Thứ ba, 15 Tháng 2 2022 00:08

Kinh nghiệm xây dựng dữ liệu mở, dữ liệu Chính phủ mở hướng tới công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem lại rất nhiều giá trị, cơ hội, đồng thời cũng tạo ra những hệ quả xấu, rủi ro và thách thức trong quản trị nhà nước. Dưới góc độ tích cực, sự chuyển đổi số thúc đẩy sự chuyển đổi từ nên quản trị truyền thống sang nên quản trị hiện đại/quản trị tốt góp phần thúc đẩy công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Một trong những yêu cầu của quản trị tốt là việc hiểu biết, ứng dụng hiệu quả các công nghệ số trong đời sống chính trị - xã hội. Có nhiều mô hình đã được ghi nhận từ việc ứng dụng các công nghệ mới, như Chính phủ điện tử; dữ liệu mở, dữ liệu Chính phủ mở; tự do Internet.

1. Dữ liệu mở, chính phủ mở

Dữ liệu mở (Open Data) không phải là dữ liệu cá nhân cũng như không phải là bí mật nhà nước. Dữ liệu mở là dữ liệu mà bất kỳ ai cũng có quyền tự do để sử dụng và sử dụng lại, phân phối và phân phối lại, tùy biến và pha trộn với các tập hợp dữ liệu khác[1]. Nói một cách ngắn gọn, dữ liệu mở được định nghĩa là dữ liệu có thể đọc được bằng máy, được tự do chia sẻ, sử dụng và xây dựng mà không có bất kỳ hạn chế nào[2]. Dữ liệu mở thưởng gắn với lĩnh vực công, do nhà nước cung cấp, gọi là "dữ liệu Chính phủ mở" (Open Government Data). Ngoài ra, dữ liệu mở còn được cung cấp bởi các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và tổ chức xã hội[3].

Dữ liệu Chính phủ mở[4] được sử dụng để chỉ một lý thuyết (sau này trở thành một hệ thống các quy tắc) nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và thiết lập các giá trị bằng cách để mở các dữ liệu của Chính phủ với tất cả mọi người. Các cơ quan Chính phủ xây dựng và cung cấp một số lượng khổng lồ các dữ liệu và thông tin. Bằng cách để mở các dữ liệu, các cơ quan nhà nước trở nên minh bạch và có trách nhiệm hơn với công chúng. Bằng cách khuyến khích việc sử dụng, tái sử dụng và phân phối các dữ liệu, nhà nước thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sự sáng tạo, và các dịch vụ của công dân[5]. Theo Bản đồ Tác động của dữ liệu mở (Open Data Impact Map), một dự án của Tổ chức Dữ liệu Mở Vì Mạng lưới Phát triển (OD4D)[6], có 1.615 tổ chức và 90 quốc gia đã sử dụng hệ thống dữ liệu mở trong quản trị công việc của tổ chức mình, tập trung vào các vấn đề ngân sách, thủ tục vận động chính sách[7]. Dữ liệu Chính phủ mở cũng dựa trên nền tảng những đặc điểm của dữ liệu mở; công bố chủ động; khả năng đọc bằng máy cho phép sử dụng lại[8]. Các nguyên tắc về dữ liệu mở tiếp tục được xây dựng, bổ sung bởi một số Chính phủ hoặc tổ chức, nhà vận động cho Chính phủ mở[9].

Dữ liệu mở có liên quan chặt chẽ đến vấn đề quản trị nhà nước. Trước hết, cơ sở dữ liệu mở có thể làm thay đổi quan niệm về quản trị nhà nước, thể hiện ở những phương diện sau:

Thứ nhất, dữ liệu mở cho phép, tạo điều kiện công dân giám sát nhà nước, bởi vì qua việc tiếp cận các dữ liệu mở, các hoạt động của nhà nước trở nên minh bạch hơn, đồng thời người dân cũng có khả năng, điều kiện để thực thi quyền giám sát quyền lực nhà nước.

Thứ hai, dữ liệu mở thúc đẩy ý tưởng một nền dân chủ phục vụ, trong đó công dân tham gia quản trị thông qua các lựa chọn cá nhân và dịch vụ công. Thông qua các dữ liệu mở, các công dân có được những thông tin đầy đủ, chi tiết hơn về các dịch vụ công, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các dịch vụ đó.

"Cụm từ "Chính phủ" trong khái niệm này được hiểu là nhà nước (chính quyền), không chỉ bó hẹp ở nghĩa Chính phủ - cơ quan hành pháp quốc gia.

Thứ ba, dữ liệu mở thúc đẩy nền quản trị cùng hợp tác và tham gia giữa nhà nước và công dân, cụ thể dữ liệu mở ủng hộ các công dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cùng làm việc với nhau, với nhà nước để thúc đẩy việc ban hành và thực thi chính sách. Quản trị nhà nước được thúc đẩy khi không ai trong xã hội bị bỏ sót, khi nhiều người hơn được tham gia vào việc quyết định kết quả của sức mạnh tập thể[10].

Dữ liệu mở thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nó tạo điều kiện cho quá trình ra quyết định của công dân. Chỉ khi được tiếp cận các thông tin minh bạch, được thúc đẩy bởi cơ sở dữ liệu mở, các công dân mới có thể thực thi được các quyền của mình, đặc biệt là quyền giám sát, yêu cầu các cơ quan công quyền phải giải trình, chịu trách nhiệm về những quyết định được ban hành và thực thi, qua đó giúp PCTN. Nó cũng thúc đẩy sự sáng tạo, trong quá trình quản trị cũng như trong quá trình cung cấp các dịch vụ công. Dữ liệu mở cho phép các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được gộp lại, sử dụng và chia sẻ bởi nhiều cá nhân, tổ chức nhằm tránh thông tin một chiều từ phía nhà nước. Ví dụ, trang OpenSpending.org cho phép mọi người tiếp cận các thông tin và thúc đẩy sự tham gia của công dân trong các vấn đề cơ bản như các quyết định ngân sách quốc gia. Trang này cung cấp dữ liệu thu, chi từ các Chính phủ thông qua các biểu đồ tương tác và cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm. Website hiện giờ bao gồm dữ liệu từ Nigeria, Ấn Độ, Kenya, Nam Phi và Vương quốc Anh cùng với một số quốc gia khác tự nguyện tham gia vào mạng lưới[11].

Theo một nghiên cứu của OECD[12], dữ liệu có mối liên hệ với quản trị nhà nước trên các phương diện cơ bản sau đây: tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình; dữ liệu mở giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy sự tham gia của xã hội. Các nghiên cứu khác về tác động của dữ liệu mở về cơ bản đều khẳng định những tác động tích cực với quản trị nhà nước. Tim Davies và Fernado Perini cho rằng dữ liệu mở góp phần tăng cường (1) sự minh bạch và trách nhiệm giải trình; (2) sự sáng tạo, sự phát triển và hiệu quả kinh tế; và (3) không loại bỏ ai (inclusion) và trao quyền.

Bên cạnh đó, dữ liệu mở có tác động rất lớn đến PCTN. Các Chính phủ trên thế giới ngày càng quan tâm và sử dụng dữ liệu mở như là một phương cách để PCTN. Bằng việc thúc đẩy sự minh bạch trong các hoạt động của Chính phủ, thu-chi ngân sách, dữ liệu mở trở thành một thành tổ tiềm năng giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước. Dữ liệu mở không chỉ giảm thiểu việc quản lý và phân bố sai trái các nguồn lực, mà nó còn bảo đảm sự trao đổi minh bạch và trách nhiệm hơn giữa các Chính phủ với người dân. Chính nhu cầu PCTN đặt ra yêu cầu các Chính phủ ngày càng mở rộng việc sử dụng các dữ liệu mở để nâng cao sự minh bạch. Với hàng nghìn Gigabyte dữ liệu được tạo ra bởi các Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới, những điều kiện, phương thức mới được tạo ra trong việc phòng chống tham nhũng. Khi dữ liệu của chính quyền và các dữ liệu khác liên quan đến quản trị, quản trị nhà nước được mở, tiếp cận, tương tác đồng nghĩa với việc tăng cường các khả năng giám sát, bảo đảm sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, PCTN[13]. Nghiên cứu của OECD chỉ ra xu hướng sử dụng dữ liệu mở để PCTN ở các quốc gia G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn)[14].

Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia xem dữ liệu mở thực sự là một phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước. Tại Mỹ, vào năm 2009, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Biên bản ghi nhớ về Minh bạch và Chính phủ mở, dẫn đến sự ra đời của dữ liệu data gọi lưu trữ hàng trăm bộ dữ liệu để công chúng tiếp cận. Phong trào này mau chóng được tiếp bước bởi Vương Quốc Anh - quốc gia thiết lập trang data.gov.uk vào đầu năm 2010 và bắt đầu một chương trình cải cách cơ sở dữ liệu mở trong toàn bộ hệ thống Chính phủ, và tiếp tục cải cách cho hệ thống hành chính sau đó. Hiện nay, dữ liệu mở đang trở thành một phong trào (open data movement) ở nhiều nước trên thế giới và kể cả của các tổ chức quốc tế. Vào tháng 4/2010, Ngân hàng Thế giới đã mở một công dù liệu mở, cung cấp quyền truy cập hàng trăm chỉ số kinh tế, xã hội, và vào tháng 7/2011, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Kenya đã mở một cổng dữ liệu cho mình, trở thành một trong những quốc gia đang phát triển đầu tiên có cơ sở dữ liệu quốc gia mở. Tháng 9/2013, Ấn Độ mở một phiên bản thủ data.gov.in. Dữ liệu mở trở thành một chủ đề quan trọng trong Hợp tác Chính phủ Mở (OGP)[15] - một sáng kiến đi phương, do các Chính phủ, tổ chức xã hội của nhiều quốc gia thiết lập và điều hành, tập trung vào nền quản trị minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình". Một trong các kế hoạch hành động của OGP tháng 7/2016 chỉ ra là: “Các công nghệ mới tạo ra các cơ hội cho việc chia sẻ thông tin, tham gia công việc nhà nước và hợp tác. Chúng tôi mong muốn khai thác các công nghệ này để tạo ra nhiều thông tin được công khai hơn bằng những cách mà có thể giúp người dân hiểu các Chính phủ của họ làm gì và ảnh hưởng lên các quyết định”.

2. Tự do Internet

Internet là một cầu nối trung gian cốt lõi (a crucial media), qua đó người dân có thể tự bày tỏ và chia sẻ các ý kiến và trở thành một công cụ ngày càng quan trọng để thực hiện quyền tham gia, giảm sát các cơ quan công quyền và bảo vệ các quyền con người. Trong thời đại công nghệ ngày nay Internet trở thành một nền tảng chủ chốt (a key platform) để chia sẻ thông tin, vận động chính sách và thúc đẩy quyền con người. Tất cả mọi người có quyền tham gia vào xã hội thông tin, vì thế nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền tiếp cận Internet của công dân. Internet ngày càng trở nên không thể thiếu để người dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tính đến tháng 01/2016, số lượng người dùng Internet trên toàn cầu ước tỉnh khoảng 3,27 tỷ. Đối với mạng xã hội, số người dùng trên toàn cầu ước tính đạt 2,5 tỷ năm 2018, chiếm 1/3 dân số toàn thế giới. Theo Tổ chức Quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (ICANN) và Công ty DAMMIO (We Are Social - Anh), tỉnh đến năm 2017, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 17 thế giới về số lượng người. dùng Internet, chiếm gần 53% dân số, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, có 46 triệu người Việt Nam dùng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo..), hiện được xếp trong nhóm đứng đầu thế giới về số người sử dụng. Theo kết quả nghiên cứu của Báo Nikkei (Nhật Bản) về tốc độ Internet của các nước châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2017, đã khẳng định: "Ấn Độ và Việt Nam vượt xa các nước phát triển, tốc độ sẽ tiếp tục tăng khi Chính phủ Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế số. Còn theo báo cáo về tốc độ Internet trên toàn cầu năm 2017 của Amakai, công ty chuyên cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung (CDN) và điện toán đám mây của Hoa Kỳ, Việt Nam hiện đang xếp thứ 58/193 nước trên thế giới, tăng tới 89% so với cùng kỷ năm 2016, mức tăng cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng Internet. Cách nay hơn 20 năm, ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối với Internet toàn cầu, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông tin, truyền thông Việt Nam. Những năm qua, nước ta đã tận dụng được tối đa tính năng ưu việt của Internet trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực xã hội. Nếu những ngày đầu Việt Nam kết nối Internet, số người sử dụng chỉ hơn 200.000 người, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên hơn 31 triệu người và đến năm 2017, con số này đã tăng lên hơn 50 triệu người. Những số lượng ấn tượng này cho thấy tầm quan trọng của tự do tiếp cận Internet, mà thiếu nó người dân sẽ bị tước đoạt quyền tiếp cận thông tin cũng như quyền tham gia các vấn đề chính trị.

Tiếp cận Internet và bảo đảm quyền tiếp cận Internet là một trong những chính sách quan trọng được quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc đã bắt đầu công nhận quyền tiếp cận Internet (gắn với quyền tự do biểu đạt) như là một trong những quyền cơ bản[16]. Một số quốc gia như Phần Lan, Estonia đã quy định tiếp cận Internet là một quyền cơ bản của công dân. Theo một khảo sát của BBC World Service vào năm 2010 trên 27.000 người ở 26 quốc gia, khoảng 4/5 người tin rằng tiếp cận Internet là một quyền cơ bản[17]. Năm 2003, Hội nghị Thượng đỉnh về Xã hội thông tin (the World Summit on the Information Society) tại Geneve năm 2003, Tunis năm 2005 đều khẳng định "mong ước và cam kết chung trong việc xây dựng xã hội thông tin lấy người dân làm trung tâm, không loại trừ ai và vi mục tiêu phát triển, nơi mà mọi người có thể tạo lập, tiếp cận, sử dụng và chia sẻ thông tin và tri thức, giúp các cá nhân, cộng động và người dân đạt đầy đủ tiềm năng của họ trong việc thúc đẩy sự phát triển bên vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, dựa trên các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương liên hợp quốc và tôn trọng đầy đủ và bảo vệ Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người”[18].

Tự do Internet được coi như là một phương tiện để thực hiện quyền biểu đạt và tự do thông tin. Theo Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu đạt đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Internet như là một phương tiện trung gian để thực hiện quyền biểu đạt, hay nói cách khác quyền biểu đạt chỉ được thực hiện với sự cam kết của các quốc gia trong việc ban hành các chính sách hiệu quả trong việc bảo đảm quyền tiếp cận phổ quát với Internet[19]. Ngày 05/7/2010, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về "Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ quyền con người trên Internet”. Đây là lần đầu tiên Hội đồng mở rộng định nghĩa quyền con người trên một thế giới ảo. Đây chính là căn cứ pháp lý quốc tế quan trọng bảo đảm quyền tự do tranh luận trên Internet, thoát khỏi mọi ràng buộc, kiểm soát và điều khiển của nhà nước. Cụ thể, Nghị quyết này tuyên bố rằng tự do ngôn luận được bảo đảm trên TV, radio, báo chí... cũng được áp dụng đối với Internet, đồng thời khẳng định rằng những quyền mà con người được hưởng "ngoại tuyến” phải được bảo vệ “trực tuyến" và kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện cho tự do Internet phát triển. Đây có thể nói là một dấu mốc quan trọng cho việc mở rộng định nghĩa về quyền con người trong một thế giới do mà cụ thể là Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (được thông qua năm 1948) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (thông qua năm 1966). Việc thay đổi định nghĩa quyền con người được nói đến trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi Internet bắt đầu trở nên phổ biến nhằm tạo điều kiện cho con người bày tỏ ý kiến trên mạng. Năm 2003, Liên minh Viễn thông quốc tế (UTT) thuộc Liên hợp quốc, là cơ quan lần đầu đưa ra định nghĩa mới này. Nghị quyết về “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ quyền con người trên Internet" cho thấy nhu cầu được sử dụng và tự do bày tỏ trên Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều người. Nghị quyết được thông qua chính là căn cứ pháp lý kêu gọi tự do Internet và bảo vệ nhân quyền và tự do trên mạng. Năm 2016, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua thêm một nghị quyết trong đó lên án những biện pháp cố tình ngăn chặn hay làm gián đoạn việc tiếp cận, phổ biến các thông tin trực tuyến, đó là hành động vi phạm pháp luật nhân quyền quốc tế, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và chấm dứt những biện pháp như vậy. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi, thậm chí phản đối của một số quốc gia, sự ra đời của nghị quyết này thể hiện quan điểm của cộng đồng thế giới trong việc thúc đẩy tự do Internet, đặc biệt quyền tự do trên mạng Internet[20].

Trong khi đó, Tuyên bố các nguyên tắc của Hội nghị thượng đình thế giới năm 2003 về xã hội thông tin (WSIS) cho rằng: “Kết nối là một nhân tố trung tâm trong việc xây dựng xã hội thông tin. Việc tiếp cận phổ cập, phổ biến, công bằng và hợp lý với cơ sở hạ tầng và dịch vụ ICT, là một trong những thách thức của xã hội thông tin và phải là mục tiêu của tất cả các bên liên quan trong việc xây dựng nó. Kết nối cũng bao gồm việc tiếp cận với các dịch vụ bưu chính và năng lượng, cần được đảm bảo phù hợp với pháp luật trong nước của mỗi quốc gia[21]. Bảo cáo năm 2011 của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do ngôn luận được các quốc gia tuyên bố cần "đảm bảo rằng truy cập Internet được duy trì mọi lúc, kể cả trong thời gian bất ổn chính trị”[22]. Báo cáo viên đặc biệt cũng quan niệm cho rằng việc truy cập vào nội dung trực tuyến và truy cập vào "cơ sở hạ tầng và công nghệ truyền thông thông tin, chẳng hạn như cáp, modem, máy tính và phần mềm, để truy cập Internet ngay từ đầu được đảm bảo"[23]. Như vậy, truy cập vào cơ sở hạ tầng và đảm bảo truy cập toàn cầu Internet khi thực hiện tự do ngôn luận phải là ưu tiên cho tất cả các quốc gia. Do đó, mỗi nhà nước nên xây dựng một chính sách cụ thể và hiệu quả, tham vấn với các cá nhân, tổ chức có liên quan từ tất cả các bộ phận của xã hội, bao gồm khu vực tư nhân và các bộ có liên quan của chính quyền, để cung cấp Internet và tự do ngôn luận trên Internet được đảm bảo rộng rãi, dễ tiếp cận và không hạn chế quyền tiếp cận thông tin, tạo hiệu lực cho quyền tự do ngôn luận song song với việc các quốc gia để thúc đẩy phố cặp truy cập Internet.

Tự do Internet giúp người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội; nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương sử dụng Internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân. Tất cả những điều đó góp phần làm tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng.

 


[1] Lê Trung Nghĩa - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc gia về công nghệ mở thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, "Giới thiệu dữ liệu mở - Open Data” <https://www.slideshare.net/nghia/open-data-Intro-59168952 truy cấp ngày 25/9/2019.

[2] Open Data 101' <https://open.canada ca/en/open-data principles truy cập ngày 25/9/2019.

[3] T. Davis, F. Perini and J. M. Alonso, 'Researching the Emerging Impacts of Open Data: ODDC Conceptual Framework (2013) No. 1 ODDC Working Paper, Washington, DC: World Wide Web Foundation.

[4] OECD, Open Government Data <http://www.oecd.org/gov/digital-government/open-government-data.htm>truy cập ngày 25/9/2019.

[5] ODAD là tổ chức hợp tác toàn cầu hàng đầu nhằm tăng cường hệ sinh thái đữ liệu mở trên toàn thế giới. Xem thêm: http://odad net

[6] ODAD là tổ chức hợp tác toàn cầu hàng đầu nhằm tăng cường hệ sinh thái đữ liệu mở trên toàn thế giới. Xem thêm: http://odad net

[7] Open Data Impact Map <http://opendatalmpactmap org/index truy cập ngày 25/9/2019.

[8] Open Data and Improving Governance Issues of Measurement Open Data Research Network <http://www.opendataresearch.org/content/2013/546/open-data-and-improving-governance-issues-measurement.html> truy cập ngày 25/9/2019.

[9] Xem thêm: "The 8 principels of Open Government Data' <https://opengovdata.org/>; Open Data 101' <https://open canada calen/open-data-principles truy cập ngày 25/9/2.

[10] Open Data and Improving Governance: Issues of Measurement' Open Data Research Network <http://www. opendataresearch.org/content/2013/546/open-data-and-improving-governance-issues-measurement.html> truy cập ngày 25/9/2019

[11] T. Davies, How might open data contribute to good governance?' <http://www.opendataimpacts.net/2012/12/how-might-open-data-contribute-to-good-governance/> truy cập ngày 25/9/2019.

[12] OECD, 'Compendium of good pratices on the use of open data for Anti-corruption: Towards data-driven public sector integrity and civic auditing <http://www.oecd.org/gov/public-innovation/open-government-data. ltm> truy cập ngày 25/9/2019.

[13] Transparency International, Connecting the Dots: Building the Case for Open Data to Fight Corruption <https://www.transparency.org/whatwedo/publication/connecting the dots_building_the_case_for_open_ data to fight corruptions truy cập ngày 25/9/2019

[14] OECD, Compendium of good pratices on the use of open data for Anti-corruption: Towards data-driven public sector integrity and civic auditing <http://www.oecd.org/gov/public-innovation/open-government-data. htm truy cập ngày 25/9/2019.

[15] Hợp tác Chính phủ Mở (OGP) chính thức được thành lập vào ngày 20/9/2011, là mang lưới cầu các nhà cải cách chính phủ và lãnh đạo các tổ chức xã hội nhằm xây dựng các kế hoạch hành động về Chính phủ mở nhằm tăng cường sự tham gia, tình thân phục vụ và trách nhiệm giải trình của các Chính phủ. Khi mới thành lập có 08 Chính phủ tham gia (Hrazil, Indonella, Mexico, Ngụy, Philippines, Nam Phi, Vương quốc Anh và Mỹ). Tù năm 2011, 79 Chính phủ thành viên và 20 các Chính phủ liên quốc gia tham gia và ban hành hơn 3,100 cam kết để làm cho các Chính phủ mở và trách nhiệm hơn. Để trở thành một thành viên của OGB quốc gia tham gia phải ban hành một Bản tuyên ngôn Chính phủ mở ở cấp độ cao, ban hành một kế hoạch hành động có tham vấn công chúng, và cam kết báo cho độc lập về sự tiến triển của Chính phủ mở. Xem thêm: https://www.open gopartnership org/ truy cập ngày 25/9/2019.

[16] Frank La Rue, the United Nations Special Rapporteur on the Promotion and Protection of the Right to Freedom of Opinion and Expression, presented to the UN Human Rights Council on 3 June 2011

[17] BBC News, Internet access is a fundamental right 08 March, 2010 <http://news.bbc.co.uk/2/hi

[18] Declaration of Principles for the first phase of the World Summit on the Information Society, Geneva, 10-12 December 2003.

[19] The UN Human Rights Council's Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression stated the following in his repo

[20] Molly Land. Towards an International Law of the Internet (2013) Vol 54 No. 2 Havard International Law Journal.

[21] Declaration of Principles Building the Information Society: a global challenge in the new Millennium' (2003) Docnvent WSIS INGENEVA/DOC/4-E <http://www.its.lnt/wals/docs/geneva official/dophtml> truy cập ngày 25/9/2019

[22] The UN Human Rights Council's Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression stated the following in his report of 16 May 2011 to the Human Rights Council (A/HRC/17/27), para 79.

[23] The UN Human Rights Councils Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression stated the following in his report of 16 May 2011

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành