Thứ năm, 10 Tháng 11 2022 06:43

Phân tích chính sách đối với chế định xác lập giao dịch bảo đảm có hiệu lực giữa các bên trong biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ góp phần tích cực trong tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn pháp lý để xác lập, thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ, làm tăng cơ hội tiếp cận, khai thác tối đa giá trị tài sản vô hình, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan. Lịch sử hình thành và phát triểnpháp luật về giao dịch bảođảm từ thờiLa Mã cổ đại đã dựa trên sự phân biệt giữa các biện pháp bảo đảm riêng lẻ như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh do nền kinh tế lúc này dựachủ yếu vào đất đai và các tài sản hữu hình khác đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, mô hình lý thuyết mới về giao dịch bảođảm hình thành vào nửađầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II với sự phát triển kinh tế vượt bậc của quốc gia này như một tất yếu khách quan. Giáo sư Grant Gilmore là một trong những học giả khởi xướng lý thuyết tiếp cận đơn nhất hay tiếp cận theo chức năng trong pháp luật về giao dịch bảo đảm[1].

Việc xác lập biện pháp bảo đảm có hiệu lực giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp là trụ cột đầu tiên (X đầu tiên) trong cấu trúc hình 4X[2] của giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của Ủy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốc(UNCITRAL)phải bảođảm các nội dung về chủ thể xác lập hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; đối tượng của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; hình thức xác lập và hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia biện pháp thế chấp quyền đòi nợ[3].

1. Chủ thể xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

Biện pháp thế chấp quyềnđòi nợđược xác lập giữa bên thế chấp quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, đây là hai chủ thể chính trong biện pháp thế chấp quyềnđòi nợ. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi có sự thống nhất của các bên, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với bênthế chấp cũng có thể trở thành một trong các bên tham gia vào hợp đồng thế chấp quyền đòinợ.

Đối với bên thế chấp quyền đòinợ thườnglà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng quyền đòi nợ để thế chấp cho cá nhân, tổ chức khác. Bên thế chấp có thể là bên phải thực hiện một nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp hoặc bên có liên quan đến bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp và sử dụng quyền đòi nợ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Các bên trong quan hệ thế chấp quyềnđòi nợ phảicó năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp, không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm/hạn chế tham gia giao dịch thế chấp[4].

Đối với cá nhân, khi tham gia xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ với tư cách là bên thế chấp, cá nhân phải là người phải có năng lực chủ thể phù hợp, có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch thế chấp quyền đòi nợ. Người có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sựđược xácđịnh là người có năng lực pháp luật dân sựkhi tham gia xác lập hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là việc cá nhân có thể tự mình thể hiện ý chí, tự do xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ[5].

Trường hợp bên thế chấp là tổ chức thì người xác lập hợp đồng thế chấp phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền hợp pháp của tổ chức đó. Chủ thểcó năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập hợpđồngthế chấp quyền đòi nợ cũng được xác lập như các giao dịch dân sự khác, đây là một trong nhữngđiều kiệnđể hợpđồng thế chấp quyềnđòi nợ có hiệu lực. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Tổ chức, doanh nghiệp phải có người đại diện theo phápluật hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp để tiến hành xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ[6].

Đối với bên nhận thế chấp quyền đòinợtrong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhận quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp phải là bên có quyền yêu cầu nhất định đối với bên thế chấp hoặc bên thứ ba, đây có thể là quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các từ các giao dịch mua bán, trao đổi, cho vay, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn. Để bảo đảm cho nghĩa vụ được cấp tín dụng, bảo đảm cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, bảo toàn số tiền gốc và số tiền lãi, bên nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận sử dụng quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp[7] thông qua việc bên nhận thế chấp có thể là tổ chức tín dụng Trong mối quan hệ thế chấp này, bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng, còn bên thế chấp có thể chính là bên được cấp tín dụng hoặc là bên thứ ba dùng tài sản thế chấp là quyền đòi nợ để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho bên được cấp tíndụngthực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho các cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác.

Về cơ bản các điều kiện về tư cách chủ thể đối với bên nhận thế chấp giống với điều kiện tư cách chủ thể đối với bên thế chấp nhưđáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm/hạn chế trở thành bên nhận thế chấp. Tổ chức tín dụng là chủ thể đặc biệt, thường xuyên tham gia trong thực hiện biện pháp thế chấp với tư cáchlàbênnhậnthếchấpdohoạtđộngcấptíndụngcủatổchứctíndụngluôncó độ rủi ro cao, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản nói chung và quyền đòi nợ nói riêng luôn được quan tâm thực hiện[8]. Chính vì vậy, trường hợp bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng thì ngoài các điều kiện, yêu cầu cơ bản về tư cách chủ thể nêu trên, bên nhận thế chấp còn phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu riêng theo quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đối với bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thếchấplà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp phát sinh từ hợp đồng được thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ trả nợ và bên thế chấp. Khi nhận thế chấp quyền đòi nợ, bên nhận thế chấp có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp tham gia vào hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, cam kết về việc bên có nghĩa vụ trả nợ sẽ thanh toán khoản tiền cho bên thế chấp thông qua tài khoản mở tại ngân hàng do bên nhận thế chấp chỉ định. Việc thỏa thuận giữabên có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền trực tiếp vào tài khoản của bên thế chấp mở tại ngân hàng vớibên nhận thế chấp chỉ định có thể được lập thành một văn bản riêng hoặc có thể được các bên thỏa thuận là một điều khoản trong hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ[9]. Đối với trường hợp thỏa thuận là một điều khoản trong hợp đồng thế chấp quyền đòinợ thì hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải có sự tham gia xác lập, ký kết của cả ba chủ thể gồm: bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thếchấp.

Bên có nghĩa vụ trả nợ có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp phát sinh từ hợp đồng được thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ trả nợ và bên thế chấp nên các điều kiện về tư cách chủ thể đối với bên có nghĩa vụ giống với điều kiện tư cách chủ thể đối với bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Chính vì vậy, bên có nghĩa vụ trả nợ khi tham gia xác lập, ký kết hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm hoặchạn chế thực hiện giao dịch dân sự[10].

2. Đối tượng của biện pháp thế chấp quyền đòinợ

Về phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòinợ

Tài sản thế chấp là quyền đòi nợ được xem là một dạngđộng sản vô hình và không chỉ là một hoặc một số quyền đòi nợ cụ thể, còn bao gồm cả các tài sản phái sinh thu được từ quyền đòi nợ. Thuật ngữ “tài sản phái sinh từ tài sản bảo đảm”[11] bao gồm tài sản, khoản tiền thu được từ việc định đoạt tài sản bảo đảmnhững tài sản hình thành từ việc định đoạt tài sản bảo đảm này[12]. Ủy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốckhuyến nghị để bảo vệ quyền lợi của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ cần mở rộng phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, theo đó phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ không chỉ có quyền đòi nợ ban đầu, còn có cả tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ[13]. Tương tựỦy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốc cũng khuyến nghị xác định tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ có nội hàm rất rộng, bao gồm bất kỳ tài sản nào thu được liên quan đến quyền đòi nợ, như: tài sản, khoản tiền thu được từ việc chuyển giao quyền đòi nợ hay định đoạt quyền đòi nợ theo phương thức khác; tài sản thu được từ chính tài sản phái sinh, hoa lợi, lợi tức của quyền đòi nợ, cổ tức, tài sản được chia, số tiền bảo hiểm và các quyền yêu cầu phát sinh từ các giao dịch có liên quan đến quyền đòi nợ[14].

Vềđiều kiện đối với tài sản thế chấp là quyền đòinợphải phát sinh từ hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Trường hợp giao dịch làm phát sinh quyền đòi nợ hợp pháp sẽ tạo ra quyền đòi nợ hợp pháp và trở thành đối tượng của thế chấp quyền đòi nợ. Trường hợp giao dịch làm phát sinh quyền đòi nợ không hợp pháp thì quyền đòi nợ không hợp pháp và không thể trở thành đối tượng của thế chấp quyền đòi nợ[15].

Đồng thời, trong biện pháp thế chấp, quyền đòi nợ đối tượng thế chấpphải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng, quản lý của bên thế chấp. Trên thực tế, quan hệ thế chấp, bên thế chấp nhất thiết phải là chủ sở hữu đối với tài sản thế chấp, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch khi xác địnhtàisảnthếchấp[16].Tuynhiên,Ủy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốcđãnhấnmạnhđểkhuyến khích và thúc đẩy các biện pháp bảo đảm, pháp luật cần phải cho phép bên bảo đảm được sử dụng cả những tài sản mình không có quyền sở hữu trọn vẹn, nhưng có một phần quyền, lợi ích nhất định làm tài sản bảo đảm để đưa vào giao dịch[17].

Cuối cùng, đối tượng của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ phải thỏa mãn điều kiện không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu. Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, không có tranh chấp để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với tài sản thế chấp[18]. Trường hợp quyền đòi nợ đang có tranh chấp thì chỉ khi nào các tranh chấp đó được giải quyết bằng văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc thông qua bản án hoặcquyết định có hiệu lực của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới trở thành đối tượng của các biện pháp thếchấp.

Về mô tả tài sản thế chấp là quyền đòinợ

Khi tham gia vào biện pháp thế chấp quyền đòi nợ, tài sản thế chấp là quyền đòi nợ phải được mô tả để giúp cho người khác nhận biết được đó là đối tượng của thế chấp. Việc mô tả tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ý nghĩa rất quan trọng giúp xác định phạm vi vật quyền bảo đảm của bên nhận thế chấp được xác lập trên tài sản của bên thế chấp, từ đó xác định phạm vi những tài sản nào bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ. Xu hướng của pháp luật về biện pháp bảo đảm hiện đạicho phép tả chung, khái quát, để tạo thuận lợi, dễ dàng cho các bên trong việc xác lập hợp đồng bảo đảm[19] mà không buộc các bên phải tả chi tiết, cụ thể tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp. Ủy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốckhuyến nghị nên quy định rất thông thoáng về tả tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm có thể được tả bằng cách liệt kê, hoặc tả chung theo loại tài sản, hoặc theo một công thức tính nhất định, chỉ cần đáp ứng điều kiện “có thể xác định được tài sảnmộtcáchhợplý”[20].ThậmchíỦy ban Luật thương mại Quốc tế Liên Hiệp Quốcchophéptảtàisảnbảo đảm bao gồm “toàn bộ động sản của bên bảo đảm”[21]. Mô tả chung không có nghĩa là tài sản thế chấp không được mô tả một cách rõ ràng và gây hiểu nhầm màchỉ cầnxác định thông qua các đặc tính hoặc theo tính chất của tài sản. Hơn nữa, việc mô tả chung ích trong trường hợptài sản thế chấp thay đổi, biến động, các bên không phải đàm phán, ký kết lại hợp đồng thế chấp hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp.

Vềđịnh giá tài sản thế chấp là quyền đòinợ thế chấp thường được thực hiện ngay sau khi hoặc đồng thời với việc xác định các điều kiện của quyền đòi nợ. Khi quyền đòi nợ đáp ứng đủ các điều kiện để làm tài sản thế chấp thì quyền đòi nợ cũng được các bên tiến hành định giá, xác định giá trị của tài sảnđó. Việc định giá quyền đòi nợ thế chấp thực chất là cơ sở để xác định phạm vi nghĩa vụ theo đóquyền đòi nợ có khả năng bảo đảm, xác định mức nghĩa vụ được bảo đảm hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật[22]. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ phải định giá quyền đòi nợ để xác định mức nghĩa vụ được bảo đảm cụ thể, từđó xácđịnh phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm luôn nằm trong khả năng bảo đảm của quyền đòinợ.

Việc định giá tài sản thế chấp là quyền đòi nợ có thể được bên nhận thế chấp tự định giá bằng cách căn cứ vào số tiền bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên thế chấp phát sinh từ hợp đồng đã thỏa thuận giữa các bên. Đối với biện pháp thế chấp quyền đòi nợ, việc thực hiện quyền của bên nhận thế chấp phải phụ thuộc vào hành vi của bên có nghĩa vụ trả nợ, nên việc định giá tài sản thế chấp là quyền đòi nợ còn phải kết hợp với việc phân tích tình hình hoạt động, các thông tin có liên quan của bên có nghĩa vụ trả nợnhằm mục đích hạn chế các rủi ro phát sinh làm giảm giá trị của tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến biện pháp thế chấp quyền đòi nợ và quyền lợi hợp pháp của cácbên.

3. Hình thức xác lập và hiệu lực hợp đồng thế chấp quyền đòinợ

Về hình thức xác lập hợp đồng thế chấp quyền đòinợlà cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung về thế chấp quyền đòi nợ dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo nguyên tắc, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuậnvới nhau về việc hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ phải công chứng thì phải đáp ứng thỏa thuận đó. Đây được coi là trường hợp đặc biệt và hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ thỏa thuận về hình thức. Điều 2127 BLDS của Pháp quy định: “Thế chấp theo thỏa thuận chỉ có thể thực hiện dưới hình thức văn bản công chứng trước hai công chứng viên hoặc một công chứng viên và hai người làm chứng”[23]. Ngoài trừ trường hợp đặc biệt, hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nhìn chung phải được lập thành văn bản để làm cơ sở ghi nhận rõ ràng các nội dung thỏa thuận của các bên. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có thể được lập thành một văn bản riêng được xác lập giữa các bên.

Văn bản là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định các bên có thể đọc, lưu giữ và bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó[24]. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ xác lập dưới hình thức bằng văn bản phải đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng các bên đã thỏa thuận và muốn cam kết. Việc thể hiện nội dung hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ dưới hình thức văn bản hướng đến các mục đích công bố công khai chính thức mối quan hệ pháp lý giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ trở thành bằng chứng pháp lý cụ thể xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản thế chấp quyền đòi nợ, đồng thời cũng là căncứđểgiảiquyếtcáctranhchấpphátsinhgiữacácbêncóliênquan.Ngoàira, hình thức hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ bằng văn bản còn tạo tiền đề, cơ sở và bằng chứng pháp lý cho các bên có liên quan tiến hành các hoạt động hạch toán, kế toán một cách minh bạch, công khai và đúng phápluật.

Về hiệu lực hợp đồng thế chấp quyền đòinợ

Pháp luật về biện pháp bảo đảm của cả hai hệ thống pháp luật Civil Law và Common Law đều có quy định tách biệt và rõ ràng về hai loại hiệu lực của biện pháp bảo đảm, đó là hiệu lực của biện pháp bảo đảm đối với các bên tham gia giao dịch (hiệu lực giữa các bên) và hiệu lực của biện pháp bảo đảm đối kháng với người thứ ba (hiệu lực với bên thứ ba)[25]. Hiệu lực của hợp đồng giữa các bên là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó[26]. Từ thời điểm hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo thỏa thuận tại hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ chỉ có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực, các bên sẽ chịu sự ràng buộc bởi các thỏa thuận đã cam kết, qua đó hạn chế những trường hợp không tôn trọng cam kết. Trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ thì phải chịu các chế tài đã thỏa thuận tại hợp đồng. Nếu bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ và nghĩa vụ này thuộc một trong các căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ theo các phương thức mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quyđịnh.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thế chấp quyền đòinợ

Đối với quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp quyền đòi nợđược xácđịnh thông qua thỏa thuận và ghi nhận của các bên tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ.Ngoài các quyền vànghĩa vụ của bên thế chấp tài sản, bên thế chấp quyền đòi nợ có một số các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp quyền đòi nợ được xác lập theo thỏa thuận của các bên và phải phù hợp với quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ[27]. Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có thể ghi nhận chi tiết về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp như: giao giấy tờ liên quan đến quyền đòi nợ; cung cấp thông tin về thực trạng quyền đòi nợ; thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với quyền đòi nợ; phối hợp xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ theo thỏathuận.

Đối với quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền đòinợđược xácđịnh là nghĩa vụ và quyền của bên nhận thế chấp thông qua nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản các hợp đồng, tài liệu và các giấy tờ liên quan đến quyền đòi nợ do bên thế chấp giao và trả lại bên thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, các bên có thể thỏa thuận để ghi nhận một số quyền của bên nhận thế chấp gồm: nhận bản gốc các hợp đồng, chứng từ kế toán và các hồ sơ tài liệu có liên quan đến quyền đòi nợ; kiểm tra sổ sách kế toán và các chứng từ, tài liệu, hồ sơ kinh doanh, hồ sơ pháp lý của bên thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp; kiểm tra, giám sát, theo dõi quyền đòi nợ; nhận thông báo về thực trạng quyền đòi nợ; xử lý tài thế chấp là quyền đòi nợ; yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp khác; yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp quyền đòinợ.

Đặc biệt, tính chất vật quyền của biện pháp thế chấp mang lại cho bên nhận thế chấp quyền đòi nợ một số quyền nhất định đối với tài sản thế chấp là quyền đòi nợ như:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu trực tiếp đối với bên có nghĩa vụ, trong đó quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả tiền mang ý nghĩa quan trọng nhất, giúp bên nhận thế chấp có sự chủ động tuyệt đối, không phụ thuộc vào thái độ hợp tác haykhôngcủabênthếchấptrongviệcđịnhđoạtđốivớiquyềnđòinợ;

Thứ hai, về quyền kiểm soát quyền đòi nợ cho phép bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được thực hiện các hành vi nhất định để ngăn chặn việc bên có nghĩa vụ và bên thế chấp câu kết định đoạt trái phép hoặc hành vi làm mất, làm giảm sút giá trị của quyền đòi nợ;

Thứ ba, về quyền ưu tiên cho phép bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được thực hiện quyền của mình đối với quyền đòi nợ, được thanh toán trước những chủ thể khác.

Đối với quyền và nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thếchấpquyền đòi nợ được xácđịnh thông qua mộtsố quyền và nghĩa vụ nhất định trong biện pháp thế chấp quyền đòi nợ, trong đó quan trọng nhất làquyền được nhận thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ từ bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp. Trường hợp bên nhận thế chấp không cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp. Về nguyên tắc, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ hoặc bên thế chấp quyền đòi nợ có nghĩa vụ cung cấp thông tin vê việc thế chấp quyềnđòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện việc thanh toán cho bên nhận thế chấp quyền đòinợ nếu bên nếubên nhận thế chấp quyền đòi nợ chứng minh được bên có nghĩa vụ đã biết hoặc bên có nghĩa vụ có lỗi dẫn đến việc bên có nghĩa vụ không biết hoặc không thể biết thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ.

 


[1]Nguyễn Bích Thảo (2020), “Lý thuyết tiếp cận theo chức năng trong hình pháp luật giao dịch bảo đảm và sự tiếp nhận lý thuyết này ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật, Hà Nội,tr.32

[2]Lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, UNCITRAL khuyến nghị các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm dựa trên phân tách cấu trúc thành bốn trụ cột được gọi là cấu trúc hình 4X của giao dịch bảo đảm, gồm: (i) Xác lập giao dịch bảo đảm có hiệu lực giữa các bên,(ii)Xáclậphiệulựcđốikhángvớibênthứba,(iii)Xửlýtàisảnbảođảm; (iv) Xác định thứ tự ưu tiên.

[3]Nguyễn Bích Thảo (2015), “Về chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (22),tr.14

[4]Ngô Thị Như Huế (2014), Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.58

[5]Phạm Thị Hồng (2015), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia HàNội, tr.41

[6]Phạm Thị Hồng (2015), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia HàNội, tr.43

[7]Ngô Thị Như Huế (2014), Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.59

[8]Phạm Thị Hồng (2015), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia HàNội, tr.40

[9]Phạm Thị Hồng (2015), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia HàNội, tr.4

[10]Ngô Thị Như Huế (2014), Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.58

[11]Proceeds

[12]VCCI (2006), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật về giao dịch bảo đảm, địa chỉ:http://vibonline.com.vn/bao_cao/bao-cao-tong-hop-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-ve-phap-luat-ve-giao-dich-bao-dam[truy cập:06/12/2020].

[13] United Nations Commission on International Trade Law(2010),Legislative Guide on Secured Transactions, Viennam, p.84

[14]United Nations Commission on International Trade Law(2010),Legislative Guide on Secured Transactions, Viennam, p.460

[15]Gregoty F. Udell (2018), Tài trợ vốn dựa trên giá trị tài sản bảođảm(nhóm IFC dịch), NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, tr.37

[16]Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.52

[17]United Nations Commission on International Trade Law(2010),Legislative Guide on Secured Transactions, Viennam, p.466

[18]European            Bank                      for           Reconstruction     and         Development        (EBRD) publications (2008), Mortgages in transition economies, The legal framework formortgagesandmortgagesecurities,Link:https://www.ebrd.com/documents/comms-and-bis/pdf-mortgages-in-transition- economies.pdf, [truy cập:22/10/2020].

[19]Nguyễn Bích Thảo (2018), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp2018, tr.118

[20]United Nations Commission on International Trade Law (2016), ModelLaw     onSecuredTransactions,                Link:https://uncitral.un.org/en/texts/securityinterests/modellaw/secured_transactions, [truy cập:18/10/2020]

[21]United Nations Commission on International Trade Law (2016), ModelLawonSecured                Transactions,Link:https://uncitral.un.org/en/texts/securityinterests/modellaw/secured_transactions, [truy cập:18/10/2020], a9.1

[22]Ngô Thị Như Huế (2014), Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.51

[23]VCCI (2006), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật về giao dịch bảo đảm, địa chỉ:http://vibonline.com.vn/bao_cao/bao-cao-tong-hop-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-ve-phap-luat-ve-giao-dich-bao-dam[truy cập:06/12/2020].

[24]Vũ Thị Minh Lý (2012), Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 33

[25]VCCI (2006), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật về giao dịch bảo đảm, địa chỉ:http://vibonline.com.vn/bao_cao/bao-cao-tong-hop-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-ve-phap-luat-ve-giao-dich-bao-dam[truy cập:06/12/2020].

[26]Lê Minh Hùng (2011), Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ ChíMinh, tr.66

[27]Ngô Thị Như Huế (2014), Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, HàNội, tr.59

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 02 Tháng 1 2023 06:56

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành