1. Độc quyền tự nhiên
Người phát minh ra công thức RPI-X[1] - nhà kinh tế học Stephen Littlechild, coi quy định đối với các doanh nghiệp mới tư nhân hóa như một chốt chặn cho đến khi cạnh tranh có thể được đưa vào thị trường, cho rằng: “Không thể chối cãi là đơn kiện hiệu quả nhất - có lẽ là phương tiện hữu hiệu duy nhất để bảo vệ người tiêu dùng chống lại quyền lực độc quyền. Quy định về cơ bản là phương tiện ngăn chặn sự thái quá tồi tệ nhất của độc quyền; nó không thể thay thế cho cạnh tranh. Nó là phương tiện bảo vệ pháo đài cho đến khi cạnh tranh xảy ra”[2]. Tuy nhiên, quy định của các ngành công nghiệp trong mạng lưới độc quyền tự nhiên đã tăng đều đặn về phạm vi do cạnh tranh là không thể tạo ra hoặc duy trì. Mặc dù thuộc sở hữu của khu vực tư nhân (hoặc trong một số trường hợp là các doanh nghiệp thuộc sở hữu công ở nước ngoài), các khu vực này vẫn gắn bó chặt chẽ với Chính phủ và trên thực tế, có tính quy định cao.
Sự kết hợp giữa tự do quản lý và hạn chế ngân sách hiểu rằng chính phủ thực sự chuẩn bị cho sự thất bại của các doanh nghiệp trong hoạt động, điều này làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp và chuẩn bị cho bước tiếp theo khá quan trọng đó là tư nhân hóa. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng quyền sở hữu các tài sản kinh doanh mới quyết định mức độ hiệu quả mà chúng chuyển phát hiệu quả kinh tế mà còn là sự vắng mặt hoặc hiện diện sự cạnh tranh - và hiệu lực của các quy định trong bối cảnh độc quyền tự nhiên khi cạnh tranh không thể xảy ra.
Điều này dần dần cũng trở nên rõ ràng hơn, tư nhân hóa không nhất thiết có nghĩa là tách rời chính trị. Mặc dù các Chính phủ Bảo thủ ở Vương quốc Anh từ năm 1979 đến năm 1997 đã có một hệ tư tưởng cam kết để đưa Nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh, đây không phải là trường hợp của các chính phủ sau này. Hơn nữa, tất cả các chính trị gia đều khó cưỡng lại việc can thiệp vào các doanh nghiệp quan trọng đối với người tiêu dùng và nơi mà sự cần thiết của quy định mang lại cho họ một kênh rõ ràng để can thiệp. Tất cả loại hình tổ chức được tư nhân hóa đã phải chịu quá nhiều can thiệp chính trị vào các vấn đề hoạt động - đó chính xác là vấn đề mà họ phải đối mặt khi sở hữu công. Một lần nữa, vấn để không phải là chủ sở hữu của tài sản mà là vấn đề quản lý và mối quan hệ với các chính trị gia được bầu chọn.
Các độc quyền tự nhiên, dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân, đều sẽ có các nghĩa vụ dịch vụ công có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Các độc quyền tự nhiên sẽ luôn luôn yêu cầu điều tiết. Các chính trị gia sẽ đặc biệt quan tâm đến việc các doanh nghiệp này đang hoạt động như thế nào, chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp và giá mà họ tính cho các dịch vụ thiết yếu. Mô hình của một công ty niêm yết đã không hoạt động đặc biệt tốt đối với các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên, và trong một số trường hợp – chẳng hạn như đường sắt và đường thủy ở Vương quốc Anh - nó có thể đang ngừng hoạt động. Đó là do một vài nguyên nhân:
Cơ cấu sở hữu tư nhân - dù là công ty niêm yết hay chủ sở hữu cổ phần tư nhân - thiếu tính hợp pháp. Trong một nền kinh tế thị trường được quản lý, quyền lực trong các vấn đề kinh tế có thể đến từ sự thành công trong thị trường cạnh tranh hoặc từ nhiệm vụ đối với một quá trình chính trị. Không như các công ty tư nhân độc quyền cung cấp dịch vụ công.
Việc không cung cấp kịp thời các dịch vụ, hàng hóa đối với doanh nghiệp tư nhân hóa sẽ gây những hậu quả không nhỏ tới chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Các nghĩa vụ đối với cổ đông và các quy tắc quản trị không phù hợp với lợi ích cấp thiết của công chúng, chẳng hạn như nước sạch hoặc giữ cho đèn sáng.
Chi phí vốn cho một công ty thuộc khu vực tư nhân thường quá cao đối với một tiện ích được điều tiết. Các hoạt động kinh doanh của một số công ty tư nhân đang bị hạn chế vì họ không thể hoạt động theo mô hình kinh doanh tài chính giống như các doanh nghiệp cạnh tranh. Các chính phủ có thể vay với giá rẻ hơn các tập đoàn, do đó, về mặt tài chính cho quyền sở hữu công đối với các tiện ích là khá hấp dẫn. Các cuộc đàm phán giữa các nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm với các cổ đông hoặc nhà đầu tư và các nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm về các chính trị gia và cử tri, thường xấu đi. Các vấn đề về quản trị, và trong trường hợp một số tiện ích, các cử tri rõ ràng cảm thấy tỷ lệ cân bằng đã nghiêng quá xa về lợi nhuận tài chính và xa rời lợi ích công. Hiện đang có cuộc tranh luận về việc liệu một số doanh nghiệp mới có nên được quản lý như là các công ty tiện ích hay không, các dịch vụ đó có trở nên quan trọng đến mức đổi với các nền kinh tế hiện đại hay không. Cùng một tình huống khó xử cũ đã mang một hình thức mới.
Các công ty độc quyền tự nhiên mới
Có một cuộc tranh luận sôi nổi về mức độ mà một số nền tảng kỹ thuật số lớn đang trong độc quyền tự nhiên ảnh hưởng đòi hỏi phải có chính sách nghiêm ngặt hơn. Đôi khi các nền tảng liên quan như GAFAM: Google, Amazon, Facebook, Apple và Microsoft. Tranh luận rằng họ phải đối mặt với cùng một loại quy định về giá cả và chất lượng dịch vụ như một công ty tiện ích điện hoặc nước chỉ ra rằng các thị trường kỹ thuật số này đã trở nên tập trung như thế nào. Ví dụ, hơn 2/3 doanh thu quảng cáo trực tuyến trên toàn cầu đến với Google và Facebook. Sự kết hợp giữa lợi nhuận tăng theo quy mô thông thường và quan trọng là, hiệu ứng mạng giải thích cách thị trường kỹ thuật số có thể trở nên tập trung như vậy. Ví dụ, một mạng xã hội hữu ích hơn đối với tôi khi nó đã có nhiều thành viên khác. Tuy nhiên, tuyên bố rằng quy định của các nền tảng kỹ thuật số là cần thiết đang bị tranh cãi gay gắt. Những người khác chỉ ra rằng, các nền tảng thống trị hiện tại có thể bị truất ngôi, giống như việc họ tiếp quản vị trí hàng đầu từ một thế hệ công ty trước đó - Google từ Yahoo, Facebook từ MySpace.
2. Tương lai của sở hữu công
John Kay nhận xét: “Việc quốc hữu hóa các tiện ích, mặc dù không phải là một chính sách thành công, nhưng đã không được áp dụng thông qua những nghịch cảnh tuyệt đối. Các vấn đề dẫn đến nó vẫn chưa biến mất”[3].
Các vấn đề tương tự tái diễn khi nói đến việc ký hợp đồng với các dịch vụ của chính phủ. Tuy nhiên, chính sách tư nhân hóa tài sản sản xuất của các công ty nhà nước đang ngày càng bị nghi ngờ ở Vương quốc Anh, quốc gia đi tiên phong trong làn sóng sau năm 1980.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số ủng hộ việc tái quốc gia hóa các ngành công nghiệp mạng quan trọng, chẳng hạn như đường sắt và đường thủy. Đã có những câu chuyện, tin tức gay gắt về việc khai thác tài chính của sự giàu có từ các mối quan hệ và sự thất bại trong việc đầu tư vào tương lai của các mạng lưới. Các lĩnh vực độc quyền tự nhiên được quản lý, chẳng hạn như điện và các bộ phận của ngành công nghiệp điện thoại, đang nhận thấy mối quan tâm chính trị ngày càng tăng đối với mức giá mà họ đặt ra và chi tiết về cách chúng được điều tiết, do lo ngại về giá cả hoặc dịch vụ.
Sự đánh giá lại này trong cuộc tranh luận công khai diễn ra vào thời điểm làn sóng các ý tưởng kinh tế đã dứt khoát quay lưng lại với các thị trường “tự do” và sự rút lui của Nhà nước để đánh giá cao vai trò của Chính phủ không chỉ trong việc đảm bảo thị trường làm việc tốt mà còn tham gia tích cực hơn vào sản xuất kinh tế.
3. Chiến lược công nghiệp Redux
Một lĩnh vực chính sách mà sự thay đổi này rõ ràng là sự đánh giá mới về vai trò của chính sách hoặc chiến lược công nghiệp. Trước đó, trên thực tế nhiều nhà vô địch quốc gia về công nghệ cao của Vương quốc Anh trong những năm 1960 và 1970 cuối cùng đã thất bại. Điều này đã tạo ra cho các chính trị gia và quan chức Anh suy nghĩ không ủng hộ việc “chọn người chiến thắng” vì thay vào đó họ đã "ủng hộ kẻ thua cuộc". Điều này trái ngược với một số quốc gia châu Âu khác, nơi đã có sự đồng thuận nhất quán về sự cần thiết của vai trò chiến lược đối với Nhà nước trong sản xuất kinh tế. Nó cũng trái ngược với Đông Á, nơi một số quốc gia đã áp dụng các chính sách công nghiệp định hướng xuất khẩu rõ ràng, thường nhằm đạt được biên giới công nghệ hoặc đạt được vị trí dẫn đầu trong các công nghệ mới quan trọng. Nó thậm chí còn trái ngược với Hoa Kỳ, nơi “chính sách công nghiệp” không bao giờ được thảo luận nhưng nơi hầu hết các chính quyền đều phát triển những chiến lược mạnh về vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt.
Cán cân kinh tế học về chính sách công nghiệp đã thay đổi, bất chấp bằng chứng phong phú về những sai lầm của chính phủ trong quá khứ trong việc hỗ trợ các nhà vô địch quốc gia bị tiêu diệt hoặc các khoản đầu tư không mong muốn gây ra nhiều rắc rối hơn giá trị của chúng. Trong khi ít người nghĩ rằng nhà nước nên sở hữu và quản lý đã ăn sâu vào nền kinh tế như trong quá khứ, ngày càng có nhiều nhận thức rằng một mình các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư vào tất cả các công nghệ mới phức tạp và không chắc chắn, hoặc phối hợp xung quanh các sản phẩm mới. Đôi khi khu vực tư nhân có thể làm như vậy, và thường xuyên. Sự phá hủy sáng tạo của Schumpeter đã chứng minh hiệu quả của nó một lần nữa. Tuy nhiên, nhiều đổi mới trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu cơ bản và có thể dòi hỏi sự phối hợp đáng kể về những thứ như tiêu chuẩn kỹ thuật, khuôn khổ pháp lý và quy định, nhu cầu phục vụ các thị trường mà Chính phủ là khách hàng, hoặc các thị trường nơi có các yếu tố bên ngoài quan trọng, chẳng hạn như môi trường hoặc chăm sóc sức khỏe. Các chính phủ có vai trò điều phối và chiến lược quan trọng. Nhiều người luôn nghĩ như vậy, bao gồm cả các nền kinh tế Đông Á và Trung Quốc. Một số, bao gồm nhiều nước châu Âu và Mỹ, luôn có các chính sách công nghiệp ngay cả khi họ không mô tả chúng như vậy. Giờ đây, các cơ sở kinh tế học “thị trường tự do” - Vương quốc Anh và một số cơ quan quốc tế - cũng bắt đầu công nhận giá trị của các chính sách công nghiệp; Chính phủ Bao thủ của Vương quốc Anh đã công bố một chiến lược công nghiệp rõ ràng vào năm 2017. Đây lại là một ví dụ nữa về mối liên hệ giữa các sự kiện, chính trị và tư tưởng sinh thái.
Trường hợp của các chính sách công nghiệp xanh
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, những tiến bộ công nghệ trong một số lĩnh vực sẽ là điều cần thiết nếu thế giới muốn hạn chế lượng khí thải CO2, lượng khí thải đủ để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Trong khi các nhà kinh tế phần lớn tỏ ra nghi ngờ về các chính sách công nghiệp do nhiều bằng chứng cho thấy, nhiều biện pháp can thiệp trong quá khứ không nhằm được mục tiêu tốt hoặc không hiệu quả, các chính sách khuyến khích công nghệ xanh hiện nay được nhiều người cho là cần thiết. Dani Rodrik cho rằng, cần có sự hỗ trợ của cộng đồng đối với những công nghệ này vì có những tác động bên ngoài quan trọng mà các nhà đầu tư tư nhân sẽ không thể nắm bắt hoặc kiếm tiền; bởi vì những rủi ro lớn hơn nhiều so với khu vực tư nhân sẽ phải chịu mặc dù lợi nhuận xã hội cao; và bởi vì carbon được định giá thấp hơn, làm giảm lợi nhuận tiềm năng của tư nhân. Ông lưu ý rằng, một số quốc gia như Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Hoa Kỳ - có các chương trình tăng trưởng xanh quan trọng, cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nhau cho các công ty phát triển các công nghệ liên quan. Một ví dụ là chương trình trị giá hàng tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc đã đưa nước này trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về quang điện (PV) (xem bảng), làm giảm giá sản xuất năng lượng mặt trời cho mọi quốc gia mà nước này xuất khẩu.
Rodrik kết luận rằng, chính sách công nghiệp chắc chắn sẽ có một số thất bại vì chính phủ không toàn tâm toàn ý hưởng tới tương lai, vì vậy thách thức thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách là có thể theo dõi tiến độ và nhanh chóng khắc phục những thất bại. Ví dụ, đây là chìa khóa thành công ở các nước như Hàn Quốc, nơi mà chính phủ đã kiên quyết chấm dứt các khoản trợ cấp cho các công ty không đạt được mục tiêu xuất khẩu của họ. Việc sử dụng các cơ quan chuyên môn, loại bỏ khỏi nền chính trị hàng ngày, cũng rất quan trọng, và ở đây DARPA của Hoa Kỳ là quân bài chủ đạo cho một nhà tài trợ chuyên nghiệp, có năng lực về nghiên cứu.[4]
Khi các chính phủ áp dụng một chiến lược hoặc chính sách công nghiệp, họ đang cố gắng giải quyết vấn đề gì mà thị trưởng không thể giải quyết được? Có một số thất bại thị trường tiềm ẩn.
Các công nghệ mới có thể quá rủi ro đối với các nhà đầu tư tư nhân để phát triển trừ khi họ chắc chắn rằng Nhà nước sẽ hỗ trợ họ; đầu tư công có thể “lấn át” đầu tư tư nhân khi có nhiều rủi ro;
Có thể còn thiếu các thị trường khác, chẳng hạn như cho vay đối với các doanh nghiệp mới thành lập, do sự bất cân xứng về thông tin: các nhà đầu tư tiềm năng không biết nhiều như các doanh nhân về cách quảng bá một công nghệ mới hoặc kinh doanh;
Thị trường đang phát triển khả thi khi có quy mô kinh tế do chi phí cố định cao;
Cung cấp kỹ năng và bí quyết, hoặc tạo ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, cần được phối hợp và chỉ có chính phủ mới có quyền lực này (có các yếu tố bên ngoài trong các lựa chọn kinh doanh đưa ra về những vấn đề như vậy).
Khu vực tư nhân sẽ không đầu tư quá mức vào việc cung cấp hàng hóa công cộng quan trọng, kiến thức cơ bản thông qua nghiên cứu, vì hiện tượng tự do đi xe.
Một số thất bại thị trường này có thể trở nên trầm trọng hơn ở các nền kinh tế tiên tiến. Ví dụ: có chi phí cố định lớn và do đó tính kinh tế theo quy mô trong lĩnh vực kỹ thuật số (vì chi phí cận biên của việc bán thêm một phần mềm hoặc thêm một người dùng thêm nền tảng có thể gần bằng 0). Ban đầu chỉ có Hoa Kỳ có các công ty kỹ thuật số thống trị thị trường, nhưng Trung Quốc hiện đã phát triển doanh nghiệp của riêng mình nhờ sự kết hợp của cả thị trường nội địa rộng lớn và sự khuyến khích mạnh mẽ từ Chính phủ về những câu chuyện thành công của quốc gia. Vai trò của bí quyết cũng rất quan trọng trong các công nghệ tiên tiến - loại kiến thức không dễ viết ra hoặc học được từ việc đọc, nhưng cần tiếp xúc trực tiếp và môi trường thuận lợi cho việc khám phá các ý tưởng. Các chính phủ là người chơi chính trong việc tạo ra các nhóm công nghệ cao xuất sắc, thường xung quanh các trường đại học hoặc viện nghiên cứu, bằng cách tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Các đặc điểm của các nền kinh tế có công nghệ tiên tiến nhất đang khiến một số nhà kinh tế tranh luận về sự chú trọng mới đối với các chính sách công nghiệp.
Tuy nhiên, chính sách công nghiệp không có một định nghĩa ổn định hoặc dựa trên một lý thuyết kinh tế cụ thể. Nhiều cách mà chính phủ tác động đến nền kinh tế ảnh hưởng đến các quyết định đổi mới hoặc đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều lựa chọn chính sách, bao gồm:
Giảm thuế, hỗ trợ, trợ cấp;
Đào tạo thông qua tài trợ cho thực tập và giáo dục;
Chính phủ tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, bao gồm nghiên cứu cơ bản;
Bảo lãnh mua hàng thông qua chính sách mua sắm của Chính phủ;
Bảo lãnh tài chính để các công ty khởi nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc đầu tư tư nhân;
Dịch vụ tư vấn/hỗ trợ
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
Đầu tư vào kết cấu hạ tầng.
Do đó, có nhiều công cụ tiềm ẩn của chính sách công nghiệp thiếu quyền sở hữu và quản lý công. Nhưng nó không phải là một chiến lược hoặc chính sách thử nghiệm chính thức trừ khi nó được chủ ý, với sự chú ý đến những ngành phục vụ nhu cầu xã hội quan trọng (chẳng hạn như giảm khí thải CO, hoặc giải quyết thách thức chăm sóc dân số già), dẫn đầu biên giới của một công nghệ mới (chẳng hạn như AI hoặc xe tự hành), hoặc xây dựng dựa trên một trong những nguồn lợi thế so sánh quốc gia lịch sử của đất nước. Ngược lại, khi các công cụ này được sử dụng mà không có một chiến lược có mục đích, chúng rất có thể đang lãng phí tiền của người nộp thuế.
Vương quốc Anh, giống như nhiều quốc gia khác, đã sử dụng kết hợp tất cả các loại chính sách này một cách đặc biệt. Đôi khi chúng giống như một chính sách công nghiệp cho một lĩnh vực cụ thể mặc dù chưa bao giờ được mô tả như vậy. Một ví dụ về dược phẩm: Chính phủ hỗ trợ lĩnh vực này thông qua việc tài trợ cho các nghiên cứu y học cơ bản và là người mua lớn các sản phẩm của mình thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia. Vào năm 2018, Vương quốc Anh đã đưa ra một biện pháp giảm thuế được gọi là hộp sáng chế, giảm mạnh thuế suất thuế doanh nghiệp đối với thu nhập có được từ các bằng sáng chế, chính sách này cũng được áp dụng ở một số quốc gia châu Âu khác. Ở Vương quốc Anh nước này gần như hoàn toàn ủng hộ lĩnh vực dược phẩm, và vào thời điểm đó, nhằm ngăn chặn các công ty dược phẩm lớn chuyến công việc nghiên cứu ra nước ngoài. Một người hưởng lợi khác từ chính sách công nghiệp ngẫu nhiên của nước Anh là lĩnh vực tài chính, được ưa chuộng bởi việc bãi bỏ quy định và đầu tư đáng kể vào kết cấu hạ tầng (đường sắt nhẹ và sân bay) phục vụ thành phố London và Trung tâm thương mại Canary Wharf, các khu tài chính của London.
Thật không may, khi đất nước có một chính sách công nghiệp rõ ràng, nó thường đi sai. Ví dụ, nước Anh đi tiên phong trong lĩnh vực điện hạt nhân thương mại. Nhưng nó đã chọn kiểu lò phản ứng (AGRs) mà không quốc gia nào khác lựa chọn, vì vậy nó không thể tận dụng lợi thế của việc xuất khẩu các sản phẩm hoặc bí quyết sang các nước khác. Khi vận hành trở lại các lò phản ứng vào năm 1978, Chính phủ đã làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách đưa ra thêm hai lò AGRs nhưng nói rằng sau đó sẽ chuyển sang các lò phản ứng nước nhẹ đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Điều này tạo ra sự không chắc chắn về công nghệ trong ngành. Và đây chỉ là một ví dụ về sự thất bại trong chính sách của Chính phủ. Chính sách công nghiệp chính của Anh đối mặt với mọi thứ, do đó dường như đang cứu trợ các công ty quan trọng nhưng đang gặp khó khăn, hoặc không ủng hộ, cuối cùng sẽ thất bại.
Ngược lại, các nước châu Âu khác vẫn cam kết với các chính sách công nghiệp, mặc dù những chính sách này đã thay đổi theo thời gian. Ví dụ, ở Pháp, hỗ trợ dựa trên lĩnh vực sau chiến tranh cho các ngành quan trọng như sản xuất ôtô và các lĩnh vực công nghệ hàng đầu như điện hạt nhân, hàng không và viễn thông đã phát triển thành một chính sách hỗ trợ “theo chiều ngang” hơn là đổi mới. Như đã lưu ý ở trên, Pháp là một nước nhiệt tình tư nhân hóa các công ty độc quyền công trước đây; trọng tâm của chính sách của Chính phủ đã chuyển sang khuyến khích nghiên cứu và doanh nghiệp, thường ở những địa điểm được tạo ra đặc biệt, pôle de compétitivité. Pháp cũng đã tạo ra một Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia (ANR) mới theo mô hình Quỹ Khoa học Quốc gia ở Hoa Kỳ. Nhật Bản là một quốc gia khác được chủ ý về vai trò của một chính sách công nghiệp rõ ràng trong thành công sau chiến tranh.
Chính sách công nghiệp ở Nhật Bản
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách công nghiệp rõ ràng thông qua các cơ quan trung ương, bao gồm Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (MITI) nổi tiếng (được thay thế từ năm 2001 bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp). Sau thất bại trong thời chiến, GDP của Nhật Bản chỉ bằng một nửa mức trước chiến tranh và dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, Nhật Bản có một nền kinh tế kế hoạch. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường bắt đầu vào năm 1949 nhưng với một loạt các chính sách nhằm tạo điều kiện cho đất nước thành công trong các ngành công nghiệp mới, đặc biệt là thông qua xuất khẩu. Các khoản này bao gồm các khoản cho vay dành cho các nhà xuất khẩu, giảm thuế để đầu tư vào thiết bị mới và trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển. Trong hơn hai thập kỷ, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược như máy tính và ôtô, và các nhà xuất khẩu Nhật Bản đã rất thành công. Nước này đã gần như bắt kịp về năng suất với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những năm 1980 đã gây ra sự chỉ trích dữ dội đối với các chính sách của Nhật Bản từ Hoa Kỳ do thặng dư thương mại lớn của Nhật Bản. Sau đó, sự sụp đổ của bong bóng tài sản khổng lồ năm 1991 kéo theo một thời gian dài chậm hoặc không tăng trưởng. Trong giai đoạn sau, chính sách công nghiệp chuyển sang nhấn mạnh cải cách kinh tế “cơ cấu” để tự do hóa tài chính và việc làm, và tập trung vào hỗ trợ các cụm công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng khu vực. Tuy nhiên, mặc dù nội dung của các chính sách đã thay đổi đáng kể theo thời gian để đáp ứng với những thay đổi của nền kinh tế, các nhiệm kỳ liên tiếp của Chính phủ Nhật Bản đã chia sẻ cam kết có chính sách công nghiệp.
Hoa Kỳ cũng đưa ra một ví dụ về một chính sách công nghiệp rất thành công, mặc dù nó hầu như không được thảo luận trong các thuật ngữ đó. Thông qua hai cơ chế - tài trợ cho nghiên cứu cơ bản về công nghệ, y học và ngân sách nghiên cứu và mua sắm quốc phòng - Hoa Kỳ đã đảm bảo rằng các doanh nghiệp của mình là những người dẫn đầu thế giới trong một số công nghệ cơ bản, chẳng hạn như di truyền học, công nghệ kỹ thuật số và người máy (Robot). Ví dụ, nghiên cứu do quân đội Hoa Kỳ tài trợ đã tạo ra phần lớn cấu trúc cơ bản của internet và hệ thống định vị toàn cầu (GPS); cả thế giới hiện được hưởng lợi, nhưng sau khi các công ty Mỹ dẫn đầu không thể đánh bại. Mariana Mazzucato đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với sự thành công của các công ty công nghệ lớn của Mỹ, chẳng hạn như Apple, cùng với doanh nghiệp tư nhân. Gần đây hơn, nguồn tài trợ từ các Viện Y tế Quốc gia đã giúp dẫn đến những khám phá cơ bản về gen và phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ sinh học thương mại. Nhà nước và thị trường đã cùng nhau chuyển giao những đổi mới này. Cũng như với các hình thức can thiệp khác của Nhà nước, chẳng hạn như quốc hữu hóa và tư nhân hóa, cả lý thuyết và thực tiễn của chính sách công nghiệp đã thấy chiều lên và chiều xuống. Đây là một trong nhiều lĩnh vực của chính sách kinh tế mà không có ranh giới nào là đúng cho mọi thời đại hoặc không liên quan đến các phán quyết chính trị hoặc xã hội, vì có cả ưu và nhược điểm.
Chấp nhận rằng, chính sách công nghiệp có thể và cần giải quyết những thất bại nghiêm trọng trên thị trường, làm thế nào để tránh được những thất bại trong quá khứ của chính phủ? Ngoài một số biện pháp bảo vệ rõ ràng như đưa các kỹ năng cần thiết vào chính phủ (bí quyết công nghệ, kỹ năng mua sắm), hai nguyên tắc chính.
Một là để đảm bao luật cạnh tranh quy định sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp lớn trừ những trường hợp được xác định rõ ràng; ở châu Âu, EU thực thi điều này thông qua các quy tắc Viện trợ của Nhà nước. Ví dụ, hỗ trợ tài chính của chính phủ cho một công ty nên được cung cấp với các điều khoản tương tự như một khoản vay thương mại. Loại chính sách này sẽ khiến các Chính phủ Anh trong những năm 1970 không thể ném tiền của người đóng thuế vào các công ty được quản lý tồi, hoạt động kém hiệu quả trong những ngành mà đất nước không thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Chính sách cạnh tranh cũng phải đảm bảo rằng các công ty tư nhân mới luôn có thể tham gia thị trường và phát triển, nếu họ có một công nghệ mới thậm chí tốt hơn. Họ cần có khả năng cạnh tranh tốt hơn tại sao không phải là các đối thủ được Chính phủ hữu thuần nếu họ có công nghệ tốt hơn hoặc cách sản xuất thủ gì đó hiệu quả hơn.
Nguyên tắc thứ hai là tập trung chính sách công nghiệp chủ yếu vào việc cung cấp hàng hóa công cộng (nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, kết cấu hạ tầng) và vào vai trò điều phối của chính phủ. Nói cách khác, chính sách cần giải quyết những thất bại cụ thể của thị trường do cung cấp ít hàng hóa công cộng, chẳng hạn như nghiên cứu cơ bản, sự bất cân xứng về thông tin và thị trường không đầy đủ như trong trường hợp sản phẩm mới. Mặc dù đôi khi miễn giảm thuế hoặc trợ cấp có thể là lựa chọn chính sách đúng đắn, nhưng khi có tiền, các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang cố gắng vận động để có được nó với chi phí của các nhà thầu khác; nhưng sự phát triển và tăng trưởng trong nền kinh tế có nhiều khả năng đến từ sự đồng bộ của nỗ lực của tất cả mọi người, trong cả khu vực công và tư, xung quanh các mục tiêu chung.
[1] Phương pháp tiếp cận giới hạn giá
[2] Christian Gollier (2013), Pricing the Planet’s Future, Princeton University Press
[3] Robert W. Hahn (2019), “Building on Foundation for Evidence- Based Policy”, Science 364, no. 6440:534-535
[4] Dani Rodrik (2014), Green Industrial Policy, Oxford Review of Economic Policy 30, no 3.