Những quyền cơ bản của cổ đông nó gắn liền với lợi ích trực tiếp của cổ đông, đặc biệt là những cổ đông khi đầu tư vào công ty với mong muốn góp tiếng nói trong việc quản trị công ty. Với các quyền quảntrịcủacổđôngthiểusố, pháp luật Việt Nam hướng tới việc bảo vệ các cổđôngthiểusố thông qua các việc bảo vệ theo nhóm. Cụ thể, LuậtDoanhnghiệpnăm 2014 xác định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng sổ cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có các quyền: đề cử người vào Hộiđồngquảntrị và Ba kiểmsoát; xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hộiđồngquảntrị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểmsoát; yêu cầu triệu tập hợp Đạihộiđồngcổđông trong một số trườnghợp nhất định, yêu cầu Ban kiểmsoát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết (khoản 2, Điều 114 Luậtdoanhnghiệpnăm 2014) Tiếp thu các ý kiến nâng cao hiệu quả bảo vệ cổđôngthiểusố, Luậtdoanhnghiệp năm 2020 đã hướng tới việc bỏ thời hạn nắm giữ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5%, cụ thể được quy định như sau:
1. Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Quyền triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông thường thuộc về Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát, nhưng trong trường hợp có nguy cơ đe dọa xâm phạm quyền lợi của các cổđôngthiểusố thì luật đã trao thêm cho cổđôngthiểusố quyền yêu cầu triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông nhằm tự bảo vệ mình. Ở Việt Nam, quyền này được quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 114 Luậtdoanhnghiệp 2014 và cụ thể hơn tại khoản 3, Điều 114,LuậtDoanhnghiệp 2014. Theo đó, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền yêu cầu triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông bất thường khi nhận thấy Hộiđồngquảntrị vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ hay ra quyết định vượt quá thẩm quyền; nhiệm kỳ của Hộiđồngquảntrị đã vượt quá 6 tháng mà Hộiđồngquảntrị mới chưa được bầu thay thế; các trường hợp khác theo quy định của điều lệ công ty. Bên cạnh đó, nhóm cổđôngthiểusố trên còn có thể tự mình triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông thay thế cho Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát nếu Ban kiểmsoát không triệu tập theo yêu cầu của nhóm cổ đông này (Khoản 6 ,Điều 13, LuậtDoanhnghiệp 2014).
Theo Luật công ty của Singapore (Điều 177) và Malaysia (Điều 310,311) thì hai hoặc nhiều cổ đông sở hữu hơn 10% tổng số cổ phần của công ty thì có thể triệu tập cuộc họp của công ty.
Ở Thái Lan, Điều 100 Luật công ty quy định cổ đông nắm giữ cổ phần không ít hơn 1/5 tổng số cổ phần đã bán hoặc cổ đông không ít hơn hai mươi lăm cổ phần nắm giữ không ít hơn một phần mười tổng số cổ phần đã bán được đăng ký tên của họ với thông báo yêu cầu Hộiđồngquảntrị triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông bất thường bất kỳ lúc nào, nhưng cũng phải nêu rõ lý do yêu cầu trong thông báo. Trong trường hợp này, Hộiđồngquảntrị phải thuxếp một cuộc họp cổ đông trong vòng một tháng kể từ ngày nhận được thông báo.
Ở Philippines, Điều 50 Luật công ty và khoản k, Điều 5 Quy chế chứng khoán cũng có quy định mọi cổ đông cũng có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp bất thường, nhưng Luật công ty Philippines không quy định tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phần là bao nhiêu và cho phép bất cứ cổ đông nào viết kiến nghị cho Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan(SEC)[1] triệu tập cuộc họp vì bất cứ lý do gì, khi không có người được phép triệu tập cuộc họp.
Điểm tương đồng và khác biệt: Phần lớn các nước đều chọn tỷ lệ 10% của cổ đông nắm giữ cổ phần là ngưỡng để triệu tập cuộc họp Đạihộiđồngcổđông. Riêng ở Philippines thì không quy định tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phần mà bất kỳ cổ đông nào cũng có quyền kiến nghị triệu tập cuộc họp. Từ quy định trên giữa các nước cho thấy quyền cổđôngthiểusố ở quy định thoáng hơn, các cổđôngthiểusố không cần phải gom nhóm lại với nhau để cho đủ tỷ lệ % như ở các nước khác, mà tự bản thân mỗi cổđôngthiểusố có thể thực hiện quyền yêu cầu này.
Quyền yêu cầu triệu tập họp đạihộiđồngcổđông giúp cổđôngthiểusố có thể thực hiện được quyền lợi chính đáng của mình trước những vấn đề cơ bản mang tính định hướng của công ty. Luật đưa ra quy định này giúp cổđôngthiểusố tránh được nguy cơ lạm quyền của Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát nhưng thực tế dựa vào quy định này thì quyền của cổđôngthiểusố có thể không thực hiện được vì theo quy định chỉ nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông mới có quyền triệu tập cuộc họp, do đó nhóm cổ đông hoặc cổ đông nào sở hữu dưới 10% thì không có quyền triệu tập cuộc họp. Tỷ lệ 10% được luật quy định cho thấy đây là 1 tỷ lệ tương đối lớn nên các cổđôngthiểusố muốn thực hiện quyền triệu tập cuộc họp chỉ còn cách là liên kết lại với nhau. Với đặc điểm tự do chuyển nhượng, cổ phần luôn luôn được thay chủ, liệu có đảm bảo rằng các cổđôngthiểusố đủ điều kiện này để thực hiện quyền của họ không? Khó khăn hơn khi họ là những người xa lạ không quen biết. Nhiều người lý giải rằng nếu thấy quyền lợi của mìnhkhông thỏa đáng hoặc bị xâm hại thì cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho người khác, đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời cho chủ sở hữu hiện tại song lại là nỗi lo cho chủ sở hữu tiếp sau đó. Đã là chủ sở hữu thì phải có quyền bảo vệ lợi ích của mình không bị giới hạn về số lượng tài sản sở hữu. Chính vì những lý do trên, LuậtDoanhnghiệpnăm 2020 đã có những sửa đổi về tỷ lệ nắm giữ giảm xuống còn 5% nhằm bảo vệ tốt hơn các cổđôngthiểusố, và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật với nhau.
Đối với quyền yêu cầu triệu tập Đạihộiđồngcổđông trong đó có trường hợp khi Hộiđồngquảntrị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nhưng thế nào là vi phạm nghiêm trọng thì LuậtDoanhnghiệp không chỉ rõ, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vấn đề này, các cổđôngthiểusố có điều kiện để biết được mức độ vi phạm của Hộiđồngquảntrị không? Khi mà vấn đề minh bạch, thông tin hiện nay vẫn còn ở mức độ mập mờ dẫn đến hai khả năng có thể xảy ra: cổ đông không dám thực hiện quyền của mình hoặc cổ đông triệu tập một cách tùy tiện nên cần làm rõ quy định này để dễ áp dụng.
2. Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát
Ở Việt Nam, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 114,LuậtDoanhnghiệpnăm 2014 cổđôngthiểusố hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền đề cử người vào Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát. Với quy định này cho phép cổ đông nói chung và cổđôngthiểusố nói riêng tự bảo vệ mình bằng cách liên kết lại thành nhóm từ đó đề cử người đại diện của mình vào Hộiđồngquảntrị, Ban kiểmsoát để cùng góp tiếng nói về quản lý công ty như nắm bắt thông tin dễ dàng, được đóng góp ý kiến những vấn đề quan trọng và tham gia ra quyết định trong công ty, vì vậy cũng hạn chế được sự lạm quyền của những người quản lý công ty.
Phương thức bầu dồn phiếu được coi là công cụ pháp lý quan trọng và riêng có của công ty cổ phần giúp bảo vệ các cổđôngthiểusố (Điều 144,Luậtdoanhnghiệpnăm 2014).Tuy nhiên, để công cụ này thực sự phát huy hết hiệu quả, các cổđôngthiểusố cần phải hiểu rõ và sử dụng nó. Theo phương thức này, khi bầu thành viên Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát, một cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phần của mình với số thành viên Hộiđồngquảntrị hoặc Ban kiểmsoát để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho một hoặc một vài ứng viên.
Mục đích cơ bản của việc bầu dồn phiếu chính là tăng cường sự hiện diện của các cổđôngthiểusố trong Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát của công ty cổphân, đảm bảo điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau.
Khác với LuậtDoanhnghiệp 2005 là việc biểu quyết bầu thành viên Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo khoản 3 Điều Luậtdoanhnghiệp 2014 quy định công ty cổphần có thể quyết định phương thức bầu dồn phiếu theo quy định của Điều lệ công ty (bầu dồn phiếu không còn bắt buộc). Cùng với quy định mới của Luậtdoanhnghiệpnăm 2014, cho phép tỷ lệ biểu quyết thay đổi Điều lệ chỉ cần đạt tối thiểu 65% thay vì 75% như LuậtDoanhnghiệpnăm 2005 trước đây, thì nhóm cổ đông lớn sẽ luôn mong muốn áp đặt cách bầu cử trước đây để tự mình có thể quyết định bầu được tất cả các thành viên Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát.
Luật công ty của Philippines, Thái Lan (Điều 70) quy định “bỏ phiếu dồn” để cho phép cổ đông dồn các lá phiếu của mình cho một ứng cử viênlàm cho người này có số phiếu ngang với số phiếu của thành viên Hội đồng quản trị được bầu nhân với số cổ phần tương ứng, hoặc cổ đông có thể phân chia những lá phiếu đã tích lũy của mình cho các ứng cử viên mà cổ đông cảm thấy thích hợp. Cơ chế dồn phiếu này đem lại cho các cổđôngthiểusố cơ hội bầu được ít nhất một vài thành viên Hộiđồngquảntrị và có đại diện trong Hộiđồngquảntrị. Trong hệ thống bầu chọn “trực tiếp” hoặc qua “đề cử” thì một cổ đông nắm giữ 51% số cổ phần có thể bầu chọn tất cả các các thành viên Hộiđồngquảntrị. Luật công ty Singapore, Malaysia không quy định hoặc đề cập đến bỏ phiếu dồn, nhưng các người sáng lập công ty có thể tự do quy định vấn đề này trong điều lệ[2].
Nhìn chung, các nước đều sử dụng phương thức bầu dồn phiếu để tạo điều kiện cho cổđôngthiểusố cử người của mình vào Hộiđồngquảntrị. Tuy nhiên, trên thực tế việc thi hành pháp luật còn gặp khó khăn. Cụ thể:
Theo khoản 1, 3 Điều 144,LuậtDoanhnghiệp 2014 quy định:
Quyết định của Đạihộiđồngcổđông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện: Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, việc biểu quyết bầu thành viên Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoátphải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu.
Theo quy định trên, để được bầu vào thành viên Hộiđồngquảntrị, Ban kiểmsoátthì có thể được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, người trúng cử thành viên Hộiđồngquảntrị hoặc thành viên Ban kiểmsoát phải có số cổ phiếu bầu cao tương ứng, nhưng ít nhất phải bằng 65% tổng số cổ phần của cổ đông tham dự họp.Thứ hai, người trúng cử vào Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoát được xác định theo số phiếu bầu từ cao xuống thấp mà không theo tỷ lệ khống chế là phải đạt được số phiếu bầu trên 51% hay 65% tổng số cổ phần của cổ đông tham dự họp.
Một số ý kiến khác muốn trao quyền hơn nữa cho các cổđôngthiểusố thông qua cơ chế bầu dồn phiếu bằng cách cho phép cổđôngthiểusố được đề cử và bầu chọn ít nhất ½ thành viên Ban kiểmsoát[3], ý kiến này đã quá chú trọng bảo vệ cổđôngthiểusốmà quên mất nguyên tắc bình đẳng giữa các cổ đông. Nếu quy định theo như ý kiến này thì đã tạo sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa cổ đông lớn và cổđôngthiểusố, vượt quá yêu cầu cần thiết bảo vệ của cổđôngthiểusố.
3. Quyền tham dự và kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông
Đây là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của mọi cổ đông phổ thông không riêng gì cổđôngthiểusố: quyền tham dự và phát biểu trong các Đạihộiđồngcổđông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyềnhoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết (điểm a, khoản 1, Điều 114,LuậtDoanhnghiệp 2014)… . Quy định này phần nào cũng đã giúp cổđôngthiểusố được đảm bảo quyền dự họp, có thể tự bảo vệ lợi ích cho mình, tránh việc bị các cổ đông lớn chèn ép, thao túng. Quyền tham dự cuộc họp Đạihộiđồngcổđônglà quyền quan trọng đối với cổ đông phổ thông nó là điều kiện cần, còn việc tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến, đề cử người vào Hộiđồngquảntrịvà Ban kiểmsoát nếu có… là điều kiện đủ để cổ đông thực hiện quyền của mình.
Theo pháp luật công ty của Thái Lan (Điều 102), Singapsore (Điều 180), Malaysia (Điều 71), Philippines (Điều 58) đều có quy định cổ đông có quyền tham dự và kiến nghị biểu quyết vấn đề ở những chương trình họp của công ty. Để bảo vệ quyền lợi của cổđôngthiểusố, trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đối với những công ty chiến lược quan trọng như công ty cổ phần viễn thông New Zealand, Singapore Telecom, Telekom Malaysia và tập đoàn Inpex của Nhật đã thực hiện qua phương thức “cổ phiếu vàng” được cấp cho chính phủ những nước này và cơ quan này có quyền phủ quyết trong một cuộc bỏ phiếu ngay cả khi những cơ quan này là một cổđôngthiểusố[4] và những nước này thực hiện rất tốt công cụ bảo vệ này.
Ở Việt Nam, pháp luật đã quy định quyền dự họp Đạihộiđồngcổđông của các cổđôngthiểusốcụ thể và chi tiết. Nhưng việc thực hiện và đảm bảo thực hiện trên thực tế chưa được nghiêm chỉnh, thiếu công bằng, bất chấp những quy định pháp luật và nỗi bức xúc của cổđôngthiểusố, trở thành những vấn đề nổi cộm hiện nay. Thời gian qua, rất nhiều ý kiến phản ánh quyền lợi của các cổ đông bị bỏ qua do có sự phân biệt giữa cổđôngthiểusố với các cổ đông nắm giữ cổ phần đa số. Điều này không chỉ vi phạm quy định của pháp luật mà còn tạo tiền lệ xấu trong hoạt động đại hội cổ đông hàng năm của các doanh nghiệp. Cụ thể:
Theo điểm a, khoản 1, Điều 114, LuậtDoanhnghiệpnăm2014 quy định: cổ đông phổ thôngcó quyền tham dự và phát biểu trong các Đạihộiđồngcổđông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Pháp luật quy định minh thị như vậy nhưng không ít công ty cổphần đưa ra các yêu sách bắt buộc cổ đông phải có tỷ lệ sở hữu số cổ phần tối thiểu mới được tham gia họp Đạihộiđồngcổđông. Chẳng hạn như: Công ty cổphầnĐầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18), mã chứng khoán L18, niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là một ví dụ, tại mục “Quan hệ cổ đông” trên website www licogi18 com vn của L18 vẫn còn lưu thông báo về Đạihộiđồngcổđông thường niên năm 2009, trong đó, điều kiện mà các cổ đông phải đáp ứng nếu muốn tham dự đại hội là: “Những cổ đông nắm giữ hoặc được đại diện sở hữu từ 15000 cổ phần L18 trở lên có quyền tham dự đại hội cổ đông năm 2009. Trường hợp cổ đông không thể trực tiếp tham dự hoặc không đủ điều kiện tham dự thì có thể uỷ quyền hoặc nhận uỷ quyền để đủ điều kiện tham dự đại hội”. Công ty cổphần Chế biến thủy sản Minh Hải đặt ra điều kiện: chỉ cổ đông sở hữu 5000 cổ phần mới được tham dự cuộc họp Đạihộiđồngcổđông, những cổ đông sở hữu ít hơn 5000 cổ phần sẽ tập hợp lại và cử đại diện tham dự đại hội. Một hình thức vi phạm phổ biến khác của các doanh nghiệp, tước đi quyền dự họp Đạihộiđồngcổđông của các cổđôngthiểusố là “quên” gửi thư mời họp, trong khi yêu cầu cổ đông tham dự phải mang theo thư mời[5]. Rõ ràng các công ty đưa ra quy định này là vi phạm pháp luật vì tất cả các cổđôngthiểusốcó quyền tham dự cuộc họp Đạihộiđồngcổđông, trừ trường hợp các cổ đông từ bỏ quyền này, đồng ý rằng quyết định của hội đồng cổ đông là cao nhất song không thể lợi dụng quy định đó để tước đi quyền của người khác. Hoặc có mời họp nhưng tiếng nói của cổđôngthiểusốkhông được quan tâm. Trường hợp Thủy điện Nà Lơi là một ví dụ, khi các cổđôngthiểusố phản đối việc sáp nhập Thủy điện Nà Lơi và Thủy điện Cần Đơn thì các cổ đông lớn “trả đũa” bằng việc không thông qua phương án phân phối lợi nhuận với tỷ lệ trả cổ tức 18%bằng tiền[6]. Hoặc khi tham gia họp đạihộiđồngcổđông rồi chưa chắc các cổ đông đã đảm bảo được việc thực hiện quyền của mình. Cụ thể một số công ty cổphần như Ngân hàng Sacombank và Quỹ Đầu tư VF1 cho phép các cổ đông tham gia Đạihộiđồngcổđông nhưng Ban điều hành hạn chế quyền chất vấn dưới nhiều hình thức khác nhau như: hạn chế thời gian chất vấn, chất vấn bằng ghi câu hỏi ra giấy và gửi lên bàn chủ toạ hoặc gửi và được trả lời công khai trên website của công ty, … Trong khi các công ty khác như ACB, PDM… với hàng ngàn cổ đông đã đến dự Đạihộiđồngcổđông đều được quyền chất vấn, trực tiếp đặt câu hỏi, không giới hạn thời gian[7]. Bởi thời gian chất vấn của cổ đông nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách trả lời của lãnh đạo doanh nghiệp có thuyết phục hay không và Ban lãnh đạo doanh nghiệp có tiếp thu ý kiến cổ đông một cách dân chủ hay không. Với thực trạng trên, để bảo vệ cổđôngthiểusố, thì nghị quyết của Đạihộiđồngcổđông nên quy định cụ thể cổ đông nắm giữ tối thiểu bao nhiêu cổ phần phổ thông mới được quyền tham dự cuộc họp Đạihộiđồngcổđông và việc này phải được sự nhất trí của các cổ đông phổ thông bằng văn bản sau đó tiến tới thủ tục sửa đổi Điều lệ công ty liên quan đến vấn đề này. Còn nếu không thì quyền tham dự họp Đạihộiđồngcổđông vẫn là của tất cả cổ đông phổ thông. Nhiều công ty đặc biệt là các công ty đại chúng số lượng cổ đông lên tới hàng chục ngàn vì vậy triệu tập họp Đạihộiđồngcổđông là vấn đề khá phức tạp, khó có phòng họp nào đủ khả năng chứa cả hàng ngàn người, đặc biệt khi mà sự hoạt động của công ty đó trải dài trên toàn lãnh thổ và ra thị trường thế giới. Để giải quyết tình trạng này một phương án được đưa ra là tiến hành họp trực tuyến với nhiều điểm cầu dựa trên các điều kiện về vị trí địa lý. Ví dụ sẽ tiến hành họp Đạihộiđồngcổđông tại ba địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh các cổ đông ở cùng khu vực địa lý sẽ tham gia ở một điểm cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ internet cho phép kết nối mọi người, mọi lúc mọi nơi, thông qua màn ảnh rộng các cổ đông sẽ thấy nhau, trực tiếp nghe các báo cáo cũng như biểuquyết các vấn đề tại cuộc họp Đạihộiđồngcổđông. Đây là cách thức khá mới mẻ nhưng rất khả dụng và đã được các nước trên thế giới áp dụng, nó giải quyết được yêu cầu về vấn đề hội trường đảm bảo các cổ đông đều được tham dự. Ngoài ra họp Đạihộiđồngcổđông trực tuyến còn có một lợi thế khác nữa đó là giải quyết được trường hợp cuộc họp Đạihộiđồngcổđông bất thành do không đủ 65% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. Nhiều ý kiến cho rằng việc tiến hành họp Đạihộiđồngcổđông trực tuyến sẽ rất tốn kém, ý kiến này chưa đúng bởi vì chi phí ban đầu có thể tốn kém do phải trang bị thiết bị vật chất nhưng khả năng thành công lớn dẫn đến không phải tốn kém các chi phí khác như chi phí thuê địa điểm, chi phí đi lại, nhân lực tốn thời gian công sức tổ chức cuộc họp Đạihộiđồngcổđông lần hai khi cuộc họp lần một bất thành và còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty như vậy tổ chức họp Đạihộiđồngcổđông trực tuyến lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Công ty đầu tiên thực hiện họp Đạihộiđồngcổđông trực tuyến là Công ty cổphần Cơ điện lạnh (REE), tại cuộc họp Đạihộiđồngcổđông trực tuyến ngày 31/3/2011, cuộc họp được đánh giá là khá thành công nhưng vấn đề biểu quyết tại điểm cầu Hà Nội vẫn phải tiến hành theo phương thức bỏ phiếu, tiến tới tương lai Công ty cổphần Cơ điện lạnh sẽ tiến hành bỏ phiếu điện tử chứ không phải bằng giấy như bây giờ[8]. Sự thành công của công ty cổphần Cơ điện lạnh (REE) là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công ty đại chúng trong việc tiến hành Đạihộiđồngcổđông.
Nhưvậy, từnhữngphântích so sánhtrên nhóm quyền quản trị của cổđôngthiểusốrútramộtsốvấnđềnhưsau:
Thứnhất, quyền yêu cầu triệu tập họp đạihộiđồngcổđông: điểm giống nhau ở các nước là đều chọn tỷ lệ 10% cổ đông nắm giữ cổ phần có quyền triệu tập cuộc họp Đạihộiđồngcổđông. Riêng Philippines là không quy định tỷ lệ mà bất kỳ cổ đông nào cũng có quyền triệu tập cuộc họp. Thực trạng ở Việt Nam hiện nay đang vướng là nhóm cổ đông hoặc cổ đông nào sở hữu dưới 10% thì không có quyền triệu tập cuộc họp và thế nào là vi phạm nghiêm trọng của Hộiđồngquảntrị, hiện nay Luậtdoanhnghiệp chưa quy định rõ vấn đề này
Thứhai, quyền đề cử người vào Hộiđồngquảntrị và Ban kiểmsoátcó điểm tương đồng ở các nước đều sử dụng phương thức bầu dồn phiếu để tạo điều kiện đưa người của mình vào Hộiđồngquảntrị. Tuy nhiên, trên thực tế việc thi hành pháp luật còn gặp khó khăn, chưa hướng dẫn chi tiết, dẫn đến tranh chấp quyền lực tại một số công ty cổphần.
Thứba, quyền tham dự và kiến nghị vần đề đưa vào chương trình họp Đạihộiđồngcổđôngcó điểm giống nhau giữa các nước, pháp luật có quy định cổ đông có quyền tham dự và kiến nghị biểu quyết ở những chương trình họp của công ty. Hiện tại, ở Việt Nam việc thực hiện và đảm bảo thực hiện trên thực tế chưa được nghiêm minh, thiếu công bằng do có sự phân biệt giữa cổ đông thiều số và cổ đông lớn.
[1]Securities and Exchange Commission, Thailand
[2]Viện nghiên cứu quản lý trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines, Dự án UNDPVIE/97/016, tr.51
[3]Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia HàNội, tr.275
[4]CFA Institute (2010), Sharehoder Rights in Asia: Are sharehoders Flexing their muscles to protect themselves?,https://www.cfainstitute.org/en/advocacy/policy-positions/shareholder-rights-in-asia, (access22/8/2018)
[5]Hữu Hòe (2017), Cổ đông nhỏ, để đông nhưng không bi nhỏ (kỳ 1): Vào cửa đại hội, cổ đông nhỏ bị… ngáng chânhttp://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/co-dong-nho-de-dong- nhung-khong-bi-nho-ky-1-vao-cua-dai-hoi-co-dong-nho-bi-ngang- chan-183298.html, (truy cập ngày22/6/2018)
[6]Friedrich Kuebler, Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Pháplý
[7]Lã Trần Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự Thật, tr288
[8]Bùi Sưởng, Ngọc Giang (2011), Mục sở th ị- Đại hội cổ đông trực tuyến đầu tiên của REE, https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung- khoan/muc-so-thi-dhcd-truc-tuyen-dau-tien-cua-ree-46302.html, (Truy cập22/6/2018)