1. Sự cần thiết bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Thứ nhất, sự yếu thế của cổ đông thiểu số so với cổ đông lớn và nhu cầu cần được bảo vệ của cổ đông thiểu số
Với bản chất đối vốn trong công ty cổ phần, cổ đông góp nhiều vốn (đặc biệt là cổ đông có quyền biểu quyết) sẽ có nhiều ưu thế trong hoạt động quản lý công ty. Ở vị thế này, cổ đông lớn sẽ có động cơ để tối đa hóa giá trị công ty phục vụ cho lợi ích của bản thân họ, việc này có thể dẫn đến sự lạm quyền của cổ đông chi phối và có thể gây hại cho những cổ đông thiểu số còn lại. Do đó, trong công ty cổ phần đối tượng cần được bảo vệ không phải là người quản lý công ty (vì họ cóquyền và thông tin) và có thể cũng không phải cổ đông lớn (có khả năng chi phối hoạt động công ty) mà là cổ đông thiểu số, riêng lẻ.
Công ty cổ phần với đặc trưng là quyền lợi, nghĩa vụ của những người góp vốn đều được quyết định dựa trên tỷ lệ góp vốn. Điều này có thể được hiểu người nào góp nhiều vốn trong công ty cổ phần sẽ có quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng và có thể chi phối mọi hoạt động của công ty. Trong những công ty cổ phần có quy mô lớn, lợi ích của các cổ đông thường không thống nhất, có khi mâu thuẫn “Cổ đông lớn có khả năng lợi dụng sức mạnh để bóc lột cổ đông thiểu số”[1].
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD 2004) cũng nhận định về khả năng chèn ép, xâm phạm quyền lợi cổ đông nhỏ của các cổ đông lớn. Những hiện tượng nói trên đã vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các cổ đông cùng loại; là hành vi tước đoạt một phần giá trị tài sản của các cổ đông thiểu số[2].
Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore thực thi khá tốt nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các cổ đông. Cụ thể:
Tại Malaysia, theo báo cáo thẻ điểm về quản trị công ty của các nước ASEAN năm 2015, điểm số dành cho nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông là 13 03 điểm[3] [127, tr 28], đây cũng là một mức điểm phản ánh kết quả quản trị tốt trong hạng mục này.
Đối với nguyên tắc đối xử bình đẳng, Malaysia có một thông lệ tốt cần được ghi nhận Trước hết, tất cả các tài liệu về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đều có bảng tiếng Anh. Điều này rất thuận lợi cho các cổ đông nước ngoài, những người không biết tiếng bản địa có thể nắm bắt được các thông tin về hoạt động của công ty một cách hiệu quả, kịp thời có thể đưa ra các quyết định nhằm bảo vệ các quyền lợi của mình tại công ty.
Tại Philippines, với vị thế là một trong những thị trường chứng khoán lâu đời nhất tại Đông Nam Á (thành lập năm 1927), Philippines đã đạt những thành quả nhất định về quản trị công ty tốt (đạt 11,75 điểm năm 2015 về bảo đảmnguyên tắc đối xử bình đẳng), Phippines cũng có một số thông lệ tốt cần được ghi nhận và đã xây dựng quy tắc đòi hỏi giám đốc, Ban giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị phải từ bỏ việc tham gia thảo luận hoặc đưa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề mâu thuẫn về lợi ích. Quy định này giúp cho việc đưa ra các quyết định của công ty được khách quan, tránh các trường hợp bị lạm dụng chức vụ quyền hạn của Ban điều hành, nhằm tư lợi cá nhân thông qua các giao dịch với các bên có liên quan hoặc các giao dịch mà Ban điều hành có thể được hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, pháp luật Philippines cấm việc cấp vốn cho các giao dịch liên quan đến giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị hoặc đảm bảo này được thực hiện theo đúng lãi suất thị trường[4].
Tại Singapore, các công ty đại chúng không được phép có hơn một loại cổ phần phổ thông và mỗi một cổ phần, cổ đông sẽ đi kèm với một quyền biểu quyết. Điều này đảm bảo cho tất cả các cổ đông được đối xử bình đẳng và các công ty đều phải công khai quyền bầu cử đi kèm với mỗi loại cổ phiếu của họ. Mỗi vấn đề thảo luận trong Đại hội đồng cổ đông được tách biệt và có từng giải pháp cho mỗi vấn đề mà không có nhóm tất cả các vấn đề thành một nội dung chung để biểu quyết. Thông báo họp Hội đồng quản trị thường niên và các văn bản có liên quan đều được sử dụng bằng tiếng Anh. Thông báo họp này cũng đầy đủ các thông tin như thông tin về kiểm toán được chỉ định hoặc tái chỉ định sẽ được thông qua trong phiên họp, tỷ lệ phân chia cổ tức. Các mẫu giấy tờ liên quan đến thủ tục ủy quyền: ủy quyền biểu quyết, ủy quyền tham dự họp cũng được thông tin một cách đầy đủ, để các cổ đông không có điều kiện tham dự họp vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình.
Pháp luật Singapore cũng quy định việc giám đốc hoặc những thành viên chủ chốt của công ty phải thông báo cho công ty về các giao dịch liên quan đến cổ phần của họ tại công ty trước ít nhất một ngày[5] [127, tr.66].
Thái Lan được đánh giá cao nhất về việc thực hiện nguyên tắc đối xửbình đẳng với số điểm đạt được 14,75 điểm trong năm 2015 cao hơn Malaysia và Singapore[6]. Việc bình đẳng được pháp luật Thái Lan quy định cụ thể là giữa cổ đông thiểu số và cổ đông kiểm soát Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông đều được quyền tham gia. Thông báo họp Đại hội đồng cổ đông cũng rất cụ thể về kiểm toán hoặc tỷ lệ phân chia cổ tức. Các mẫu giấy tờ về việc ủy quyền trong việc tham dự Đại hội đồng cổ đông cũng rất cụ thể rõ ràng (ủy quyền biểu quyết, ủy quyền tham dự họp)
Ở Việt Nam, theo đánh giá và cho điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (2015), Việt Nam được 12,19 điểm về nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các cổ đông[7], cao hơn Philippines và thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Singapore. Theo báo cáo trên, Việt Nam cần khắc phục ở một số vấn đề: tài liệu về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định bằng tiếng Anh và trên thực tế chỉ có một vài công ty cung cấp trong các thông báo của Đại hội đồng cổ đông được đầy đủ chi tiết về hồ sơ của giám đốc chuẩn bị bầu cử hoặc tái tranh cử. Ngoài ra, cũng có một số công ty báo cáo về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Anh, nhưng phần lớn thường phát hành muộn hơn các phiên bản ngôn ngữ địa phương, điều này sẽ làm giới hạn truy cập nắm thông tin một cách kịp thời của cổ đông nước ngoài.
Tóm lại, trong mối liên hệ giữa cổ đông và nhà đầu tư, khi đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thì cần phải bảo vệ cả cổ đông thiểu số và cổ đông lớn. Sở dĩ người ta đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số mà không phải là bảo vệ cổ đông lớn là vì đối với cổ đông lớn cùng với việc sở hữu nhiều cổ đông thì đã được pháp luật bảo vệ rất nhiều. Bằng khả năng chi phối công ty, cổ đông lớn không những tự bảo vệ được quyền lợi của mình mà còn đủ sức mạnh có thể chèn ép, xâm phạm quyền lợi của cổ đông thiểu số.
Bên cạnh đó, mỗi cổ đông, nhóm cổ đông trong công ty cổ phần theo đuổi các mục tiêu khác nhau, cổ đông lớn khi đầu tư vốn thường theo mục tiêu dài hạncòn cổ đông thiểu số thường với mục tiêu ngắn hạn, từ đó dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các cổ đông. Cổ đông lớn thì luôn muốn nắm giữ quản lý công ty và có thể ra những quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số.
Cổ đông thiểu số chiếm đa số trong các nhà đầu tư, xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, họ có thể là những người kinh doanh nhỏ, những người làm công ăn lương, những người lao động. Mỗi nhà đầu tư sẽ có trình độ nhận thức khác nhau, họ bỏ vốn vào công ty để đầu tư với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Phần lớn, họ chỉ quan tâm đến việc tăng, giảm giá trị cổ phiếu hằng ngày. Họ thường ít hiểu biết về các quy định của pháp luật cũng như các nguy cơ thiệt hại khi không quan tâm hoặc không tham gia vào quản lý công ty mà mình góp vốn. Họ không biết rằng việc tăng giảm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào năng lực điều hành cũng như sự vô tư, minh bạch của người quản lý. Phần lớn, trong công ty đại chúng, các cổ đông thiểu số thường tản mạn, không biết hết nhau và cũng không có liên kết với nhau một cách chặt chẽ và cũng không có vai trò gì trong công ty từ đó họ biết rất ít thông tin về hoạt động doanh nghiệp mà họ đang bỏ vốn vào, từ đó cổ đông thiểu số trở thành bên yếu thế. Trong khi đó, phần lớn, các cổ đông lớn thì ngược lại, họ có mối quen biết và liên kết với nhau rất chặt chẽ để quyết định những đường lối, chính sách phát triển của công ty và họ sẽ không quan tâm đến lợi ích của cổ đông thiểu số. Cho nên, ý thức bảo vệ mình của cổ đông thiểu số là vô cùng quan trọng họ cần tập hợp lại và liên kết với nhau để thực hiện các quyền của nhóm cổ đông và ít nhiều thông qua đó thể hiện tiếng nói của mình trong công ty. Vì vậy, pháp luật cần có những quy địnhcụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số.
Tuy cổ đông thiểu số bị lép vế hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình so với cổ đông lớn, nhưng chắc chắn sẽ không đặt ra vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số nếu như quyền lợi của họ không bị xâm phạm.
Thứ hai, Bảo vệ cổ đông thiểu số xuất phát từ nhu cầu của cổ đông lớn
Cổ đông lớn là những người nắm giữ số lượng cổ phần lớn trong công ty, có khả năng chi phối những quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Để cho việc chi phối này không vi phạm pháp luật, các cổ đông lớn cũng rất muốn pháp luật có sự điều chính thật cụ thể về việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Lúc đó, cổ đông lớn sẽ yên tâm hơn khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Vì cổ đông lớn, cổ đông thiểu số đều là nhà đầu tư trong công ty cổ phần, đều cùng với mục đích góp vốn để tìm lợi nhuận, khi công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có sự chia sẽ cổ tức, cho nên, cổ đông lớn và cổ đông thiểu số đều có một mong muốn chung khi góp vốn đầu tư là sự phát triển của công ty, vì vậy cổ đông lớn cũng cần nhận thức việc bảo vệ cổ đông thiểu số là bảo vệ chính mình.
Cổ đông lớn có thể tận dụng được trí tuệ của cổ đông thiểu số khi đảm bảo quyền cho họ cổ đông thiểu số có thể là người giỏi chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty mà họ bỏ vốn. Nếu cổ đông lớn tìm cách hạn chế quyền cổ đông thiểu số như quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông, quyền tiếp cận thông tin, thì đã loại bỏ cơ hội phát huy trí tuệ tập thể trong công ty cổ phần. Vì cổ đông thiểu số và cổ đông lớn khi đóng góp vốn vào công ty đều có chung một mục đích là phát triển công ty, do đó cổ đông lớn cũng cần phải nhận thức được việc bảo vệ cổ đông thiểu số cũng là bảo vệ chính mình.
Thứ ba, Bảo vệ cổ đông thiểu số từ yêu cầu bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực kinh doanh
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại thì quyền của con người ngày càng được quan tâm. Khi cổ đông thiểu số được bảo vệ thì cũng đồng nghĩa với việc quyền con người được bảo vệ trong lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, việc bảo vệ cổ đông thiểu số phải nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông cổ đông thiểu số không thể lợi dụng các quyền của mình để gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của công ty.Cổ đông lớn là người tham gia quản lý điều hành quyết định những vấn đề trong công ty cũng khôngphải vì tư lợi mà gây nên những bất lợi cho những cổ đông khác. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số phải nhằm mục đích bảo đảm và duy trì quyền lợi của các bên.
2. Vai trò, ý nghĩa của bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Như đã phân tích ở trên, so với cổ đông lớn và những người quản lý điều hành công ty thì các cổ đông thiểu số luôn ở vị trí yếu thế hơn. Do cổ đông thiểu số sở hữu tỷ lệ cổ phần thấp nên họ không được tham gia các hoạt động quản lý hàng ngày và họ cũng không có khả năng trong việc tham gia định hướng, hoạch định chính sách hoạt động của công ty. Chính vì vậy, họ rất dễ bị đối xử không công bằng, bị chèn ép và quyền lợi của họ dễ bị xâm hại. Vì vậy, việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Chúng ta có thể huy động được nhiều nguồn lực, nguồn vốn tham gia đầu tư cho nền kinh tế khi cổ đông thiểu số được bảo vệ một cách có hiệu quả.
- Thứ nhất, Mở rộng cơ hội thực hiện quyền tự do kinh doanh đối với mọi công dân, nhất là đối với những người không có vốn lớn, không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thông thường những người có ít vốn thường giữ tài sản ở nhà, hoặc gửi tiết kiệm… công ty cổ phần chính là cơ hội đầu tư mới cho họ. Bảo vệ cổ đông thiểu số cũng là một phần trong việc xã hội hóa đầu tư, nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi chủ thể, đặc biệt là những người dân có thể thực hiện được ý tưởng đầu tư của mình, làm cho họ có cơ hội trở thành chủ nhân thật sự của nền kinh tế, có cơ hội giám sát các hoạt động quản lý tốt nhất, hiệu quả nhất, tạo ra động lực mới cho sự phát triển của toàn xã hội.
- Thứ hai, khuyến khích đầu tư trực tiếp đối với mọi người dân, nhất là những người đầu tư không chuyên nghiệp
Bảo vệ cổ đông thiểu số tốt sẽ làm cho những người ít vốn yên tâm đầu tư vào công ty cổ phần, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế bởi nó khuyến khích việc chuyển tiếtkiệm trong dân cư thành nguồn vốn đầu tư, Công ty sẽ nhanh chóng thu hút được nguồn vốn lớn theo kế hoạch. Điều này sẽ không xảy ra nếu nhà đầu tư thấy tiền vốn mình sẽ bị mất hoặc bị lạm dụng bởi công ty. Do đó, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tốt sẽ thu hút được nguồn vốn tiết kiệm trong dân chúng tốt (đặc biệt là những khoản tiết kiệm cá nhân) và sẽ khuyến khích, thúc đẩy việc chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản đầu tư vào công ty.
Việc bảo vệ cổ đông thiểu số tốt sẽ làm tăng khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp Doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư khác nhau đặc biệt nhất là những nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Hiện tại, lượng tiền mặt còn hiện hữu trong dân là rất lớn. Vì vậy, việc khơi thông và thúc đẩy phát triển mạnh các kênh đầu tư để hút tiền nhàn rỗi là rất cần thiết. Thực tế, việc đầu tư vào kênh nào còn tùy thuộc vào số vốn và sở thích, kinh nghiệm cũng như sự mạo hiểm của từng người. Như bất động sản đòi hỏi cần vốn nhiều; chứng khoán chỉ dành cho người hiểu biết, có kinh nghiệm; vàng đang có rủi ro rất lớn khi chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng như chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khá cao.
- Thứ ba, Bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi người, trong đó có bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về rủi ro. Để vận hành nền kinh tế thị trường cần có hệ thống luật pháp minh bạch, ở đó mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Những người yếu thế trong mối quan hệ pháp lý, chẳng hạn cổ đông thiểu số trong quan hệ với cổ đông lớn cần được bảo vệ trước sự chèn ép, đối xử không công bằng.
Cổ đông thiểu số tuy chiếm số đông trong tổng số cổ đông của công ty, nhưng tỷ lệ cổ phần mà họ họ sở hữu thì có thể nhỏ so với cổ đông lớn Cho dù luật quy định họ có quyền tham gia cuộc họp Đại hộiđồng cổ nhưng lợi ích của họ,tiếng nói của họ vẫn có thể bị bỏ qua. Do đó, việc bảo vệ cổ đông thiểu số trước những người quản lý công ty, trước các cổ đông lớn được pháp luật công ty các nước chú ý điều chỉnh.
- Thứ tư, Đối với Việt Nam hiện nay việc bảo vệ cổ đông thiểu số tốt còn giúp cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được diễn ra nhanh hơn, tốt hơn, thu hút được nhiều nguồn vốn để tái đầu tư cho kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có trường hợp các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, thì phần lớn, thậm chí tất cả cổ đông đều là người lao động Đại hội đồng cổ đông biểu quyết ưu tiên cho người lao động mua cổ phần cũng chính là ưu tiên cho mình, nhưng với tỷ lệ khác so với tỷ lệ sở hữu. Khi công ty bị cổ phần hóa, người lao động vừa là người nắm giữ cổ phiếu (thường là cổ đông thiểu số) lại vừa là người lao động trong công ty, về nguyên tắc họ phải chịu sự chỉ đạo từ bộ máy quản lý, vì vậy khó có thể thực hiện đủ vai trò, quyền hành của một cổ đông thực sự[8]. Lúc này, những cổ đông đã làm việc lâu năm và thường là thành viên Hội đồng quản trị và những người quản lý khác được hưởng lợi nhiều hơn so với các cổ đông mới. Phần lớn trường hợp xảy ra là khi người công nhân được chia hay mua cổ phần họ vẫn chưa quan niệm được vị trí của họ là nhà đầu tư mà vẫn nghĩ mình là người lao động, họ luôn có thái độ e ngại đối với ban lãnh đạo, thường họ không được thông tin mọt cách đầy đủ về phương án hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân do thực quyền chi phối doanh nghiệp nằm trong tay một số ít người có trách nhiệm.
3. Mục đích bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Xây dựng môi trường kinh doanh bền vững để thu hút đầu tư
Khi pháp luật bảo vệ cổ đông có hiệu quả, các nhà đầu tư trong đó có cổ đông thiểu số sẽ yên tâm đầu tư vốn vào công ty cổ phần điều này giúp cho doanh nghiệp dễdàng thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư khác nhau như phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty để phát triển kinh doanh. Do vậy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, có cơ chế bảo hộ quyền lợi cho nhà đầu tư có hiệu quả là điều kiện tiên quyết thu hút nhiều nguồn đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nướcngoài. Một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên môi trường kinh doanh đó là mức độ bảo vệ cổ đông thiểu số ở mỗi quốc gia.
Bảo vệ cổ đông thiểu số còn là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp hạng của WB về môi trường kinh doanh hàng năm của các quốc gia. Theo WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 (Doing Business 2018 report), một nghiên cứu theo dõi mức độ thuận lợi kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới của Nhóm WB về chủ đề "Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm", Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017; với số điểm 67,93 trên thang 100 Trước đó, với Doing Business 2017 report, Việt Nam đứng vị trí thứ 82/190, với số điểm 63,83 trên thang 100; tăng 9 bậc so với năm 2016[9]. Qua xếp hạng ở trên, cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam (hạng 68) vẫn nằm sau một số nước trong khu vực: Singapore (hạng 2), Malaysia (thứ 24), Thái Lan (thứ 26), Indonesia (thứ 72).
Khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nềnkinh tế
WB đã tiến hành khải sát môi trường kinh doanh và chỉ ra rằng chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường vốn cũng như mức độ tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
Bảo vệ cổ đông thiểu số giúp cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững. Với sự phát triển mạnh của thị trường này sẽ giúp cho việc thu hút vốn nhàn rỗi được dễ dàng hơn, huy động được những nguồn vốn từ người dân trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn là kênh tài chính giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở. Chính vì tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, nên quốc gia nào cũng xây dựng công cụ pháp lý để bảo vệ và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Thị trường chứng khoán có mạnh thì mới hỗ trợ và thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển công ty cổ phần và thị trường chứng khoán muốn tồn tại và phát triển phải được xây dựng từ các nhà đầu tư, cụ thể là các cổ đông trong công ty cổ phần trong đó có cổ đông thiểu số.
[1]Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.256
[2]OECD (2004), OECD Principles of CorporateGovernance
[3]Asian Development Bank (2015), Asian Corporate Governance Scorecard country reports and Assessment, pp 28
[4]Asian Development Bank (2015), Asian Corporate Governance Scorecard country reports and Assessment, pp 53
[5]Asian Development Bank (2015), Asian Corporate Governance Scorecard country reports and Assessment, pp 66
[6]Asian Development Bank (2015), Asian Corporate Governance Scorecard country reports and Assessment, pp 76
[7]Asian Development Bank (2015), Asian Corporate Governance Scorecard country reports and Assessment, pp 103
[8]Phạm Duy Nghĩa (2005), So sánh về quản trị công ty của một số nước trên thế giới. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp lý công ty Việt Nam, Đề tàiNCKH.
[9]VOV.VN(2017),XếphạngmôitrườngkinhdoanhViệtNambậttăng14bậc,https://vov.vn/kinh-te/xep-hang-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-bat-tang-14-bac-689807.vov, (truy cập16/4/2018)