Thứ bảy, 26 Tháng 4 2014 00:00

Tổng quan về quản lí vốn khả dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương

1. Cầu và cung vốn khả dụng tại Ngân hàng trung ương

1.1. Khái niệm

Theo định nghĩa giản đơn, vốn khả dụng được hiểu là vốn có khả năng sử dụng. Cụ thể hơn, vốn khả dụng là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính như: rút tiền mặt của khách hàng, nhu cầu thanh toán, đáp ứng các cam kết cho vay với khách hàng, nộp thuế cho Ngân sách, trả nợ NHTƯ…của TCTD.

Dưới góc độ hệ thống ngân hàng: Vốn khả dụng là tiềm lực vốn của một tổ chức tài chính, là VKD nằm tại TCTD. VKD của TCTD được chia làm hai phần: Dự trữ bắt buộc và dự trữ dư thừa. Dự trữ dư thừa là phần dự trữ sơ cấp, có tính lỏng cao nhất, có thể sử dụng đáp ứng các yêu cầu về vốn của TCTD ở mọi thời điểm. Vì vậy, phần VKD này được dự trữ:

  1. duy trì với mục đích là đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thì hay đảm bảo thanh khoản - là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách hàng tại bất cứ thời điểm nào với mức chi phí thấp nhất.
  2. Một phần gửi tại NHTƯ dưới dạng tiền gửi DTBB, tiền gửi thanh toán và tiền gửi khác. 

Trên phương diện quản lý của NHTƯ: VKD gửi tại NHTƯ – chính là số tiền dự trữ mà TCTD gửi vào NHTƯ của quốc gia. Nó bao gồm: tiền gửi DTBB, tiền gửi thanh toán, v.v...là phần vốn các TCTD phải giữ lại theo quy định và một phần dự trữ dư thừa được các TCTD gửi tại NHTƯ để đáp ứng nhu cầu thanh toán qua NHTƯ. Phần dư thừa này có tính lỏng cao nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với phần VKD nằm tại TCTD và nhạy cảm với sự biến động về lãi suất trên thị trường. Vì vậy quản lí VKD của NHTƯ chính là NHTƯ sử dụng các biện pháp can thiệp để điều chỉnh phần VKD này, từ đó tác động đến phần VKD nằm tại TCTD, đồng thời chi phối tới hành vi mua hay bán vốn trên TT LNH, tác động tới mức lãi suất LNH, từ đó thông qua cơ chế truyền tải lãi suất để điều chỉnh trạng thái cung cầu trên các bộ phận khác của TTTC và đạt mục tiêu điều hành CSTT.

 Phần VKD nằm tại NHTƯ là một thước đo về mức độ dư thừa  hay thiếu hụt VKD của các TCTD. Mức VKD của một ngân hàng càng lớn đồng nghĩa với việc lượng tiền dư thừa ngân hàng có thể cung cấp trên thị trường LNH là nhiều. Thông qua việc rút bớt hay bơm thêm VKD, NHTƯ có thể tác động tới chênh lệch cung - cầu về dự trữ của ngân hàng, từ đó khiến ngân hàng phải điều chỉnh hành vi của mình trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng vì thế có thể được điều chỉnh theo ý của NHTƯ.

Mối quan hệ giữa phần VKD nằm tại TCTD và tại NHTƯ là vô cùng mật thiết với nhau. Khi trạng thái VKD nằm tại TCTD dư thừa hay thiếu hụt sẽ tác động nhanh chóng tới trạng thái VKD của TCTD đó tại NHTƯ và ngược lại. Cụ thể hơn, khi VKD tại quỹ dư thừa so với nhu cầu sử dụng vốn, nếu để tiếp tục tại quỹ, TCTD sẽ bị mất chi phí cơ hội, vì vậy, phần dư thừa này được đẩy lên thành số dư tiền gửi tại NHTƯ, làm cung VKD tại NHTƯ tăng lên và TCTD có thể sử dụng giao dịch trên TTLNH nhằm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền thông qua việc bán vốn tại mức lãi suất mong muốn. Ngược lại, khi trạng thái này thiếu hụt, TCTD thực hiện: hoặc rút tiền từ NHTƯ lập tức hay vay trên TTLNH và làm số dư VKD tại NHTƯ biến đổi. Ngược lại, để thực hiện CSTT, NHTƯ có thể tiến hành chủ động điều chỉnh trạng thái VKD thông qua bơm hay hút VKD trên TTLNH, dẫn đến số dư VKD trên tài khoản tiền gửi tăng lên hay giảm xuống, làm thay đổi trạng thái vốn của các TCTD tham gia giao dịch trên thị trường theo hướng thặng dư hay thâm hụt và các TCTD đó sẽ điều chỉnh lượng vốn cung cho nền kinh tế của mình, tác động tới mức lãi suất cho vay, từ đó tác động sâu rộng tới các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế.

 Dù được hiểu trên phương diện hệ thống TCTD hay từ phương diện quản lí thì VKD cũng đều được NHTƯ quan tâm, vì nó ảnh hưởng tới hệ thống tiền tệ quốc gia và sự ổn định tài chính. Khi VKD biến động đều sẽ tác động đến sự cân bằng cung cầu VKD trên TT LNH và truyền tải tác động đến các bộ phận TTTC khác và tới nền kinh tế. Vì vậy, quản lý VKD là một hoạt động vô cùng quan trọng của NHTƯ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận án sử dụng quan điểm VKD từ phương diện quản lí của NHTƯ, làm rõ nội hàm của cầu và cung VKD tại NHTƯ và NHTƯ hoạt động quản lí phần VKD để góp phần nâng cao hiệu quả điều hành CSTT.

VKD của TCTD tại NHTƯ bắt nguồn từ hai nhân tố chính: Nhân tố tự định và chính sách. Nhân tố tự định là nhân tố biến động nằm ngoài sự kiểm soát của NHTƯ, bị tác động bởi hành vi công chúng (như Tiền mặt ngoài lưu thông) hay hoạt động của tổ chức (như cho vay hay tiền gửi của chính phủ)…và nhân tố chính sách là nhân tố bị ảnh hưởng bởi Chính sách của NHTƯ. Tùy phương diện xem xét là Cung VKD hay Cầu VKD tại NHTƯ mà nhân tố tự định và chính sách sẽ khác nhau. 

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 05 Tháng 11 2014 08:48

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành