Thứ hai, 11 Tháng 9 2023 08:25

Phân tích các quan điểm về những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án

Về nguyên tắc, mặc dù tính thiết yếu của độc lập Tòa án đã được thừa nhận trong Hiến pháp và pháp luật, tuy nhiên trên thực tế thì sự độc lập của nó luôn phải chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố đến từ cả trong lẫn ngoài Tòa án như vấn đề bảo hộ địa phương, chi phối tài chính, sự can thiệp quyền lực”.[1] Các nghiên cứu của mỗi học giả thường chú trọng nhấn mạnh vào từng yếu tố tác động lên sự độc lập Tòa án dựa trên lập trường quan điểm cá nhân của mỗi tác giả. Dưới đây xin triển khai tổng hợp các quan điểm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án theo hai nhóm: các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.

1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án

Yếu tố chính trị

Mặc dù nội hàm sự độc lập của Tòa án bao gồm sự độc lập của Tòa án, của Thẩm phán. Hội thẩm/Bồi thẩm với Đảng phái chính trị, song, trên thực tế chính trị vẫn là yếu tố khách quan có thể ảnh h hưởng đến sự độc lập của Tòa án. Đó là vì các thiết chế đều đánh giá rất cao vị trí và vai trò của Thẩm phán trong bộ máy nhà nước nên mặc dù không công khai thừa nhận, nhưng thực tế việc bổ nhiệm Thẩm phán đều có tiêu chuẩn chính trị và theo xu hướng của Đảng cầm quyền. Như vậy, có thể khẳng định rằng không có việc phi chính trị hóa các Tòa án trên thế giới[2].

Trong nhà nước đa nguyên chính trị, các Đảng phải có sự cạnh tranh giành quyền lực qua kết quả bầu cử. Thông qua các đảng chính trị, các cá nhân liên kết với nhau tạo nên sức mạnh cộng đồng tác động mạnh mẽ đến quyền lực nhà nước song Đảng cầm quyền có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất đến quyền lực nhà nước nổi chung và sự độc lập của Tòa án (cơ quan thực hiện quyền tư pháp) hơn so với các Đảng chính trị khác do Đảng cầm quyền có thể ảnh hưởng đến việc tổ chức của tòa án và tác động đến tư tưởng chính trị của Thẩm phán thông qua việc lựa chọn, bổ nhiệm Thẩm phán là người của Đảng mình. Hoặc trong trường hợp, do pháp luật không quy định bắt buộc Thẩm phán phải là người không theo Đảng phải chính trị nào thì Thẩm phán có thể là người của một Đảng chính trị và rõ ràng có thể chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị của Đảng, chính trị đó.

Trong nhà nước nhất nguyên chính trị, Đảng duy nhất cầm quyền chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án, Thẩm phản, bởi Đảng cầm quyền sẽ thực hiện sự lãnh đạo đối với cơ quan tòa án thông qua việc tổ chức tòa án và có thể tác động đến Thẩm phản thông qua cơ chế lựa chọn và bổ nhiệm Thẩm phán là người của Đảng hoặc do người của Đảng lựa chọn và bổ nhiệm.

Như vậy, yếu tố chính trị là một yếu tố khách quan tất yếu có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án, tức là sự độc lập của tòa án đối với các Đảng phải chính trị chỉ mang tính tương đối nên mỗi nước cần có phương thức phù hợp để giảm thiểu sự ảnh hưởng này nhằm đảm bảo sự độc lập của Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm.

Cách thức tổ chức và quản lý Tòa án

Cách thức tổ chức và quản lý Tòa án có ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án bởi nếu Tòa án chịu sự quản lý về tổ chức và tài chính của cơ quan nào thì sẽ có khả năng phụ thuộc vào cơ quan đó hoặc có những hành xử theo ý kiến của cơ quan đó.

Thứ nhất là về tổ chức hệ thống Tòa án. Nếu hệ thống Tòa án được tổ chức theo địa hạt hành chính lãnh thổ sẽ mang dáng dấp của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có đặc trưng về thứ bậc trên dưới và cấp dưới phục tùng mệnh lệnh của cấp trên. Do đó, cách tổ chức hệ thống Tòa án theo địa hạt hành chính sẽ khó đảm bảo sự độc lập của Tòa án cấp huyện với Tòa án cấp tỉnh hoặc với cơ quan chính quyền cấp huyện, tỉnh. Nếu hệ thống Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, hạn chế nêu trên sẽ được khắc phục, sự độc lập giữa các Tòa án với nhau được đảm bảo[3].

Thứ hai là về quản lý tài chính, ngân sách cho hoạt động của Tòa án. Tòa án không thể độc lập một khi các khoản chi tiêu có liên quan đến hoạt động của Tòa án lại phụ thuộc vào một cơ quan khác. Chánh án R.D. Nicholson của Australia đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tòa án trong việc dự toán ngân sách cho ngành từ pháp khi cho rằng, “Việc lập dự trù ngân sách cho ngành Tòa án bởi bất kỳ cơ quan nào khác không phải là Tòa án và việc Chính phủ kiểm soát cách các Tòa án sử dụng ngân sách được phân bổ là mối đe dọa tiềm tàng cho sự độc lập xét xử”[4]. Vì vậy, nếu việc quản lý tài chính, ngân sách cho hoạt động của Tòa án được giao cho cơ quan hành pháp hoặc lập pháp thì Tòa án khó có thể độc lập. Trường hợp, việc quản lý tài chính, ngân sách cho hoạt động của Tòa án do chính Tòa án quyết định thi hoạt động của Tòa án sẽ được độc lập.

Thứ ba, trong quản lý nội bộ của mỗi Tòa án, việc phân công xét xử (hay còn gọi là “phân công án”) là một công việc quan trọng trong hoạt động của Tòa án bởi công việc này ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập xét xử, tính công bằng, linh hoạt và hiệu quả của bộ máy. Việc phân công án không hợp lý có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán dẫn đến làm giảm niềm tin của công chúng đối với Tòa án, có thể kéo dài thời gian xét xử và tác động tới chất lượng xét xử[5].

Việc lựa chọn, bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Thẩm phán

Việc lựa chọn Thẩm phán theo tiêu chuẩn như thế nào, do ai hoặc cơ quan nào lựa chọn, bổ nhiệm hoặc bầu và thời gian nhiệm kỳ của Thẩm phán có ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán bởi những cá nhân sẽ hoặc đang là Thẩm phán có khả năng nghe theo ý bầu mình là kiến của người hoặc các cơ quan sẽ lựa chọn, bổ nhiệm Thẩm phán lần đầu hoặc tải nhiệm.

Chẳng hạn, về tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán, nếu các tiêu chuẩn lựa chọn có nhiều giới hạn về độ tuổi, dân tộc, nguồn gốc tôn giáo, trình độ pháp luật và kinh nghiệm công tác, tính chính trị... thì nguồn ứng viên để lựa chọn là Thẩm phán sẽ bị hạn chế đi nhiều và có thể làm giảm tính cạnh tranh giữa các ứng viên.

Về chủ thể có quyền lựa chọn Thẩm phán, nếu phương pháp bố nhiệm dựa trên để xuất của một cơ quan duy nhất thì rõ rằng cơ quan bo nhiệm có thể có nhiều ảnh hưởng đến Thẩm phán. Về nhiệm kỳ, nếu thời gian nhiệm kỳ ngắn, Thẩm phán có khả năng mải lo “lấy lòng" hoặc "lấy phiếu" để có thể tái nhiệm.

Chế độ công vụ đối với Thẩm phán

Các chế độ công vụ đối với Thẩm phán có ảnh hưởng tới sự độc lập của Thẩm phán khi hoạt động gồm: chế độ lương, thưởng; chế độ bãi miễn và luận chuyển.

Chế độ lương, thưởng của Thẩm phán

Friedland (1992) cho rằng “dĩ nhiên là có sự quan hệ gần gũi giữa lương của Thẩm phán và sự độc lập của họ.

Nếu lương của một Thẩm phán lại phụ thuộc vào sự thay đổi đột ngột hay mong muốn của chính phủ, Thẩm phán không thể độc lập như cách chúng ta kỳ vọng vào nền tư pháp. Nếu lương có thể tăng vô độ hoặc xuống thất thường cho mỗi Thẩm phán, hoặc cho cả đội ngũ Thẩm phán, chính phủ đã có một biện pháp hay công cụ mạnh để điều khiển tư pháp[6]. Theo Alexander Hamilton (1995), nhìn chung, bản chất con ở người, quyền lực đối với sinh kế cũng mạnh mẽ như quyền lực của ý chí, vì vậy, có sự liên quan một cách khéo léo giữa sự độc lập của Thẩm phán và thu nhập[7].

Nếu mức lương thấp, không phù hợp sẽ tạo nên áp lực về thu nhập cho Thẩm phán, dẫn đến người Thẩm phán có thể không bao đảm được chất lượng trong xét xử và tính độc lập của Thẩm phán Lương thấp cũng thúc đẩy tình trạng tham nhũng.

Chế độ bãi miền và luân chuyển Thẩm phán

Nếu việc bãi miễn và luân chuyển Thẩm phán không được quy định chặt chẽ, có thể dẫn đến sự lạm quyền của chủ thể có quyền bãi miễn, luân chuyển Thẩm phán và khiến cho Thẩm phán không thể độc lập trong xét xử. Rõ ràng, nếu một Thẩm phán luôn e ngại sẽ bị bãi miễn hoặc bị điều động đến những khu vực khó khăn một cách đơn giản, dễ dàng thì họ sẽ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người có quyền bãi miễn, luân chuyển họ và do đó, họ không thể độc lập khi xét xử.

Việc lựa chọn, quản lý Hội thẩm/Bồi thẩm

Việc đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng trong một nhà nước tiến bộ. Ở các nước khác nhau, hình thức thể hiện việc nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án cũng có sự khác nhau. Ở các nước theo hệ thống thông luật (án lệ), thì có chế định về Bồi thẩm đoàn; còn ở một số nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, thì Hội đồng xét xử có thể bao gồm Thẩm phán chuyên nghiệp và Thẩm phán không chuyên nghiệp hoặc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân[8].

Do Hội thẩm/Bồi thẩm là những người tham gia Hội đồng xét xử nên phương thức, quy trình lựa chọn và quản lý đội ngũ Hội thấm Bồi thẩm có ảnh hưởng đến sự độc lập họ khi xét xử. Nếu Hội thẩm/Bồi thẩm không có hiểu biết về pháp luật hoặc có định kiến, hoặc có quan hệ với các bên đương sự,... thì họ sẽ khó có thể độc lập khi xét xử.

Theo truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia mà mỗi quốc gia quy định về tiêu chuẩn lựa chọn Bồi thẩm/Hội thẩm, nhiệm vụ quyền hạn của Bồi thẩm/Hội thẩm có những điểm khác biệt.

Chẳng hạn, về quy trình chỉ định bồi thẩm đoàn, có quốc gia, những bồi thẩm viên triển vọng được sàng lọc từ các danh sách cử trị. Việc tuyển chọn Bồi thẩm lượt cuối được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt – phỏng vấn/kiểm tra vấn đáp mà người hỏi là Tòa án hoặc luật sư của các bên đối tụng để xác định khả năng đem lại những phán quyết khách quan, công bằng cũng như là sự phù hợp của họ cho công việc, "loại bỏ những người mà họ tin là có thể không nghiêng về phía họ kể cả khi không có nguyên nhân rõ rằng cho sự thiên lệch”... Thủ tục đặt câu hỏi và phản đối những thành viên triển vọng của Bồi thẩm đoàn tiếp tục đến khi tất cả những người bị phản đối vì định kiến đều được loại bỏ, những phản đối võ đoán hoặc đã được sử dụng hết hoặc bị khước từ dùng tiếp, và một bồi thẩm đoàn gồm 12 người (hoặc 6 người) được thành lập.

Đối với quy trình lựa chọn Hội thẩm nhân dân, có quốc gia lựa chọn Hội thẩm nhân dân theo một danh sách trong đó đã chú ý tới các tiêu chuẩn, cơ cấu thành phần nên tính ngẫu nhiên của hội thẩm nhân dân bị loại trừ, có nghĩa tính bị chi phối tăng lên.

Ngoài ra, từ đoàn bồi thẩm hoặc Danh sách Hội thẩm nhân dân đã có, có quốc gia sử dụng phương thức rút thăm để Ban Bồi thẩm hoặc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, có quốc gia sử dụng phương thức Chánh án lựa chọn các Bồi thẩm hoặc Hội thẩm nào. trong Danh sách tham gia xét xử. Mỗi phương thức đó sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sự độc lập của Bồi thẩm/Hội thẩm khi xét xử.

Hệ thống pháp luật và sự hoàn thiện trong quy định của hệ thống pháp luật

Các quy định của pháp luật chính là kim chỉ nam cho hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước nói chung và hệ thống Tòa án nói riêng, nên có ảnh hưởng lớn tới sự độc lập của Tòa án. Hiện nay, trên thế giới, có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình là: hệ thống Thông luật (Common Law) và hệ thống Dân luật (Civil Law). Những đặc điểm khác nhau cơ bản của hai hệ thống này được thể hiện rõ nét nhất ở bốn tiêu chí: nguồn gốc của luật (Origin of Law); tính chất pháp điển hóa (Codification); thủ tục tố tụng (Procedure); vai trò của Tòa án, Thẩm phán và luật sư (Role of the Jurists).

Thứ nhất, về nguồn gốc của luật, hệ thống pháp luật Common Law có nguồn gốc từ Luật Anh cổ với án lệ là hình thức chủ yếu còn văn bản quy phạm pháp luật và tập quán không phải là nguồn chính. Trong khi đó, nguồn gốc của hệ thống pháp luật Civil Law là Luật La Mã cổ, với các văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu còn án lệ và tập quán không phải là nguồn chính.

Thứ hai, về tính chất pháp điển hóa, hệ thống pháp luật Common Law không có pháp điển hóa, chỉ có tập hợp hóa trong khi pháp điển hóa là đặc trưng cơ bản của hệ thống pháp luật Civil Law.

Thứ ba, về thủ tục tố tụng, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law thường phát triển hình thức tố tụng tranh tụng còn các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law thường phát triển hình thức tổ tụng thẩm vấn/xét hỏi. Mô hình tranh tụng có một quy trình tố tụng, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử, thể hiện tính công bằng cao. Điều này được thể hiện qua vai trò bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, giữa công tố viên và luật sư. Cả hai chủ thể này đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong suốt quá trình tố tụng.Thông qua tố tụng giữa công tố viện và luật sư mà tòa án, gồm đoàn bồi thẩm và thẩm phán chủ tọa, phán quyết về sự thật khách quan và định hình phạt[9]. Tuy nhiên, người có nhiệm vụ xét xử tham gia một cách thụ động vào phiên tòa và là người không chuyên nghiệp, đó chính là thành viên đoàn bồi thẩm. Điều này vô hình chung gây ra phản tác dụng đối với chính ưu điểm thứ nhất của mô hình này.

Trong tố tụng xét hỏi Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng là yếu tố quyết định đến hiệu quả quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, không những thế vai trò của Thẩm phán còn thể hiện ở việc Thẩm phán là người đảm bảo sự công bằng thông qua hoạt động xét xử, thể hiện rõ nét chất lượng hoạt động và uy tin của hệ thống các cơ quan tư pháp, thể hiện rõ nét tính nhân dân, tính công bằng, công lý và dân chủ trong hoạt động tư pháp, trong đó Thẩm phán có vai trò trung tâm, là thành phần chính tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Tuy nhiên, vì chứng cứ là do Thẩm phán tập hợp chứng minh nên một số ý kiến cho rằng tố tụng thẩm vấn đi ngược lại nguyên tắc vô tư, khách quan và cho rằng Thẩm phán đã có sẵn trong đầu quyết định xét xử trước khi diện ra giai đoạn xét xử. Do vậy, việc tranh tụng tại phiên tòa trở nên vô nghĩa[10].

Thứ tư, về vai trò của Tòa án, Thẩm phán và luật sư, do án lệ là nguồn cơ bản, đặc biệt với truyền thống coi trọng chứng cứ nên trong hệ thống pháp luật Common Law, Tòa án, Thẩm phán, luật sư, rất được coi trọng. Tòa án có vai trò làm luật và hoạch định chính sách (thông qua các án lệ). Trong khi đó, trong hệ thống pháp luật Civil Law, Tòa án không có vai trò làm luật mà chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật. Thẩm phán ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law chi tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật. Thẩm phán của các nước theo hệ thống pháp luật Civil law được đào tạo theo một quy trình riêng, họ thường trước đó không phải là các luật sư. Nhưng ở các nước theo hệ thống pháp luật Common Law thì khác, Thẩm phán hầu hết đều được lựa chọn từ những luật sư rất danh tiếng. Chính sự khác nhau về vai trò của Tòa án, Thẩm phán và luật sư như trên khiến La Porta và cộng sự (2004) cho rằng Thẩm phán ở các quốc gia theo luật dân sự có ít độc lập hơn so với các Thẩm phán ở các quốc gia thông luật[11].

Ngày nay, pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống pháp luật nêu trên đã có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản, sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên “bản sắc” của hai hệ thống pháp luật này. Chính sự khác nhau nêu trên của hai hệ thống pháp luật nêu trên đã dẫn đến cách thức tổ chức và hoạt động của Tòa án ở các nước là khác nhau, và do đó, nó cũng ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án. Song, dù là hệ thống pháp luật nào thì các quy định của pháp luật thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc án lệ hoặc tập quán pháp cũng có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nói chung và sự độc lập của Tòa án nói riêng. Hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ. hoàn thiện, thống nhất và có tính khả thi là cơ sở pháp lý để nhà nước và công dân thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Các quy định chặt chẽ, rõ ràng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự khách quan của Tòa án trong hoạt động xét xử sẽ có tác động tích cực đối với sự độc lập của Tòa án. Ngược lại, sự mâu thuẫn, chồng chéo hoặc các khoảng trống pháp luật sẽ tác động một cách tiêu cực đến sự độc lập của Tòa án.

2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm/ Bồi thẩm

Đề Tòa án độc lập, Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm phải độc lập trong hoạt động. Và rõ ràng, Thẩm phán, Hội thẩm/Bổi thẩm chỉ độc lập thực sự khi họ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm không nắm chắc các quy định của pháp luật thì không thể áp dụng đúng pháp luật và không thể đưa ra những phán quyết độc lập theo tư duy logic của bản thân mà sẽ chịu ảnh hưởng bởi những lập luận, phân tích người khác.

Trong Hội đồng xét xử, do sự phân công trách nhiệm của mỗi mô hình tổ tụng cho Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm là khác nhau nên đòi hỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi vị trí này cũng khác nhau. Thẩm phán luôn được giao trọng trách nặng nề nhất là đưa ra phán quyết về tội trạng và mức độ hình phạt áp dụng đối với bị cáo, đương sự nên yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán phải đòi hỏi ở mức độ cao nhất. Thẩm phản phải nắm vững các quy định của pháp luật hoặc các án lệ đối với các vụ việc tương tự để có thể áp dụng pháp luật đúng đắn, đảm báo công lý.

Đối với Hội thẩm và Bồi thẩm, do quy định về mức độ trách nhiệm của hai vị trí này cũng khác nhau trong các mô hình tố tụng nên yêu cầu về trình độ hiểu biết pháp luật đối với hai vị trí này cũng khác nhau. Hội thẩm thường được coi là Thẩm phán không chuyên, được giao quyền đưa ra ý kiến cả về việc bị cáo có tội hay không, tội gì và mức hình phạt như thế nào nên đòi hỏi năng lực chuyên môn của Hội thẩm cũng phải cao, nếu không họ sẽ không thể đưa ra những ý kiến công bằng, khách quan, độc lập. Bồi thẩm thưởng chỉ được giao quyền lắng nghe các bên tranh tụng và quyết định xem bị cáo có tội hay không mà không phải ra phán quyết về việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo nên mức độ yêu cầu về trình độ hiểu biết pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ khác không cao như Hội thẩm và Thẩm phán. Tuy nhiên, Bồi thẩm cũng vẫn cần có hiểu biết pháp luật để nhận thức đúng vụ việc và không bị ảnh hưởng bởi các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi đưa ra phán quyết về việc bị cáo có tội hay không. Nếu không hiểu biết pháp luật, Bồi thẩm sẽ có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng bởi người khác.

Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm

Đạo đức, phẩm chất của Thẩm phán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử.

Thẩm phán phải là người có đạo đức, lòng dũng cảm, dám đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm và vi phạm pháp luật; có tinh thần thượng tôn pháp luật; luôn tuân theo lẽ công bằng, có trách nhiệm với xã hội và có tấm lòng nhân hậu. Kiến thức chuyên môn chỉ có thể được phát huy khi người Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, sự vô tư, khách quan, đức thanh liêm và trung thực, tính cần mẫn và tận tụy trong công việc....[12] Đây là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để mỗi Thẩm phán khẳng định chính mình và không bị sa ngã trước những cám dỗ, là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho người Thẩm phán hoàn thành một cách trung thực nhiệm vụ được giao, là yếu tố để duy trì niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội. Cho dù hoạt động xét xử được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc, được thực hiện bởi những Thẩm phán có năng lực, trình độ, nhưng nếu kém về phẩm chất đạo đức thì chất lượng hoạt động xét xử không thể được bảo đảm.

Tương tự như Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các bên tham gia vụ án nếu không giữ được phẩm chất đạo đức, sự liêm chính, vô tư trong khi thực thi nhiệm vụ. Do đó, Hội thẩm và Bồi thẩm đều phải có những cam kết giữ gìn đạo đức trong khi xét xử. Hội thẩm thường phải tuân theo những quy định trong Quy chế dành cho Hội thẩm còn các Bồi thẩm thưởng phải tuyên thệ về việc sẽ xét xử công bằng, khách quan. Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết ở mức độ nào cũng còn tùy vào mỗi Hội thẩm/Bồi thẩm nên trong thực tế, đạo đức nghề nghiệp vẫn là yếu tố có nhiều tác động đến sự độc lập của Hội thẩm/Bồi thẩm.

 


[1] Viên Lâm, Mao Ái Bình, “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán", Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独”,载《群文天地》,2011 3,169).

[2] Trương Hòa Bình (2014), Chế định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao một số nước trên thế giới (kỳ cuối), https://congly.vn/che-dinh-bo-nhiem- tham-phan-toa-an-toi-cao-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-ky-cuoi-142309.html.

[3] Trần Văn Độ (2007), “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đỏ vào việc tổ chức tòa án các cấp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5

[4] Nicholson R.D (1993). "Judicial Independence and Accountability: Can they Co-exist", Australia Law Journal, p. 404.

[5] Phạm Hồng Lĩnh (2015), Hoàn thiện thủ tục phân công Thẩm phán, https://tapchitosan.vn/bai-viet/phap-luat hoan-thien-thu-tuc-phun-cong-tham-phan, truy cập ngày 30/9/2020.

[6] Friedland (1992), Commonwealth Law Bulletin, July 1992, p.1043

[7] Alexander Hamilton (1995), A Place Apart: Judicial Independence and Accountability in Canada, May 1995, at p.53.

[8] Trương Hòa Bình (2012), Một số vấn đề về chế định Hội thẩm nhân dân, http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Mot-so-van-de-ve-che-dinh-Hoi-tham- nhan-dan/155171.vgp

[9] Nguyễn Thảo (2013), Mô hình tổ tụng hình sự của một số nước trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tung hình sự, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201311/mo-hinh-to- tung-hình-su-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-mot-so-goi-mo-cho-viet- nam-trong-qua-trình-sua-doi-bo-luat-to-tung-hinh-su-292909.

[10] Đào Trí Úc, Nguyễn Thu Trang (2014), Vai trò của hoạt động xét xử của tòa ăn trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam, http: lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid-208193.

[11] La Porta, Rafael, Florencio Lopez-de-Silanes, Cristian Pop-Eleches and Andrei Shleifer (2004), "Judicial Checks and Balances", Journal of Political Economy, Vol. 112, pp. 455-470

[12] Nguyễn Hòa Bình (2018), Xây dựng Quy tắc đạo đức Thẩm phản, tăng cường liêm chính tư pháp, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/xay-dung- quy-tac-dao-duc-tham-phan-tang-cuong-liem-chinh-tu-phap-334120.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành