Thứ sáu, 17 Tháng 3 2023 01:01

Phân tích khái quát về quyền sử dụng đất

Đất đai là một tài sản đặc biệt, một tư liệu sản xuất có giới hạn về không gian, diện tích, nhưng vô hạn về thời gian sử dụng và khả năng sinh lợi. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu được quản lý và khai thác tốt, đất đai sẽ là nguồn tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia. Ngược lại, tài nguyên đất đai sẽ không phát huy hết hiệu quả nếu không được quản sử dụng hợp lý. Do đó, mỗi quốc gia đều tìm cách thiết kế gây dựng một chế định pháp luật riêng về quyền sở hữu đất đai, hoặc thậm chí quốc gia đã tìm cách thiết kế một chế định đặc thù - gọi quyền sử dụng đất[1].

Tại Việt Nam, đất đai tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý[2]. Tuy là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất để sử dụng theo ý chí của Nhà nước thông qua chính sách pháp luật đất đai. Vì vậy, ở Việt Nam không có chế độ sở hữu đất đai chỉ sở hữu quyền sử dụng đất.

Đây là một điểm hết sức đặc biệt khiến khái niệm quyền sử dụng đất được quan tâm nghiên cứu và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Dưới góc độ quyền của các chủ thể sử dụng đất, Từ điển luật học năm 2006 định nghĩa: Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…”[3].

Khái niệm này đã làm rõ được nguồn gốc của quyền sử dụng đất là do Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho nhưng mới chỉ tiếp cận ở một quyền năng của chủ sử dụng đất là quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất. Trong khi đó, theo pháp luật hiện hành, ngoài việc khai thác, hưởng các lợi ích từ đất đai thì quyền sử dụng đất còn bao hàm cả việc người sử dụng đất được quyền thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất (gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn) như những giao dịch về tài sản. Với phạm vi các quyền năng rất rộng như vậy, tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã bình luận: “Trong khung cảnh luật thực định, người được giao đất, người thuê đất có những quyền rất dễ tiệm cận với quyền của một chủ sở hữu đối với đất”[4].

Tuy nhiên, do tồn tại song hành quyền của hai chủ thể đối với một đối tượng là đất đai, theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng quyền sử dụng đất thuộc quyền hữu nên tác giả Phạm Duy Nghĩa đánh giá: “Sáng tạo ra khái niệm “quyền sử dụng đất” cả người Việt Nam và Trung Quốc dường như đã tạo ra một khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song quyền sử dụng đất lại thuộc về nhân hoặc tổ chức”[5]. Sự sáng tạo này đòi hỏi các quy định pháp luật phải được thiết lập tương ứng để đảm bảo sự minh bạch, tránh rắc rối trong mối quan hệ giữa quyền của chủ sở hữu đối với đất đai các quyền của chủ sử dụng đất.

Từ các phân tích trên có thể thấy, dưới góc độ quyền của chủ thể sử dụng đất thì chủ thể sử dụng đất không chỉ dừng lại ở việc “sử dụng” đất thông thường là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất còn quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất đó. Quyền năng này đã tạo nên “tính thị trường”, tính “hàng hoá” cho quyền sử dụng đất. Thay vì là một tài sản bị chuyển nhượng dưới mọi hình thức theo Luật Đất đai năm 1987 thì chủ thể sử dụng đất đã được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993. Tuy nhiên, quyền định đoạt của chủ sử dụng đất bị giới hạn bởi quyền của chủ sở hữu đất đai. Sự giới hạn này thể hiện thông qua sự cho phép của chủ sở hữu khi chủ sử dụng đất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất. dụ như nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc là không được chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm… Đồng thời, sự hạn chế quyền của người sử dụng đất liên quan đến thời hạn, diện tích mục đích sử dụng đất một đặc điểm thể hiện quyền của chủ sở hữu đất đai đối với các giao dịch của người sử dụng đất.

Dưới góc độ của luật tài sản, quyền sử dụng đất là tài sản và là bất động sản.

Một trong những cách phân loại tài sản được xem quan trọng nhất xuất phát từ Luật La mã cổ đại cho đến nay vẫn được các nhà lập pháp quy định trong các bộ luật dân sự của nhiều nước trên thế giới, đó là động sản bất động sản. Trong Luật La mã, “bất động sản trước hết đất đai, một phần, bộ phận quan trọng nhất, đầu tiên của lãnh thổ quốc gia”[6]. Trong Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp, “đất đai các công trình xây dựng bất động sản do tính chất”[7]. Bộ luật dân sự của Nhật Bản và Bộ luật dân sự thương mại Thái Lan xác định “đất đai các vật gắn liền với đất đai bất động sản”[8]. Bộ luật dân sự bang California, Mỹ đã liệt bất động sản bao gồm “1. Đất đai; 2. Tất cả những liên quan đến đất đai;…”[9]. Như vậy, thể thấy, pháp luật của các quốc gia từ cổ chí kim, từ đông sang tây, từ các nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law) hay các nước theo truyền thống luật án lệ (Common law) thì đất đai cũng thuộc nhóm bất động sản sự phân loại dựa trên tiêu chí cơ bản tính vật của tài sản di dời được hay không di dời được.

Pháp luật Việt Nam quy định đất đai là bất động sản[10], nhưng vẫn còn những băn khoăn trong việc xác định quyền sử dụng đất có phải là bất động sản hay không do pháp luật hiện hành chỉ quy định chung chung: “các tài sản gắn liền với đất đai” bất động sản[11]. Khi phân tích so sánh giữa phân loại tài sản của Luật dân sự Pháp và Luật dân sự Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện cho rằng Luật Việt Nam phân loại tài sản hữu hình theo kiểu Pháp. Tài sản cũng được chia thành hai loại là động sản và bất động sản. Cách phân loại cũng dựa vào tiêu chí vật lý. Cũng như luật của Pháp, luật Việt Nam nói rằng đất là bất động sản thứ nhất. Song, do chọn điểm xuất phát giống như người làm luật của Pháp để thiết lập danh sách bất động sản, người làm luật Việt Nam đã không thể thu xếp một chỗ trong danh sách này cho quyền sử dụng đất, vốn một tài sản phái sinh từ quyền sở hữu đất. Hậu quả quyền sử dụng đất đã không được xếp loại[12]. Đồng thời, tác giả Nguyễn Ngọc Điện cũng lưu ý rằng do quyền sử dụng đất một quyền tài sản theo định nghĩa của Bộ luật dân sự, trong khi đó, trong luật Việt Nam hiện hành, khái niệm quyền tài sản không được đặt đối lập với khái niệm quyền nhân thân như trong luật của Pháp mà lại được sử dụng như một công cụ để phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vì vậy, có vẻ như theo người làm luật Việt Nam, chỉ tài sản hữu hình mới được chia thành động sản và bất động sản, quyền tài sản thuộc loại tài sản hình tính chất động sản hay bất động sản của tài sản hình không được đặt thành vấn đề[13]. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chế độ pháp lý về quyền sử dụng đất trong quan hệ láng giềng, chính tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã nhận định “Tính chất bất động sản của quyền sử dụng đất là rất rõ ràng nhưng luật hiện hành lại không (đúng ra là không thể) ghi nhận quyền sử dụng đất trong danh sách bất động sản”[14] đề xuất “sớm từ bỏ quan niệm lập dị về quyền tài sản”.

Trở lại với định nghĩa bất động sản trong Bộ luật dân sự năm 2015, quan điểm cho rằng nếu hiểu thuật ngữ “gắn liền” theo nghĩa vật thì chỉ những tài sản nào tồn tại ở dạng vật mà gắn liền với đất đai thì mới là bất động sản, nhưng nếu theo cách hiểu sự gắn liền đó là mối liên hệ, là đi theo thì quyền sử dụng đất phải được xác định là bất động sản[15].

Từ các phân tích trên, thể thấy, về bản chất, quyền sử dụng đất bất động sản bởi đối tượng của quyền sử dụng đất là đất đai - một loại bất động sản do bản chất. Đồng thời, xét dưới khía cạnh lý luận về quyền tài sản trong pháp luật nước ngoài thì vẫn tồn tại quyền bất động sản. Theo đó, tất cả các quyền bất động sản đều đối tượng là một vật hữu hình, đúng hơn một bất động sản hữu hình[16].

Như vậy, dưới góc độ là một bất động sản, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc quản cũng như trong hoạt động chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất sẽ có những khác biệt so với các tài sản động sản.

Dưới góc độ của lý thuyết vật quyền, quyền sử dụng đất là vật quyền.

Vật quyền và đối xứng với nó là trái quyền là hai phạm trù khoa học cơ bản của pháp luật dân sự đã được sử dụng phổ biến từ thời La cổ đại. Vật quyền quyền đối với vật (quyền trên vật), là quyền của một người được tác động trực tiếp lên vật và thông qua việc tác động đó để thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình[17].

Đối với vật quyền, các học thuyết pháp lý châu Âu cũng xây dựng nhiều cách phân loại vật quyền. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ tác động vật chất mà chủ thể được phép thực hiện đối với vật trong khuôn khổ tìm kiếm lợi ích là cách phổ biến nhất để phân loại vật quyền. Theo cách tiếp cận này, vật quyền được phân thành hai nhóm vật quyền chính và vật quyền phụ[18]. Vật quyền chính là các quyền cho phép người có quyền không chỉ nắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản còn thể khai thác các lợi ích vật chất của tài sản. Vật quyền chính bao gồm quyền sở hữu và các loại vật quyền khác. Quyền sở hữu là quyền đối với vật của mình. Đây là vật quyền hoàn hảo, đầy đủ nhất, vật quyền này cho phép người có quyền thu được lợi ích từ vật thông qua việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của vật. Các loại vật quyền khác (hay còn gọi là vật quyền hạn chế) là quyền đối với vật của người khác. Loại vật quyền này có mức độ quyền năng thấp hơn như chỉ được phép thu hoa lợi từ việc khai thác tài sản chứ không được quyền định đoạt tài sản (đối với quyền hưởng dụng); quyền được khai thác một khía cạnh nào đó của tài sản như lối đi qua, tầm nhìn (đối với quyền địa dịch); quyền được sử dụng bề mặt của một thửa đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây… (đối với quyền bề mặt). Vật quyền phụ hay còn gọi là vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vật quyền phát sinh trên cơ sở một trái quyền và nhằm bảo đảm trái quyền đó được thực hiện. Với tính chất dự phòng, vật quyền bảo đảm chỉ được sử dụng khi người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình. So với người có vật quyền chính, quyền năng của người có vật quyền phụ hạn hẹp hơn và được thực hiện theo những thể thức nghiêm ngặt. Điểm khác biệt giữa vật quyền chính và vật quyền phụ là người có vật quyền phụ không thể khai thác các khả năng của vật để thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của mình như các vật quyền chính. Các vật quyền phụ bao gồm: quyền cầm cố, quyền thế chấp[19].

Vận dụng lý thuyết vật quyền vào vấn đề quyền sử dụng đất có thể thấy, quyền sử dụng đất có bản chất là vật quyền. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Về đối tượng quyền: quyền sử dụng đất có đối tượng là vật. Các chủ thể sử dụng đất phải tác động vào một vật cụ thể là đất để thoả mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của mình.

- Về phương thức tác động của chủ thể quyền: chủ thể quyền sử dụng đất được tác động trực tiếp tức thì lên vật không cần vai trò trung gian của một người khác. Mặc dù, theo quy định hiện hành Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản nhưng chủ thể nhu cầu thực tế sử dụng đất lại các nhân, tổ chức. Vì vậy, phát sinh yêu cầu Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể này sử dụng để phát huy các vai trò, giá trị của đất đai. Từ quan hệ này phát sinh quyền của người được giao quyền đối với đất, quyền này được gọi là quyền sử dụng đất. Chủ thể sử dụng đất cũng được giao các quyền năng tương tự quyền của chủ sở hữu quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng đất. Đây là lý do minh chứng người được giao đất, người thuê đất có những quyền rất dễ tiệm cận với quyền của một chủ sở hữu đối với đất[20].

Như vậy, có thể xác định chủ thể sử dụng đất có các quyền sau đối với quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch, quyền thế chấp.

- Quyền sử dụng đất:

Học thuyết pháp lý của Pháp cho rằng, quyền sở hữu có thể được xác lập bằng con đường chuyển giao, chủ sở hữu tiếp nhận quyền từ chủ sở hữu trước, do hiệu lực của một hợp đồng, một giao dịch đơn phương (di chúc) hoặc quy định của pháp luật (thừa kế theo pháp luật); hoặc được xác lập trực tiếp, bằng việc chiếm giữ hoặc chiếm hữu[21]. Quyền sử dụng đất trong luật Việt Nam cũng được xác lập do được chuyển giao hoặc một cách trực tiếp.

Quyền sử dụng đất được xác lập một cách trực tiếp thông qua các hoạt động: giao quyền sử dụng đất và cho thuê đất của nhà nước. Trong đó, giao đất là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng nhu cầu. Còn cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Người thuê đất có thể lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê.

Quyền sử dụng đất được xác lập bằng con đường chuyển giao: là việc nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ một chủ thể khác. Tuy nhiên, không phải quyền sử dụng đất nào cũng được chuyển giao một cách độc lập, chỉ những người sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hay thuê đất tiền thuê đất đã nộp một lần cho cả thời gian thuê mới được quyền chuyển quyền sử dụng đất, còn thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không được chuyển quyền sử dụng đất.

- Quyền hưởng dụng:

Quyền hưởng dụng là một vật quyền có thời hạn trên tài sản của người khác. Nó bao gồm quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi trên tài sản của người khác. Quyền sử dụng cho phép người được cấp thu được các lợi ích khác nhau từ tài sản như trú, săn bắn, cấy cày, lái xe… Quyền hưởng hoa lợi cho phép người được cấp thụ hưởng tất cả các hoa lợi tự nhiên và hoa lợi dân sự từ tài sản. Hoa lợi là tài sản (hay sản phẩm) được tạo ra hoặc thu được từ tài sản khác mà không làm mất đi hoặc giảm đi bản chất của tài sản này. Hoa lợi tự nhiên là sản phẩm của đất hoặc súc vật. Hoa lợi dân sự là thu nhập có được từ tài sản bởi hiệu lực của pháp luật hoặc bởi một hành vi pháp lý (hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương) [22].

- Quyền bề mặt:

Quyền bề mặt, một dạng của quyền trên tài sản của người khác (jus in re aliena), là một vật quyền (real right) được cấp bởi chủ sở hữu đất cho người khác được quyền xây dựng trên một khu vực nào đó hoặc mở rộng bề mặt của mảnh đất tính đến khoản tiền (lợi tức) thu về hàng năm hoặc với một mức giá xác định chủ sở hữu đất phải tôn trọng quyền của người được cấp quyền bề mặt trong suốt quá trình sử dụng và hưởng dụng bề mặt, phải có trách nhiệm phá huỷ các công trình xây dựng hoặc chịu phiền lụy của công trình xây dựng cho đến khi người quyền bề mặt phá huỷ các công trình này. Quyền bề mặt được duy trì trong suốt thời gian được cấp quyền không bị ảnh hưởng bởi chủ sở hữu đất. Quyền bề mặt được cấp trong vĩnh viễn hoặc trong một thời gian dài[23].

Như vậy, quyền bề mặt là một trong các quyền đối với tài sản của người khác. Đối tượng tác động của quyền bề mặt chính là quyền sử dụng gắn với mảnh đất hoặc một bất động sản cụ thể. Phạm vi tác động của quyền bề mặt, theo quan điểm rộng, phù hợp với thời đại khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ ngày nay bao toàn bộ không gian từ phía trên mảnh đất, bề mặt đất không gian trong lòng đất.

- Quyền thế chấp: một vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, chủ nợ nhận thế chấp được thực hiện trực tiếp quyền của mình trên tài sản thế chấp. Cụ thể, trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện đầy đủ, thì chủ nợ tiến hành biên tài sản thế chấp không cần hỏi ý kiến chủ sở hữu.

Hiện nay, ở Việt Nam quyền sử dụng đất được phân loại theo các tiêu chí như sau:

- Căn cứ vào chủ thể của quyền sử dụng đất thể phân loại quyền sử dụng đất thành các loại sau:

+ Quyền sử dụng đất của cá nhân;

+ Quyền sử dụng đất của hộ gia đình;

+ Quyền sử dụng đất của tổ chức.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng của quyền sử dụng đất thể phân loại quyền sử dụng đất thành các loại sau:

+ Quyền sử dụng đất nông nghiệp;

+ Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp;

+ Quyền sử dụng đất chưa sử dụng.

Mỗi loại quyền sử dụng đất này đều được quy định mục đích sử dụng. Các chủ thể sử dụng đất đều phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được quy định. Nếu sự thay đổi mục đích sử dụng thì phải được sự cho phép của quan thẩm quyền.

- Căn cứ vào thời gian sử dụng đất thể phân loại quyền sử dụng đất thành 02 loại:

+ Quyền sử dụng đất tạm thời;

+ Quyền sử dụng đất lâu dài.

Thời gian sử dụng đất thể tạm thời hoặc lâu dài tuỳ theo quyết định của cấp thẩm quyền. Từ đó, quyền sử dụng đất của chủ thể cũng được quyết định tạm thời hoặc lâu dài.

- Căn cứ nguồn gốc phát sinh quyền sử dụng đất thể phân loại quyền sử dụng đất thành các loại sau:

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao đất;

+ Quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê một lần;

+ Quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm.

Như vậy, về lý thuyết công khai quyền trong luật tài sản thì tất cả các vật quyền nói trên của người sử dụng đất đều phải được đăng để công khai hoá các quyền của người có quyền. Sự công khai hoá này sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống dân sự, trong đó có cả hoạt động thi hành án đối với quyền sử dụng đất.

 


[1] Nguyễn Thị Dung (2011), Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, p.9.

[2] Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội, Điều 53.

[3] Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà Xuất bản Tư pháp, Hà Nội, tr.655.

[4] Nguyễn Ngọc Điện (2013), “Đấu giá quyền sử dụng đất và kiến nghị cụ thể đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (246), tháng 7/2013, tr.29-34.

[5] Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.169.

[6] Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.30.

[7] Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.32.

[8] Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.35

[9] Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.39.

[10] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội, điểm a khoản 1 Điều 107.

[11] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội, Điều 107.

[12] Nguyễn Ngọc Điện (2007), “Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam: một góc nhìn Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 (101), tr.18-24,30.

[13] Nguyễn Ngọc Điện (2007), “Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam: một góc nhìn Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 (101), tr.18-24,30.

[14] Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm quyền tài sản trong luật dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3 (50), tr.16-21.

[15] Nguyễn Văn Hiến (2017), Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, tr.131.

[16] Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm quyền tài sản trong luật dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3 (50), tr.16-21.

[17] Dương Đăng Huệ (2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13 (293), tr.4-9;54.

[18] Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền trong luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23 (184), tr.56-61.

[19] Bùi Thị Thanh Hằng (2014), “Đề xuất mô hình chế định tài sản cho Bộ luật dân sự Việt Nam tương lai”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Nội: Luật học, tập 30, số 4 (2014), tr.24-33.

[20] Nguyễn Ngọc Điện (2013), “Đấu giá quyền sử dụng đất và kiến nghị cụ thể đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (246), tháng 7/2013, tr.29-34.

[21] Nguyễn Ngọc Điện (2007), “Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam: một góc nhìn Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 (101), tr.18-24,30.

[22] Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 (178), tr.28- 34.

[23] Lê Đăng Khoa (2017), “Quyền bề mặt theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và dự báo một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành quyền này”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 4/2017, tr.16-22.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành