Thứ sáu, 25 Tháng 3 2022 23:51

Phân tích một số góc độ tiếp cận trong Khái niệm trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương

Về mặt nguồn gốc của thuật ngữ, một số nhà nghiên cho rằng, "accountability" có nguồn gốc từ tiếng Anglo - Norman (tiếng Pháp dùng ở Anh thời Trung cổ), ban đầu rất gần với thuật ngữ "accounting" với nghĩa là sổ sách kế toán - "book-keeping”. Trải qua nhiều thế kỷ, thuật ngữ trách nhiệm không còn gắn với duy nhất một lĩnh vực quản lý tài chính hay sổ sách kế toán nữa mà nó còn được coi là cơ sở của hệ thống quản lý công bằng, vô tư khách quan và trách nhiệm không chỉ là trách nhiệm của người dân đối với Hoàng gia hay đối với nhà nước mà ngược lại nhà nước cũng có trách nhiệm với dân chúng[1]. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với làn sóng quản lý công mới ở nước Anh, thuật ngữ này đã thoát hẳn nghĩa trực tiếp và trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành quản trị tốt. Tuy nhiên, logic của hoạt động kế toán vẫn tồn tại, đó là người được ủy quyền, được sử dụng nguồn lực của người khác phải có trách nhiệm sử dụng một cách có hiệu quả nhất và chịu trách nhiệm trước những người ủy quyền cho họ cả về tiến trình hoạt động và hiệu quả công việc. Chính vì lý do ngôn ngữ này nên tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau: Theo nghĩa rộng, trách nhiệm giải trình là trụ cột của nền dân chủ, là tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, các tổ chức quốc tế Ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, Liên hiệp quốc... thường sử dụng quan niệm này trong hợp tác phát triển, đặc biệt là hoạt động cải cách khu vực công. Theo nghĩa hẹp, trách nhiệm giải trình là quan hệ giữa chủ thể của các hoạt động quyết định chính sách (trường hợp này là chính quyền) với các chủ thể liên quan khác (trong trường hợp này là Quốc hội, người dân, phương tiện truyền thông hoặc tổ chức xã hội công dân) thông qua các phương tiện thông tin, giải thích và chịu trách nhiệm[2].

Theo Từ điển về Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ, trách nhiệm giải trình được lý giải là: "Phạm vi mà trong đó một người phải chịu trách nhiệm với các cấp cao hơn - về mặt pháp lý hoặc tổ chức - về những hành động của họ trong xã hội nói chung hoặctrong phạm vi một tổ chức nào đó nói riêng. Về mặt lý thuyết, các quan chức trùng cử phải chịu trách nhiệm trước chủ quyền chính trị của các cử tri. Với ý nghĩa này, các quan chức được bổ nhiệm – từ các nhân viên giữ hồ sơ cho đến các thư ký trong nội các - đều chịu ít trách nhiệm hơn so với các quan chức được lựa chọn do bỏ phiếu, những người được bổ nhiệm chủ yếu chỉ phải chịu trách nhiệm trước những người giám sát trong tổ chức của họ, trong khi những người được lựa chọn do bầu cử phải chịu trách nhiệm trước tất cả những người nằm trong phạm vi quyền hạn của họ"[3].

Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về trách nhiệm giải trình. Có thể nhận thấy có hai hướng tiếp cận chính:

Tiếp cận theo nghĩa chủ động, đó là "ý thức tự giác", "chủ động hành xử theo những chuẩn mực như rõ ràng, minh bạch, có trách nhiệm, thận trọng, biết lắng nghe, sẵn lòng hành động một cách minh bạch, khách quan và công bằng[4], được sử dụng chủ yếu như một khái niệm quy chuẩn, như là các tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá hành vi của các bên tham gia. Do đó, các nghiên cứu về trách nhiệm giải trình thường tập trung vào các vấn đề mang tính quy chuẩn, tập hợp các tiêu chuẩn để đánh giá cách hành xử của các chủ thể công quyền, được xem là hướng tích cực của tổ chức công hoặc công chức[5]. Trong công trình nghiên cứu Khuôn khổ trách nhiệm giải trình toàn cầu, trách nhiệm giải trình được hiểu là sự cam kết và chịu trách nhiệm đối với những người có lợi ích liên quan; cân nhắc các nhu cầu và quan điểm của họ trong quá trình ra quyết định, đưa ra giải thích vì sao các quan điểm và nhu cầu được xem xét hoặc không. Theo đó, trách nhiệm giải trình là một quá trình học hỏi hơn là một cơ chế kiểm soát. Có trách nhiệm giải trình nghĩa là luôn cởi mở với những người có lợi ích liên quan, cam kết với họ việc thường xuyên đối thoại và trao đổi qua lại[6].

Cách tiếp cận này cũng gắn với các tiếp cận về trách nhiệm giải trình của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD). ADB xác định, trách nhiệm giải trình tạo ra một diễn đàn để những người dân chịu sự tác động bất lợi của các dự án được tổ chức tài trợ, đưa ra những tiếng nói về những quan ngại của họ và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó, điều này tạo ra sự minh bạch, sự tham gia, sự tín nhiệm, tính hiệu quả[7]. Điều này phù hợp với quan điểm trong dự án cải cách hành chính – VIE/92/002 năm 1997, trách nhiệm giải trình có thể được hiểu là “Trách nhiệm của Chính phủ hay một cơ quan của Chính phủ đối với cơ quan cấp trên vàđối với công chúng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định và giải trình trước công chúng về việc đó”; “Cam kết đòi hỏi ở một công chức để đảm nhiệm trách nhiệm về việc thực hiện hay không một công việc”; và “nghĩa vụ mà cấp dưới phải báo cáo cho cấp trên về việc thực hiện chức trách của mình”[8].

Việc tiếp cận như trên cho thấy, nó chủ yếu hướng đến các chủ thể thực hiện trách nhiệm giải trình trong khu vực Nhà nước và xu hướng nâng cao quản trị công đang diễn ra mạnh mẽ ngày nay, đây cũng chính là lĩnh vực và xu hướng tácđộng sâu rộng nhất đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội ở các quốc gia, là mục tiêu mà các nền hành chính công hiện đại hướng đến. Với cách tiếp cận này, phạm vi trách nhiệm giải trình là tương đối rộng, mang hàmý rất tích cực, là cơ sở để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Nhà nước, nó mang tính gợi mở đến hình ảnh mang tính tin cậy, trung thực, công bằng, tính chịu trách nhiệm. Việc hướng đến tính “tích cực” của các chủ thể đã hàm chứa bên trong khái niệm trách nhiệm giải trình tính liên tưởng trong nhận thức và diễn giải về khái niệm này, chính vì vậy khái niệm này không dễ dàng nắm bắt khi xem xét trên khía cạnh nàođó, nó ngày càngđược sử dụng nhiều trong các cuộc thảo luận chính trị và các văn bản chính sách vì nó truyềnđạt một hình ảnh minh bạch và đáng tin cậy. Sức mạnh gợi ý của nó làm cho nó cũng là một khái niệm rất khó nắm bắt, bởi vì nó có thể có nghĩa là nhiều điều khác nhau cho những người khác nhau, nhưng bất cứ ai nghiên cứu trách nhiệm sẽ sớm phát hiện ra[9].

Tiếp cận theo nghĩa bịđộng, đó là nghĩa vụ phải làm của một chủ thể trước các chủ thể các. Theo nghĩa này, trách nhiệm giải trình luôn gắn với một mối quan hệ cụ thể, thường là quan hệ đại diện hoặc ủy quyền, trong đó, chủ thể được ủy quyền phải giải thích, chứng minh hành xử của mình, chịu sự phán xét và chế tài (nếu có) từ chủ thể ủy quyền[10]. Cơ sở cho việc xácđịnh trách nhiệm giải trình là sựủy quyền của người dân và tính đại diện của bộ máy Nhà nước, các cơ quan Nhà nước phải công khai, minh bạch hoạt động của mình thông qua quy trình thủ tục về tiếp cận thông tin, về cơ chế giám sát quyền lực[11]đại diện cho người dân được biết chính quyền đã, đang và sẽ làm gì.

Trách nhiệm giải trình theo nghĩa bị động xác lập tương đối rộ từng trách nhiệm của chủ thể nào đối với chủ thể nào, nội dung giải trình là khi quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ như thế nào, hệ quả pháp lý ... chính vì vậy, hình thức chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu hộiđồng nhân dân trong các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân được thể hiện rõ nét, trách nhiệm giải trình theo nghĩa này được thể hiện rõ trong từng mối quan hệ cụ thể giữa các chủ thể và được thực hiện chủ yếu dựa trên mối quan hệ đại diện hoặc ủy quyền.

Thực tếở Việt Nam trách nhiệm giải trình được đánh giá ở nhiều khía cạnh khách nhau, tuy nhiên ở góc độ phòng chống tham nhũng thì trách nhiệm giải trình được hiểu là việc các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chủ động hoặc theo yêu cầu thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về quyền, nghĩa vụ, về quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trách nhiệm của mình đối với kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó trước người dân, xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan[12].

Trách nhiệm giải trình trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang áp dụng được là việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực công có trách nhiệm cung cấp thông tin và làm rõ trách nhiệm về quyết định và hành vi của mình để người dân và các cơ quan giám sát có thể hiện và đánh giá. Theo lý thuyết vềquản trị tốt, trách nhiệm giải trình được xem là vấn đề trung tâm của mô hình này, theo đó, nội hàm của khái niệm này bao gồm khả năng giải đáp và việc chịu trách nhiệm khi hậu quả xảy ra. Trong đó, khả năng giải đáp là việc yêu cầu các công chức giải thích theo định kỳ những vấn đề liên quan đến việc họ đã sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, những nguồn lực được sử dụng vào đâu, với các nguồn lực đó đã đạt được kết quả gì. Đồng thời, việc chịu trách nhiệm hậu quả xảy ra, được xem nhưlà nhu cầu về việc phải dự đoán được những hậu quả[13].

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, việc giải trình không chỉ các cơ quan nhà nước mà áp dụng cho cảcác tổ chức xã hội công dân và khối tư nhân trước công chúng và trước các đối tác. Trong khuôn khổ là một hoạt động của nhà nước, trách nhiệm giải trình được hiểu là: trách nhiệm của cơ quan công quyền đã nhận quyền lực từ nhân dân và đặt ra mục tiêu thực thì quyền lực và nhân dân, thì đồng thời có nghĩa vụ trả lời, lý giải và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình[14].

Với tư cách là một hoạt động cần cơ quan nhà nước, ở Việt Nam, trách nhiệm giải trình còn được đề cập trong hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chẳng hạn như, trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước. Tác giả Phạm Duy Nghĩa cho rằng, trách nhiệm giải trình trong nền hành chính công là một thuộc tỉnh cần người được ủy quyền thực thi công vụ phải có nghĩa vụ giải thích và phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm trước người ủy quyền và các bên có liên quan[15]. Trách nhiệm giải trình còn được đặt ra với cơ quan lập pháp và các cơ quan trực thuộc nổ, ở Việt Nam. để cấp đến vấn đề này nó thường gần với trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức và cá nhân phải giải trình[16]. Hệ thống tư pháp cũngđặt ra vấn đề giải trình trong đó toànánđược xácđịnh là chủ thể có vai trò quan trong trong bảođảm trách nhiệm giải trìnhcủa các cơ quan, công chức nhà nước và bản thân tòa án cũng phải thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm giải trình này chủ yếu hướng đến việc buộc các cơ quan tư pháp phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành các chức năng, nghĩa vụ của mình.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thì chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã khẳng định: khái niệm trách nhiệm giải trình là một khái niệm khó giải thích vì có nhiều cách diễn giải và dịch thuật khác nhau, và rất khó để khẳng định được thực thi như thế nào. Vì vậy, khái niệm trách nhiệm giải trình được hiểu một cách cơ bản là đảm bảo cho người dân, nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước có cả khung pháp lý lẫn khả năng buộc các cơ quan và cán bộ nhà nước phải giải trình về những gì họ làm hoặc không làm khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trên phương diện pháp luật, ở Việt Nam trách nhiệm giải trình tăng được để còn ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luậtvề trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong Hiến pháp năm 2013, tác giả Hà Thị Mai Hiên khẳng định: “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hiến định là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước ở tầm Hiến pháp có trách nhiệm phải báo cáo, giải thích rõ ràng về những nội dung sự việc các quyết định thuộc thẩm quyền công vụ của mình trước nhân dân và trước các chủ thể có thẩm quyền giám sát theo hiến định"[17].

Xét ở góc độ luật thực định, hiện nay ở Việt Nam khái niệm trách nhiệm giải trình chủ yếu được hiểu là trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu. Theo đó, trích nhiệm giải trình chủ yếu mang tính "bị động” - khi có yêu cầu mới giải trình, tuy nhiên, trên thực tế trách nhiệm giải trình còn rộng hơn, không chỉ được thực hiện một cách "bị động" khi có yêu cầu mà còn được thực hiện một cách "chủ động", ngay cả khi không có yêu cầu nhưng chủ thể thấy đó là việc làm cần thiết để tìm được sự ủng hộ, chia sẻ huy đồng thuận về những vấn đề đã hoặc sẽ được thực hiện thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, tạo cơ sở cho việc bảo đảm tính khả thi của các quyết định hay việc làm của mình trên thực tế[18].

Một số ý kiến cho rằng, về mặt học thuật và pháp lý, hiện nay vẫn chưa có sự ghi nhận thống nhất khái niệm này. Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 0B/8/2013 của Chính phủ không đưa ra khái niệm đầy đủ về trách nhiệm giải trình mà chỉ đưa ra khái niệm về giải trình, theo đó, trách nhiệm giải trình chủ yếu được hiểu là trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý khi được yêu cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giải trình không chỉ là trách nhiệm mà cũng có thể được coi là quyền của một chủ thế nào đó được phát biểu, nói lên ý kiến giải thích cho việc làm của mình là đúng đẫn, hợp pháp. Do đó, trách nhiệm giải trình trước hết phải dựa trên nhu cầu thấy “cần” phải giải thích của người có trách nhiệm, không chỉ là thực hiện do quy định của pháp luật. Mặc dù không quy định rõ trách nhiệm giải trình là gì, nhưng nếu nhìn nhận một cách toàn diện về các quy định tại Nghị định thì giải trình theo nghĩa phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể đã được thể hiện thông qua quy định về việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình như: nếu cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan nhà nước không chấp hành nghiêm quy định về thực hiện trách nhiệm giải trình theo các quy định thì tùy tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức[19]. Như vậy, trên phương diện phápluật thực địnhhiện nay, trách nhiệm giải trình tương đồng với trách nhiệm của công chức phải giải trình, giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu.

Tóm lại, thuật ngữ "trách nhiệm giải trình" có thể tiếp cận trên nhiều góc độ. khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Qua phân tích các phương diện tiếp cận - đề cập đến thuật ngữ trách nhiệm giải trình sẽ thể hiện một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, trách nhiệm giải trình diễn ra trong cả khu vực công và khu vực tư nên có phạm vi rất rộng. Đối tượng cần giải trìnhđượcáp dụng rộng rãi cả trong khu vực công và tư (trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, trách nhiệm của các Trường Đại học, trách nhiệm giải trình của khu vực tư...)[20]. Vì vậy, có thể hiểu trách nhiệm giải trình không chỉ là trách nhiệm của nhà nước trước xã hội mà còn là trách nhiệm của chủ thể quản lý với đối tượng thụ hưởng/chịu sự quản lý nói chung.

Thứ hai, trách nhiệm giải trình được xác định trên những nội dung cơ bản nhưng nghĩa vụ và trách nhiệm cung cấp thông tin, giải thích, trả lời một cách công khai, minh bạch gắn liền với việc nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, quyền hạn được giao ở cả ba khía cạnh:

- Trách nhiệm giải trình là mang tính tự giác, chủ động của các chủ thể (trách nhiệm giải trình chủ động);

- Trách nhiệm giải trình là nghĩa vụ của một chủ thể trước các chủ thể khác (trách nhiệm giải trình bị động);

- Trách nhiệm giải trình vừa mang tính tự giác, vừa là nghĩa vụ của các chủ thể (trách nhiệm giải trình chủ động và bị động).

Thứ ba, trách nhiệm giải trình là cần xácđịnh rõ những vấnđề liên quan đến ai là chủ thể thực hiện việc giải trình, ai là chủ thể cần được giải trình, hậu quả của việc không làm đúng/ đầy đủ trách nhiệm của mình. Bản chất của thuật ngữ giải trình là sự mong đợi của người dân, người ủy quyền về khả năng chịu trách nhiệm của người được ủy quyền, sự ủy quyền đều đi đôi với trách nhiệm giải trình. Như vậy, chủ thể được ủy quyền phải xem việc giải trình như là một trách nhiệm cần phải thực hiện trong quá trình thực hiện quyền lực, thẩm quyền đã được ủy quyền.

Thứ tư, trách nhiệm giải trình được xem là phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần dự báo hành vi, hậu quả và có thể quy kết trách nhiệm cho người được ủy quyền. Trách nhiệm giải trình không có nghĩa là chờ đến khi hậu quả xảy ra mới suy xét trách nhiệm, mà ngay trong quá trình thực thi quyền lực ủy quyền, người được ủy quyền phải thực hiện trách nhiệm giải trình để người ủy quyền có thể kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực có thể xảy ra.Nếu người thực thi quyền lực để hậu quả xảy ra thì người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm, thông qua đó kiểm soát quyền lực mà nhân dân đã giao phó cho nhà nước trong quá trình thực thi công vụ và khắc phục hành vi, hậu quả.

Trách nhiệm giải trình có thể tiếp cận trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau nên sẽ gợi mở nhiều hình thức thể hiện trách nhiệm giải trình khác nhau của các chủ thể. Khi xem xét trách nhiệm giải trìnhở gócđộlà một hoạt động của nhà nước, thìtrách nhiệm giải trình trở nên phổ biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước, không chỉ bộ máy nhà nước ở trung ương mà ngay cả chính quyền địa phương vàgắn liền với yêu cầu công khai, minh bạch, bảo đảm tính pháp quyền trong hoạt động của bộ máy nhà nước, là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Sự gia tăng và ngày càng phổ biến của trách nhiệm giải trình trên một số lĩnh vực và vấn để, dẫn đến sự nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa không mong muốn và có thể khắc phục tình trạng này, bằng cách chống lại “sự kéo dài khái niệm” này!. Điểm cần chú ý là, nếu trách nhiệm giải trình thuở ban đầu, theo một số nhà nghiên cứu được quan niệm như là một phạm trù đạo đức, chính trị, thì trong bối cảnh ngày nay, với sự đòi hỏi cao hơn về trách nhiệm giải trình nó còn được xem xét như là một trách nhiệm pháp lý, được pháp luật của các quốc gia quy định ngày càng rõ ràng, cụ thể.

Ở Việt Nam hiện nay, đề cập đến trách nhiệm giải trình trên một số cách thức tiếp cận đã có điểm tương đồng với các quan điểm thể hiện ở các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, tuy nhiên, trách nhiệm giải trình nhìn chung chủ yếu vẫn được xem xét dưới khía cạnh là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải giải trình, giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đếntrách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu. Trách nhiệm giải trình với tính cách là trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức đã được pháp luật quy định với những mức độ khác nhau, các quy định này vẫn chưa phản ánh hết được sự phong phú, đa dạng của trách nhiệm giải trình cả về phương diễn lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất có thể thấy là, thuật ngữ trách nhiệm giải trình hàm chứa hai vấn để thể hiện nội dung của hoạt động này là 1) đó là trách nhiệm báo cáo, trình bày, cung cấp, giải thích một vấn đề/nội dung nào đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của một chủ thể nhất định; 2) đó là việc xác định trách nhiệm (tính chịu trách nhiệm) của chủ thể đó đối với vấn đề nội dung đã báo cáo, trình bày, cung cấp giải thích thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền chủ thể.

Cũng cần nhận thức rằng hai nội dung cơ bản của trách nhiệm giải trình là có sự thống nhất trong một chỉnh thể và không thể xem xét một cách biệt lập. Bởi lẽ, trách nhiệm giải trình phải được kết hợp giữa hai yếu tố: sự giải trình và sự chịu trách nhiệm. Việc chịu trách nhiệm sẽ không có đầy đủ ý nghĩa của nó nếu như việc chịu trách nhiệm đó không dựa trên căn cứ nào - chịu trách nhiệm phải dựa trên sự giải trình, thông qua giải trình mà xác định rõ được trách nhiệm của chủ thể. Nếugiải trình mà không gắn vớichế tài - thì sự giải trình đó chỉlà sự biện hộ, không có căn cứ ràng buộc trách nhiệm đối với các chủ thể thực hiện. Trách nhiệm giải trình là một thuộc tính của sự ủy quyền, do vậy, điểm chính yếu của khái niệm này xoay quanh các vấn đề theo suy luận logic là: ai truy tìm trách nhiệm giải trình; truy tìm trách nhiệm giải trình đối với ai; truy tìm bằng cách nào; sau khi truy tìm trách nhiệm giải trình thì làm gì; truy tìm trách nhiệm giải trình nào: chính trị, hành chính, pháp lý hay nghề nghiệp. Câu trả lời cho những vấn đề nêu trên phụ thuộc nhiều vào nhận thức, cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu và bản thân sự xuất hiện, phát triển, thay đổi nội hàm của khái niệm theo cách nhìn này, nói cách khác, cùng với sự thay đổi của nhận thức xã hội, khái niệm trách nhiệm giải trình cũng có sự biến đổi theo. Trong khuôn khổ là hoạt động của nhà nước, chúng tôi đồng tình với quan điểm của một số nhà nghiên cứu có thể hiểu: Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm của cơ quan công quyền - đã nhận quyền lực từ nhân dân và đặt ra mục tiêu thực thi quyền lực vì nhân dân, thì đồng thời có nghĩa vụ trả lời, lý giải và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Nói cách khác, đó là việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

Chính quyền địa phương là một khái niệm có những cách hiểu khác nhau, nhưng điểm thống nhất giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động thực tiễn đó là, chính quyền địa phương là cơ quan được lập ra cho chính địa phương, để quản lý công việc ở địa phương, do bầu cử hoặc do bổ nhiệm. Trong tính phổ quát nhất có thể hiểu, chính quyền địa phương là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những thiết chế nhà nước, có tư cách quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến, hợp pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ của một quốc gia. Chính quyền địa phương là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất do nhân dân địa phương lập ra và ủy quyền sử dụng quyền lực trong quản lý nhà nước các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi của địa phương[21]. Chính vì vậy, ở Việt Nam Chính quyền địa phương được hiểu là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm hệ thống cơ quan đại diện và cơ quan hành chính do người dân địa phương bầu ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong một phạm vi địa giới hành chính lãnh thổ nhất định.

Trên cơ sở phân tích khái niệm trách nhiệm giải trình và cách tiếp cận về chính quyền địa phương ở Việt Nam, đề cập đến trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương có thể khái quát cách hiểu như sau: Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương là trách nhiệm của các cơ quan công quyền ở địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

 


[1]Bài Thị Ngọc Mai. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, Luận án tiến sỹ Quản lý hành chính công, 2015, tr. 33, 34

[2]Bùi Phương Đình, Trách nhiệm giải trình trong phòng chống tham nhũng - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị số 3, 2017

[3]Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 7,

[4]Boven, The Quest for Responsibility: Accountability and Citizenship in Complex Organisation, Cambrigde University Press, 1998

[5]Mark Bovens, Two Concepts of Accountability: Accountability as a Virtue and as a Mechanism

[6]Blagescu, M. L. de Las Casas & R. Lloyd (2005), Pathways to Accountability: The Global Accountability

[7]Ngân hàng phát triển châu Á, Chính sách cơ chế trách nhiệm giải trình, 2012

[8]Từ điển Hành chính Anh - Pháp - Việt (1997), Dự án Cải cách hành chính - VIE/92/002, Hà Nội.

[9]Mark Bovens, Public Accountability: A framework for the analysis and assessment of accountability arrange ments in the public domain, 2006.

[10]Mark Bovens, Analysing and Assessing Accountability: A Conceptual Framework, European Law Journal, 2007

[11]Adam Przeworski, Susan C. Stokes, Democracy Accountability, and Representation, Cambridge University Press, 1999.

[12]Viện Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ. Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Để tài khoa học cấp bộ do Nguyễn Quốc Hiệp làm chủ nhiệm 2015.

[13]Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ, Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhưng Việt Nam 2014 (VACI 2014).

[14]Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Đặng Minh Tuấn. Nguyễn Minh Tuấn (Đông chủ biên), Quản trị tốt – Lý luận và thực tiễn Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 185

[15]Xem thêm: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp. “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tile", Để thị khoa học cấp bộ, chủ nhiệm Phạm Hồng Quang 2014, tr. 25.

[16]Phạm Duy Nghĩa, Quan niệm về trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ, Báo cáo chuyên để thuộc đề tài cấp Bộ. Trách nhiệm giải trình trong thực thì công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam, Viện khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ, 2015, tr. 1-19.

[17]Hà Thị Mai Hiên, Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hiện định và định hương triển khai thực hiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật vô 6, 2014, tr. 22

[18]Đinh Văn Minh, Bàn về trách nhiệm giải trình, 2012, http://thanhtia edu.vn/category (truy cập ngày 12/01/2018.

[19]Xem thêm: Điều 18 Nghị định số 90/2013/NĐ-CP về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

[20]Xem thêm: Phạm Thị Ly, Tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình: quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường và xã hội, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 2012, tập 15 số 1, Phan Thị Thanh Thủy, Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11, 2018, Tr.23,25.

[21]Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Viện Nhà nước và Pháp luật, Báo cáo tổng hợp để thi khoa học cấp Bộ. Tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Vũ Thư làm chủ nhiệm, 2016.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành