Thứ sáu, 22 Tháng 7 2022 23:32

Một số vấn đề về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế

  1. Khái niệm tranh chấp quốctế trong công pháp quốc tế

Việc hội nhập và cùng tham gia vào các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia là những chủ thể cơ bản của luật công quốc tế có thể nói đây là một hướng đi chung mang tính toàn cầu.Cácquốc gia không chỉ phát triển một cách độc lập mà còn gắn kết, hội nhập với các quốc gia khác để cùng phát triển và có lợi ích cho các bên. Tuy nhiên, định hướngphát triển trên cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với các quốc gia khi phát sinh những tranh chấp quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Nói một cách khác, xu hướnghội nhập ngày càng phát triển thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc tế và đòi hỏi các cách thức, cơ chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế xảy ra một cách hiệu quả, nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, để xác định cụ thể một vấn đề được coi là “tranh chấp quốc tế” cần đượcnghiên cứu và tiếp cận từ nhiều quan điểm khoa học khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả tiếp cận khái niệm “tranh chấp quốc tế” từ những quy định, quan điểm của tổ chức quốc tế, các tác giả, tài liệu khoa học… dướigóc độ pháp lý và thực tiễn đề cập về nội dung “tranh chấp quốc tế” để làm cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu khoa học củamình.

Theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary, khái niệm“tranh chấp” ở đâyđược hiểu là “sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia”.[1] Như vậy, có thể thấy rằng từ khái niệm này, “tranh chấp” là thuật ngữ được giải thích xuất phát từ vấn đề mâu thuẫn, bất đồng về yêu cầu, quyền lợi của hai bên. Nếu như một bên đưa ra yêu cầu hay đòi hỏi về quyền lợi nhưng bị bên kia đáp trả một cách đối ngược lại với những yêu cầu, quyền lợi được đề cập đến.

Có thể nói, khái niệm “tranh chấp quốc tế” là một trong những vấn đề được quan tâm và tiếp cận dưới góc độ pháp lý từ khá sớm. Năm 1924, lần đầu tiên khái niệm vềtranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế được Tòa Tthườngtrực Công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice - PCIJ - tiền thân của Tòa Công lý quốc tế ICJ) đề cập đến trong phán quyết ngày 30/8/1924 của mình liên quan đến vụ kiện Mavrommatis Palestine Concessions giữa Hy Lạp và Vƣơng quốc Anh. Ở nội dung phán quyết về vụ việc này của PCIJ, nguyên văn tiếng Anh khái niệm “tranh chấp quốc tế” được giải thích cụ thể như sau: “Tranh chấp là một sự bất đồng về một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai bên”[2]. Theo cách giải thích của PCIJ, khái niệm “tranh chấp” được thể hiện dưới dạng là những bất đồng về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa của các bên xảy ra tranhchấp.

Trong Hiến chương Liên hợp quốc, một văn bản pháp lý quan trọng và đượcxemlànguồncủaluậtquốctếhiệnđại,thuậtngữ“tranhchấpquốctế”cũng không được định nghĩa một cách cụ thể mà được đề cập đến một cách gián tiếp dưới góc độ mục đích và các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưsau:

Khoản 3, Điều 2 của Hiến chương ghi nhận mục đích giải quyết tranh chấp: “Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý;”[3].

Khoản 1, Điều 33 của Hiến chương có nêu các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp gồm: “1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;”[4].

Căn cứ theo nội dung của quy định một cách gián tiếp nêu trên, khái niệm “tranh chấp quốc tế” có thể được hiểu dưới góc độ là những bất đồng, xung đột về quan điểm, lợi ích giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình là trách nhiệm của các quốc giathành viên nhằm mục đích gìn giữ hòa bình, an ninh và pháp luật quốc tế. Trong nội dung quy định tại Điều 33 của Hiến chương nêu trên, các quốc gia thành viên có thể lựa chọn các biện pháp cụ thể để giải quyết tranh chấp quốc tế.

Khoản 2, Điều 36 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế (Statute of The International Court of Justice) quy định: “thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

  1. a.Giải thích điềuước.
  2. b.Vấn đề bất kỳ liên quan đến luật quốctế.
  3. c.Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốctế.
  4. d.Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.”.

Theo quy định này, Tòa án Công lý quốc tế sử dụng thuật ngữ “tranh chấp pháp lý” có nội hàm bắt nguồn từ khái niệm “tranh chấp quốc tế” để giải thích những nội dung tranh chấp cụ thể giữa các thành viên có liên quan đến thẩm quyền của Tòa trong việc giải quyết các tranh chấp này.

Richard B.Bilder cũng đề cập đến khái niệm “tranh chấp” khi cho rằng những yếu tố quan trọng để hình thành khái niệm này bao gồm: Một là, tranh chấp là sự bất đồng phải xuất phát từ một vấn đề được xác định cụ thể. Hai là, tranh chấp là sự bất đồng liên quan đến các tuyên bố hoặc khẳng định vấn đề mâu thuẫn. Trong đó, một bên phải thực sự khẳng định hoặc cho rằng mình có quyền về vấn đề nào đó đối với bên kia và bên kia phải thể hiện sự từ chối hoặc tuyên bố trái ngượclại.Biểuhiệnvềsựbấtđồngquanđiểmcóthểhiệnthôngquacáctuyênbố, công hàm ngoại giao, những hành động cụ thể hoặc bằng những hình thức khác[5].

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào định nghĩa, giải thích một cách cụ thể tranh chấp quốc tế là gì, cấu thành của tranh chấp quốc tế ra sao. Do vậy từ những khái niệm, quan điểm, giải thích của những tổ chức quốc tế, tài liệu nghiên cứu, nhà khoa học được đề cập nêu trên, tác giả luận án đưa ra định nghĩa cụ thể như sau: Tranh chấp quốc tế là những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế được thể hiện thông qua những bất đồng, xung đột về lợi ích cũng như các ý kiến, quan điểm khác nhau bằng những hình thức cụ thể trong việc giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế.

Định nghĩa về “tranh chấp quốc tế” ở đây kháiquátnhững yếu tố cấu thành cơ bản của tranh chấp quốc tế như sau:

Thứ nhất, tranh chấp quốc tế là những vấn đề mâu thuẫn cụ thể phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế.

Thứ hai, tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể của công pháp quốc tế đượcthể hiện bởi những bất đồng quan điểm, xung đột về lợi ích giữa các bên tranh chấp về việc giải thích và áp dụng pháp luật quốctế.

Thứ ba, những bất đồng quan điểm, xung đột về lợi ích được thể hiện ra bên ngoài bằng những hình thức, hành động cụ thể về vấn đề tranhchấp.

Thực tế cho thấy, các tranh chấp của các chủ thể theo công pháp quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế thường xuất phát từ những bất đồng về quan điểm pháp lý vàquyền lợi giữa các bên. Đây cũng là một xu thế tất yếu và không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay. Các quốc gia trên tham gia vào quan hệ quốc tế và cùng mong muốn hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, những quốc gia này không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm pháp lýcũngnhưtranhchấpvềlợiíchcủamìnhvớicácquốcgiakhác.Điềuquantrọng khi xảy ra tranh chấp quốc tế, các quốc gia phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp của mình. Đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp được ghi nhận cụ thể tại Điều 2 và Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, một văn bản có tính chất pháp lý quan trọng của Tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh hiện nay đảm nhận vai trò gìn giữ hòa bình và an ninh thếgiới.

  1. Xem xét các loại tranh chấp quốc tế hiện nay

Việc xem xét và phân loại các tranh chấp quốc tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có tồn tại vấn đề tranh chấp hay không và từ đó xác định lựa chọn cơ chế thích hợp để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Thực tế hiện nay cho thấy có nhiều phương thức để xem xét, phân loại các tranh chấp quốc tế của các chủ thể công pháp quốc tế. Căn cứ vào tính chất của tranh chấp, có thể chia thành các nhóm khác nhau như tranh chấp mang tính pháp lý, tranh chấp mang tính ngoại giao, tranh chấp mang tính chính trị…Nhưng thực tế, điều này cũng chỉ mang tính tương đối vì thông thường các tranh chấp của các chủ thể thường ở nhiều vấn đề liên quan và mang tính tổng hợp từ nhiều khía cạnh.

Theoquan điểm của nhà luật học Nicolas Sunday thì các tranh chấpquốctếcóthểđượcphânloạitheonhữngtiêuchícụthểnhưsau:Thứ nhất dựa trên nội dung tranh chấp, chẳng hạn như về lãnh thổ, nghĩa vụ pháp lý quốc tế, thẩm quyền…; Thứ hai, dựa trên tính chất, đặc điểm của tranh chấp quốc tế đó. Thứ ba là dựa trên bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể có tranh chấp; Thứ tư là yếu tố quan trọng của tranh chấp; Thứ năm dựa trên mức độ ảnh hưởng của tranh chấp; Thứ sáu dựa trên cách thức phù hợp giải quyết tranh chấp đó[6]. Như vậy, dựa trên các tiêu chí này, căn cứ vào đặc điểm, nội dung, mức độ ảnh hưởng, quan hệ giữa các quốc gia mà các tranh chấp quốc tế được phân loại phù hợp. Có thể nói, đây cũng được xem là một trong những cách phân loại tranh chấp quốc tế phù hợp với thực tiễn hiệnnay.

Hiện nay, căn cứ vào các tiêu chí cụ thể có thể phân loại các tranh chấp quốc tế theo những cách thức như sau:

Một là, khi dựa trên chủ thể tranh chấp thì tranh chấp quốc tế bao hàm các tranh chấp giữa các quốc gia, các tranh chấp giữa các chủ thể khác của công pháp quốc tế và tranh chấp giữa chính các chủ thể của công pháp quốc tế với nhau.

Hai là, dựa trênsốlượngcácchủthểthamgiavàotranhchấp,có thểphân loại tranhchấpquốctếthànhtranhchấpmang tính songphương,tranhchấp mang tính đaphươngvàtranhchấpmang tính khuvực.Ở đây,tranhchấpmang tính songphương được hiểu là tranh chấp diễn ra hai quốc gia về các nội dung, lĩnh vựcliênquanđếncảhaiquốc gia đó.Còntranhchấp mang tínhđaphươnglànhiềuquốcgiacùng tham gia vào một tranh chấp quốc tế có nội dung tranh chấp liên quan đến nhiều quốc gia đó. Tranh chấp mang tính khu vực thực chất là một trường hợp của tranh chấp mang tính đa phương giữa nhiều quốc gia nhưng trong một khu vực nhất định và khu vực đó có những tranh chấp về một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn như tranh chấp biển Đông là một dạng tranh chấp khuvực.

Ba là,dựa trên đối tượng tranh chấp thì tranh chấp quốc tế có thểđượcchia thànhnhiềuloại khácnhaunhư:tranhchấpbiêngiới,lãnhthổ;tranh chấp kinh tế, thương mại; tranh chấp về xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế vv... Như vậy, dựa trên cách phân loại tranh chấp quốc tế này, ta có thể căn cứ vào đối tượng tranh chấp để xác định rõ nội dung có liên quan tới việc phân đinh, lựa chọn các thiết chế tài phán quốc tế cụ thể để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủthểcủaluậtquốctế.Ví dụ nhưtranhchấpvềkinhtế,thươngmạisẽdo Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt khác,với các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ thì Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), TòaTrọngtàithườngtrực(PCA)… thụ lý và giải quyết.

Luật pháp quốc tế hiện nay quy định mọi tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế đều cần thiết được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, bao gồm: biện pháp mang tính chất phi tài phán (đàm phán, môi giới, trung gian, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải…), biện pháp tài phán (toà án và trọng tài) hay biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế. Do đó, các quốc gia khi có tranh chấp quốc tế thì cần thiết phải xác định rõ việc phân loại các tranh chấp quốc tế nhằm xác định rõ loại hình tranh chấp của quốc gia mình để lựa chọn được cách thức phù hợp để tiến hành giải quyết tranh chấp đó.

  1. Một số nguyên tắc cơ bản tron giải quyết tranh chấp quốctế

Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập, các tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể của luật quốc tế là hoàn toàn không tránh khỏi. Luật quốc tế không có những quy định có tính chất bắt buộc đối với các quốc gia trong việc lựa chọn các phương thức để giải quyết đối với các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế đó bằng các biện pháp hòa bình để hướngtới đạt được một giải pháp phù hợp cho các bên tranh chấp và đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế đó là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận tại khoản 3, Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và cônglý”[7].Theoquyđịnhnày,nguyêntắchòabìnhgiảiquyếtcáctranhchấpquốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế được chính thức thừa nhận tại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và quan trọng nhất của Liên hợp quốc được các chủ thể của công pháp quốc tế thừa nhận.

Như vậy, đối với việc giải quyết các tranh chấp quốc tế việc đầu tiên phải xác định nguyên tắc hòa bình. Có thể nói, về phương diện khoa học pháp lý đây là hệ thống những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao trùm có giá trị ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể của công pháp quốc tế trong việc xác định cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế. Khái niệm“hòa bình” từ trước đến nayđược hiểu một cách kháiquát nhất là không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa một số các biện pháp hòa bình có thể là đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp phátsinhcácthànhviêncủaLiênhợpquốc.Nộidungnàyđượcghinhậncụthểtại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc như sau: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”[8].

Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh các giữa các quốc gia quy định việc giải quyết các tranh chấp được khẳng định và ghi nhận trong: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế giữa họ với các quốc gia khác thông qua các biện pháp hòa bình, theo cách mà hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị đe dọa”[9]. Như vậy, nguyên tắc hòa bình được khẳng định là nguyên tắc tiên quyết trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Như vậy, để giải quyết các tranh chấp quốc thế thì nguyên tắc hòa bình được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật quốc tế. Mọi chủ thể luật quốc tế có trách nhiệm phải tuân thủ triệt để và tuyệt đối không được vi phạm nguyên tắc cơ bản này. Nguyên tắc này cũngđượcxem là cơ sở nền tảng để xây dựng các biện pháp, cách thức để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòabình.

Theo đó, trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp đối với các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế, có thể phân chia các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thành các nhómbiện pháp giải quyết cơ bản nhưsau[10]:

Nhóm các biện pháp khống thông qua thiết chế tài phán (phi tàiphán)

Ở nhóm biện pháp này, các quốc gia sử dụng khá phổ biến trong thông lệ quốc tế giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể. Khi giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp phi tài phán, các chủ thể sử dụng các biện pháp như:

                   Một là, thông qua đàmphán

Có thể nói, biện pháp đàmphánlàbiệnphápđượchìnhthànhtừrấtlâuđờivàphổbiếntronggiải quyết tranh chấp quốc tế. Trong pháp luật quốc tế hiện nay, thủ tục cách thức, thủ tục cụ thể về đàm phán giải quyết tranh chấp không được quy định cụ. Tuy nhiên, trên thực tế đàm phán là biện pháp đượccác quốc gia sử dụng một cách thường xuyên nhằm giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong quan hệ giữa các bên. Biện pháp này có những ưu điểm riêng nhưcác bên có thể bày tỏ quan điểm, lập trường những yêu cầu cụ thể một cách thẳng thắn, rõ ràng và trực tiếp nhất. Hai bên tranh chấp có thể ký kết để đạt đượcthỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc đối với cácbên.

Hai là, thông qua môigiới

Môigiới là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc giacónguồngốctậpquánvàđượcphápđiểnhóatrongcác điều ước quốc tế. Công ước La Hayenăm 1899 và năm 1907 về giải quyết các tranh chấp quốc tế đã quy định cụ thể về biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua môi giới. Theo đó, môi giới là biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba có ảnh hưởng,uytíntrên trường quốc tếgiúpcácbêntranhchấptiếpxúc,gặp gỡ,traođổivớinhau để tìm ra các giải pháp giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên. Biện pháp môi giới được biết đến là một trong những biện pháp phi tài phán nhằm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các quy định về việc sử dụng biện pháp này cũng hạn chế tối đa việc tham gia của bên thứ ba can thiệp vào tranh chấp. Như vậy, bên thứ ba trong tranh chấp chỉ đóng vai trò là xúc tác, cầu nối giúp các bên cùng nhau đưa ra những giải pháp để giải quyết những bất đồng trong tranh chấp. Bên môi giới với vai trò và tính chất đặc trưng của biện pháp này, có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một nhân vật chính trị, ngoại giao có uy tín, đóng vai trò là vị trí trung lập trong quan hệ với các bên tranhchấp.

Ba là, thông qua trunggian

Cũng giốngnhư môi giới, biện pháp trung gian cũng được ghi nhận trongCôngướcLaHayenăm1899vànăm1907vềgiảiquyếtcáctranhchấpquốc tế. Đây là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba.Về lý thuyết, biệnpháptrunggiancónộidungvàtínhchấttươngtựnhưbiệnphápmôigiới. tuy nhiên, đối vớibiện pháp trung gian sự can thiệp của bên thứ ba vào tranh chấp sâu hơn và kéo dài trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ở biện pháp này, bên trung gian trong tranh chấp có quyền đưa ra những sáng kiến, kiến nghị, đề xuất để các bên tranh chấp thu hẹp khoảng cách và tiến tới đạt được những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết tranhchấp.

Bốn là, thông qua Ủy ban điềutra

Công ước La Haye năm 1907 và Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc có quy định Ủy ban điều tra là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp. Theo đó, Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc đưa ra giải pháp mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định sự kiện, tình huống và hoàncảnhphátsinhtranhchấpgiữacácbênnếu như cácbêntranhchấp đồng ý ký kết thỏa thuận và trong đó xác định cách thức thành lập, thành phần của Ủy ban và xác định phạm vi, giới hạn và thời hạn điều tra. Trên cơ sở hình thành, Ủy ban điều tra sẽ lập báo cáo và gửi kết quả cho các bên tranh chấp và kết quả này không có giá trị ràng buộc đối với các bên. Kết quả điều tra giúp cho các bên có thêm thông tin cụ thể, cơ sở để đưa ra nhận định và giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Năm là, thông qua Ủy ban hòagiải

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ xa xưa, biện pháp thông qua Ủy ban hòa giải nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế đã được hình thành. Công ước La Haye năm 1907,Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc và trong các điều ước song phương, đa phương giữa các nước đã ghi nhận biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua Ủy ban hòa giải. Có thể nói, Ủy ban hòa giải được xem là một trong những hình thứcthể hiện rõ nét nhất vai trò của bên thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ủy ban hòa giải ở đây có nhiệm vụ xem xét toàn bộ các vấn đề của tranh chấp. Từ đó, Ủy ban hòa giải sẽ đưa ra các giải pháp mang tính khuyến nghị đối với các bên liên quanđếnvụtranhchấp.ỦybanhòagiảicóthểlàmộtcơquanthườngtrựcđượcthànhlậptừtrướcđượccácbênlựachọnhoặcmộtỦybanđượcthànhlậpcótính chất vụ việc. Các giải pháp mà Ủy ban hòa giải đưa ra mang tính chất khuyến nghị và không có giá trị bắt buộc đối với các bên tranhchấp.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua tàiphán

Sự thành lập và phát triển của các thiết chế trọng tài, tòa án quốc tế trong những thập niên vừa qua đã cho thấy sự cần thiết của một trong những biện pháp trong việc giải quyết tranh chấp mang tính chấp pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Cùng với sự ra đời của nhóm các biện pháp phi tài phán về giải quyết tranh chấp, nhóm các biện pháp tài phán đem lại cho các quốc gia có phát sinh tranh chấp có thêm sự lựa chọn về hình thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý.

Các biện pháp tài phán được biết tới là nhóm biện pháp thông qua hoạt động tư pháp, xét xử với hình thức trọng tài, tòa án để giải quyết tranh chấp. Kết quả của biện pháp tài phán là cơ quan xét xử sẽ ra phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhóm các biện pháp phi tài phán, việc sử dụng nhóm biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp cũng đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, đồng ý của tất cả các bên tranhchấp.

Đối với việc giải quyêt tranh chấp thông qua thiết chế tài phán, có thể kể đến như Tòa Trọng tài tthường trực (PCA), Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tàithànhlậptheophụlụcVIICôngướccủaLiênhợpquốcvềLuậtbiểnnăm1982, v.v..

Các biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốctế

Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vai trò của tổ chức quốc tế ngày càng có chức năng quan trọng trong việc điều hòa, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong các lĩnh vực hoạt động mà tổ chức quốc tế đảm nhiệm. Các tổ chức quốc tế nhìn chung đều có đặc điểm chung là có cơ chế đặc thù để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Các cơ chế này được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các thành viên dưới dạng điều ước quốc tế, thỏa thuận quy tắc giải quyết tranh chấp…, và có hiệu lực áp dụng đối với các thành viên này. Có thể thấy rằng, các cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế tuân thủ các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế và phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên hợpquốc.

Các thiết chế của nhóm các biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế có thể thấy rõ là Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN).

 


[1]Black’s Law Dictionary (1991), West PublishingCompany

[2]“A dispute is adisagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons”-Permanent Court of International Justice (1924), Mavrommatis Palestine Concessions, Judgment of 30 August 1924, LaHaye

[3]Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợpquốc

[4]Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợpquốc

[5]Richard B.Bilder (1986), “An Overview of International Dispute Settlement”, Emory Journal of International Dispute Resolution, Vol. 1, No. 1,pp.1-32

[6]Nicolas Sunday (2013), Settlements of International Disputes, GRIN Publishing., p.5

[7]Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợpquốc

[8]Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợpquốc

[9]Liên hợp quốc (1970), Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970

[10]Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành