu áp dụng của chúng như sau:

Biện pháp SPS có bốn mục tiêu cơ bản:

Một là, bảo vệ sức khỏe con người hoặc đời sống động vật, cụ thể bảo vệ những rủi ro đến từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hoặc các chất gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc; iron qu

Hai là, bảo vệ sức khỏe con người khỏi các bệnh lây từ động thực vật hoặc các sản phẩm động thực vật, hoặc từ sâu bệnh;

Ba là, bảo vệ sức khỏe động thực vật khỏi sự thâm nhập, sinh sôi hoặc nảy nở của sâu bệnh, bệnh tật, các chất gây bệnh;

Bốn là, bảo vệ một quốc gia khỏi những mối nguy hại khác gây ra từ sự thâm nhập, sinh sôi hoặc nảy nở của sâu bệnh.

Biện pháp TBT: trong khí biện pháp SPS đưa ra bốn mục tiêu cơ bản thì biện pháp TBT có thể hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau về an ninh quốc gia, an ninh lương thực, môi trường cạnh tranh lãnh mạnh và một số mục tiêu phi thương mại khác.

Hai biện pháp trên đều thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và nguyên tắc tương đương trong phát triển các biện pháp phi thuế quan, cũng như thúc đẩy các khái niệm không phân biệt đối xử và tránh các trở ngại không cần thiết đối với thương mại. Sự khác biệt giữa các thỏa thuận chủ yếu là một trong phạm vi và cơ sở cho việc áp dụng một biện pháp. Nói chung, biện pháp TBT phải được dựa trên một mục tiêu hợp pháp không thuộc các mục tiêu được nêu trong biện pháp SPS. Ví dụ, chính phủ có thể áp đặt các yêu cầu đặc biệt đối với việc nhập khẩu vũ khí (an ninh quốc gia) hoặc yêu cầu nhãn mác trên bao thuốc lá phải cảnh báo người tiêu dùng về các mối nguy hại của việc hút thuốc (sức khỏe con người). Đây là các mục tiêu hợp pháp mà chính phủ sử dụng làm cơ sở đưa ra các yêu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu. Các biện pháp này sẽ không nằm trong phạm vi của biện pháp SPS vì chúng không đáp ứng các mục tiêu áp dụng về biện pháp SPS như được nêu trên.

Vì vậy, dựa trên những phân loại trên có thể thấy rõ sự giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp được lựa chọn (SPS và TBT). Các biện pháp SPS và TBT thường được áp dụng phổ biến, dựa trên mục tiêu chính đáng và cơ sở khoa học phù hợp. Trong khi các biện pháp phi thuế quan khác (nhóm phi kỹ thuật) thường thuộc về quy trình thủ tục trong xuất - nhập khẩu. Đây cũng là nhóm biện pháp mang lại nhiều thách thức thực tiễn đối với doanh nghiệp như sự phức tạp chồng chéo trong hành chính, tính minh bạch, thách thức của kết cấu hạ tầng hoặc các vấn đề an ninh khác. Hơn nữa, các biện pháp như vậy thường khó quan sát hơn và mang mục tiêu bảo hộ thương mại trá hình hơn so với hai biện pháp SPS và TBT.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng: Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009

2. Đinh Văn Thành: Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nxb. Lao động-Xã hội, 2006

 


[1] Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng: Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2009

[2] Đinh Văn Thành: Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nxb. Lao động-Xã hội, 2006

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành