Thứ sáu, 22 Tháng 9 2023 02:55

Một số vấn đề chung về kinh tế học hành vi đối với việc hoạch định chính sách

  1. 1.Kinh tế học hành vi

Trong những năm gần đây, các chính sách dựa trên kinh tế học hành vi ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cách tiếp cận thông dụng nhất là “cú huých” (nudging), được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu miêu tả các lựa chọn của con người như một chuỗi những “thành kiến” (biases) xa rời các sở thích lý trí, tư lợi. Mặc dù đã được tiếp nhận một cách khá rộng rãi giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học, vẫn có các cách tiếp cận thay thế và một số chỉ trích về phương pháp tiếp cận “cú huých".

Bên cạnh đó, còn có một cách tiếp cận khác mang tính chủ quan, xem xét các lựa chọn của con người như các quy tắc may rủi mà trên thực tế là hoàn toàn hợp lý để đưa ra những giới hạn về năng lượng và sự chú ý của não bộ. Cách tiếp cận khác cho rằng ý tưởng thách thức chính sách là để giúp con người thỏa mãn các sở thích của họ hơn là họ biết cách tự làm điều đó, điều này cũng đặt ra những luận điểm khác như là việc sở thích được quyết định một phần về mặt xã hội, không chỉ là vấn đề của tâm lý cá nhân. Một lập luận cuối cùng liên quan đến vấn đề này, chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách có thể có những thành kiến hoặc sở thích riêng của họ, do đó không thể tránh khỏi chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong các chính sách hành vi ảnh hưởng tới các chính sách mang tính phúc lợi xã hội chung.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu chủ động với nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Điều này bao gồm mức độ chắc chắn của một số kết luận về hành vi trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, các chính sách hành vi dường như có thể là một công cụ thường xuyên trong bộ công cụ của các nhà hoạch định chính sách; trong các lĩnh vực từ trợ cấp đến chính sách và các quy định về cạnh tranh, tâm lý học về sự lựa chọn cá nhân là trọng tâm của thảo luận chính sách.

Điều này bao gồm các chính sách thúc đẩy ngày càng phổ biến dựa trên kinh tế học hành vi. Một số quốc gia (chẳng hạn như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia) đã thiết lập các bộ chính sách chuyên về cách tiếp cận này. Các cơ quan quản lý như cơ quan quản lý cạnh tranh cũng đặc biệt quan tâm đến lựa chọn của người tiêu dùng am hiểu hơn. Trong khuôn khổ tổ chức nghiên cứu về các chính sách này, các chính sách hành vi có thể được xem như là phản ứng đối với một dạng thất bại cụ thể của thị trường. Kinh tế học hành vi phân loại việc ra quyết định theo phương pháp may rủi (heuristics) nổi tiếng, chẳng hạn như sự quá tự tin, nỗi lo mất mát, tầm quan trọng của hiệu ứng mỏ neo và định khung (nói cách khác, cách các lựa chọn được đưa ra cho con người). Phương phép tiếp cận này dựa trên nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky, và kết hợp với các nhà kinh tế học Cass Sunstein, Richard Thaler cùng các tài liệu rộng rãi hiện có. Ở đây sẽ phân tích về các đặc trưng của việc ra quyết định - các loại chính sách hành vi được thông qua và loại nào dường như là có hiệu quả.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển mạnh đã được Ủy ban giải thưởng Nobel đã vinh danh một số nhà kinh tế học hành vi, và có tài liệu phổ biến rộng rãi về nghiên cứu này. Sự phổ biến của kinh tế học hành vi đã phát triển cùng với cuộc khủng hoảng về niềm tin trong kinh tế học thông thưởng và giả định về tính hợp lý, điều này rõ ràng là sai lầm về mặt thực nghiệm trong một số trường hợp cụ thể (mặc dù không phải tất cả).

Ở đây, các giả định thích hợp để đưa ra lựa chọn dường như phụ thuộc vào hoàn cảnh; đôi khi con người (và các loài khác trong cùng vấn đề đó) hành động như một con người kinh tế thông thường, hợp lý, có tính toán, tối đa hóa một số kết quả về lợi ích tuân theo các ràng buộc. Vấn đề đặt ra là ai đang đánh giá kết quả tốt nhất và theo tiêu chí nào - và họ đưa ra quyết định hợp lý như thế nào hay là cách nào khác? Thêm vào đó còn có mối đe dọa về sự kiểm soát bản năng kỹ thuật xã hội hay nói một cách tổng quát hơn là chủ nghĩa gia trưởng nhân từ của các nhà kinh tế học và các chuyên gia chính sách. Tóm lại, lĩnh vực tâm lý học này có nguồn gốc từ chủ nghĩa hãnh vì những năm 1950 không mấy hấp dẫn của nhà tâm lý học B.F. Skinner và nhiều chính sách hành vi lần đầu tiên được nghiên cứu trong ngành công nghiệp quảng cáo. Mặc dù phương pháp tiếp cận chính sách là phổ biến với các chính phủ, nhưng có điều gì đó không thoải mái khi các nhà lập chính sách hành động như các giám đốc điều hành quảng cáo trong việc cố gắng gây ảnh hưởng lên các lựa chọn của con người bằng cách là kéo họ về mặt tâm lý[1].

Ngoài ra còn có một số câu hỏi về khái niệm. Phương pháp tiếp cận “cú huých" - sử dụng kiến thức về cách con người đưa ra các lựa chọn trên thực tế để xây dựng các chính sách dẫn đến kết quả tốt hơn - đối diện với hai loại thách thức. Một là, sự khác biệt nhiều hơn về mức độ quan trọng, chỉ ra tính hợp lý về sự cải tiến của phương pháp may rủi hơn là trình bày chúng như những thói quen phi lý trí. Điều này được dẫn dắt bởi Gerd Gigeronzer. Hai là, từ các nhà kinh tế học như Robert Sugden, thách thức ý tưởng rằng con người không đáng có những lựa chọn phi lý trí, một số sở thích “đúng” được thỏa mãn bởi các nhà chức trách như thể họ đang tạo ra những lựa chọn hợp lý. Nhóm nghiên cứu này tranh cãi rằng không có tác nhân kinh tế hợp lý bên trong và con người đưa ra các lựa chọn ở trong các bối cảnh cụ thể và được định hình bởi những gì đang diễn ra xung quanh họ.

Cuối cùng, có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về tính hiệu quả của các chính sách hành vi. Các trải nghiệm và thử nghiệm chỉ ra các kết quả có nhiều thay đổi về cách thực hiện phương pháp tiếp cận hành vi cụ thể và các chính sách tương tác như thế nào. Chẳng hạn, một cuộc khủng hoảng về phương pháp luận trong tài liệu nghiên cứu tâm lý học đã truyền cảm hứng cho kinh tế học hành vi, không thể lặp lại một số kết quả. Và kết quả dường như phụ thuộc nhiều vào các trường hợp cụ thế. Vì vậy vẫn còn nhiều vấn để để nghiên cứu.

Mục tiêu của chính sách công là để mang lại sự phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội. Thông thường, các quyết định phân quyền của các cá nhân trong thị trường có thể đạt được điều này. Đôi khi sự can thiệp chính sách công là cần thiết - khi có các hàng hóa công cộng và các tác nhân bên ngoài mà theo đó các lợi ích và các chi phí xã hội và tư nhân khác nhau hoặc nơi có sự bất cân xứng về thông tin hoặc sức mạnh độc quyền. Mọi sự can thiệp được bàn luận cho đến nay này đều dựa trên các giả định rằng con người đưa ra các lựa chọn hợp lý dựa trên sự tư lợi riêng của họ. Có thể định nghĩa về tư lợi một cách rất rộng, bao gồm sự kết hợp tốt đẹp với người khác hoặc một hành động vị tha. Tuy nhiên, tất cả các thảo luận đến nay đều dựa trên các giả định hợp lý.

Điển hình, kinh tế học giả định rằng chúng là đưa ra một quan điểm hợp lý về thông tin có sẵn đối với chúng ta và tính toán các kết quả của các lựa chọn khác nhau. Vì vậy, việc so sánh giá cả, tham khảo sở thích và tính toán - đưa ra giới hạn ngân sách - liệu rằng lợi ích từ việc mua nó có lớn hơn các mục đích sử dụng có thể có khác đối với số tiền bỏ ra hay không. Trong trường hợp mua nhiều món, đây là một quyết định hợp lý, theo kinh nghiệm. Nhưng như chúng ta đều hiểu rõ, con người có cảm xúc và cũng logic. Đôi khi việc mua sắm cũng không theo nhu cầu mà theo cảm xúc.

Cho dù mọi người nhận thức được vai trò của sự bốc đồng và cảm xúc, tại sao các nhà kinh tế học vẫn giả định rằng con người cư xử như là một “người ngoài hành tinh” cực kỳ hợp lý. Thường thì giả định tiêu chuẩn thực hiện một nhiệm vụ tốt hoàn hảo về việc dự đoán cách con người cư xử. Nhiều thử nghiệm đã chứng tỏ rằng hành vi của con người trong những bối cảnh khác nhau tạo ra kết quả thị trường giống nhau như thuyết kinh tế tiêu chuẩn dự đoán - Vernon Smith thậm chí đã chia sẻ giải thưởng Nobel cho chính xác loại công trình thử nghiệm này với Daniel Kahneman, một trong những người tiên phong cho phương pháp tiếp cận hành vi[2]. Về vấn đề đó đối với các loài vật chẳng hạn như chim bồ câu, chuột và khi ở các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng đưa ra các lựa chọn tư lợi hợp lý; lĩnh vực nghiên cứu này được biết đến như là thuyết thị trường sinh học. Sẽ là kỳ lạ nếu cho rằng loài người kém khả năng hơn loài bồ câu trong việc đưa ra các lựa chọn để đạt được các kết quả hợp lý. Điều này cho thấy rằng bối cảnh mà con người (hay loài chim bồ câu) đưa ra các lựa chọn ảnh hưởng quyết định đến cách họ đối phó với chúng như thế nào; con người đặc biệt kém trong việc suy nghĩ về sự không chắc chắn và tính toán các khả năng xảy ra, vì vậy các lựa chọn “không hợp lý” có nhiều khả năng xảy ra dưới các điều kiện không chắc chắn. Hơn nữa, rất ít người cư xử như các tác nhân được giả định trong các thuyết kinh tế tiêu chuẩn, trong nhiều hoặc hầu hết các bối cảnh; cả phương pháp tiếp cận thông thường và phương pháp cú huých cần tránh các giả định rằng mọi người là giống nhau.

Hơn nữa, những điều có vẻ như là những sự lựa chọn không hợp lý tuân theo một trong các thành kiến về hành vi có thể trên thực tế là kết quả của một thói quen hoàn toàn hợp lý trong việc sử dụng quy tắc may rủi (thường được nhắc đến như phương pháp may rủi) bởi vì điều này làm tiêu tốn ít năng lượng của não bộ. Quan điểm này nhất quán với những gì Herbert Simon nói đến trong các tài liệu kinh tế trước đây về chấp nhận giải pháp kém lý tưởng (satisficing) - nói cách khác, đưa ra một lựa chọn mang lại kết quả đủ tốt thay vì phải gánh chịu những nỗ lực cần thiết để nhận được kết quả tối ưu và tốt nhất có thể. Lập luận của Simon rằng con người trói buộc tính hợp lý, họ chỉ dành một lượng thời gian và năng lượng tinh thần nhất định để tìm ra cách hành động tốt nhất. Tư duy thông qua việc thực hiện một suy luận (mà Kahneman gọi là “tư duy chậm” trái ngược với “tư duy nhanh” hay những quyết định bốc đồng trong một tình thế nhất định) liên quan đến cái giá mà một quyết định hợp lý sẽ chỉ phải gánh chịu khi các lợi ích có thể để tạo ra nó đáng giá.

2. Lựa chọn hành vi và lựa chọn duy lý

Hai phương pháp tiến cận với các quyết định kinh tế - lựa chọn duy lý và các sở thích thuộc về hành vi - có thể được trình bày dựa trên tập hợp các giả định tương phản về hành vì con người, được nêu (ở một dạng rút gọn).

Tiêu chuẩn Hành vi
Con người là những người tối đa hóa, đưa ra các tập hợp và các ràng buộc thông tin của họ

Con người là những người hài lòng và theo các quy tắc may rủi

Con người tính toán các kết quả và các lợi ích Con người có những ý niệm về nhận thức và đặc biệt kém trong việc suy tính về tương lai hoặc các khả năng có thể xảy ra
Các sở thích nhất quán Các sở thích có thể không nhất quán, đặc biệt là theo thời gian
Các lựa chọn của mọi người được hình thành một cách độc lập với các lựa chọn của những người khác Sở thích của mọi người bị ảnh hưởng bởi sở thích của người khác.

Không cần phải nói, hai tập hợp giả định này đưa ra các dự đoán khác nhau về sự lựa chọn kinh tế. Các tài liệu về hành vi đã tạo ra một danh mục dài về các ý niệm và các khuôn mẫu nhận thức. Trên thực tế, độ dài của danh mục này là một trong những vấn đề của kinh tế học hành vi, điều đó có nghĩa là - trái ngược với các giả định truyền thống - cần lựa chọn giả định hành vi nào để áp dụng trong việc phân tích bất kỳ vấn để nhất định được đưa ra. Trong trường hợp không có một lý thuyết toàn diện, việc lựa chọn cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở thực nghiệm - điều mà có thể là tốt nếu được thực hiện một cách cẩn thận nhưng về mặt lý thuyết lại không mấy hấp dẫn. Cách tiếp cận về hành vi này trái ngược với sự đơn giản của gã định kinh tế thông thường về lựa chọn.

Con người không đánh giá độ thỏa dụng kỳ vọng tuyệt đối mà là lợi ích và tổn thất kỳ vọng so với điểm tham chiếu của họ. Thông thường, theo thực nghiệm, cũng có một hàm dốc hơn đối với tổn thất so với đối với lợi ích: tổn thất đè nặng lên chúng ta hơn lợi ích cổ vũ chúng ta. Lý thuyết triển vọng mang tính mô tả, cố gắng nắm bắt cách mọi người đánh giá độ thỏa dụng cá nhân của họ; đối với các nhà phê bình, nó là đặc biệt, vì không có sự mô tả tỉ mỉ về những gì xác định điểm tham chiếu.

Một thách thức đối với kinh tế học hành vi là nhiều “thiên kiến” về nhận thức này đã được xác định từ các thi nghiệm tâm lý học có quy mô khá nhỏ và không được nhân rộng. Những cuốn sách phổ biến về kinh tế học hành vi kể nhiều câu chuyện minh họa cho những lựa chọn phi lí trí, nhưng không có một khuôn khổ chung bao quát nào cho việc nghiên cứu từ các giả định trong bang đến các dự đoán về lựa chọn của con người. Đây là một lý do khiến mô hình kinh tế tiêu chuẩn vẫn giữ vị trí trung tâm: thường không chỉ có giá trị về mặt kinh nghiệm, mà còn là một khuôn khổ lý thuyết nhất quán. Một cách tiếp cận nghiên cứu thay thế đối với kinh tế học hành vi mục đích đưa ra sự chặt chẽ với các thí nghiệm, đe dọa con người với các động cơ thực sự trong những bối cảnh kinh tế thực tế nơi họ tương tác với những người khác.

Bất chấp các câu hỏi và chỉ trích khác nhau, ý tưởng về các chính sách tạo cú huých vẫn có một chỗ đứng vững chắc. Nhiều mô tả về các “thiên kiến” hành vi có thể được tìm thấy trong các tài liệu phổ thông và kỹ thuật đang phát triển Dưới đây là một số mô tả quan trọng.

  1. 3.Tư duy về rủi ro

Con người không giỏi về tính toán xác suất. Ví dụ, đưa ra danh sách các lựa chọn này và yêu cầu chọn nhanh:

A. 80% cơ hội giành được 1.000 USD

B. Chắc chắn giành được 700 USD

A. 80% khả năng mất 1.000 USD

B. Chắc chắn mất 700 USD

A. Đặt cược 10 USD để có 0,1% cơ hội giành được 9.000 USD

B. Không làm gì cả

A. 1% cơ hội mất 100.000 USD

B. Trả 1.100 USD để mua bảo hiểm cho rủi ro này

Hầu hết mọi người chọn B. A. A. B. Nếu tính toán các giá trị kỳ vọng dựa trên xác suất một cách chính xác và lựa chọn hợp lý, họ nên chọn A, B. B, A, vì chúng có giá trị kỳ vọng lớn hơn trong mỗi cặp. Mô hình này được quan sát khá là có hệ thống trong các phép tính xác suất kiểu này. Theo sự phân biệt của Kahneman giữa tư duy chăm và tư duy nhanh, tính toán xác suất (tư duy chậm), một hoạt động của vỏ não trước trún, sử dụng nhiều năng lượng, não thường chuyển sang câu trả lời trực quan (tư duy nhanh).

Cách các sự lựa chọn được đưa ra, hay “đóng khung", thay dối các quyết định bởi nó thay đổi những gì con người nhận thức về lợi ích hoặc tổn thất; điều này quan trọng bởi vì sự bất đối xứng được mô tả ở trên trong cách con người hướng đến việc đánh giá lợi ích và tổn thất. Để nghiên cứu cách hiệu ứng định khung ảnh hưởng đến sự lựa chọn như thế nào, hãy tưởng tượng bạn đang xem xét các phương pháp điều trị virus Ebola tại một ngôi làng với 600 người đang có nguy cơ. Sự lựa chọn phương pháp điều trị có thể trình bày trong bốn cách:

• A - Sẽ cứu 200 người trong số 600 người.

• B - 1/3 xác xuất 600 người sẽ sống, 2/3 xác suất tất cả sẽ chết

• C - 400 người sẽ chết.

• D - 1/3 xác suất không ai chết, 2/3 xác suất 600 người.

Tất cả những kết quả mong đợi đều giống nhau: 200 người sẽ sống sót. A và C được trình bày một cách xác định, B và D là kết quả mong đợi. A và B có định khung tích cực, C và D có định khung tiêu cực. Cách trình bày nào sẽ khiến con người có nhiều khả năng đồng ý điều trị nhất? Trong định khung tích cực (A và B), họ lo ngại rủi ro và chọn A. Trong định khung tiêu cực (C và D), họ tìm kiếm rủi ro và chọn D.

Đóng khung cũng ảnh hưởng đến tất cả các cuộc khảo sát ý kiến; kết quả phụ thuộc vào cách đặt câu hỏi khảo sát.

Các cuộc thăm dò ý kiến và kết quả trưng cầu dân ý có thể không được giải thích nếu không tham chiếu chính xác đến cách diễn đạt câu hỏi và định khung lựa chọn. Những nhà tiếp thị và những nhà quảng cáo từ lâu đã biết đến hiện tượng này, vì toàn bộ ngành của họ đều dựa trên nó (và nhà kinh tế học Nicholas Kaldor là một nhà phê bình ngành quảng cáo một cách chính xác vì ông coi nó như là khai thác một thất bại của thị trưởng và do đó làm giảm phúc lợi kinh tế). Hiện nay có nhiều blog và trang web tiếp thị hành vi (cũng bao gồm tiếp thị thần kinh (neuromarketing), sử dụng kết quả quét QR để làm những quảng cáo trở nên hiệu quả hơn). Các blog và các khóa học về quảng cáo hành vi có đầy đủ các lời khuyên về cách khai thác định khung, hiệu ứng mỏ neo, điểm tham chiếu và mức ngại rủi ro hoặc mức lo tổn thất. Ví dụ, chúng đưa ra những lời khuyên như sau:

Nói “chín trên mười khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi”, không phải “90% khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi”.

Nhưng hãy nói “chỉ 1% sản phẩm của chúng tôi có lỗi", không phải “cứ 100 sản phẩm thì chỉ có một sản phẩm bị lỗi”.

So sánh một chiếc máy pha cà phê espresso trị giá 400 USD với 800 USD một năm để uống cà phê latte tại cửa hàng cà phê - dừng đặt kỳ vọng vào cappuccino với giá 2,5 USD mỗi ngày.

Đóng khung sự lựa chọn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một số tùy chọn kém hấp dẫn hơn cùng với tùy chọn mà bạn muốn họ sử dụng - chẳng hạn thường được thực hiện với các gói đăng ký. Những nhà tiếp thị tận dụng điều này với chiến thuật phổ biến là gia hạn đăng kí tự động, vì cần nỗ lực để ngăn chúng sau khi những ưu đãi đặc biệt đi đến kết thúc. Một loại của chính sách kinh tế hành vi (hay công cụ marketing) bao gồm việc đơn giản hóa các lựa chọn nhiều nhất có thể, vì vậy con người có thể tiết kiệm cho nỗ lực tinh thần của họ. Một loại khác là thiết lập tùy chọn mặc định, cách lựa chọn dễ dàng nhất, một sự lựa chọn không cần làm gì, là một cách đạt được kết quả mong muốn. Việc không có lựa chọn mặc định - buộc con người phải đưa ra lựa chọn - tất nhiên có thể là tốt hơn. Tuy nhiên, nếu mọi thứ quá phức tạp, con người ngừng suy nghĩ về những điều đó một cách kĩ càng. Họ có khả năng đưa ra những quyết định gần hơn với sự tư lợi lý trí của họ nếu vấn đề và các lựa chọn được đơn giản hóa.

Một hiện tượng được quan sát gần đây là sự quá tự tin, cũng được biết đến như hiệu ứng Lake Wobegon (sau loạt chuỗi phát thanh của Garrison Keillor lấy bối cảnh cộng đồng hư cấu của Lake Wobegon, “nơi mà tất cả phụ nữ đều mạnh mẽ, tất cả đàn ông đều ưa nhìn, và tất cả trẻ em đều trên trung bình”). Hầu hết mọi người tin tưởng rằng họ là người tài xế tốt hơn trung bình, hay là những đứa trẻ của họ đặc biệt tài năng Tất cả các nhà giao dịch tài chính đều có xu hướng tin tưởng họ tốt hơn mức trung bình. Họ gán cho sự may mắn với kỹ năng, nhưng họ ngạc nhiên khi kết quả tiếp theo của họ bị đảo ngược thì họ đổ lỗi đó là do thiếu may mắn. Vì nam giới thường tự tin thái quá hơn phụ nữ, và hầu hết những nhà tài chính là nam giới, có lẽ điều này sẽ có ý nghĩa đối với quy định của thị trường tài chính.

Một ví dụ quan trọng khác về mặt kinh tế là thiên kiến nhất thời, hay chiết khấu theo đường hyperbol. Tiền hiện tại giá trị với chúng ta hơn tiền sau này, do đó không ngạc nhiên rằng con người chiết khấu cho những lợi ích trong tương lai. Giả sử bạn được cung cấp 100 USD hay giờ và 110 USD trong một năm; nếu bạn không phân biệt giữa hai lựa chọn đó, hệ số chiết khấu (tỉ lệ ưu tiên theo thời gian) là 10%. Chiết khấu theo cấp số nhân tiêu chuẩn trong kinh tế học giả định rằng tỉ lệ không đổi. Bạn nên không quan tâm như nhau giữa 110 USD trong một năm và 121 USD trong thời gian hai năm. Công thức là tiêu chuẩn trong kinh tế học, ví dụ, để tính giá trị hiện tại ròng của lợi tức đầu tư; và hệ số chiết khấu được áp dụng cho một lợi ích hoặc lợi nhuận với thời kỳ bắt đầu từ bây giờ là:

Tuy nhiên trên thực tế, mọi người quan tâm nhiều hơn tới những hy sinh trong ngắn hạn. Cân nhắc hai lựa chọn dưới đây:

A1. Một ly cà phê bây giờ

A2. Hai ly cà phê ngày mai

B1. Một ly cà phê trong một năm

B2. Hai ly cà phê trong một năm + một ngày

Mọi người thường chọn B2 nhưng A1, trở nên kiên nhẫn hơn về tương lai. Nhưng mọi người cũng thường xuyên không nhất quán và nếu được đưa ra cùng một lựa chọn sau một năm kể từ bây giờ, sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn. Do đó, thông thường, sở thích của con người không nhất quán theo thời gian. Công thức chiết khấu là: (Xin xem hình trong bài)

Trong đó, B là dương (đôi khi đơn giản là 1). Các phiên bản đơn giản hơn được biết đến như là quasi-hyperbol thỉnh thoảng được sử dụng - các tham số và dạng của phương trình được điều chỉnh để có thể thiết lập mô hình các loại lựa chọn như đã được miêu tả, sự thiếu kiên nhẫn ngắn hạn và sự kiên nhẫn dài hạn. Áp dụng các công thức này với các giá trị tham số thích hợp để tính toán giá trị hiện tại ròng cho thấy phương pháp tiếp cận thông thường đánh giá thời gian ngắn hạn cao hơn nhưng lại ít có trong số hơn trong tương lai xa hơn.

Có nhiều ví dụ về hành vi này trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết mọi người hành động bốc đồng trong hiện tại và cũng như không hiểu về sức mạnh của sở thích trong tương lai của họ, họ sẽ hành động “hợp lí” hơn thực tế họ nghĩ khi đến thời điểm nào đó. “Hôm nay, tôi nghĩ tôi sẽ chọn một lựa chọn lành mạnh cho một bữa ăn nhẹ vào cuối tuần tới”. Trong một thử nghiệm, 74% người dự đoán họ sẽ chọn một quả táo, 28% chọn socola. Đến cuối tuần, chỉ 30% chọn táo, và 70% chọn socola. Những ví dụ như vậy thường kết hợp với thiên kiến dự đoán (projection bias), hay mong đợi để cảm nhận tương tự trong tương lai. Một công cụ để giải quyết các sở thích không nhất quán về thời gian là cách thức cam kết. Ví dụ, các hãng hàng không làm điều này khi yêu cấu hành khách đặt trước bữa ăn của họ - họ muốn có thông tin để giúp họ đặt hàng với số lượng phù hợp trong số các lựa chọn khác nhau - nhưng những hành khách có thể sử dụng thông tin này để tự cam kết để lựa chọn bữa ăn lành mạnh và tránh những cám dỗ của sự lựa chọn ngon miệng nhưng không có lợi cho sức khỏe khi đến giờ ăn.

 


[1] Fabrio Ghisellini and Beryl Y. Chang (2018), Behavioural Economics: Moving Forward, Palgrave Macmillan

[2] Daniel Kahneman and Amos Tversky (1979), “Prospect Theory, An Analysis of Decision under Risk”, Econonetrica 47,no2:263-292

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành