Thứ năm, 04 Tháng 8 2022 21:24

Lịch sử hình thành cơ quan thanh tra và địa vị pháp lý của Ban Thanh tra-kiểm toán Hàn Quốc

1. Lịch sử hình thành cơ quan thanh tra của Hàn Quốc

Với khoảng 1300 năm lịch sử, hệ thống thanh tra kiểm toán ở Hàn Quốc hình thành từ Sajongbu (tên gọi ban đầu của hệ thống này) được thành lập ở các cơ quan Trung ương của triều đại Shilla năm 659 sau Công nguyên, mà sau này được gọi là Sahonbu của các triều đại Koryo và Chosun. Những chức năng của các tổ chức thanh tra cổ này chủ yếu không phải là tìm ra các hành vi sai trái của các cơ quan chính quyền Trung ương và địa phương.

Điều đặc biệt chú ý là sự thành lập hệ thống “Thanh tra nội bộ hoàng cung” của triều đại Chosun năm 1509. Các Thanh tra viên của Thanh tra nội bộ hoàng cung được nhà Vua bổ nhiệm từ những người đàn ông trẻ, có năng lực, đã từng được giao nhiệm vụ điều tra các hành vi hành chính sai trái hoặc hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương; những người này phải qua một kỳ thi quốc gia (Kwago) trước khi được bổ nhiệm Thanh tra viên.

Họ thực hiện nghĩa vụ của mình dưới bề ngoài của một người bình thường với một cấp bậc nào đó mà không để lộ, và họ đem theo một tấm huân chương hình các con ngựa ủy quyền để có thể huy động sức người, sức ngựa khi cần thiết. Một trong số năm hình con ngựa khác đặt trên tấm huân chương chỉ ra số ngựa trên thực tế mà Thanh tra viên đó được huy động khi thực hiện.

Sau khi Chính phủ Cộng hoà Hàn Quốc ra đời, Ban Kiểm toán được thành lập dưới quyền của Tổng thống, là Viện Kiểm toán cao nhất theo các quy định của Hiến pháp 1948 thực hiện việc kiểm toán đối với các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức được Nhà nước trao quyền và các tổ chức khác được thành lập theo pháp luật.

“Ủy ban Thanh tra” được thành lập dưới quyền của Tổng thống theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 1948 để giám sát và thanh tra các nghĩa vụ hành chính của những người làm việc ở chính quyền Trung ương và địa phương, những tổ chức được Nhà nước giao quyền và các tổ chức khác được thành lập theo pháp luật. Ủy ban này đổi tên thành “Ủy ban giám sát và kiểm tra” trong giai đoạn từ 1955 đến 1960; sau đó được tổ chức lại, đặt dưới quyền của Thủ tướng với tên gọi cũ là “Ủy ban Thanh tra” theo Luật về Ủy ban Thanh tra năm 1961. Có thể nói việc kiểm toáncủa Ban Kiểm toán và việc thanh tra của Ủy ban Thanh trong nhiều trường hợp rất gần gũi với nhau đến mức không thể phân biệt một cách rạch ròi giữa chúng. Về việc kiểm tra tài khoản, Hiến pháp sửa đổi năm 1992, cho phép đồng nhất hai tổ chức này vào Ban Kiểm toán và Thanh tra được thành lập ngày 20-2-1963 theo Luật về Ban kiểm toán và Thanh tra năm 1963.

2. Địa vị pháp lý của Ban Thanh tra và Kiểm toán

Là cơ quan hiến định

Ban Kiểm toán và Thanh tra (The Board of Audit and Inspection - gọi tắt là BAI là một cơ quan hiền định mà chún năng, địa vị và tổ chức của nó được quy định từ Điều 97 đến Điều 100 của Hiến pháp Hàn Quốc. Đây là sự bảo đảm cho tổ chức và quyền lực của BAI bằng Hiến pháp.

Đặt dưới quyền của Tổng thống

Hàn Quốc tuân theo nguyên tắc phân chia quyền lực dưới chính thể Tổng thống. Điều 97 Hiến pháp quy định rằng: “Ban Kiểm toán và Thanh tra sẽ được thành lập dưới quyền hạn trực tiếp của Tổng thống” đã xác định một cách cụ thể, rõ ràng BAI là một cơ quan dưới quyền Tổng thống.

Là Viện Kiểm toán cao nhất ở Hàn Quốc

Theo Hiến pháp và các Luật có liên quan khác, BAI là Viên Kiểm toán và Thanh tra cao nhất ở Hàn Quốc. Ngoài BAI ra, còn có sự kiểm toán nội bộ và các tổ chức thanh trađược thành lập ở các cơ quan hành chính, các cơ quan tự quản địa phương và các tổ chức được Nhà nước giao quyền. Để giám sát nội bộ của các cơ quan, tổ chức này, BAI đưa ra các khuyến nghị và các định hướng liên quan đến việc kiểm toán và thanh tra nội bộ của họ và nhận các báo cáo về kết qua thanh tra và kiểm toán.

Độc lập khi thực hiện nhiệm vụ

Mặc dù Hiến pháp Hàn Quốc có quy định“... Ban Kiểm toán và Thanh tra được thành lập dưới quyền Tổng thống” nhưng BAI có một vị trí độc lập khi thực hiện nhiệm vụ theo Luật về Ban Kiểm toán và Thanh tra. Để đảm bảo tính độc lập của BAI, cũng giống như Chánh án Toà án và Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ban Kiểm toán và Thanh tra được bổ nhiệm bởi Tổng thống với sự đồng ý của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ nhiệm Ban là 4 năm và chỉ được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Ủy viên của BAI được Tổng thống bổ nhiệm sau khi thảo luận với Chủ nhiệm theo nhiệm kỳ giống như nhiệm kỳ của Chủ nhiệm. Theo tinh thần của Hiến pháp, Luật về Ban Kiểm toán và Thanh tra có các điều khoản quy định giới hạn tuổi của các ủy viên dưới 65 và có những đòi hỏi về trình độ để có thể được bổ nhiệm.

Ủy viên của BAI được bổ nhiệm từ những người đã có thâm niên công tác trong các lĩnh vực chuyên ngành như công chức cao cấp, giáo sư, luật sư... Địa vị của các ủy viên được bảo đảm trừ khi họ bị kỷ luật, bị kết án tù hoặc bị ápdụng một hình phạt khắc hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ trong một thời gian dài do bị tâm thần hoặc hạn chế về thể chất.

BAI không có tính độc lập hoàn toàn trong việc tuyển dụng các nhân viên bởi vì hầu hết các công chức bao gồm các nhân viên của BAI đều được tuyển dụng bởi Bộ Hành chính công, một cơ quan có quyền tuyển dụng, đào tạo nhân sự và thay đổi cấu trúc tổ chức của các cơ quan Nhà nước. Bởi chính sách chỉ đạo cho việc tuyển dụng công chức chỉnh đốn về mặt tổ chức và một số vấn đề về nhân sự của Bộ Hành chính công mang tính bắt buộc, cho nên BAI không thể tăng cường nhân viên hay mở rộng tổ chức mà không đặt dưới sự kiểm tra.

Để đảm bảo sự độc lập về kinh phí của BAI, Ban kinh tế kế hoạch (EPB) là cơ quan Ngân sách Trung ương của Hàn Quốc phải tham khảo ý kiến của BAI bất kỳ lúc nào mà EPB muốn cắt giảm ngân sách mà BAI đệ trình. Điều này cho phép BAI có quyền tự chủ về tài chính ở một mức độ nhất định.

3. Nhiệm vụ, chức năng và tổ chức của BAI

Nhiệm vụ và chức năng

Nhiệm vụ và chức năng của BAI theo quy định của Hiến pháp và Luật về Ban Kiểm toán và Thanh tra được tóm lược như sau:

Một là, xác nhận quyết toán về thu nhập quốc dầu dụng ngân sách của Nhà nước;

Hai là,kiểm toán Nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức được Nhà nước giao quyền và kiểm toán các vấn đề tồn tại khác mà các Luật có liên quan quy định cho Bai

Ba là, Thanh tra nghĩa vụ hành chính của các cơ quan nước và công chức Nhà nước.

Tổ chức

Ban Kiểm toán và Thanh tra bao gồm Hội đồng ủy ra trong đó có cả Chủ nhiệm và Bí thư.

Phân công nhiệm vụ

Hội đồng ủy viên: Hội đồng bao gồm 7 ủy viên trong đó có Chủ nhiệm Ban là người kiểm tra, quản lý và chỉ đạo Hội đồng. Hội đồng ủy viên đưa ra giải pháp trên cơ sở biểu quyết của các ủy viên về các vấn đề mà thư ký đệ trình, cụ thể là các vấn đề như:

  • Các vấn đề thuộc về sự xác nhận các quyết toán;
  • Các vấn đề thuộc về xử lý theo đề nghị từ việc thanh tra và kiểm toán;
  • Các vấn đề thuộc về các quyết định xem xét lại hoặc đơn thỉnh cầu;
  • Các vấn đề thuộc các thủ tục pháp lý cho việc ban hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ; và giải thích hoặc áp dụng các luật về kế toán; và các vấn đề thuộc về việc ban hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quy định của BAI
  • Các vấn đề thuộc về ngân sách của BAI và kế toán tài chính của BAI
  • Các vấn đề khác được lựa chọn hoặc Chủ nhiệm đệ trình.

Bộ máy giúp việc

Nhiệm vụ

  • Xác nhận các quyết toán của Nhà nước và các tổ chức được Nhà nước giao quyền;
  • Xây dựng các chính sách kiểm toán, các nguyên tác và kế toán;
  • Tiến hành kiểm toán gián tiếp và kiểm toán trực tiếp: Chuẩn bị các dự thảo cho việc sử dụng các kết quả kiểm toán và thanh tra;
  • Điều tra và giải quyết các đề nghị xem xét lại và sự thỉnh cầu;
  • Giải quyết các khiếu nại của công dân;
  • Chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho việc ban hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ, giải thích hoặc áp dụng các luật về kế toán, chuẩn bị các dự thảo cho việc ban hành, sửa đổi, huỷ bỏ những quy định của BAI,
  • Nghiên cứu và chăm lo sự phát triển của thanh tra và kiểm toán; Chỉ đạo và giám sát việc kiểm toán nội bộ của các tổ chức;
  • Chuẩn bị và thực hiện ngân sách của BAI làm báo cáo cuối năm về kết quả thanh tra và kiểm
  • Các vấn đề khác theo sự chỉ đạo của Chủ nhiệm.

Tổng thư ký

Tổng thư ký chịu trách nhiệm về các công việc của bộ máy giúp việc và chỉ đạo, giám sát các nhân viên của BAI thực thi mệnh lệnh của Chủ nhiệm.

Phó tổng thư ký

  • Văn phòng quản lý và kế hoạch:
  • Đưa ra phương hướng và nguyên tắc cơ bản cho kiểm toán và thanh tra; xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về kiểm toán và thanh tra.
  • Kế hoạch hoá, kiểm tra và phối hợp các lĩnh vực kiểm toán và thanh tra;
  • Chuẩn bị các đề nghị về ngân sách của BAI;
  • Chuẩn bị các báo cáo về xác nhận các quyết toán và báocáo hàng năm;
  • Nghiên cứu sự phát triển của công việc thanh tra, kiểm toán của BAI và các mối liên hệ với EDP;
  • Hợp tác quốc tế với INTOSAL, ASOSAI và các thành viên Viện Kiểm toán tối cao của chúng (SAI).

Cục I: Kiểm toán và thanh tra

  • Văn phòng Thủ tướng Chính phủ:
  • Ban kinh tế kế hoạch;
  • Ban tài chính:
  • Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng, Bộ Thông tin,
  • Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Văn phòng tiếp tế
  • EDP;
  • Các tổ chức được các cơ quan kể trên giao quyền.

Cục II: Kiểm toán và thanh tra

  • Các tổ chức dưới quyền trực tiếp của Tổng thống kể cả ban thư ký của Tổng thống;
  • Quốc hội;
  • Tòa án
  • Ủy ban quản lý bầu cử;
  • Ban kế hoạch an ninh quốc gia;
  • Bộ Tư pháp;
  • Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Giáo dục;
  • Bộ Văn hoá và thể thao,
  • Cơ quan lập pháp của Chính phủ;
  • Cơ quan quản lý thuế quốc gia;
  • Cơ quan quản lý hải quan;
  • Các tổ chức được các cơ quan kế trên giao quyền

Cục III: Kiểm toán và thanh tra

  • Bộ Nội vụ;
  • Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản;
  • Bộ Y tế và xã hội;
  • Bộ Môi trường
  • Các cơ quan tự quản địa phương (ngoại trừ chính quyền thủ đô Seoul); Các tổ chức được các cơ quan kể trên giao quyền.

Cục IV: Kiểm toán và thanh tra

  • Ban thống nhất quốc gia;
  • Bộ Ngoại giao;
  • Bộ Lao động;
  • Bộ Giao thông:
  • Bộ Hành chính công;
  • Bộ Tuyên truyền;
  • Cơ quan phụ trách vấn đề người có công và cựu chiến bình;
  • Các tổ chức được các cơ quan kể trên giao quyền. nước các con qua

Cục V: Kiểm tra toàn bộ hoạt động thanh tra, kiểm toán và thanh tra những vấn đề chuyên biệt cụ thể và tiếp nhận các khiếu nại của công dân.

  • Cục Kiểm toán công trình: Kiểm toán và thanh tra
  • Bộ Xây dựng;
  • Các tổ chức được Bộ Xây dựng giao quyền;
  • Các dự án xây dựng và các công trình khác.
  • Văn phòng xem xét pháp lý:
  • Các vấn đề thuộc về sự đề nghị xem xét lại và các đơn thỉnh cầu
  • Chuẩn bị các dự thảo cho việc ban hành, sửa đổi bước huỷ bỏ các quy định của BAI;
  • Chuẩn bị các dự thảo trình bày các ý kiến của BAI việc ban hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ và giải thích hoặc á dụng các quy định, các luật về kế toán;
  • Cung cấp những dự thảo kế hoạch kiểm toán và thanh tra Chuẩn bị lịch họp cho Hội đồng ủy viên; Phân tích và phân loại các kết quả kiểm toán và thanhtra.
  • Văn phòng giáo dục và đào tạo:
  • Đào tạo, tập hợp và quản lý dữ liệu về kiểm toán và thanh tra;
  • Huấn luyện các kiểm toán viên và nhân viên kế toán
  • Tổng Thanh tra:Thực hiện kiểm toán và thanh tra nội bộ của BAI

Nhân viên

  • Thủ tục tuyển dụng

Việc tuyển dụng nhân viên của BAI theo các quy định của Luật về chức vụ dân sự, nó được áp dụng cho các côngchức của Hàn Quốc. Bộ Hành chính công được thành lập dưới quyền của Thủ tướng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự và tổ chức của chính quyền Trung ương.

BAI tuyển dụng hầu hết các nhân viên mới thông qua việc mở các kỳ thi. Khi tuyển dụng những nhân viên mới sơ cấp (bậc VII), BAI đề nghị Bộ Hành chính công (MOGA) quản lý kỳ thi này. Người xin việc được kiểm tra về Hiến pháp, Luật hành chính, kế toán... Các nguyên tắc ở kỳ thi cùng được duy trì đối với các nhân viên trung cấp (bậc V). Họ được lựa chọn từ những công chức hành chính bậc V, đã qua một kỳ sát hạch của Bộ Hành chính công về Luật hành chính, hành chính công, kinh tế, kế toán... và đã phục vụ trong cơ quan chính quyền về một lĩnh vực chuyên biệt trong một thời gian.

BAI đã cố gắng duy trì đội ngũ cán bộ trong sự thay đổi về quản lý, đảm bảo theo hướng đa chức năng và theo chuyên môn hoá. Chẳng hạn BAI đã nhận nhiều viên chức từ các cơ quan khác có hiểu biết về lĩnh vực mà BAI kiểm toán.

Khi sắp xếp công việc cho một nhân viên mới, mối quan hệ giữa vị trí và chuyên ngành của họ được cân nhắc kỹ lưỡng để chức năng phù hợp với các yêu cầu của nghề nghiệp. Ở thời điểm 01/01/1994 nhân viên của BAI đều là cử nhân trở lên, 3,5% là thạc sĩ luật, các nhà quản lý công hoặc các nhà khoa học chính trị, 2,7% là thạc sĩ kinh tế, quản lý kinh doanh hoặc kế toán và 12% là thạc sĩ công nghệ.

Đến năm 2018, Bai có tổng số cán bộ, công chức khoảng gần 1.200 người, trong đó có khoảng 1000 người là kiểm toán viên và gần 200 cán bộ hỗ trợ. Hiện nay BAI thực hiện nhiều ứng dụng công nghệ trong hoạt động kiểm toán và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành