Thứ ba, 12 Tháng 9 2023 08:22

Quan điểm về sự độc lập của Tòa án trong xây dựng chính sách

Hiện nay, thuật ngữ sự “độc lập của Tòa án" vẫn chưa được hiểu thống nhất mà có sự khác nhau trong quan điểm của các học gia tùy theo cách tiếp cận khác nhau.

Với cách tiếp cận coi Tòa án là một thiết chế không thể tự thực hiện được quyền tư pháp mà phải thông qua con người cụ thể (Thẩm phán) thay mặt Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Mira Gur- Arie và Russell Wheeler (2000) cho rằng, điểm cốt lõi của sự độc lập của Tòa án chính là sự độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử, theo đó Thẩm phán giải quyết vụ việc tranh chấp một cách vô tư, khách quan, không thiên vị, không bị ảnh hưởng trong quyết định của mình bởi các áp lực đến từ bên ngoài, kể cả áp lực của công chúng[1]. Đồng quan điểm này, Tom Ginsburg (2010) cho rằng, sự độc lập của Tòa án liên quan đến khả năng và sự sẵn lòng của các quan tòa phán quyết các vụ kiện dưới ánh sáng luật pháp mà không liên quan thái quá lên quan điểm của các tác nhân chính phủ khác[2]. Derek Culton (1994) cũng tiếp cận độc lập của tòa án theo nghĩa: Thầm phán độc lập và tác giả còn bổ sung thêm rằng: “Thẩm phán không những độc lập với những áp lực của nhánh hành pháp, đương sự và đặc biệt là nhóm chính trị mà còn phải độc lập với những áp lực đến từ truyền thông”[3]. Cũng đồng quan điểm sự độc lập của tòa án gần với sự độc lập của Thẩm phán, song John Ferejohn (194) cho rằng, sự độc lập của Tòa án là một ý tưởng được tiếp cận dưới hai yếu tố: yếu tố bên trong (mang nghĩa thông thường) hoặc bên ngoài (mang tính tổ chức). Yếu tố bên trong được hiểu là Thẩm phán cần sự độc lập và có phẩm chất đạo đức, là người có thể được tin tưởng để giải quyết các nhiệm vụ công độc lập với các mối quan tâm khác. Để thực hiện được điều này, Thẩm phán cần đến sức mạnh của tổ chức để đối phó với những áp lực hoặc ham muốn vật chất có thể có trong công việc[4].

Khác với cách tiếp cận nêu trên, Frank Cross (2003) sử dụng cách tiếp cận tổng thể, coi sự độc lập không chỉ của riêng cá nhân Thẩm phán mà còn là sự độc lập của quyền tư pháp như một nhánh độc lập của quyền lực nhà nước. Sự độc lập của Tòa án liên quan đến một hệ thống trong đó các tranh chấp được giải quyết bởi một bên thứ ba khách quan, nhưng Tòa án độc lập không có nghĩa Thẩm phán độc lập với mọi sự hạn chế, mà là sự độc lập được giới hạn bán sự độc lập của hành vi tư pháp. Bởi “không ai là một đảo hoang, tình trạng độc lập tuyệt đối là không thực tế”[5]. Hiệp hội Đoàn Luật sư Hoa Kỳ cũng tấn đồng quan điểm của Frank Cross khi cho rằng, sự độc lập của Tòa án bao gồm tính độc lập của của nhân các Thẩm phán cũng như của toàn bộ hệ thống như một nhánh quyền lực nhà nước[6]. Shin Ito và Yasuhiro Takano (2008) cũng tán đồng quan điểm của Frank Cross ở khía cạnh sự độc lập của Thẩm phán được giới hạn bởi sự độc lập của hành vi từ pháp khi không định rằng, sự độc lập của Tòa án nghĩa là loại bỏ sự can thiệp từ phía người khác. Thẩm phán được tự do hành động và ra phán quyết nhưng vẫn đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật[7]. Segui Hiroshi (2014) nói rõ hơn quan điểm của Shin Ito và Yasuhiro Takano rằng bản chất của Khoản 3 Điều 76 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 về sự độc lập của Thẩm phán là “tất cả các Thẩm phán đều tổ chức thực thi quyền lực dưới những nguyên tắc hướng dẫn có ràng buộc mang tính độc quyền của Tòa án tối cao và Ban thư kỳ tổng hợp[8]. Như vậy, Thẩm phán độc lập nhưng theo nguyên tắc bắt buộc mà Tòa án tối cao và Ban thư ký tổng hợp hướng dẫn.

Theo cách tiếp cận về quyền tư pháp, nhóm tác giả Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011) cho rằng, độc lập Tòa án là nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng trong thực hiện quyền xét xứ của Tòa án, có nghĩa là Tòa án độc lập thực hiện quyền trong hoạt động xét xử, không chịu sự can thiệp, tác động từ các cơ quan hành chính, tố chức xã hội hay cả nhân nào. Đi sâu vào phân tích, các tác giả cho rằng, độc lập của Tòa án bao gồm hai tầng ý nghĩa: Ở tầng ý nghĩa thứ nhất, nó có nghĩa là Tòa án thực hiện độc lập quyền xét xử, tức là trong quá trình thực hiện xét xử chỉ tuân theo pháp luật chứ không chịu sự ảnh hưởng, tác động, can thiệp hay khống chế từ bất cứ lực lượng nào khác; Ở tầng ý nghĩa thứ hai, nó có nghĩa là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được can dự vào hoạt động xét xử của Tòa án. Điều này có nghĩa là, ngoài Tòa án ra, không có cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thẩm quyền xét xử, và cũng không được phép can dự, ảnh hưởng hay kiểm soát hoạt động xét xử của Tòa án[9].

Tiếp cận sự độc lập của Tòa án với tư cách là một cơ quan, tổ chức và sự độc lập của Tòa án chỉ trong hoạt động xét xử (hoạt động cơ bản nhất của Tòa án), Vương Thế Kiệt (2008) đưa ra định nghĩa khá đơn giản rằng:

“Độc lập của Tòa án là việc xét xử của các Thẩm phán Tòa án không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính hay cơ quan lập pháp”[10]. Tuy nhiên, trên thực tế thì sự can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án không chỉ đến từ cơ quan hành chính, cơ quan lập pháp mà còn đến từ nhiều cơ quan khác như các đảng phái chính trị hay bản thân Tòa án cấp trên, do vậy định nghĩa mà ông đưa thiếu tính toàn diện, chưa đầy đủ. Lưu Kiệt (2016) đã đưa ra nhận định cụ thể hơn rằng, độc lập Tòa án cũng chính là độc lập tư pháp, và ông định nghĩa “độc lập Tòa án chính là hình thức biểu hiện của độc lập tư pháp, bao gồm sự độc lập của Tòa án đối với các cơ quan không phải là Tòa án và sự độc lập giữa các cơ quan Tòa án với nhau”[11]. Ông cũng chỉ ra rằng, độc lập của Tòa án ở đây cần được hiểu trên ba phương diện: đó là sự độc lập với vị trí pháp lý là một cơ quan nhà nước, không thuộc về bất cứ cơ quan nào; quyền tư pháp nhà nước chỉ được thực hiện bởi Tòa án; và Tòa án thực hiện quyền tư pháp không chịu sự can thiệp của bất cử lực lượng bên ngoài nào, chỉ tuân theo pháp luật[12]. Quan điểm nêu trên của Lưu Kiệt cũng thống nhất với nội dung được Liên hợp quốc (1985) ghi nhận trong Văn kiện Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của Tòa án, theo đó, “sự độc lập của Tòa án có nghĩa là Tòa án phải quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, những ảnh hưởng không phù hợp, dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý do nào. Tòa án phải có quyền tài phán đối với mọi vấn đề có tính chất xét xử và phải có quyền lực riêng để quyết định xem một vấn đề được trình lên Tòa án có thuộc thẩm quyền của tỏa theo như luật pháp quy định hay không. Không được can thiệp không thỏa đáng hay không có lý do xác đáng vào quá trình xét xử, cũng như không được xét lại các phán quyết của Tòa án"[13].

Trong phạm vi nghiên cứu này, kế thừa tính hợp lý của các quan điểm nêu trên và sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu xem xét Tòa án với tư cách là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp và quyền tư pháp này được thực hiện bởi những con người cụ thể là Thẩm phán (đóng vai trò chủ yếu), Hội thẩm Bồi thẩm, thuật ngữ độc lập của Tòa án được hiểu trên ba phương diện: 1) Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, có quyền tài phán đối với mọi vấn đề có tính chất xét xử; 2) Tòa án độc lập với các cơ quan không phải Tòa án cũng như giữa các Tòa án với nhau; 3) Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm phải vô tư, không thiên vị khi ra quyết định, chỉ dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, những ảnh hưởng không phù hợp, dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trải, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý do nào. Không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được can thiệp không thỏa đáng hay không có lý do xác đáng vào quá trình xét xử, cũng như không được xét lại các phán quyết của Tòa án.

Do hoạt động trung tâm của tòa án là hoạt động xét xử nên sự độc lập của tòa án thể hiện rõ nét nhất là sự độc lập của hội đồng xét xử. Độc lập xét xử nghĩa là Thẩm phán và Hội đồng xét xử không bị can thiệp, không bị tác động bởi bất kỳ ai, khi ra phán quyết, quyết định họ chỉ tuân theo pháp luật.

Đồng thời, khái niệm “xét xử” cần được được hiểu là bao gồm tất cả các giai đoạn mà Thẩm phán thực hiện chức năng tổ tụng và ra các quyết định thuộc thẩm quyền tố tụng (như quyết định về thụ lý hồ sơ, về triệu tập nhân chứng, thu thập chứng cứ...), bởi lẽ các hành vi tố tụng đó có mối quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng quan trọng đến các hành vi tố tụng thực hiện tại phiên tòa. Nếu không bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán trong tất cả các khâu tố tụng thì sẽ không bảo đảm được việc xét xử công bằng, khách quan và độc lập. Hay nói cách khác, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập đưa ra các quyết định của mình “khi xét xứ bất kỳ vụ án gì ở bất cứ cấp xét xử nào và tại bất cứ giai đoạn xét xử nào”[14].

Như vậy, sự độc lập của hoạt động xét xử cần được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn, theo đúng nghĩa là hoạt động bảo vệ công lý, nghĩa là toàn bộ hoạt động xem xét, xử lý vụ việc từ khi có sự khởi kiện (truy tố) cho đến khi ra phán quyết và thi hành phán quyết đó.

Ngoài thuật ngữ độc lập của tòa án và độc lập xét xử, hiện nay, các nhà nghiên cứu luật còn sử dụng thuật ngữ độc lập tư pháp với nghĩa tương đồng. Với tư cách là một quyền lực phổ biến trong hệ thống quyền lực Nhà nước, tư pháp là quyền lực xét xử, ban hành các phán quyết để bảo đảm và duy trì công lý – một trạng thái chỉ được hình thành khi việc tuân thủ pháp luật được đảm bảo trên nền tảng các quyền con người phổ quát và các giá trị của đạo đức. Do đó, thuật ngữ độc lập tư pháp được hiểu theo cách chung nhất là độc lập của quyền lực tư pháp khi xét xử các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án trong bộ máy quyền lực nhà nước. Việc xét xử các tranh chấp bởi các thiết chế không thuộc quyền lực tư pháp, ví dụ như các thiết chế hành chính bán tư pháp như Hội đồng cạnh tranh, các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án như: Tòa án trọng tải, tổ chức trọng tài thương mại, đầu tư; Trung tâm hòa giải độc lập...) không thuộc phạm vi xét xử được đề cập theo nghĩa độc lập tư pháp.

1.1.2. Sự độc lập của Tòa án - thuộc tính tất yếu của độc lập tư pháp

Khi nói đến “tư pháp” là nói đến công lý, đến việc phân xử và phản xét các tranh chấp theo quy định pháp luật và lẽ công bằng. Về bản chất, “tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tỉnh hợp pháp của các Hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật". Bản chất của tư pháp bắt nguồn từ quyền lực đặc biệt đó là quyền tư pháp[15]. Theo định nghĩa của từ điển Black's Law Dictionary, quyền Tư pháp (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho Tòa án và các Thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy, quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy”[16].

Theo cách hiểu chung, quyền tư pháp là một trong ba bộ phận, phạm vi, lĩnh vực, loại quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Quyền tư pháp chi thuộc về Tòa án. Đây là quan niệm khái quát nhất về quyền tư pháp mà ở đó chỉ rõ các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp. Đó là: quyền tư pháp là khả năng và năng lực riêng của Tòa án; quyền tư pháp được thực hiện bằng việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác; quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức tổ tụng tư pháp; quyền tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội. Nội dung của các bộ phận cấu thành quan trọng đó được nhận thức cụ thể thông qua việc phân tích bản chất, phạm vi, nội dung, chủ thể, phương thức và thể chế hóa quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp[17].

Độc lập tư pháp là đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp, cũng là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp. Đó là vì, nếu không có sự độc lập tư pháp thì không thể có quyền tư pháp hay không có sự độc lập của quyền tư pháp. Nếu sự độc lập từ pháp không được đảm bảo đầy đủ thì quyền tư pháp cũng không được đảm bảo sự độc lập, tức là không có quyền tư pháp đúng nghĩa. Sự độc lập tư pháp đảm bảo cho việc thực hiện chức năng áp dụng pháp luật, thực hiện xét xử để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật của quyền tư pháp

Khi nói đến độc lập tư pháp, người ta thường nói đến sự độc lập của Tòa án như là một thuộc tỉnh tất yếu của độc lập tư pháp bởi những lý do sau:

Thứ nhất, trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, Tòa án là cơ quan được tổ chức và thành lập để thực hiện chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý. Tòa án là nơi để người yếu thế, thiệt thòi tin tưởng tìm thấy chân lý và lẽ phải. Tòa án được coi là “thành trì cuối cùng” trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người[18]. Chính vì vậy, xét xử là chức năng riêng của Tòa án, là khâu trung tâm của hệ thống tư pháp. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, giữ chủ quyền đại diện cho công lý, có nhiệm vụ đứng ra làm trọng tài, đưa ra những phán quyết đúng sai giữa các tư nhân và đặc biệt là giữa tư nhân với cơ quan công quyền. Tòa án phải giữ một vị trí, tư thế độc lập, một cương vị đứng ngoài cuộc trong một mức độ nào đó để có thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ “bảo vệ công lý”, bởi biểu hiện của công lý chính là sự công bằng, khách quan, vô tư và tình người. Do đó, nguyên tắc độc lập là nguyên tắc mang tính cốt lõi để Tòa án thực thi công lý. Vì thế, khi nói đến sự độc lập của Tòa án là nói đến sự độc lập của tư pháp.

Thứ hai, tư pháp được quan niệm là ý tưởng cao đẹp về một nền công lý. Việc Tòa án giải quyết các tranh chấp trong xã hội đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng sẽ tạo được niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Song, để xây dựng và duy trì niềm tin đó, Tòa án phải độc lập, bởi Tòa án có độc lập thì mới có khả năng phán xét đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng mọi tranh chấp của xã hội, từ những tranh chấp giữa các cá nhân cho đến hành vi vi phạm của cơ quan công quyền. Tính độc lập của Tòa án không phải là mục đích tự thân mà là phương tiện để Tòa án đạt được mục đích bảo vệ công lý. “Tòa án phải chứng tỏ được tính độc lập và mong muốn bảo vệ quyền công dân tới mức mà cả các nhà chính trị lẫn dân chúng đều từ cảm thấy là phải tuân theo phán xét”[19].

Thứ ba, chân lý khách quan phải được xác định thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Để tìm ra chân lý khách quan khi xét xử, tòa án phải độc lập với các bên, khách quan, tôn trọng sự thật trong xem xét chứng cử, sự vật, hiện tượng. Việc tìm ra chân lý khách quan trong xét xử sẽ giúp Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền công dân, quyền con người và bao vẻ chế độ của Nhà nước.

Thứ tư, sự độc lập của Tòa án được đặt ra xuất phát từ nhu cầu khách quan, từ bản chất của hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử khác với hoạt động lập pháp và hoạt động hành pháp là hoạt động tài phán, bảo vệ công lý, nghĩa là xem xét các vụ việc thực tế trong những trường hợp có sự vi phạm pháp luật hay có tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, từ đó đưa ra phán quyết nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi trên thực tế, bảo vệ công bằng và lẽ phải[20]. Tính độc lập của Tòa án gắn liền với thực thi quyền tư pháp, cho phép các Thẩm phán có thể đưa ra những phán quyết đi ngược lại quyền lợi của các ngành khác của chính quyền. Trong trường hợp này, để có tiếng nói vô tư, không thiên vị, không sợ hãi khi thực thi quyền lực thì Tòa án phải độc lập, các lĩnh vực hoạt động của ngành phải được bảo vệ trước mọi ảnh hưởng của các cơ quan khác, bất kể công khai hay bí mật. Tính độc lập của Tòa án chính là chỗ dựa khơi nguồn cho lòng dũng cảm cần thiết để phụng sự các giá trị của nhà nước pháp quyền, đồng thời mang lại cho người dân niềm tin lớn lao và vững chắc hơn vào Tòa án trong quả trình bảo vệ công lý.

Thứ năm, một số văn kiện quốc tế đã ghi nhận sự độc lập của Tòa án như là một thuộc tính tất yếu của độc lập tư pháp. Chẳng hạn, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 đã chính thức ghi nhận nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan của Tòa án như là một điều kiện để bảo đảm các quyền con người trong hoạt động tư pháp. Cụ thể, Điều 10 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người ghi nhận “mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được thành lập trên cơ sở pháp luật”. Như vậy, điều kiện tiên quyết để đảm bảo công lý, bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản của công dân là phải có một hệ thống Tòa án độc lập. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966 cũng nhắc lại và cụ thể hóa các quy tắc và tiêu chuẩn về sự độc lập của Tòa án đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Có thể khẳng định rằng, trong luật quốc tế, sự độc lập của Tòa án được coi là một yếu tố gắn liền với việc bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là quyền được xét xử công bằng. Bên cạnh các văn kiện đã nêu, Liên hợp quốc đã thông qua Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của Tòa án nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm và thúc đẩy tính độc lập của Tòa án. Theo quan điểm của Liên hợp quốc, tư pháp độc lập đòi hỏi các quốc gia phải ghi nhận nhiều nguyên tắc pháp lý quan trọng như: nguyên tắc “bình đẳng trước pháp luật”, nguyên tắc “suy đoán vô tội”, “quyền hưởng sự xét xử công khai và công bằng bởi một Tòa án có năng lực, độc lập và bất thiên vị thành lập theo quy định của luật” như đã được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, và “quyền được xét xử một cách không chậm trễ một cách vô lý” ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Vì vậy, trong các công trình nghiên cứu của mình, nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia luật học đã nhất trí với quan điểm sự độc lập của Tòa án là thuộc tính tất yếu của độc lập tư pháp[21].

 


[1] Gur-Arie, Mira and Wheeler, Russell (2000), Judicial Independence in the United States Current Issues and Background Information, http:// www.fjc.gov public pdf.nsf/lookup JudIndep pdf Sfile JudIndep pdf, truy Cấp ngày 20-9 2020.

[2] Tom Ginsburg (2010). "Judicial Independence in East Asia: Implications for China", University of Chicago Public Law & Legal Theory Working Paper No. 295, https://chicagounbound.uchicago.edu/cgi/viewcontent.cgi? article-1172&context-public_law_and_legal_theory, truy cặp ngày 20/9/2020.

[3] Oulton, Derek (1994), "Review: Independent of Whom?", Journal of Law and Society, Vol. 21, No. 4, pp. 567-570

[4] Ferejohn, J. (1998), "Independent judges, dependent judiciary: explaining judicial independence", Southern California Law Review, Vol. 72, p. 353.

[5] Cross, Frank (2003), "Thoughts on Goldilocks and judicial independence" Ohio State Law Journal, Vol. 64, pp. 195-219

[6] Dẫn theo Tổ Văn Hòa (2007). Tỉnh độc lập của Tu ăn, Nxb. Lao động. Hà Nội, B 19

[7] PBARN, AND (200) AMOR IN CA+MU Anh Thi (sam ho và Yasuhiro Takana (2005). Pháp luật đại cm Hiew on phap bang mit Nah Nihonjitsugyoshupaisha

[8] WALE (2014) NARR, 114115 (Seg Hiroshi (2014) Toe in its Nxb Kodanshagenda shinsher 114-115 ddy.

[9] Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quần văn Thiên địa, sổ 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天地》,2011 3,169)

[10] Vương Thế Kiệt (2008), “Độc lập của Tòa án”, Tạp chi Án lệ và Nghiên cứu, số 1, năm 2008, tr. 4 (ETA: “LL”, LÀ CHU Đ 与研究》,2008年第1,4)

[11] Lưu Kiệt (2016), “Từ góc nhìn Tòa án, mạn đàm về độc lập tư pháp”, Tạp chí Thời đại Trí Phủ, số 6, năm 2015, tr. 75 (XUA: "TA NÂ 谈司法独立”,载《智富时代》2015年第6,75)

[12] Lưu Kiệt (2016), “Từ góc nhìn Tòa án, mạn đàm về độc lập tư pháp”, Tạp chí Thời đại Trí Phủ, số 6, năm 2015, tr. 75 (XUA: "TA NÂ 谈司法独立”,载《智富时代》2015年第6,75).

[13] Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa ăn năm 1985, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac Nguyen- tac-co-ban-ve-tinh-doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020.

[14] Nguyễn Mạnh Khảng (2008), “Chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề độc lập xét xử", bài trình bày tại Hội thảo quốc tế về Độc lập xét xử do Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức, tr. 211.

[15] Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.11

[16] Bryan Garner (ed.) (2009), Black's Law Dictionary, 9th edition, p. 924

[17] Võ Khánh Vinh (2019), “Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam", Tạp chí Tòa án, số 16, tr. 1-15.

[18] Nguyễn Xuân Tùng (2015), Độc lập tư pháp" là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ công lý", http://tipe. hcmussh.edu:vn/? Articleld=c1b0aa3a-38a2-4856-82fd-5fd554f8c7c6, truy cập ngày 20/9/2020

[19] Nguyễn Xuân Tùng (2015), Độc lập tư pháp" là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ công lý”, http://ttpc. hcmussh.edu.vn”Articleld clb0aa3a-38a2-4856-82fd-5fd554f8c7c6, truy cập ngày 20/9/2020

[20] Bùi Nguyên Khánh (2014), Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của tòa ăn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyển và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ. Viện Nhà nước và Pháp luật, tr. 19-20.

[21] Chẳng hạn, Tống Sĩ Hoa, Lưu Lộ, “Bản về xét xử độc lập của Tòa án nhân dân”, Tạp chí Văn hóa Thương nghiệp, số 6, năm 2012, tr. 22 (宋仕华、刘璐:“试论人民法 院的独立审判”,载《商业文化, 20, 12526, 2271) trực tiếp ghi nhận “độc lập của Tòa án là nguyên tắc cơ bản nhất của tư pháp được mọi người thừa nhận". Viên Lâm, Mao Ải Bình, “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (al. E. “论法院独立与法官 独立”,载《群文天地》,20113,169) cũng đã chỉ ra rằng, độc lập Tòa án là yêu cầu căn bản của độc lập tư pháp. Điều này đã được thừa nhận trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia. Đồng thời, trên cơ sở viện dẫn Điều 126 Hiến pháp nước Cộng hỏa nhân dân Trung Hoa: “Tòa án nhân dân căn cứ vào các quy định pháp luật độc lập thực hiện quyền xét xử, không chịu sự tác động của cơ quan hành chính, tổ chức xã hội hay cá nhân nào", các tác giả cũng cho rằng “độc lập tòa ăn là hình thức biểu thị cao nhất của độc lập tư pháp".

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành