Thuật ngữ “nợ” và “khoản nợ” không phải là những thuật ngữ mới xuất hiện và ít sử dụng mà ngược lại, chúng được dùng phổ biến trong xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, nói đến “nợ” người ta thường cho rằng “nợ” là những hành vi nhất định mà chủ thể n`ày phải thực hiện đối với chủ thể khác do họ đã nhận được từ chủ thể khác đó một phần lợi ích nhất định. Lợi ích đó có thể là vật chất hoặc tinh thần. Xuất phát từ đặc điểm chung đó, đã có những quan điểm khác nhau về các khái niệm “nợ”; “khoản nợ”, “nghĩa vụ nợ”; “nợ xấu”. Đólà:
Ở Việt Nam, khi xem xét các khái niệm “nợ”; “khoản nợ”, “nghĩa vụ nợ”; “nợ xấu”, các nhà nghiên cứu thường dựa trên nền tảng các qui định của Bộ luật dân sự về nghĩa vụ. Tuy nhiên, có khá nhiều cách hiểu khác nhau. Điển hình như:
Nợ được hiểu là cái vay phải trả mà chưa trả[1]. Với khái niệm này thì nợ được giới hạn trong phạm vi các quan hệ vay tài sản và khi đó đối tượng của khoản nợ là các tài sản mà bên nợ phải trả cho chủ nợ. Nợ được hiểu là khoản phải trả thì khoản phải trả đó là nghĩa vụ pháp lý mà nghĩa vụ thực chất là mốiliên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiệnnhững hành vi nhấtđịnh.
Nợ cũng có thể được hiểu là Điều mang ơn, phải đền đáp mà chưa đền đáp được[2] hoặc Đã hứa với ai việc gì đó mà chưa có dịp thực hiện. Trong trường hợp này “nợ” có ý nghĩa ẩn dụ bao hàm các nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tự nhiên và các giao dịch khác không dựa trên cơ sở kinh tế.
Tác giả Lê Trọng Dũng cũng đưa ra khái niệm về nợ nhưng không theo hướng liệt kê các hoạt động làm phát sinh nợ. Theo đó, nợ (khoản nợ) là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải trả tài sản cho cá nhân, tổ chức khác phát sinh từ hợp đồng hoặc theo qui định của pháp luật[3].
Nhìn từ góc độ pháp lý, ở cả hai Bộ Dân luật (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) trước đây và Bộ luật Dân sự hiện nay cũng không đưa ra khái niệm nợ mà chỉ đưa ra khái niệm về nghĩa vụ, theođó:
Nghĩa vụ được hiểu là cái dây liên lạc về luật thực tế hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó[4]. Hay, nghĩa vụ là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)[5].
Như vậy, ở đây nghĩa vụ là xử sự mà một người phải thực hiện (buộc phải làm hoặc không phải làm) đối với người khác. Hay nói cách khác, nghĩa vụ là quan hệ tàisản, việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể luôn liên quan với một lợi ích vật chất cụ thểvà có thể là sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (như quan hệ vay tài sản, mua bán tài sản; mượn tài sản, thuê tài sản,…). Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, định nghĩa này đang được coi là không tiếp cận theo hướng xem xét nghĩa vụ là một mối quan hệ pháp lý mà tiếp cận theo hướng xuất phát từ hành vi của bên phải thực hiện một đối tượng vì lợi ích của người khác. Định nghĩa này chưa mang tính khái quát cao bởi nghĩa vụ dân sự là quan hệ có hai loại chủ thể có lợi ích trái ngược nhau, một bên có quyền yêu cầu và bên kia phải thực hiện yêucầucủabêncóquyền[6].Đểquantâmđầyđủhơntớitấtcảcác khíacạnhcủanghĩavụ,cầnlưuýtrongquanhệnghĩavụluôncóhaichủthểtráingược nhauvềmặtlợiíchlà:Mộtbêncóquyềnyêucầuthực hiệnnghĩavụ;vàmộtbên khác(bêncónghĩavụ)phảithựchiệnyêu cầucủabênkia[7].
Trong lĩnh vực ngân hàng, nợ là sản phẩm tất yếu của hoạt động cấp tín dụng
- một trong những hoạt động ngân hàng điển hình của các tổ chức tín dụng nói chung. Tuy nhiên, không có một khái niệm pháp lý nào về nợ của tổ chức tín dụng. Do đó, trên thực tế có những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Theo các nhà làm luật Nghĩa vụ nợ là các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác đến hạn phải trả trong một khoảng thời gian nhất định[8].Khái niệm này đã thể hiện được một trong những dấu hiệu đặc trưng của quan hệ nghĩa vụ về tài sản với nội hàm rất cụ thể và chi tiết. Không những vậy, đôi khi, nợ và khoản nợ dường như được hiểu là một. Chẳng hạn, quan điểm: Khoản nợ được hiểu là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, giải ngân từng lần theo thỏa thuận…[9]. Song, khái niệm này cũng mới chỉ dừng lại ở việc xác định cơ sở làm phát sinh các khoản nợ mà chưa bao quát và chưa làm sáng tỏ được bản chất về nợ hay khoản nợ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đưa ra khái niệm về nợ của tổ chức tín dụng nhưng lại đưa ra khái niệm về nợ xấu. Theo đó, Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà khách hàng vẫn bị nghi ngờ về khả năng trả nợ[10]. Tác giả cũng cho rằng về bản chất nợ xấu là khoản nợ mà người vay không trả nợ đến hạn bao gồm cả trường hợp cố ý không trả nợ và mất khả năng trảnợ.
Các tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh có quan điểm rõ ràng hơn về nợ xấu. Theo đó, “nợ xấu là các khoản cho vay quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ cũng như thu hồi vốn”[11]. Tuy nhiên, các tác giả cũng khẳng định, để xác định nợ xấu một cách chính xác hơn thì cần dựa vào qui định của pháp luật về phân loại nợ. Ở Việt Nam, ngân hàng Nhà nước là tổ chức đưa ra qui định về phân loại nợ. Theo đó, các khoản nợ được chia thành 5 nhóm gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn. Mô tả chung của 5 nhóm nợ lần lượt là: Nợ chưa quá hạn, Nợ quá hạn dưới 90 ngày, Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, Nợ quá hạn trong khoảng từ 181 đến 360 ngày, Nợ quá hạn trong khoảng trên 360 ngày. Cùng với đó các ngân hàng có quyền lựa chọn sử dụng phương pháp định tính hay phương pháp định lượng để phân loại các khoản nợ và dù áp dụng phương pháp nào thì các khoản nợ từ nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) trở xuống được xếp vào nhóm nợxấu.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm rõ ràng hơn “Nợ xấu thường được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi của chủ nợ”[12].
Đơn giản hơn các khái niệm nêu trên, có quan điểm cho rằng tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, khi các khoản cho vay này khó thu hồi thì tổ chức tín dụng coi là nợ xấu[13] và chỉ ra dấu hiệu nhận biết: nếu bên vay trả nợ không sòng phẳng, không đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thì nó trở thành nợ xấu[14].
Cũng liên quan đến khái niệm này, có ý kiến đã chỉ ra khái niệm về nợ xấu nhưng lại gắn với chủ sở hữu xác định là Ngân hàng chính sách xã hội, theo đó: “Nợ xấu của ngân hàng chính sách xã hội là các khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau”[15].
Xét dưới góc độ pháp lý, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5. Cụ thể đây là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Quan điểm này đã nhấn mạnh đến hai dấu hiệu của nợ xấu để phân biệt khoảnnợnàyvớicáckhoảnnợkháccủatổ chức tín dụng,đólà:(khoảnnợdướichuẩnvàkhoản nợ có bằng chứng nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ. Như vậy, ở Việt Nam nợ xấu của tổ chức tín dụng là một trong số các loại nợ phát sinh trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Do đó, nó vừa mang các đặc điểm chung về nợ của tổ chức tín dụng lại vừa mang những nét đặc thù của nợ xấu.
Ở nước ngoài, đã có những quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm nợ, nợ của tổ chức tín dụng nói chung hay nợ xấu nói riêng. Có thể nói rằng, ở mỗi quốc gia khác nhau và ở những thời kì lịch sử xã hội khác nhau với những đặc điểm của nền kinh tế khác nhau thì quan niệm về nợ của tổ chức tín dụng, nợ xấu cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn như:
Corinne Renault Brahinsky quan niệm: Nợ (khoản nợ) về bản chất pháp lý chính là một nghĩa vụ tài sản của một bên (bên nợ) đối với một bên khác (chủ nợ). Nghĩa vụ ở đây được hiểu là một quan hệ pháp luật được xác lập giữa hai chủ thể. Theo đó, một chủ thể (chủ thể quyền – người có quyền) có thể yêu cầu chủ thể kia (chủ thể nghĩa vụ - người có nghĩa vụ) phải hoàn thành một yêu cầu nhất định[16].
Quan điểm khác cũng tương tự khi cho rằng: Nhận nợ (Reconnaissance de dette) được hiểu là một văn bản có ghi ngày tháng và có chữ ký của một người, người nợ (con nợ), họ thừa nhận về việc nợ một số tiền của người khác (chủ nợ)[17].Địnhnghĩa này cũng đã chỉ ra được bản chất của nợ là mối quan hệ về tài sản giữa một bên là chủ nợ và một bên là con nợ.
Về khái niệm nợ xấu, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau, chẳng hạn như:
Khái niệm nợ xấu của Richard: Nợ xấu hay nợ khó đòi “bad debt”, “non- performing loans (NPLs)”, “doubtful debt” là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản[18].
Louzis cũng đưa ra khái niệm về nợ xấu nhưng mang tính khái quát hơn. Theo đó, tác giả cho rằng: Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Trong đó vấn đề về bản chất của nợ xấu được nhấn mạnh, đó là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lạiđược.
Quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)[19]
Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ; Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ; Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
Nợ xấu là những khoản vay không thu hồi được đầy đủ bởi Ngân hàng. Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ khoản nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn khoản nợ không thể thu hồi được. Những khoản nợ loại này gồm có: Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ;Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận; Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ;Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phải bồi hoàn ít hơn dư nợ.Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng. Theo đó, nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: (i) khoản nợ không có khả năng thu hồi và mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi là không đầyđủ.
Quan điểm về nợ xấu của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) được định nghĩa như sau:
Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ[20].
Với định nghĩa này, nợ xấu theo quan điểm của IMF cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: định lượng: thời gian quá hạn trả nợ – quá hạn từ 90 ngày trở lên và định tính: khả năng trả nợ của khách hàng – khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Và khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ hoặc việc trả nợ đó là không đầy đủ.
Như vậy, với hai tổ chức khác nhau quan điểm về nợ xấu đã có sự khác biệt. Nếu như quan điểm về nợ xấu của ECB được đưa ra chỉ dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng (dấu hiệu mang tính chất định tính) thì quan điểm nợ xấu của IMF không chỉ dựa trên yếu tố đó mà còn dựa trên thời gian quá hạn trả nợ (dấu hiệu mang tính chất định lượng). Đây cũng chính là cách tiếp cận về nợ xấu phổ biến trên thế giới hiện nay và ngay cả ở ViệtNam.
Quan điểm về nợ xấu theo nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG) của Liên Hợp quốc.Nhóm chuyên gia tư vấn (AEG) của Liên hợp quốc cho rằng định nghĩa vềnợ xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho các ngân hàng. Với tinh thần đó, AEG đã đưa ra định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến trên thế giới[21].
Nợ xấu theo quan điểm của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) lại được xác định như sau: Việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả (a default) khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để gắng thu hồi, ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); Người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày[22]. Như vậy, tổ chức này cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu nhưng qua đó có thể hiểu nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn quá 90 ngày và/hoặc có dấu hiệu người đi vay không trả đượcnợ.
Nhìn chung, các định nghĩa trên đã có sự tương đồng trong cách nhận thức về nợ xấu. Theo đó, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; Khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định khó hoặc không thể thu hồi lại được và có thể bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu hồi lại được do khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác.
Qua việc nghiên cứu những quan điểm, cách tiếp cận về khái niệm “nợ”, “khoản nợ”, “nghĩa vụ nợ”, “nợ xấu” nêu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng tuy cách hành văn và sử dụng câu chữ ở mỗi văn bản là khác nhau nhưng tựu chung lại các định nghĩa nêu trên đã phần nào chỉ ra được bản chất pháp lý của khoản nợ, đềuphản ánh khoản nợ là nghĩa vụ của một bên đối với bên khác và hai chủ thể này luôn luôn trái ngược nhau về mặt lợi ích, trong đó một bên có quyền đòi nợ và bên nợ có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên kia (bên có quyền đòinợ).
Như vậy, đồng tình với quan niệm nợ (khoản nợ) có bản chất pháp lý là một nghĩa vụ, đó có thể là nghĩa vụ về vật chất hoặc tinh thần mà ở quan hệ nghĩa vụ này có một số nét đặc trưng cơ bản như: luôn có sự tồn tại của hai bên chủ thể: chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ; căn cứ làm phát sinh nợ có thể từ hợp đồng, theo qui định của pháp luật hoặc phát sinh trên cơ sở truyền thống đạo đức xã hội; có tính chất bắt buộc phải thực hiện khi chủ thể có quyền yêucầu.
Từ phân tích nêu trên khái niệm “nợ” hay “khoản nợ” có thể được hiểu như sau: Nợ (khoản nợ) có thể được biểu hiện bằng một khoản tiền nhất định hoặc dưới dạng khác (dịch vụ phải cung ứng, công việc phải thực hiện) mà theo đó nghĩa vụ này được phát sinh trên cơ sở hợp đồng hoặc theo qui định của pháp luật và bên nợ có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên cóquyền.
Xuất phát từ quan điểm về nợ (khoản nợ) nêu trên, có thể thấy nợ của tổ chức tín dụnglà một quan hệ nghĩa vụ về tài sản được phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa một bên là tổ chức tín dụng(chủ thể có quyền) và một bên là khách hàng (chủ thể có nghĩa vụ). Do đó, khái niệm “Nợ của tổ chức tín dụng” có thể được hiểu như sau: “Nợ của tổ chức tín dụng là một khoản tiền bao gồm khoản gốc, lãi, phí và/hoặc chi phí khác có liên quan mà khách hàng (tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ phải trả cho tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định theo thỏa thuận được xác lập trong hợp đồng giữa TCTD và kháchhàng”.
[1]Trung tâm từ điển thuộc Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐàNẵng
[2]Trung tâm từ điển thuộc Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐàNẵng
[3]Lê Trọng Dũng (2014), Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội
[4]Bắc Kỳ (1931), Bộ Dânluật; Trung Kỳ (1936);Bộ Dân luật, (Hoàng Việt Trung Kỳ bộluật), Điều 676, 641
[5] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, HàNội
[6]Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (121),tr.17-26,32
[7]Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.38
[8]Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công, HàNội
[9]Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, HàNội
[10]Nguyễn Thị Tú (2013), Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội
[11]Đào Thị Thanh Bình – Đỗ Vân Anh (2015), “Sử dụng mô hình AMC đểgiải quyết vấn đề nợ xấu ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Ngân hàng Nhà nước,tr.100
[12]Đinh Xuân Cường (2015), Bàn luận về vấn đề nợ xấu của các nước trên thế giới và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo: Đánh giá tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, tr.229-244, HàNội
[13]Phan Thị Thu Hà và Phạm Thị Bích Duyên (2016), “Bàn thêm về xử lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet.
[14]TônThanhTâm(2017),“Bànvềxửlýnợxấu”,Tạpchíngânhàng(23),tr.17-20
[15]Lê Thị Thu Thủy (chủ biên) (2016), Sách chuyên khảo: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, NxbĐHQGHN, tr.473
[16]Corinne Renault Brahinsky (2002), Fundamentals of contract law,p.11.
[17]Définitiond'une reconnaissance de dette, https://droit- finances.commentcamarche.com/faq/22329-reconnaissance-de-dette-definition.
[18]Richard(2011),“Non-PerformingLoans”,EconomicReview,Vol.32,No.1,pp.7-9.
[19]ECB (2001), Baddebt
[20]Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics Washington, D.C; June 27–July 1, 2005, p.8; The Treatment of NonperformingLoans
[21]Phạm Thị Thương (2013), Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, HàNội
[22]BCBS – Basel Committee on Banking supervision (2006), Sound credit risk assessment and valuation for loans, BIS Press and Communication, Basel, Switzerland