Thứ hai, 08 Tháng 5 2023 21:38

Phân tích chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Cải cách thể chế kinh tế là yêu cầu tất yếu và đặc biệt quan trọng để giải quyết nguồn lực, phát triển sản xuất đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Liên bang Nga, một số nước Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện nay đều có sự tham gia của Nhà nước với các mức độ khác nhau. Chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường không cố định mà có sự thay đổi, điều chỉnh qua thời gian và qua từng nước, do sự khác biệt về yếu tố lịch sử, đặc điểm dân số, cấu trúc thể chế... giữa các nước với nhau. Nhưng về cơ bản, chức năng chung nhất của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được Adam Smith nêu ra một cách tương đối hệ thống.

Thứ nhất, nhà nước cần bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Nhà nước xây dựng lực lượng quốc phòng từ tiến thuế của dân để bảo vệ người dân. Đây là hàng hóa công vì thế chúng không có tính loại trừ và không có tính phân biệt. Nhà nước bảo vệ quốc gia cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ tất cả công dân của một nước mà không thể loại trừ một vài cá nhân ra khỏi vòng bảo vệ (không có tính loại trừ). Và chi phí để bảo vệ quốc gia thì không đổi cho dù số lượng thành viên trong quốc gia có tăng lên (không có tính phân biệt). Vì là hàng hóa công nên chỉ Nhà nước mới “sản xuất” hiệu quả loại hàng hóa này và mọi cá nhân buộc phải nộp thuế để nhà nước sử dung xây dựng lực lượng quốc phòng.

Thứ hai, nhà nước cần bảo vệ các cá nhân trong nước khỏi “những người hàng xóm" thù địch. Trong xã hội nguyên thủy chưa có sự xuất hiện của “nhà nước", kẻ mạnh “ăn tươi nuốt sống” kẻ yếu. Vì không được bảo vệ nên các cá nhân sẽ không có động lực tích lũy tài sản, không có động lực để lao động và làm việc bởi lẽ tài sản họ kiếm được và tích trữ không biết sẽ bị mất lúc nào bởi những kẻ cướp mạnh hơn và hung hãn hơn luôn rình rập xung quanh.

Ngoài việc bảo vệ tài sản và sức khỏe của các cá nhân khỏi những người láng giềng thù dịch xung quanh; nhà nước hiện đại còn bảo vệ hợp đồng được ký kết một cách hợp pháp giữa các cá nhân với nhau. Nếu không có sự bảo vệ của nhà nước, hợp đồng giao dịch giữa các cá nhân có thể sẽ không diễn ra, hoặc nếu có diễn ra thì hoạt động sản xuất và trao đổi chỉ diễn ra giữa những cá nhân quen biết. Như thế quy mô của sản xuất và trao đổi khó có thể được mở rộng và có lẽ chỉ có thể được giới hạn ở các phạm vi nhỏ hẹp (làng, xã, phường, hội).

Thứ ba, nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại có thể diễn ra thuận tiện là một trong những vai trò quan trọng của nhà nước thời kỳ trước đây cũng như hiện nay. Việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải đòi hỏi vốn lớn mà chỉ có nhà nước trước đây mới có thể thực hiện được. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, phương thức thanh toán, khu vực tư nhân cũng có thể tham gia cung ứng dịch vụ giao thông vận tải. Hình thức hợp tác công tư (PPP) trở thành cách thức huy động vốn trong xây dựng kết cấu hạ tầng tại nhiều quốc gia hiện nay.

Thứ tư, nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật và bảo vệ, thực thi các luật lệ để bảo đảm cạnh tranh tự do. Đây là chức năng cơ bản của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Xây dựng hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết giúp cho các tác nhân dựa vào đó để ứng xử. Hệ thống pháp luật, luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật phá sản, luật cạnh tranh,... cần đối xử bình đẳng với các cá nhân. Tuy nhiên, quan trọng hơn là nhà nước phải bảo vệ và thực thì các luật lệ. Hệ thống luật pháp có hiệu lực thực thi thấp cũng đồng nghĩa với việc nhà nước đã không bảo đảm đúng chức năng của mình.

Thứ năm, nhà nước đánh thuế để có nguồn thu nhằm duy trì các hoạt động cần thiết như bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn của người dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, và xây dựng hệ thống luật và thực thì pháp luật. Adam Smith đã đưa ra những nguyên tắc đánh thuế để biết được đâu là hệ thống thuế tốt và đâu là hệ thống thuế tồi[1]: Đánh thuế phải tỷ lệ với thu nhập hay năng lực trả thuế của người dân. Có nghĩa, người có thu nhập thấp sẽ chịu mức thuế thấp hơn còn người có thu nhập cao sẽ chịu mức thuế cao hơn. Hiện nay, cấu trúc sắc thuế đã rất đa dạng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế vốn; Mức thuế cần phải ổn định, tránh trường hợp thường xuyên thay đổi; người nộp thuế cần phải biết rõ về khoản thuế của họ như khoản nợ thuế, thời điểm nộp thuế; Đánh thuế cẩn phải vào thời điểm thuận tiện nhất cho người nộp; Hệ thống thuế phải đơn giản, minh bạch, rõ ràng và thuận tiện cho người nộp thuế. Thu thuế phải có mức thu cụ thể để tránh sự tùy tiện của người thu thuế, không được thu thuế quá thường xuyên, tránh gây phiền hà, tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay làm tăng chi phí cuộc sống của người dân.

Vào thế kỷ XX và XXI, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoa học và công nghệ cùng với sự đi lên của một số nền kinh tế Đông Á đã cho thấy nhà nước cần đóng thêm những vai trò khác trong nền kinh tế, ngoài những chức năng truyền thống được nêu trên.

Thứ nhất, nhà nước thực hiện vai trò khắc phục các thất bại thị trưởng mà trong đó một trong những vấn đề quan trọng là vấn đề thông tin bất đối xứng.

Hiện tượng thông tin bất đối xứng lan tràn trong nền kinh tế, trong các thị trường như thị trường lao động, thị trưởng vốn, thị trường ôtô cũ, thị trưởng hàng hóa, thị trường bảo hiểm, thị trưởng khoa học - công nghệ, thị trường tín dụng. Thông tin bất đối xứng có 2 đặc tính: rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch.

Lấy một thị trường cụ thể như thị trường tín dụng làm vi dụ. “Rủi ro đạo đức" có nghĩa sau khi nhận được khoản vay. người đi vay không thực hiện dự án theo cam kết ban đầu mà chuyển sang các dự án khác có lợi nhuận cao hơn nhưng đồng thời rủi ro cũng lớn hơn. “Lựa chọn đối nghịch" có nghĩa là thay vì lựa chọn được người đi vay có ít rủi ro nhất thì người cho vay lại chọn phải người đi vay có rủi ro cao.

Vì vấn đề thông tin bất đối xứng có thể tác động tiêu cực đến từng thị trường riêng rẽ và tổng thể nền kinh tế, nhà nước cần đóng vai trò tích cực nhằm xử lý thông tin bất đối xứng. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế nước nào hạn chế được vấn đề thông tin bất đối xứng thì nền kinh tế thị trường nước đó sẽ phát triển vì các thị trường được hoạt động lành mạnh, sối động và phát triển. Ngược lại, nước nào có thể chế kinh tế không khắc phục được vấn đề thông tin bất đối xứng, nền kinh tế nước đó khó có thể phát triển được.

Một ví dụ kinh điển về thị trường buôn bán ôtô đã qua sử dụng theo mô hình thị trường “quả chanh”[2]. Trong thị trường này, người bán ôtô đã qua sử dụng nắm được thông tin về chất lượng ôtô tốt hơn người mua vì họ đã từng sử dụng chiếc ôtô đó. Nếu người mua nghĩ rằng thị trường ôtô cũ toàn xe chất lượng tồi và đặt giá thấp tương ứng với chất lượng ôtô (theo đánh giá chủ quan) thì những ôtô có chất lượng cao tương ứng với mức giá cao hơn sẽ không xuất hiện tại thị trường những ôtô có chất lượng thấp hơn sẽ được bán tại thị trường ôtô cũ. Vì chỉ các ôtô có chất lượng thấp hơn mức giá được đặt, người mua ôtô đã qua sử dụng tiếp tục đặt mức giá thấp hơn phản ánh đúng chất lượng trung bình của ôtô trên thị trường xe cũ. Cứ tiếp tục diễn biến như thế, thị trường ôtô cũ sẽ không thể tồn tại. Vấn đề thông tin bất đối xứng làm cho thị trường không phát triển và trong trường hợp cực đoan nhất thị trường sẽ không tồn tại.

Nhà nước có thể đặt ra các quy định như có cơ quan thẩm định chất lượng sản phẩm, yêu cầu người vay vốn phải chứng minh tài sản, công ty phải bảo đảm lượng vốn tối thiểu để có thể hoạt động… để hạn chế vấn đề thông tin bất đối xứng nhằm giúp cho thị trường phát triển.

Thứ hai, nhà nước cần thực hiện chức năng giảm hiệu ứng ngoại lai tiêu cực và thúc đẩy hiệu ứng ngoại lai tích cực.

Với những hoạt động tạo ra hiệu ứng ngoại lai tích cực, nhà nước có thể khuyến khích hoặc trực tiếp tham gia tạo ra các hoạt động đó như hoạt động nghiên cứu và triển khai, tiêm chủng toàn quốc với các biện pháp hỗ trợ tài chính (trợ cấp, giảm thuế) hoặc nhân lực, công nghệ. Với những hoạt động tạo ra hiệu ứng ngoại lai tiêu cực, nhà nước tạo ra cơ chế hạn chế các hoạt động đó, chẳng hạn các doanh nghiệp sản xuất hóa chất xả thải ra mỗi trưởng, nhà nước sẽ yêu cầu lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải trước khi xả chất thải ra các dòng sông.

Thứ ba, nhà nước thực hiện vai trò kết nối, phối hợp các hoạt động sản xuất và đầu tư.

Trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống trước đây, nhà nước lên kế hoạch đầu tư, sản xuất và tiêu dùng cho toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung này đã chứng tỏ sự thiếu hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, dẫn đến năng suất thấp và nền kinh tế suy thoái.

Ngược lại, trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy, nhà nước không can thiệp sâu, trực tiếp vào hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế. Các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tương tác với nhau trong khuôn khổ luật pháp của nhà nước. Tuy nhiên, vai trò nhà nước tối thiểu trong hệ thống kinh tế tư bản thuần túy cũng không phát huy được hiệu quả, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ nổ ra để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài, nhất là ảnh hưởng tới nhóm người nghèo, người yếu thế

Vì thế, sau quá trình phát triển thành công tại các nước và vùng lãnh thổ Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Xingapo, Trung Quốc) với sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, các nhà kinh tế đã hệ thống hóa vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường vẫn đóng vai trò chính trong phân bổ nguồn lực, tuy nhiên nhà nước cũng tham dự vào để thực hiện các chức năng như kết nối, phối hợp các hoạt động sản xuất và đầu tư. Vai trò này không phải mới xuất hiện tại các nước Đông Á, chúng đã xuất hiện trong chiều dài lịch sử kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thế nhưng được nhiều nhà kinh tế quan tâm từ khi có sự thành công nổi trội của các nước Đông Á với sự tham gia quan trọng của nhà nước.

Lin và Monga (2012) khẳng định rằng, "chứng cứ lịch sử cho thấy tất cả các quốc gia đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại tiên tiến - cả các cường quốc công nghiệp cũ ở Tây Âu lẫn những nền kinh tế mới công nghiệp hóa của Đông Á - đều có chính phủ đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khác phục những vấn đề không thể tránh khỏi về điều phối và ngoại tác. “Ở một nước đang phát triển quyết tâm đi theo hệ thống thị trưởng, nếu doanh nghiệp biết cách làm thế nào để nắm bắt tiềm năng nhà lợi thế của người đi sau; còn chính phủ thì tích cực cung cấp thông tin, điều phối và bù đắp cho các ngoại tác trong quá trình nâng cấp và đa dạng hóa công nghiệp, thì quốc gia đó có thể tăng trưởng nhanh hơn so với một nước phát triển và đạt được mục tiêu hội tụ với các quốc gia có thu nhập cao. Sau hết, đây là trường hợp của nước Anh trước thế kỷ XVIII; Đức, Pháp và Mỹ trong thế kỷ XIX; các nước và vùng lãnh thổ Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Xingapo, Malaixia và các nền kinh tế Đông Á khác trong thế kỷ XX”.

Thứ tư, nhà nước đóng vai trò trong việc thúc đẩy các hoạt động sáng tạo đầy rủi ro.

Tại hầu hết các nước phát triển hiện nay, trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, nhà nước thực hiện vai trò thúc đẩy các hoạt động sáng tạo đầy rủi ro. Ở tất cả các nền kinh tế tiên tiến, chính phủ hỗ trợ việc tiếp thu công nghệ nước ngoài, đôi khi bằng các biện pháp hợp pháp như tài trợ cho các chuyến đi học hỏi kinh nghiệm và học nghề, và đôi khi bằng các biện pháp không hợp pháp như hỗ trợ hoạt động tình báo công nghiệp, buôn bán máy móc lâu thuế, và từ chối công nhận các bằng sáng chế của nước ngoài... Can thiệp của chính phủ được tiến hành dưới nhiều hình thức trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa”[3].

Các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) thường hàm chứa rất nhiều rủi ro trong khi chi phí thực hiện lại rất lớn. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, phần nhiều các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển không đủ tiềm lực để thực hiện tiến hành các hoạt động R&D; nhà nước sẽ tham dự vào giai đoạn này như bỏ vốn ra để nhập khẩu công nghệ, cử các chuyên gia, các nhà khoa học đi học tập ở nước ngoài, ví dụ như Nhật Bản thời kỳ đầu công nghiệp hóa, cải tiến máy móc cho phù hợp với hoạt động sản xuất của nền kinh tế....

Sự tham gia của nhà nước trong hoạt động sáng tạo sẽ giúp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, từ đó góp phần làm tăng năng suất và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Thứ năm, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, phân phối nhằm bảo đảm bất bình đẳng thu nhập ở mức độ hợp lý, tránh những bất ổn và xáo trộn trong cấu trúc xã hội.

Bất bình đẳng là hiện tượng bình thường trong mọi hệ thống kinh tế từ hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa cho đến hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bất bình đẳng ở mức độ vừa phải có thể kích thích hoạt động sản xuất, tuy nhiên khi bất bình đẳng nghiêm trọng sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế (tác động đến tăng trưởng và ổn định) (Stiglitz, 2021). Bản thân cơ chế thị trường không thể giải quyết được vấn đề bất bình đẳng vì thế cần có sự điều tiết của nhà nước.

Bất bình đẳng gia tăng đang là xu thế chung của thế giới[4]. Nguyên nhân của bất bình đẳng được chỉ ra có rất nhiều, trong đó có sự chi trả tiền lương quá mức cho các lãnh đạo trong các tập đoàn tài chính nhưng kết quả công việc đạt được lại không tương xứng, ví dụ như lương trả cho CEO các tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ rất cao, thậm chí cả các tập đoàn tài chính bị phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, do toàn cầu hóa, do sự tiến bộ về khoa học - công nghệ,... Các nguyên nhân này sẽ càng tạo ra bất bình đẳng lớn, vì thế cần có sự tham gia của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách như thuế, hệ thống an sinh xã hội, chi tiêu chính phủ, đầu tư công để giảm mức độ bất bình đẳng[5].

Nếu xét về tiêu chí, phần lớn các tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của các chính phủ và hệ thống tiêu chí của nhóm chuyên gia Trung Quốc thực hiện Báo cáo Phát triển nền kinh tế thị trường Trung Quốc[6] đều dựa vào hệ thống các tiêu chí của hai báo cáo Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) của Quỹ Di sản và Tạp chí Phố Wall và Báo cáo Tự do kinh tế toàn cầu (Economic Freedom of the World) của Viện Fraser để đánh giá mức độ phát triển kinh tế thị trường hàng năm tại các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, cải cách và đổi mới trong giai đoạn sau đã, đang và sẽ cần phải mang tính triệt để hơn; đòi hỏi cải các về mặt thể chế, làm cho các nguồn lực trong nền kg hoạt động theo nguyên tắc thị trường mạnh mẽ hơn, thay đổi vai trò và chức năng của Nhà nước từ việc là người chơi trở thành người kiến tạo, kiến thiết luật chơi và để cho những người chơi trong nền kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương tác với nhau nhằm đem lại hiệu quả phân bổ nguồn lực lớn nhất, nền kinh tế có áp lực cạnh tranh cao nhất và tính sáng tạo của nền kinh tế được phát huy mạnh mẽ nhất.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam, sáu nhóm tiêu chí sau sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam:

Thứ nhất, nhóm chỉ số quy mô và hiệu quả quản trị của Nhà nước (đánh giá vai trò của Nhà nước): phản ánh độ lớn cũng như hiệu quả của Nhà nước, giúp đánh giá liệu rằng Nhà nước đã thực sự tinh gọn hay chưa và hiệu quả của Nhà nước đang ở mức độ nào. Quy mô của Nhà nước trong nền kinh tế được đặt trưng bởi chi tiêu từ ngân sách và đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi đó, hiệu quả quản trị được đánh giá qua khả năng cân bằng thu chỉ ngân sách, kiểm soát nợ công, và quản lý các quỹ được Nhà nước lập ra.

Thứ hai, nhóm chỉ số hệ thống pháp trị (đánh giá vai trò của Nhà nước): phản ánh mức độ bảo đảm quyền bảo vệ tài sản và thu thi công bằng pháp luật. Đây chính là một trong những chức năng cơ bản nhất của Nhà nước tối thiểu trong nền kinh tế thị trường lý tưởng. Hệ thống luật pháp nghiêm minh, công bằng, và độc lập: bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể tham gia thị trường sẽ tạo đối trọng tốt và kiểm soát các nhóm lợi ích. Các yếu tố này giúp xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo đảm sự tuân thủ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường.

Thứ ba, nhóm chỉ số hệ thống tài chính tiền tệ (đánh giá mức độ lành mạnh tiền tệ): các chỉ tiêu thành phần trong nhóm này đánh giá niềm tin của thị trường vào giá trị của đồng tiền, vai trò trung gian tài chính của tổ chức tín dụng, cũng như quy mô can thiệp vào thị trường và khả năng kiểm soát rủi ro của Chính phủ về tiền tệ.

Thứ tư, nhóm chỉ số mức độ tự do kinh doanh (đánh giá sự tự do hóa các thực thể kinh tế): phản ánh độ mở trong quá trình tham gia kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế dựa trên chi phí thành lập và đóng cửa doanh nghiệp. Rõ ràng, mức độ tự do tham gia quá trình kinh doanh sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trưởng hơn.

Thứ năm, nhóm chỉ số mức độ tự do thương mại, đánh giá sự công bằng trong thương mại: quá trình tự do hóa kinh tế đi liền với mở cửa cho trao đổi thương mại với quốc tế. Tự do hóa thương mại được đặc trưng bởi sự giảm dẫn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm chi phí giao dịch và tỷ giá thả nổi. Các chỉ số con đánh giá mức độ tự do thương mại chủ yếu được xem xét qua các đánh giá của Viện Fraser trong Báo cáo Tự do kinh tế toàn cầu.

Thứ sáu, nhóm chỉ số phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, đánh giá thị trường hóa các yếu tố sản xuất: nền kinh tế thị trường tự điều tiết cung cầu các yếu tố sản xuất, trong đó có lao động, vốn và đất đai. Tự do chuyển dịch nhân số sản xuất giữa các khu vực kinh tế, giữa các nước, sẽ mang hiệu suất cao nhất.

Các chỉ số con trong từng nhóm chỉ số được tính toán dựa trên các số liệu thống kê hoặc tính toán của các tổ chức có uy tín. Bên cạnh tham khảo báo cáo của Quỹ Di sản và Tạp chí Phố Wall và Viện Fraser[7], nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2014) cũng sử dụng thêm các chỉ số phù hợp với tính toán và hoàn cảnh của Việt Nam từ các tổ chức như: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới[8], Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước... Cách thức đo lường, ý nghĩa, và nguồn số liệu của từng tiêu chí thành phần trong các nhóm chỉ tiêu sẽ được nêu rõ khi phân tích và so sánh các tiêu chí giữa Việt Nam, Trung Quốc. Nga và các nước Đông Âu.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại, tự do thế hệ mới như CPTPP, hình thành công đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết FTA với EU, đỏi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

 


[1] Pressman, 2003, tr.66

[2] Akerlof, 1970

[3] Lin và Monga, 2012, tr.152

[4] Stiglitz, 2014

[5] xem thêm Stiglitz (2014) để hiểu hơn về các công cụ nhà nước có thể sử dụng để hạn chế bất bình đẳng

[6] The Development of China's Market Economy

[7] Gwartney, Lawson, và Hall, 2013.

[8] World Economic Forum, WEF.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành