Thứ năm, 10 Tháng 8 2023 02:53

Phân tích một số yếu tố về mục tiêu xã hội, tính hiệu quả kinh tế của chính sách thị trường cạnh tranh trong kinh tế học

1. Vai trò của nhà nước (chính phủ) trong điều tiết thị trường

Một trong những vấn đề cơ bản trong kinh tế học về chính sách công, đó là vai trò tương đối của chính phủ và khu vực tư nhân, hoặc thị trường, trong nền kinh tế. Lý thuyết kinh tế cung cấp một số công cụ để phân tích câu hỏi trên, nói cách khác, phân tích hiệu quả kinh tế và các tiêu chí để đánh giá rằng liệu có phải cái gì đó làm cho xã hội tốt hơn hay không. Lý thuyết này, hiểu theo nghĩa đen, ngụ ý rằng thị trường cạnh tranh sẽ mang lại phúc lợi xã hội cao nhất; nhưng có hai cạm bẫy khi có một quan điểm quá đơn giản về lý thuyết kinh tế, vì nó dựa trên một số giả định mạnh mẽ kết luận rằng, có càng nhiều thị trường thì càng tốt, trên thực tế, có rất nhiều “thất bại thị trường”. Ngược lại, có kết luận rằng, chính phủ có thể tìm cách sửa chữa mọi thất bại của thị trưởng; vì sự thất bại của chính phủ đang lan rộng. Trên thực tế, các nhà kinh tế thực hành sử dụng lý thuyết này như một cơ sở lý luận để phân tích các vấn đề chính sách hơn là một sự hướng dẫn để giải quyết chúng. Bên cạnh đó, khi đưa ra sự lựa chọn chính sách, nếu chỉ phân tích khía cạnh kinh tế thôi thì chưa đủ cũng như sẽ là thiếu sót nếu không có một cuộc tranh luận chính sách thường gặp về vai trò thích hợp của nhà nước và thị trường. Vì vậy, cách mà các sự kiện lịch sử hay chính trị và tư duy kinh tế ảnh hưởng lẫn nhau, giúp giải thích sự khác nhau trong các biện pháp can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế theo thời gian và giữa các quốc gia[1].

Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng nhiều cách. Ví dụ, chi tiêu chính phủ chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân ở tất cả các nền kinh tế phát triển, từ 28,7% (Ireland) đến 57% (Phần Lan) vào năm 2015, và quy mô chỉ tiêu này so với nền kinh tế đã có xu hướng tăng lên theo thời gian, cũng như tăng và giảm theo chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu dành cho nhiều dịch vụ: quốc phòng, hệ thống luật pháp, cảnh sát, giáo dục, y tế, hưu trí, dịch vụ chính quyền địa phương, đường sá và kết cấu hạ tầng, lương hưu, phúc lợi an sinh xã hội, trợ cấp cho các hoạt động hoặc ngành nghề nhất định, và những thứ khác nữa. Hầu hết các nguồn thu được tăng lên (mặc dù đôi khi ít hơn, vì thâm hụt ngân sách là vấn đề bình thường) thông qua một loạt các loại thuế, giấy phép và lệ phí. Tất cả những cách này đều ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vì chúng ảnh hưởng đến động lực của người dân. Một số phương pháp đánh thuế và chỉ tiêu nhằm mục đích phân phối lại tiền từ người giàu sang người nghèo. Sự vượt chi so với thu được trả bằng tiền đi vay trên thị trường tài chính, và khoản vay này của chính phủ có thể ảnh hưởng đến lãi suất mà khu vực tư nhân đi vay phải trả cho các khoản vay của họ.

Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào việc đánh thuế và chi tiêu của chính phủ sẽ bỏ lỡ một phần rất lớn sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Chính phủ ban hành và thực thi các luật và chi phối cách vận hành các công ty kinh doanh và cách bảo vệ người tiêu dùng. Chính sách cạnh tranh nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp phát triển quá mạnh gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc các cơ quan quản lý. Luật lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị bóc lột hoặc phân biệt đối xử. Các cơ quan chính phủ ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau phải có giấy phép hoạt động, vì lợi ích của việc bảo vệ người tiêu dùng. Do đó chính phủ tác động đến thời gian và cách thức làm việc của mọi người, cách doanh nghiệp tuyển dụng những thứ chúng ta có thể mua, giá chúng ta phải trả, cách sản xuất hàng hóa, những thông tin nào phải được các cơ quan chức năng giải quyết, và hơn thế nữa. Không dễ dàng để đo lường phạm vi của tất cả các cách can thiệp này, hoặc so sánh giữa các quốc gia, ví dụ như độ dài của cuốn các quy tắc về các dịch vụ tài chính hay mã số thuế ở nhiều quốc gia đang tăng đều đặn. Trong mọi trường hợp, chính phủ đều can thiệp sâu vào nền kinh tế.

Đôi khi các chính sách kinh tế dường như là khó lường, và người dân thường phản ứng theo cách không lường trước được hành động cụ thể của chính phủ. Thuế cao chưa bao giờ là phổ biến và trong quá khứ đã cao hơn nhiều so với bây giờ. Năm 1966, mức thuế thu nhập cao nhất (cận biên) là 91% ở Hoa Kỳ và 98% ở Vương quốc Anh. Không có gì ngạc nhiên khi ban nhạc The Beatles viết bài hát “Taxman” (trong album Re-volver) phàn nàn về gánh nặng thuế. Björn Ulvaeus, ngôi sao nhạc pop của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA đã tiết lộ (trong cuốn sách năm 2014) rằng, họ mặc trang phục biểu diễn thái quá như thế vì chỉ phí quần áo của họ là trang phục không thể mặc trong cuộc sống hàng ngày bị áp thuế. “Theo quan điểm của tôi, chúng tôi trông giống như những kẻ dở hơi trong những năm đói. Không ai có thể ăn mặc xấu trên sân khấu như thế”.

Các doanh nghiệp liên tục phàn nàn về gánh nặng quy định, cũng không ngừng kêu gọi chính phủ đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu hoặc đầu tư kết cấu hạ tầng như cấu đường hoặc hỗ trợ các sản phẩm sáng chế. Đôi khi chính sách hoàn toàn phản tác dụng trong khi các chính sách khác lại có hiệu quả đáng kinh ngạc.

Ví dụ về phạm vi can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế[2]

Chi tiêu cho các dịch vụ như sức khỏe, giáo dục, nhà cửa, quân đội, cảnh sát, xử lý rác thải, chiếu sáng công cộng, công viên, dịch vụ xã hội, đường sá, tư pháp, nhà tù và hơn thế nữa, Đánh thuế cấp phép - nhiều loại thuế, phí, đấu giá, Trợ cấp và ưu đãi thuế cho các hoạt động cụ thể; “Phúc lợi nhà nước” - phúc lợi, trợ cấp tuổi già, phân phối lại thu nhập

Quy định - về nhiều hoạt động

Chính sách cạnh tranh - kiểm soát sáp nhập, điều tra thị trường, chống độc quyền

Sở hữu công và tư nhân hóa các tập đoàn nhà nước, ký hợp đồng bên ngoài về các hoạt động công, các sáng kiến tài chính - tư nhân;

Định hướng thị trường - khung pháp lý, quy tắc tiếp quản, luật sở hữu trí tuệ;

Cấp bằng sáng chế, bản quyền;

Thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật, Thuyết phục và “kiến trúc lựa chọn" - chiến lược thông tin sức khỏe y tế công;

Đầu tư (kết cấu hạ tầng, nghiên cứu).

Ví dụ về những thất bại và thành công của chính sách[3]

Chương trình "Cash for Clunkers" được giới thiệu ở Hoa Kỳ vào năm 2008, nhằm mục đích tăng doanh thu của các nhà sản xuất ôtô đang gặp khó khăn bằng cách khuyến khích người Mỹ kinh doanh ôtô cũ của họ để lấy những mẫu xe ít tác động đến môi trường hơn. 3 tỷ USD đã được chi để trợ cấp với hạn mức tối đa là 4.500 USD cho những người đổi “chiếc xe” của họ để lấy một chiếc ôtô mới tiết kiệm nhiên liệu. Về lý thuyết, chương trình sẽ đạt hai mục tiêu: tăng doanh thu cho các hãng sản xuất ôtô và đóng góp vào việc chống lại biến đổi khí hậu và ô nhiễm bằng cách loại bỏ dùng xe cũ.

Tuy nhiên, chương trình dẫn đến việc mọi người chuyển sang mua ôtô mới và chuyển sang mua xe rẻ hơn, do tình hình kinh tế yếu kém vào thời điểm đó. Chương trình này đã làm giảm doanh thu của ngành, ước tính vài tỷ đôla so với những gì họ đã có thể có nếu không có chương trình này. Những chiếc xe mới ít gây hại cho môi trường hơn, nhưng vì một chính sách “xanh” Cash for Clunkers đã không hiệu quả về mặt chi phí. Không nghi ngờ gì nữa, đó là một thất bại về chính sách.

Mặt khác, đánh thuế thấp đối với túi nhựa dường như là một chính sách có hiệu quả cao. Ngay cả khi thuế ở mức thấp, chính sách đã làm giảm đi số lượng túi sử dụng một lần mà người mua sắm sử dụng. Các loại thuế này làm tăng nguồn thu cho chính phủ theo cách không thể gây tranh cãi. Tại Washington DC, mức thuế 5 xu đã làm giảm 60% việc sử dụng túi nhựa mang đi mua sắm, Ireland đã áp dụng mức thuế 22 xu (euro) vào năm 2002, gần như loại bỏ việc sử dụng túi nhựa. Phí 5 xu ở Anh làm giảm 85% việc sử dụng túi nhựa và khuyến khích Chính phủ đề xuất tăng mức phí lên 10 xu. Mục đích của các loại phí này là để giảm nguồn chất thải không thể phân hủy này, thường gây hại cho động vật hoang dã và chính sách này có hiệu quả cao về vấn đề này. Tuy nhiên, vải bạt thay thế và các loại túi khác cũng có tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu hủy chúng; có thể có sự đánh đổi giữa các mục tiêu môi trường.

Trong các nghiên cưu về kinh tế công truyền thống, các hoạt động của chính phủ được chia thành ba “nhánh”: ổn định, phân phối và phân bổ. Điều đầu tiên trong số này liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới mức độ việc làm cao và ổn định, tăng trưởng ổn định và lạm phát. Tuy nhiên, ở đây không đề cập đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nó cũng không bao gồm nhiều vấn đề quan trọng khác của các khóa học truyền thống cơ cấu thuế và các nguồn thu thuế, vốn là trọng tâm của phân tích chính sách tài khóa. Thay vào đó, trọng tâm là phân phối và phân bổ: Cái gì được sản xuất, bằng cách nào và bởi ai? Và làm thế nào với những gì được sản xuất ra, phân phối giữa các thành viên khác nhau của xã hội? Do đó, vấn đề cơ bản ở đây là việc sử dụng tập thể và sử dụng tài nguyên của một số lượng lớn các cá nhân trong xã hội - nền kinh tế được tổ chức như thế nào? Kinh tế học đặt ra những câu hỏi về hiệu quả và bình đẳng (hay nói cách khác là công bằng). Các nhà kinh tế thường tập trung vào các câu hỏi về hiệu quả, hành động như thể chúng có thể được tách biệt khỏi các phán đoán về phân bố và công bằng, nhưng trên thực tế không thể đưa ra bất kỳ kết luận chính sách nào mà không đưa ra các đánh giá về giá trị. Hầu như bất kỳ sự thay đổi chính sách nào cũng tạo ra người thắng và kẻ thua.

Do đó, đầu tiên là đặt câu hỏi làm thế nào một xã hội có thể hoặc điều hành sản xuất và tiêu dùng - nền kinh tế - theo cách tốt nhất. Đây có vẻ là một loại câu hỏi thực tế nhưng ở nhiều quốc gia, là tranh cãi về mặt chính trị. Mọi người có những quan điểm trái ngược nhau tại bất kỳ thời điểm nào và các phương thức tổ chức kinh tế mà xã hội lựa chọn khác nhau theo các tiêu chí khác nhau trong lịch sử và ở các quốc gia khác nhau. Những hoạt động nào nên được chính phủ điều hành, thi trưởng điều chỉnh, hoặc theo một số cách khác? (và, ngoài ra, “"chính phủ” hoặc “thị trường” có nghĩa là gì, và có những cách khác nào? Những câu hỏi này sẽ được phân tích thêm). Nếu chính phủ can thiệp, cách tốt nhất là để cố gắng đạt được một số kết quả mong muốn về mặt xã hội như sở hữu công cộng, cung cấp dịch vụ công, quy định, thuế, trợ cấp hoặc một số công cụ chính sách khác? (và liệu kết quả mong muốn có rõ ràng hay còn có những mục tiêu cạnh tranh, thậm chí mâu thuẫn với nhau không). Cách các nhà kinh tế trả lời những câu hỏi này đã thay đổi đáng kể theo thời gian. Điều này là do xảy ra các sự kiện lớn, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính hoặc chiến tranh, và vì hoạt động chính trị phản ứng với sự kiện. Đó cũng là bởi vì tư duy. kinh tế thay đổi, khi các ý tưởng phản ứng với các sự kiện và cũng như các xu hướng chính trị. Việc theo dõi những thay đổi trong tư duy kinh tế là quan trọng, vì lý do thay đổi cho thấy một số vấn đề cơ bản trong việc xác định các chính sách công. Nó cũng quan trọng vì thông điệp chính trong cuốn sách này là có nhiều vấn đề chính sách mà kinh tế học không có câu trả lời phù hợp ở mọi thời đại. Câu trả lời đúng cuối cùng là tùy thuộc vào bối cảnh và các lựa chọn chính trị. Đồng thời, sự phân tích kinh tế có thể cung cấp những phân tích và thực nghiệm giúp cho những lựa chọn này phù hợp. Mục đích của kinh tế học về chính sách công là kết hợp tính chặt chẽ của kỹ thuật này với sự nhạy cảm trong bối cảnh cụ thể.

2. Mục tiêu xã hội của chính sách công

Đánh giá sự thành công và thất bại trong chính sách phải bắt đầu với những mục đích cuối cùng. Xã hội được thúc đẩy bởi các mục tiêu hoặc giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Một số trong số đó, như lòng yêu nước, sức mạnh quốc gia hoặc danh dự, có rất ít liên quan đến kinh tế, và thậm chí có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Mục đích mà các nhà kinh tế học đóng góp vào sự thảo luận là hiệu quả, bình đẳng hoặc công bằng, và bảo đảm hỗ trợ lẫn nhau trước những bất ổn trong cuộc sống; và có lẽ cả sự gắn kết xã hội hoặc sự tham gia của công dân, và sự tự do.

Những mục đích này có thể xung đột với nhau. Rõ ràng, một số trong số đó không chỉ là những câu hỏi kinh tế mà còn là những câu hỏi về đạo đức. Kinh tế học có xu hướng cho rằng các câu trả lời về các câu hỏi đạo đức hoặc chính trị, đòi hỏi các phán đoán giá trị, phần lớn có thể tách rời các câu trả lời về các câu hỏi kinh tế kỹ thuật thuần túy. Giả định này không phải lúc nào cũng hợp lý, mặc dù chắc chắn chúng ta mong muốn tiến hành phân tích chính sách kinh tế một cách khách quan nhất có thể.

Một sự đánh đổi tiềm năng quan trọng giữa các mục tiêu xã hội, một mục tiêu thường được thảo luận trong kinh tế học, là giữa hiệu quả và công bằng. Nếu chính phủ muốn phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo bằng cách đánh thuế đối với những người giàu, điều này có thể mang lại một xã hội bình đẳng hơn nhưng có lẽ với cái giá phải trả là không khuyến khích một số người làm việc chăm chỉ, hoặc không khuyến khích đầu tư, và do đó thu hẹp quy mô kinh tế, sản lượng và thu nhập so với những gì đã có Thuế gây ra sự mất hiệu quả. Nhưng còn nhiều thứ khác ảnh hưởng đến nỗ lực và sản lượng. Vì vậy theo cách khác, có thể là một xã hội rất bất bình đẳng không khuyến khích nỗ lực làm việc của những người nghèo, người giàu thì sẽ không bận tâm đến việc làm hiệu quả nếu phần lớn lợi nhuận thu được dành cho người khác. Trong trường hợp này, không có sự đánh đổi đơn giản giữa hiệu quả và công bằng.

Hiệu quả và công bằng là hai lý do chính cho sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế tư nhân (“thị trường”):

Hiệu quả bất cứ khi nào xảy ra thất bại cá nhân hoặc thất bại thị trường - “thất bại” có nghĩa là các quyết định dưới mức tối ưu do các ngoại tác, độc quyền tự nhiên, hàng hóa công cộng, hoặc đơn giản là những lựa chọn không hợp lý (tất cả được phân tích dưới đây).

Công bằng bất cứ khi nào có đủ người trong xã hội ưa thích phân phối lại các nguồn lực - phân phối lại hoặc mình có thể là thanh toán bằng tiền hoặc cung cấp các dịch vụ công, chẳng hạn như giáo dục, y tế hoặc nhà ở.

Phần lớn các phân tích trong kinh tế học về chính sách công đều dặt câu hỏi trước khi phân tích: Đối với một phân phối thu nhập nhất định, cách hiệu quả nhất để xã hội sử dụng các nguồn lực là gì? Cái gì sẽ mang lại phúc lợi xã hội lớn nhất? Trong khi có nhiều ví dụ xuyên suốt trong cuộc sống về các chính sách sai lầm của chính phủ, một trong những chủ đề là có những khó khăn cố hữu trong tổ chức một nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu rộng lớn và mục tiêu xung đột lẫn nhau, và trong một số bài cảnh, cả chính phủ và giải pháp thị trường sẽ “thất bại”. Một chủ đề khác tiếp theo, là sai lầm khi coi “chính phủ” và thị trường" là lựa chọn thay thế. Xã hội có một loạt các cơ cấu tổ chức bao gồm sự pha trộn giữa các lựa chọn tư nhân và tập thể, lựa chọn tập thể đôi khi được thực hiện bởi các cơ quan thuộc khu vực công “chính thức” và đôi khi được thực hiện bởi thỏa thuận cộng đồng “không chính thức".

Dựa trên một số giả định nhất định, lý thuyết kinh tế biện minh thị trường canh tranh là cách “tốt nhất” để tổ chức sản xuất và tiêu dùng. Các phần tiếp theo xem xét “tốt nhất" nghĩa là gì và những giả định nào dẫn đến giả định có lợi cho thị trường. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là, mặc dù các nhà kinh tế về chính sách công đều có sẵn công cụ lý thuyết này nhưng tất cả đều nhận thức được rằng nó không cung cấp nhiều hơn một hệ thống tổ chức suy nghĩ hữu ích cho họ. Không ai nghĩ rằng, người tiêu dùng và nhà sản xuất hành xử trong thực tế như họ làm trong các mô hình trừu tượng này. Các nhà phê bình trong lĩnh vực kinh tế học thường nhầm tưởng rằng các nhà thực hành vận dụng lý thuyết trừu tượng ở giá trị bề nổi, trong khi kinh tế học về chính sách công trong thực tế bắt nguồn từ thực tế thực nghiệm.

3. Hiệu quả

Câu hỏi đầu tiên là tiêu chí để chọn cách tổ chức sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế hơn là chọn một cách khác Một hoạt động có hiệu quả nghĩa là gì? Giá trị trung bình cụ thể được sử dụng trong kinh tế học được gọi là hiệu quả Pareto (theo tên nhà kinh tế người Italy Vilfredo Pareto, 1848-1923).

Việc phân bổ các nguồn lực là hiệu quả Pareto nếu không ai có thể trở nên tốt hơn mà không có ai khác trở nên tồi tệ hơn.

Sự cải thiện Pareto là một sự thay đổi làm cho một số người trở nên tốt hơn mà không làm cho bất kỳ ai khác trở nên tồi tệ hơn.

Điều này đòi hỏi một định nghĩa về “tệ hơn” hoặc “tốt hơn”. Tiêu chí được sử dụng là cách đánh giá của cá nhân về phúc lợi của họ. Khi đó, phúc lợi xã hội theo một cách nào đó phải là tổng phúc lợi của các cá nhân trong xã hội - một câu hỏi được thảo luận dưới đây. Hiện tại, có vẻ hợp lý khi đồng ý rằng một thay đổi giúp ích cho một ai đó và không gây hại cho ai là một sự cải thiện.

Chú ý rằng, một sự cải thiện Pareto có thể - hoặc không thể - dẫn đến kết quả hiệu quả Pareto; nhưng nếu nền kinh tế đang ở điểm hiệu quả Pareto, sẽ không có khả năng về một sự cải thiện Pareto. Hơn nữa, tiêu chí là bất khả thi về việc phân phối tài nguyên; ngay cả trong một xã hội rất bất bình đẳng, nó vẫn khẳng định rằng việc làm cho một người giàu trở nên tồi tệ hơn không phải là một sự cải thiện ngay cả khi nhiều người nghèo hơn đã khá giả hơn.

Hiệu quả Pareto có liên quan đến các khái niệm chính trong lý thuyết kinh tế vi mô. Hiệu quả Pareto bao gồm các yếu tố sau:

Hiệu quả sản xuất: Với tài nguyên sẵn có (như đất đai, khoáng sản, lao động hoặc máy móc) và giá cả tương đối của chúng, và với thực trạng công nghệ, sản lượng có cao đến mức có thể không? Nền kinh tế đang vận hành trên đường biên khả năng sản xuất của nó?

Hiệu quả phân bổ (hoặc tiêu dùng hoặc trao đổi): Với việc sản xuất các hàng hoá khác nhau và giá cả tương đổi của chúng, hàng hoá được sản xuất ra có thuộc về những người đánh giá chúng nhất không.

Định nghĩa được sử dụng đôi khi chỉ tập trung vào hiệu quả phân bổ, đôi khi cả phân bổ và năng suất; và đôi khi nó bổ sung thêm yếu tố thứ ba:

Hiệu quả kết hợp sản phẩm (hoặc sản lượng): Hàng hóa được tạo ra có tương ứng với hàng hóa mà người ta muốn mua không, hoặc có một sự kết hợp hàng hóa khác được sản xuất với cùng nguồn gốc sẽ làm cho mọi người muốn mua hơn không (đặt họ trên đường hàng hóa cao hơn)?

Ba yếu tố trên bao hàm mức độ hiệu quả của nguồn lực chuyển thành sản phẩm, liệu có phù hợp với sở thích của người tiêu dùng, và liệu thông qua trao đổi, chúng có đến tay những người đánh giá chúng nhất không. Nếu bất kỳ trong ba yếu tố không thỏa mãn, thì ít nhất một người có thể trở nên khá giả hơn (thông qua việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, kết hợp hàng hóa được sản xuất hoặc trao đổi hàng hóa) mà không làm cho bất kỳ ai khác phải thiệt thòi hơn. Điều này có và trực quan hợp lý như một khái niệm về hiệu quả.

Điều quan trọng cần lưu ý là thuật ngữ này có thể khiến mọi người hiểu nhầm rằng hiệu quả Pareto chỉ là một khái niệm kỹ thuật. Vì vậy, thật khó trả lời những câu hỏi mà chúng ta nghĩ là các vấn đề đạo đức, đặc biệt là việc phân phối các nguồn lực. Điều này đúng trong trường hợp hiệu quả sản xuất nhưng không hoàn toàn đúng khi nói đến hiệu quả phân bố, trong đó giả định rằng “tốt hơn” có nghĩa là thỏa mãn sở thích của mọi người, bất kể đó là gì (và cũng có thể tăng từ sự thỏa mãn sở thích cá nhân thành phúc lợi xã hội. “Hiệu quả” nghe có vẻ như nó chỉ là những câu hỏi tích cực những vấn đề thực tế; nhưng hiệu quả Pareto mang tính quy luật, liên quan đến việc đánh giá giá trị trong việc giả định sự thỏa mãn sở thích cá nhân là tiêu chí đúng dẫn để đánh giá các kết quả chính sách kinh tế.

Hiệu quả Pareto và thị trường cạnh tranh

Cùng với khái niệm hiệu quả Pareto và một tập hợp các giả định, có thể chứng minh hai định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi.

Định lý đầu tiên phát biểu rằng, nếu tồn tại trạng thái cân bằng thị trường cạnh tranh, thì đó là Pareto hiệu quả. Nếu không, mọi người sẽ có thể thực hiện các cuộc trao đổi, làm tăng độ thỏa đáng của họ - vì vậy nó không thể là trung thái cân bằng khi bắt đầu. Giá cả cạnh tranh đo lường mức tăng (cận biên) về phúc lợi khi tăng thêm một đơn vị hàng hóa. Miễn là có thể trao đổi thị trường, mọi người có thể giao dịch với cách khác cho đến khi tất cả những cải thiện tiềm năng trong phúc lợi của họ đạt được. Định lý này là nền tảng ủng hộ thị trưởng cạnh tranh như một tiêu chuẩn, mặc dù điều này phụ thuộc vào tính hợp lệ của các giả định, sẽ được thảo luận thêm bên dưới.

Định lý thứ hai nói rằng, với sự phân bổ ban đầu của các nguồn lực tái tạo, sẽ có một tập hợp các mức giá cạnh tranh hỗ trợ kết quả hiệu quả Pareto. Nó ngụ ý rằng, hiệu quả có thể đạt được bằng cơ chế giá trong thị trường cạnh tranh và có thể được tách biệt khỏi vấn đề phân phối nguồn lực ưu tiền: trao đổi theo giá thị trường sẽ mang lại kết quả Pareto một cách hiệu quả mà không cần quan tâm đến cách phân phối nguồn lực ưu tiên. Nếu xã hội muốn phân phối lại còn nguồn lực ngay từ đầu, thì thị trường cạnh tranh lại có thể mang lại kết quả hiệu quả Pareto.

Liệt kê những điều này để thấy rằng, chúng thường không phù hợp với thực tế và các nhà kinh tế cũng nhận thức được điều này. Ngay cả Paul Samuelson, người đã đưa lý thuyết vĩ đại được phác thảo ở trên vào cách kinh tế học được học và thực hành, đã nói rõ về điều này: “Điều trên không xảy ra trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, các định lý phúc lợi và ứng dụng hiệu quả Pareto vẫn có tác động mạnh mẽ trong thế giới quan của kinh tế học khi đưa ra một khung khái niệm để suy nghĩ về lý do tại sao, trong bất kỳ bối cảnh thực tế cụ thể nào, sự cạnh tranh và trao đổi thị trường không phải là cách tiếp cận tối đa hóa phúc lợi xã hội. Các định lý tổ chức các ý tưởng hơn là chỉ ra các đề xuất. Bản chất của các biện pháp can thiệp của chính phủ được đánh giá dựa trên mức độ tương ứng của các hiện pháp này với cách thực tế khác từ các giả định. Và thậm chí có hy vọng bị giới hạn về tính thực tế của sự cải thiện Pareto trong chính sách công - vì thường có người thắng và kẻ thua - việc đánh giá chính sách công thường được thực hiện trong điều kiện thị trường thất bại cụ thể như là sự với bỏ hiệu quả của Pareto. Nếu không, các nhà kinh tế sẽ liên tục cần phải đưa ra những đánh giá chính xác về các câu hỏi phân bổ, điều mà có thể hiểu là họ do dự.

Ví dụ về các giả định cho các định lý phúc lợi

Người tiêu dùng và nhà sản xuất có lý trí và tư lợi;

Họ có sở thích cố định;

Có sự cạnh tranh hoàn hảo với không có nền kinh tế lợi thế theo quy mô và không có rào cản đầu vào (hoặc đầu ra);

Các cá nhân có đầy đủ thông tin, và nó là đối xứng (giống nhau) cho tất cả các cá nhân;

Hàng hóa là đối thủ - nếu tôi tiêu thụ hoặc sử dụng nó, thì bạn không thể: Lợi ích xã hội và tư nhân là bình đẳng;

Chi phí xã hội và tư nhân là bình đẳng;

Có thị trường hoàn hảo (bao gồm thị trường cho các hàng hóa tương lai;

Hàng hóa được sở hữu và có khả năng trao đổi - có quyền tài sản và luật hợp đồng hiệu quả.

Một vấn đề là tiêu chí hiệu quả Pareto hữu ích như thế nào khi nền kinh tế không ở trạng thái cân bằng cạnh tranh và có nhiều thất bại thị trường hoặc rời khỏi cạnh tranh và trao đổi tự do. Định lý tốt nhất thứ hai (được Richard Lipsey và Kelvin Lancaster chứng minh vào năm 1956) cho thấy một sự thay đổi sẽ là một cải thiện Pareto trong một thế giới tốt nhất thứ nhất sẽ hiếm khi xảy ra như vậy trong một thế giới tốt nhất thứ hai. Ví dụ, nếu thuế quan của châu Âu đánh vào hàng nhập khẩu chi phí cao từ Hoa Kỳ được bãi bỏ, làm cho giá mua thấp hơn, nhưng vẫn có thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ các nhà sản xuất châu Á có chi phí thấp, thì người châu Âu chuyển sang mua hàng hóa Mỹ được sản xuất với chi phí cao hơn sẽ không tăng phúc lợi xã hội. Một ví dụ khác là một danh sách độc quyền gây ô nhiễm bầu không khí. Kết thúc sự độc quyền - loại bỏ một thị trường thất bại - làm cho một thị trường khác thất bại, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, tối tệ hơn bởi vì giá cả sẽ giảm và sản lượng sẽ tăng trong thị trường cạnh tranh hơn.

Định lý tốt nhất thứ hai tạo ra điểm quan trọng rằng, không thể sử dụng phương pháp lựa chọn-và-hỗn hợp (pick- and-mix) (hoặc cân bằng một phần) để đánh giá phúc lợi kinh tế - xã hội, khi xem xét các thay đổi chính sách một cách riêng biệt. Ví dụ, thông tin không hoàn hảo thường dẫn đến rủi ro đạo đức (moral hazard) trong thị trường bảo hiểm: nếu tôi có bảo hiểm nhà, thì tôi có thể không quan tâm đây đủ đến an toàn cháy nổ, với những chủ nhà cẩn thận hơn họ sử dụng gói hỗ trợ bảo hiểm. Một giải pháp có thể là trợ giá thiết bị báo động khói. Tuy nhiên, điều đó khắc phục được một vấn đề ở một thị trường nhưng lại tạo ra sự méo mó ở một thị trường khác, dẫn đến việc sản xuất các thiết bị báo đồng khói hiệu quả hơn so với đèn xe đạp. Lý tưởng nhất là nên có một chính sách để điều chỉnh sự méo mó đó, nhưng việc phân tích trong thế giới thực về mối quan hệ như thế là một thách thức ít được đề cập đến nhất. Sự phức tạp này đã dẫn đến một lý thuyết tốt nhất thứ ba, nói rằng vì các chính phủ không thể có tất cả các bằng chứng thực nghiệm cần thiết để tạo ra các đánh giá cân bằng chung, họ chỉ nên giải quyết các vấn đề mà họ đủ biết.

Một lần nữa, định lý tốt nhất thứ hai là một thực hành chính thức, nhưng một định lý nhấn mạnh, đó là không phải “thị trường” hay “chính phủ” đều là giải pháp cho các vấn đề kinh tế. Định lý tốt nhất thứ hai giải thích tại sao trong bất kỳ bối cảnh nào nơi mà một thứ gì đó khác với hiệu quả Pareto, kết quả thị trường cạnh tranh cho mọi thứ khác không cần phải hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nó cũng giải thích tại sao rất nhiều can thiệp chính sách của chính phủ lại gây ra những hậu quả không mong muốn, một dạng chính của chính phủ thất bại. Trong cả hai trường hợp, sự thất bại dẫn đến bài học rằng, mọi thứ trong nền kinh tế đều được kết nối với nhau.

 


[1] Nguồn: Dữ liệu Ban tài chính IMF dựa trên biểu đồ tại https://ourworldindata.org/public-spending.

[2] Mark Hoekstra, Steven L., Puller, và Jeremy West (2017) "Cash for Corollar: When stimulus Reduces Spending". American Economic Journal: Applied Economics, no. 3: 1-35

[3] The UK's experience (https://www.gov.uk/government/news/plastic- bag-sales-in-big-seven-supermarkets-down-86-since-5p-charge) is similar to Ireland's (https://dccae.gov.ie/en-ie/environment /topics/waste/litter/plastic-bags/Pages/default.aspx) and to us cities such us Washington, DC (https://doee.dc.gov/sites/default/files/dc/sites/ddoe/documents/0%20BL%20Survey%20Overview%20Fact%20Sheet.pdf).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành