Thứ sáu, 16 Tháng 9 2022 15:13

Những đặc trưng của tội phạm môi trường

Để có cơ sở đưa ra khái niệm tội phạm môi trường bên cạnh việc làm rõ khái niệm về đối tượng tác động của tội phạm này (khái niệm “môi trường”) cần chỉ ra nội hàm của khái niệm này thông qua việc nghiên cứu các đặc trưng của tội phạm môi trường. Theo đó, tội phạm môi trường có các đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, tội phạm môi trường xâm hại đến các nhóm đối tượng đặc thù gồm có yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo.

Trong những thập kỷ gần đây, các khái niệm đối với các tội phạm môi trường được nêu ra đều đề cập đến những thiệt hại về môi trường vốn có tính phổ biến, lâu dài và nghiêm trọng. Những thiệt hại về môi trường là không thể đảo ngược, tức sự suy thoái của môi trường do những hành vi hủy hoại môi trường gây ra là vô cùng lớn. Dù có khắc phục thiệt hại như thế nào, thì tự nhiên cũng không thể hoàn toàn quay trở về tình trạng ban đầu. Có một điều đáng lo ngại là nếu tự nhiên bị hủy diệt, thì nókhôngthểtựchữalànhvàcuốicùngcuộcsốngcủaconngườicũngnhưcácloàiđộng, thực vật có thể sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Chính vì vậy, tội phạm môi trường còn mang tính chất lâu dài và xuyên quốc gia khi không có ranh giới nào để “khóa” lại những thiệt hại mà nó có thể gây ra[1]. Điều này đã được ghi nhận tại Tuyên bố Stockholm năm 1972 “môi trường tự nhiên và nhân tạo của con người đều cần thiết cho an sinh xã hội và tác động đến chính việc hưởng thụ những quyền cơ bản của con người - quyền được sống”. Trongđó:

-                  Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Hành vi của con người đối với thiên nhiên chủ yếu hướng vào khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nếu những hành vi này quá mức, dẫn đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tận diệt sẽ phá hủy thế cân bằng của môi trường tự nhiên. Bởi môi trường tự nhiên là các thành phần nằm trong một hệ tuần hoàn, liên kết với nhau, thành phần nào bị ảnh hưởng sẽ tác động đến những thành phần còn lại. Các tính năng của môi trường bị suy giảm, đất ô nhiễm, không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm và các sinh vật tự nhiên đứng trên bờ tuyệt chủng. Những yếu tố môi trường suy giảm, hệ lụy là ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người bởi con người cũng là một thành phần của môi trường tựnhiên.

-                  Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật chất do con người tạo ra phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển kinh tế, xã hội của con người. Môi trường nhân tạo có thể là những giải pháp của con người, chẳng hạn, với công nghệ, con người có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, nước và ánh sáng, tạo môi trường nhân tạo “ngoài trời” phù hợp với môi trường tự nhiên vốn có làm nơi trú ẩn cho các hệ sinh thái thực vật; và cũng có thể là một hệ thống hồ điều hòa để lọc không khí và điều tiết nguồn nước dự trữ giảm thiểu tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Mặt khác môi trường nhân tạo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người như việc công trình thủy điện xả lũ không đúng quytrình.

Mặc dù đưa ra việc phân loại nhưng cũng cần hiểu rằng các yếu tố của môi trường có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau và không rõ ràng phân chia trong nhiều trường hợp. Ví dụ ô nhiễm không khí có thể đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu và là hệ quả của tội phạm ô nhiễm liên quan đến biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu có thể trực tiếp tác động đến sự biến mất của nhiều loài sinh vật, gây ra các hiện tượng El Nino, La Nina khiến sản xuất đình trệ, tài sản con người bị hủy hoại do thiêntai.

Thứ hai, tội phạm môi trường xâm hại đến an ninh sinh thái và môi trường sống cũng như sức khỏe, tính mạng của con người

Tội phạm về môi trường thể tác động tới không chỉ khu vực nhất định còn thể trải rộng trên nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia tính chất liên vùng, liên quốc gia tác động đến một nhưng cũng có thể là rất nhiều người hay một khu vực dân cư. Hậu quả của tội phạm môi trườngkhông dễ nhìn thấy ngay được, như vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra biến đổi khí hậu là cả một quá trình nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực mới kết luận được nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là kết quả của một thời gian dài tận diệt tự nhiên, làm biến đổi, suy giảm các tính năng của môi trường tự nhiên, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật cũng như môi trường sống của con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Như vậy, tội phạm môi trườngảnh hưởng xấu đến toàn hội, đó có thể là hậu quả bất lợi cho kinh tế an ninh quốc gia, đối với xã hội, đó sức khỏe cộng đồng, sinh kế suy giảm giá trị tài sản. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống hiện tại của con người, tự nhiên và thế hệ tương lai.

Quyền con người được sống trong môi trường trong lành nguyên tắc trụ cột,quyền tự nhiên của con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tuyên bố Stockholm 1972, nêu rõ: “Con người quyền cơ bản được sống trong môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay mai sau”. Tương tự, trong tuyên bố Rio de janeiro 1992 cũng khẳng định:“Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người quyền được hưởngmộtcuộcsốnghữuích,lànhmạnhvàhàihòavớithiênnhiên”.

Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nhiều nội dung mới về vấn đề bảo vệ môi trường cho thấy có sự chuyển đổi và quan tâm mạnh mẽ đến môi trường khi có đến 10 lần đề cập về môi trường. Chính vì lẽ đó, để cụ thể hóa bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành bằng việc ghi nhận các chế tài bảo vệ môi trường trong pháp luật hình sự thông qua các lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự là cần thiết. Ngoài ra, trước yêu cầu đổi mới về nhận thức liên quan đến quyền con người được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, việc xây dựng các quy định của luật hình sự điều chỉnh tội phạm môi trường chính là đảm bảo quyền cơ bản này của conngười.

Nhu cầu cơ bản của con người là được sống trong môi trường trong lành vốn đượccoilàmónquàcủatựnhiên,cầnthiếtchomọisinhvật.Quyềnsốnglàquyềncơ bảnnhấttrongsốcácquyềnvàcũnglàquyềncốtlõicủanhânloại,nócónghĩalàmột yêu cầu bảo đảm rằng sự tồn tại này không gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhữngngườikhác.Cómộtthựctếlàmôitrườngmàchúngtasốngảnhhưởngrấtlớn đến chúng ta, có những căn bệnh không thể điều trị được do ô nhiễm môi trường mang lại. Vì vậy, môi trường không lành mạnh thực sự cản trở con người trong việc giữ gìn nhân phẩm và sự sống, do đó, ranh giới quyền con người đã được mở rộng bao gồm cả yếu tố bảo vệ môi trường. Sự suy kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã tác động to lớn và trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống nói chung của con người. Chính vì thế quyền được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe môi trường ngày càng được thừa nhận rộng rãi[2]. Môi trường trong lành, vì vậy, là cơ sở nền tảng thiết yếu để hiện thực hóa quyền con người, bởi tất cả những hành vi hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống, hưởng thụ của conngười.

Môi trường sống đã trở thành một chỉ số đánh giá mức độ hưởng quyền con ngườiởnhiềuquốcgia[3].Cáchànhvihủyhoại môitrườngnhưđã phân tíchtrên đây,suyrộngra,đãtrựctiếpvàgiántiếpxâmhạiđếnquyềnđượcthụhưởngmộtbầu không khí trong lành và một môi trường tốt đẹp cho con người trong hiện tại và cả tương lai, rõ ràng đã xâm hại những quyền con người cơ bản. Hành vi xâm hại môi trườngvìlợinhuận,tứclàcóchủđích,ngoàiviệchủydiệtnghiêmtrọngnhữngthành tố môi trường, hậu quả là thiệt hại, khổ đau mà con người phải gánh chịu thì phải được coi đó là tội phạm chống lại các quyền cơ bản của con người[4]. Quyền được sống trong môi trường an toàn đòi hỏi sự bảo vệ thông qua cơ chế pháp lý phù hợp và khả thi, trong đó có pháp luật hình sự. Cơ quan nhà nước cần phải nhận thức được sự xâm hại của tội phạm môi trường cả trên góc độ những quan hệ xã hội cụ thể, lẫn góc độ quyền con người để chấm dứt sự miễn trừ với những hành vi vi phạm nhân quyền, coi thường sự an toàn của con người.

Thứ ba, hành vi nguy hiểm cho xã hội trong các tội phạm môi trường rất đa dạng và khó xác định

Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm môi trường không chỉ thể hiện ở mức độ quan trọng của khách thể bị xâm phạm, mà còn được thể hiện ở chính các dạng hành vi mà các chủ thể đã thực hiện nhưng khó xác định trong thực tế bởi tính đa dạng của hành vi và hầu hết buộc phải có sự tác động bởi khoa học, kỹ thuật để chứng minh. Tính đa dạng và khó xác định trong thực tế của các hành vi phạm tội xâm hại môi trường được quyết định bởi:

Một là, dạng hành vi trực tiếp tác động đến môi trường. Bản thân nhóm hành vi này bao hàm nhiều hành vi khác nhau tùy thuộc vào đối tượng tác động của tội phạm: Đối với nhân tố quan trọng nhất của môi trường và có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của con người như là đất, nước, không khí bị các tội phạm môi trường thực hiện dưới dạng các hành vi gây ô nhiễm môi trường; đối với các loài động vật hoang dã có tác dụng cân bằng hệ sinh thái, tạo ra sự đa dạng sinh học, mang lại những lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn cho xã hội bị các tội phạm môi trường thực hiện dưới dạng các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể hoặc bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm; đối với các nguồn tài nguyên, thiên nhiên như gỗ, rừng, khoáng sản ...là những nguồn lợi vô giá, tiềm năng để loài người khai thác, sử dụng cho hiện tại và lâu dài nên đều có chế độ khai thác trên cơ sở nghiên cứu đảm bảo tính phù hợp mang lại lợi ích nhưng vẫn mang tính bảo tồn, xây dựng bị các tội phạm môi trường xâm phạm dưới các hành vi như khai thác bất hợppháp.

Hai là dạng hành vi gián tiếp tác động đến môi trường. Một phần không nhỏ các tội phạm được “bảo vệ” bởi giấy phép hành chính từ chính quyền - đây là dạng hành vi không trực tiếp tác động đến môi trường nhưng gián tiếp xâm phạm đến môi trường. Chẳng hạn, hành vi cấp phép khai thác khoáng sản, hay sản xuất lâm nghiệp, buôn bán các chất thải và săn bắt, khai thác động, thực vật... Thông qua những giấy phép này, nhiều hành vi hủy hoại môi trường đã không bị coi là khai thác bất hợp pháp, dẫn tới việc xử lý của cơ quan chức năng gặp khó khăn[5]. Do đó, nạn nhân của tội phạm môi trường thách thức quan niệm về nạn nhân tội phạm truyền thống, vì đó thường là tập thể và có thể không phải là những nạn nhân thông thường của tội phạm như các sinh vật tự nhiên, không phải con người; các thành phần môi trường và cả các thế hệ tương lai. Những tác động sâu rộng của tội phạm môi trường nêu ra những vấn đề đa dạng, phức tạp với cả nạn nhân và các Chính phủ. Nạn nhân thường không ý thức được quyền lợi của mình đã bị xâm hại bởi tội phạm môi trường, còn các cơ quan nhà nước thì lúng túng trong việc xác định thẩm quyền xử lý tội phạm môi trường bởi hành vi xảy ra ở một nơi, nhưng hậu quả có thể xảy ra ở nơi khác. Hay nhiều hành vi liên quan đến ô nhiễm môi trường phát sinh bởi rác thải y tế, thực phẩm bẩn lại chưa được coi là tội phạm môi trường, dẫn tới khó xử lý đúng hậu quả của hành vi này gâyra.

Bởi các hành vi phạm tội xâm hại môi trường có tính khó xác định, nên phần lớn phải có sự tác động bởi khoa học, kỹ thuật để chứng minh. Việc nhận diện cáctội phạm môi trường là rất khó khăn, đòi hỏi sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật, đánh giá của cơ quan chuyên ngành, phải định tính, định lượng cụ thể.

Tuy nhiên, dù ở dạng hành vi nào và dù thiệt hại gây ra khó xác định đến đâu, hành vi xâm hại môi trường cũng chỉ bị coi là tội phạm môi trường khi hành vi đó bị pháp luật hình sự cấm và đã được viện dẫn đến các quy định của Luật bảo vệ môi trường chuyên ngành hay nói cách khác đã được ghi nhận là tội phạm trong Bluật hình sự, còn trong trường hợp ngay cả khi hành vi được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao nhưng tại thời điểm đó chưa bị Bộ luật hình sự quy định là tội phạm môi trường thì cũng không có căn cứ để xác định là tội phạm môi trường. Chính vì vậy, nhận thức về hành vi phạm tội xâm hại môi trường có ảnh hưởng lớn đến việc xử lýtội phạm môi trường.

Thứ tư, thiệt hại của tội phạm môi trường khó định lượng, khó xác định và có ảnh hưởng tiêu cực trong thời giandài

Những thiệt hại do tội phạm môi trường gây ra là khó xác định trong thời gian ngắn nhưng lại có tác động xấu lâu dài đến sức khỏe, quyền lợi của con người. Đặc điểm về lượng của tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm môi trường được thể hiện ở mức độ do tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và được nhà làm luật cân nhắc khi quy định các chế tài và ở nội dung trách nhiệm đối với các hành vi phạm tội đã được thực hiện. Thiệt hại đó có thể là: gây ra cái chết của nhiều động vật; làm lây lan dịch bệnh cho động vật; thực vật, làm lây lan côn trùng phá hoại cây cối; việc làm thay đổi một cách cơ bản nền phóng xạ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Việc sử dụng các dấu hiệu định tội rất đa dạng và các thông số về lượng khác thể hiện việc làm giảm các giá trị xã hội của các khách thể về môi trường[6]. Tuy nhiên, thiệt hại do tội phạm môi trường gây ra không tương xứng với số tiền có thể tính toán được trong những thiệt hại về kinh tế, bởi tác động tiêu cực của loại tội phạm này còn ảnh hưởng lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người. Rõ ràng khó có thể đánh giá chính xác những thiệt hại, nhất là thiệt hại về sức khỏe. Khi đánh giá mức độ gây thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, chỉ có thể xác định một cách tương đối những thiệt hại đã xảy ra hoặc có thể xảy ra. Dấu hiệu của sự tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, những tác động tiêu cực đối với môi trường chỉ có thể xem xét trong việc phân tích mặt khách quan củatội phạm môi trường.

Thực tiễn cho thấy những tác động xấu của các tội phạm môi trường không biểu hiện ngay sau khi chúng được thực hiện. Việc khó định lượng thiệt hại cũng như khó xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại do hành vi gây ra được quyết địnhbởi đặc trưng về thời gian biểu hiện (thường là rất chậm) của những tác động xấu của các tội phạm môi trường. Mặt khác, hậu quả do hành vi phạm tội xâm hại môi trường gây ra rất khó tách bạch với các hậu quả do các nguyên nhân khác gây ra. Chính vì vậy, khi xác định các thiệt hại cần phải tách bạch theo từng yếu tố, từng thành phần môi trường và nhóm các đối tượng bị ảnh hưởng, cùng kết hợp với những yếu tố khác nhau để chỉ ra được thiệt hại thựctế.

Trong quá trình phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, loài người phải tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên. Quá trình khai thác ồ ạt dẫn tới các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, hệ quả kéo theo là tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí trầm trọng và sự tuyệt chủng của nhiều loại động, thực vật. Trong hoàn cảnh đó, hành vi xâm hại đến môi trường tự nhiên không chỉ làm thương tổn đến các yếu tố khác nhau của môi trường, làm rối loạn chức năng môi trường mà quan trọng hơn, tự nhiên không thể tự tái tạo hay chữa lành những vết thương đó, những thiệt hại về môi trường đã xảy ra không thể đảo ngược. Việc khắc phục những thiệt hại môi trường của con người cũng chỉ giúp thiệt hại đó dừng lại hoặc giảm bớt thiệt hại, chứ không thể khôi phục hoàn toàn chức năng đã mất của môi trường. Điều này đe dọa đến sự tồn tại và phát triển ổn định, thịnh vượng của những thế hệ hiện tại và cả tương lai[7].

Áp lực phát triển và thỏa mãn những mong muốn của con người tạo ra hành vi làm biến đổi môi trường để thỏa mãn những nhu cầu đó. Sự phát triển thúc đẩy con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại tạo ra sự mất công bằng với tự nhiên và mất công bằng với các thế hệ trong việc khai thác tài nguyên. Cuộc sống vượt quá mức tối thiểu cơ bản chỉ bền vững nếu tiêu chuẩn ở mọi nơi đều có tính bền vững, chính vì vậy, nguyên tắc phát triển bền vững đã được công nhận trong nhiều Công ước quốc tế khẳng định rằng, cần có sự cân bằng giữa phát triển và sinh thái. Phát triển kinh tế mà không cân nhắc yếu tố môi trường có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trong hiện lại lẫn tương lai. Do đó, có một nhu cầu cấp thiết để duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển và mức độ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Và công bằng giữa các thế hệ chính là quyền của các thế hệ con người được sống trong một môi trường bình an, lànhmạnh.

Môi trường và sự phát triển được coi là hai mặt của một vấn đề, cả hai đều quan trọng như nhau nhưng lại không thể chọn một. Dù vậy, ưu tiên cuối cùng vẫnphải được dành cho cộng đồng và cơ quan nhà nước, cần thực hiện các biện pháp tư pháp một cách hiệu quả, cẩn trọng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, cũng như xử lý đúng và nghiêm khắc với hành vi vi phạm pháp luật môitrường.

Thứ năm, chủ thể của tội phạm môi trường thông thường là thể nhân và pháp nhân

Xu hướng hiện nay trên thế giới là tăng cường trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong lĩnh vực môi trường, vì tầm ảnh hưởng cũng như mức độ mở rộng của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày càng lớn, với quy mô này, có sự dịch chuyển hành vi gây ô nhiễm môi trường từ các quốc gia phát triển sang những quốc gia đang phát triển, kém phát triển[8]. Trước mối lo ngại thực tế này, việc xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong lĩnh vực môi trường và coi đây là chủ thể chủ yếu, cơ bản của tội phạm môi trường chứ không phải cá nhân là một đặc điểm của tội phạmnày.

Theo quan điểm luật hình sựtruyền thống, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự chỉ là người phạm tội (cá nhân - thể nhân, tức con người tự nhiên), thứ hai những con người tự nhiên đã cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hình sự[9]. Quan điểm này cũng là quan điểm lập pháp trước đây của Bộ luật hình sựViệt Nam đã ghi nhận trong chế định khái niệm tội phạm. Quan điểm này cho rằng, chỉ có cá nhân mới có thể có ý chí thực hiện hành vi và trạng thái tâm lý đủ để đánh giá yếu tố lỗi trong hành vi đó[10]. Ngoài ra, trách nhiệm hình sựdànhchophápnhânbịphảnđối.Theoquanđiểmnày, phápnhânthựcthểchỉ được hưởng những quyền hợp pháp, đặc biệt, được trao cho bởi các quy định pháp lý, năng lực của pháp nhân bị giới hạn trong hoạt động chuyên môn của pháp nhân đó. Do vậy, pháp nhân chỉ thể hoạt động phù hợp với mục đích mà nó được thành lập, nên không thể phạm tội bởi đó không phải mục đích hoạt động của pháp nhân. Nếu pháp nhân phạm tội, thì không phải bản thân pháp nhân, chỉ thể người đại diện cho pháp nhân đó[11]. Chính vậy, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sựcá nhân - con người tự nhiênbởi thỏa mãn được những dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Mặt khác, nhân là một thực thể tồn tại tự nhiên, chứ không phải một ẩn dụ của pháp luật, hành động của nó được xác định bởi quá trình tâm lý của chính con người đó khi thực hiện hành vi phạm tội, nên chỉ nhân mới thể chịu trách nhiệm hình sự. Còn pháp nhân một tập thể, nó có quyền nghĩa vụ nhưng tồn tại nhờ nhân không thể thay thế nhân. Nói cách khác, bất cứ khi nào, trách nhiệm hình sựvới pháp nhân không thể[12]. Cuộc tranh luận về trách nhiệm hình sự của nhân vàphápnhânđãdiễnratrongmộtthờigiandàisuốtnhiềuthếkỷ.

Vào thế kỷ XIX, cuộc cách mạng Công nghiệp ngày càng phát triển. Thực tiễn đã cho thấy những cáo buộc hình sự của các công tố viên đặt ra với loại hìnhcông ty, tập đoàn công nghiệp ngày càng lớn. Các Tòa án đã dần bị thuyết phục với lập luận về giải thích khái niệm “con người” trong ý nghĩa bao gồm cả các công ty. Các quốc gia bắt đầu nhìn nhận lại và xây dựng các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân[13]. Các quốc gia cũng xác định pháp nhân là tội phạm chỉ trong một số lĩnh vực nhất định: Tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường nhất định phải là những pháp nhân, bởi các công ty thường bị hấp dẫn bởi các khoản lợi nhuận, do đó có thể sẽ có hành vi phạm tội hình sự để đạt những lợi nhuận lớn hơn[14]. Trong lĩnh vực kinh tế, có thể là lừa đảo, trốn thuế, rửa tiền, cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí cả trong tội giết người (pháp nhân vì hạn chế chi phí thiếu trang bị thiết về an toàn lao động gây ra chết người). Trong lĩnh vực môi trường, đó là hành vi lợi dụng sự phát triển của công nghệ để phạm tội, nhằm che mắt xã hội khi thực hiện hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nguyên nhân dẫn đến pháp nhân phạm tội về môi trường cũng rất đa dạng. Tội phạm môi trường có thể xảy ra vì pháp nhân không biết gì về nghĩa vụ môi trường của mình. Tội phạm môi trường cũng có thể xảy ra thường xuyên do hành vi bất cẩn, yếu kém trong công tác quản lý, nhân viên được đào tạo không đầy đủ, cơ sở hạ tầng xuống cấp hoặc không đạt được tiêu chuẩn đề ra, gây ra sự cố ô nhiễm môi trường. Nhưng đáng buồn nhất chính là ở chỗ pháp nhân phạm tội là kết quả của hành động bất hợp pháp có chủ đích, với một quyết định rõ ràng mặc dù nhận thức đó là hành vi bất hợp pháp, dẫn đến những tác hại cho môi trường. Thậm chí, cần phải xem xét đến trách nhiệm liên đới giữa pháp nhân phạm tội - chủ doanh nghiệp - người của pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội bởi nếu không vì lợi ích của pháp nhân, sẽ không có hành vi xâm hại môi trường, hành vi này cũng cần sự chỉ đạo của người lãnh đạo của pháp nhân, thì người của pháp nhân mới dám thực hiện hành vi vi phạm. Điều này cho thấy, chủ thể của tội phạm môi trường có tính chất đồng phạm, có tổchức.

Thực tế cho thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên thế giới, chủ thể vi phạm hình sự trong lĩnh vực môi trường rất đa dạng bao gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, khai thác chế biến tài nguyên; các cá nhân tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh dịch vụ, tham gia thu gom, vận chuyển chất thải, khai thác chế biến khoáng sản,... Có thể thấy, chủ thể của tội phạm môi trườngngoài cá nhân, còn có các loại hình pháp nhân. Những chủ thể này có thể vô ý hoặc cố ý, nhưng có điểm chung hầu hết là cố ý thực hiện những hành vi trái pháp luật, xâm hại đến môi trường nhằm đạt được lợi ích của mình. Chínhvìvậy,trongBộ luật hình sựnăm2015đãbổsungquyđịnhvềtrách nhiệm hình sựcủapháp nhân thương mạitronglĩnh vực môi trường. Theo đó, việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Tuy nhiên, theo quan điểm của UNICRI (Viện nghiên cứu tội phạm và tư pháp liên vùng của Liên hợp quốc), chủ thể của tội phạm môi trường cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là cá nhân và pháp nhân, mà còn có thể là nhiều chủ thể khác như: các pháp nhân nhà nước và thậm chí, một quốc gia cũng có thể coi là chủ thể củatội phạm môi trường.

Thứ sáu, tội phạm về môi trường thường là tội phạm có cấu thành hình thức

Đa số các tội phạm môi trường có cấu thành hình thức. Điều đó có nghĩa là hành vi cấu thành tội phạm môi trường (cụ thể) và hoàn thành ngay khi chủ thể thực hiện nó, không cần tính đến dấu hiệu hậu quả nguy hiểm mà hành vi đó gây ra cho xã hội. Bởi đa số các tội phạm môi trường có tính ẩn và biểu hiện lâu dài, nên nếu lấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội để đo lường hành vi phạm tội thì lúc đó, hậu quả đã rất khó khắc phục và không phân định được trách nhiệm cụ thể. Chính vì vậy, không phải lúc nào tội phạm môi trường cũng cần chứng minh hậu quả, bởi nếu đưa hậu quả vào thành yếu tố bắt buộc trong tội phạm môi trường thì rất khó xử lý, cũng khó chứng minh, nên quy định tội phạm môi trườngmang cấu thành hình thức là phù hợp. Việc quy định cấu thành hình thức đối với đa số tội phạm môi trường là phù hợp với pháp luật hình sự của đại đa số các nước trên thế giới, là hướng đi đúng đắn hứa hẹn giải quyết được những lỗ hổng của pháp luật hiện hành trong xử lý tội phạm môi trường trong tươnglai.

Đối với những tội phạm môi trường có cấu thành vật chất, hành vi cấu thành tội phạm về môi trường (cụ thể) khi có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thựctế.

Trên cơ sở phân tích khái niệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các đặc trưng của các tội phạm môi trường, dưới góc độ khoa học có thể hiểu: Tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại đáng kể hoặc gây ra các tác động tiêu cực, lâu dài cho môi trường và xã hội trong lĩnh vực khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý và Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái và môi trường sống trong lành cũng như sức khỏe của con người. Việc xây dựng khái niệm toàn diện và khoa học về các tội phạm môi trường là cần thiết, ngoài việc lấy đó là căn cứ xác định bản chất và trách nhiệm hình sự của loại tội phạm này, hiểu đúng đắn về các dấu hiệu của các tội phạm môi trường cũng giúp phân biệt những tội phạm có dấu hiệu tương tự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nhưng chỉ xử lý hành chính, dânsự.

 


[1]EIA, Crimes Environmental,London, p.2

[2]David Kamweti et al (2009), Nature and extent of environmental crimes in Kenya, institute for security studies(ISS), p.31

[3]Mohd Yousuf Bhat et al (2017), “Right to Life in Context of Clean Environment: It’s Significance under Various Laws”, IOSR Journal Of Humanities And Social Science, Volume 22, Issue 5, Ver. 10, pp.79-85

[4]Steven Freeland (2005), Human rights, the environment and conflict: addressing crimes against the environment, Sur, Rev. int. direitos human. vol.2 no.2 São Paulo, On-line version ISSN1983-3342

[5]Nguyễn Văn Gừng (2004), Một số vấn đề BVMT với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, tr.4

[6]Bộ Tư pháp (Trường Đại học Luật Hà Nội) (2017), “Tư pháp hình sự Trung Quốc và Việt Nam về TPMT và kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Tư pháp,tr.45-46.

[7]UNEP - INTERPOL (2016), The rise of Encironmetal Crimes: A growing threat to natural peace, developmetn ansecurity, p.13

[8]SupremeCourtofJapan(2016),OutlineofCriminalJussticeinJapan,Japan

[9]Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung, Sách chuyên khảo Sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia HàNội, tr.358

[10]Nguyễn Thị Tố Uyên (2014), Trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, tr.158

[11]Valerius M. Ciucă (1998), Răspunderea penaltyă a beloanei lawidice - o ficţiune postmodernă neverosimilă, Anuar, Univesites Petre Andrei, Tomul al VIII-lea/,pp.15

[12]Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II, Nxb Công an nhân dân, HàNội

[13]M. Catargiu (2013), “The origins of criminal liability of legal persons – a comparative perspective”, AGORA International Journal of Juridical Sciences, No. (3), pp.26-30

[14]Draft law on responsibility of legal entities for criminal offences, www.legislationine.org.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành