Thứ hai, 09 Tháng 10 2023 08:52

Kỹ năng phân tích chính sách đối với chế độ bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Việt Nam

Việt Nam hiện nay có dân số hơn 96,2 triệu người[1], trong đó khoảng 33,05 triệu người (34,4% dân số) sống ở thành thị và 63,15 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 2/3 tổng dân số)[2]. Mặc dù trong thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã có sự dịch chuyển dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhưng vẫn còn 42,2% lao động làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp (khoảng 22,4 triệu người)[3], trong đó số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là hơn 13,52 triệu người[4].

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2008, số người tham gia BHXH tự nguyện là 6.100 người; trong đó chủ yếu là người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc trước đó (tiếp tục đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu) và một số ít nông dân tham gia BHXH nông dân tại Nghệ An được chuyển sang tham gia BHXH theo hình thức mới. Qua năm đầu tiên thực hiện, số tham gia tăng lên và đạt 41.000 người. Các năm tiếp theo, số BHXH tự nguyện có sự tăng trường song không nhiều, luôn được đánh giá là còn rất thấp so với tiềm năng, quy mô lực lượng lao động tự do, nông dân - nhóm thuộc diện tham gia. Năm 2016, do có sự thay đổi theo quy định mới tại Luật BHXH 2014, nhóm cán bộ không chuyên trách cấp xã từ diện tham gia BHXH tự nguyện (được hỗ trợtham gia) chuyên sang diện tham gia BHXH bắt buộc; số tham gia BHXH tự nguyện giảm xuống so với năm trước đó, từ 218.000 người năm 2015, đến hết năm 2016, giảm xuống còn 204.000 người. Năm tiếp theo, sự tăng trưởng tiếp tục được duy trì trở lại, số tham gia năm 2017 đạt 224.000 người và đến năm 2018 đạt 271.000 người[5] năm 2019 là 737.000 người[6]. Số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 gần 1,1 triệu người, tăng 494 nghìn người, gần gấp đôi so với năm 2019. Con số này đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015[7].

Dù có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng luôn được đánh giá ở mức thấp so với tiềm năng (với khoảng 18 triệu lao động, chưa tính số lao động nông nghiệp); số tham gia chủ yếu là từ BHXH bắt buộc chuyển sang, tiếp tục đóng một thời gian ngắn để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Từ năm 2018 khi có hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước, số người tham gia tiếp tục tăng nhanh đạt trên 277 nghìn người, tăng 23,6% so với năm 2017. Đặc biệt từ năm 2019, cùng với hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước và với những giải pháp đột phá trong tổ chức thực hiện, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng vượt bậc. đạt trên 574 nghìn người, tăng trên 296 nghìn người, tương ứng tăng 107% so với năm 2018 và đến hết tháng 7/2020, đạt trên 737 nghìn người, tăng trên 163 nghìn người, tương ứng tỷ lệ tăng trên 28% so với năm 2019 và đạt tỷ lệ 1,5% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ gia đình nghèo năm 2018 là 2,93 nghìn người, chiếm 1,05% và số người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện là 4,39 nghìn người, chiếm 1,58% so với tổng số người tham gia BHXH tự nguyện; năm 2019 số người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ gia đình nghèo là trên 6,5 nghìn người, chiếm 1,13% và số người thuộc hộ gia đình cận nghèo là 9,7 nghìn người, chiếm 1,70% so với tổng số người tham gia BHXH tự nguyện. Theo thống kê, trong năm 2019, các địa bàn tỉnh, thành phố có số người tham gia BHXH tự nguyện lớn nhất bao gồm: Nghệ An có khoảng 49.410 người, Hà Nội có khoảng 35.000 người; Thanh Hóa 30.080 người, TP. Hồ Chí Minh 23.500 người; Hải Dương 19.800 người, Hải Phòng 15.290 người... Xét về mức độ hoàn thành kế hoạch được giao, BHXH các tỉnh, thành phố đạt kết quả caonhất bao gồm: Bình Dương 148,4%; Bình Phước 133,5%; TP. Hồ Chí Minh 126,3%; Đắk Nông 126,2%; Kon Tum 124,9% Hưng Yên 120,6%... Như vậy, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã phân bổ khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, từ các tỉnh, thành phố công nghiệp phát triển cho đến đồng bằng, khu vực miền núi, Tây Nguyên...[8]

Tuy nhiên, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất thấp, nhất là số người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện 2 năm qua chỉ chiếm dưới 3% so với tổng só người tham gia BHXH tự nguyện. Việt Nam hiện nay ước tính có khoảng hơn 70% người chủ yếu sống ở vùng nông thôn, làm nông nghiệp, trong đó có rất nhiều người sống với con cháu và phần lớn họ không có tích lũy vật chất. Để thu hút thêm nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền về tính ưu việt của loại hình bảo hiểm này, trong đó có những giải pháp phù hợp với đối tượng lao động tự do, lao động ở các làng nghề và người dân khu vực nông thôn[9].

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận của chính sách an sinh xã hội mà Nhà nước Việt Nam hướng tới đảm bảo cho người dân, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, thực hiện hiệu quả các quyền cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp[10]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ ra: Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động….”[11] Hay Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giai đoạn 2012-2020, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Gần đây, Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018, về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025: “Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2.5% lực lượng lao động trong độ tuổi, khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghi hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%”[12].

Để thực hiện các mục tiêu này, ngành bảo hiểm xã hội cần phải nỗ lực rất lớn trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định tại Hội nghị đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các y giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020 của BHXH Việt Nam: “Chăm lo đời sống, sức khỏe và sự thịnh vượng ấm no của người dân là sự nghiệp lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu xuyên suốt là phải có một hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra một mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả thành viên cộng đồng xã hội”[13].

Với mục tiêu cải cách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo tinh thần củaNghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hộiBan Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII[14]:

Cho đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

Giai đoạn đến năm 2025. Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hải lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%

Giai đoạn đến năm 2030. Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Để khắc phục hạn chế, Luật Bảo hiểm xã hội (2008) đã quy định hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện cho tất cả đối tượng lao động phi chính thức, trong đó có người nông dân; nhưng thực tiễn thu hút đối tượng tham gia rất khó khăn. Cho đến nay, nghiên cứu về bảo hiểm xã hội cho người nông dân vẫn là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Luật Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định có hai hình thức bảo hiểm, đó là: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc áp dụng với “người lao động tham gia lao động tại hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động” (Điều 2, khoản 3). Chế độ về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các hình thức như chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau và tử tuất, được thực hiện đã có tác động tích cực đến việc ổn định đời sống của người lao động cả khi làm việc và nghỉ hưu, gắn trách nhiệm với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia BHXH và khắc phục tính bình quân, bao cấp, nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội là điều tiết và chia sẻ. Còn lại áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảng so sánh bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tiêu chí phân biệt Bảo hiểm xã hội Tự nguyên Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khái niệm BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Đối tượng tham gia Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

- Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Người làm việc trong các hợp tác xã.

Chế độ được hưởng khi tham gia

- Chế độ hưu trí

- Chế độ tử tuất

- Chế độ ốmđau

- Chế độ thai sản

- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Chế độ hưu trí

- Chế độ tử tuất

Trách nhiệm đóng bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Người lao động

- Người sử dụng lao động

Mức đóng hàng tháng Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở

- Người lao độngđóng 9% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Phương thức đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng dưới đây:

- Hằng tháng

- 3 tháng/lần

- 6 tháng/lần

- 12 tháng/ lần

Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần

Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lượng hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120) tháng thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Người sử dụng lao động:

- Đóng hàng tháng

người lao động:

- hàng tháng

- 3 tháng/lần, 6 tháng, 12 tháng một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chế định về BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2008, Nhà nước đã quy định rõ hơn về BHXH tự nguyện theo hướng mở rộng và nâng cao quyền lợi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo người lao động. Điểm mới của chế độ bảo hiểm tự nguyện có nhiều ưu việt và đầy tính nhân văn, trong đó có thể tạo điều kiện cho nông dân và người lao động tự do được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động vì mục tiêu an sinh cho mọi người dân khi về già Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho người dân tham gia, góp phần hình thành mạng lưới an sinh xã hội, gắn với mục tiêu, định hưởng XHCN, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Hoàn thiện thể chế, trong đó thúc đẩy mở rộng hình thức bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) sẽ tạo độ bao phủ của BHXH cho tất cả mọi người lao động và những người phụ thuộc, giảm gánh nặng đối với người lao động và đất nước trong tương lai.

Luật Bảo hiểm xã hội quy định một số điều kiện áp dụng: Chính sách BHXH tự nguyện chi thực hiện hai chế độ là hưu trí và tử tuất

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên được tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu phải đủ 20 năm. Quy định này qua thực tiễn triển khai dẫn đến tình trạng nhiều người có thời gian đóng BHXH dài, thậm chí gần đủ 20 năm nhưng vẫn rời khỏi hệ thống bằng việc hưởng BHXH một lần mà không đóng tiếp để hưởng lương hưu. Đây chính là rào cản khiến người dân chưa thực sự sẵn sàng tham gia chính sách BHXH tự nguyện.

Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi; người không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, tổ, khu phố; người lao động giúp việc gia đình; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng lương; nông dân, lao động tự tạo việc làm gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình...

Về mức đóng, người tham gia BHXH tự nguyện hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do bản thân lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ vào mức đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở[15].

Về phương thức đóng, có thể lựa chọn đóng hàng tháng, 3 tháng đóng 1 lần, 6 tháng đóng 1 lần, 12 tháng đóng 1 lần, hoặc đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần.

Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2018, Nhà nước hỗ trợ cho một số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhằm hướng tới mục tiêu có 50% dân số, nhất là người nông dân, người nghèo, tham gia BHXH vào năm 2020. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 12/5/2018 quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo khi tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể, các hộ chuẩn nghèo khu vực nông thôn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm theo mức: 30% đối với người có hộ khẩu hộ nghèo, 25% đối với hộ cận nghèo và 10% đối với các đối turong khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm.

Như vậy, dù ở Việt Nam, nông dân chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng dân số và việc thu hút người nông dân vào BHXH góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an sinh xã hội luôn là mục tiêu của Đảng và Nhà nước song số lượng nông dân tham gia BHXH chưa nhiều. Mặt khác, BHXH cho nhóm này mới chỉ thực hiện ở hai chế độ là hưu trí, tử tuất nên chưa đáp ứng được nhu cầu của những người có khả năng tham gia nhiều chế độ hơn. Vì thế, để có thể tăng nhanh số lượng nông dân tham gia BHXH cần nghiên cứu, mở rộng chế độ BHXH nông dân như ở các nước khác trên thế giới, chẳng hạn hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và BHXH ...[16]

Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã đề ra mục tiêu xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng ở Việt Nam[17]

- Trợ cấp hưu trí xã hội: Ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng. Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách.

- Bảo hiểm xã hội cơ bản, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Bảo hiểm xã hội tự nguyện (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của người lao động không có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phủ chính thức để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo lộ trình điều chính tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp từng thời kỳ.

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.

Tính chất công việc của người nông dân ở Việt Nam là thường không ổn định, mặt bằng thu nhập chung thấp. Do đó, việc trích nguồn thu nhập để tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Bản thân người lao động cũng đang phải lo trang trải cho các khoản chi phí sinh hoạt trước mắt nên việc tiết kiệm để lo cho tương lai chưa được quan tâm. Do đó, báo cáo tổng kết của ngành bảo hiểm xã hội đã chỉ ra nguyên nhân tốc độ người tham gia BHXH tự nguyện tăng trưởng rất thấp được chỉ ra là: (1) Hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện còn hạn chế; (2) Nhận thức của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Cảm nhận rủi ro khi tham gia bảo hiểm xã hội; (4) Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phức tạp; (5) Do kinh tế của người dân còn khó khăn, thu nhập thiếu ổn định; còn nhiều người chưa biết và chưa hiểu đầy đủ về chính sách này; (5) Chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn người lao động, bởi chỉ được hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất; (6) Từ năm 2008 đến hết năm 2017, người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH nên cũng cản trở việc thực hiện mục tiêu người dân tham gia bảo hiểm xã hội[18]; (7) Công tác tuyên truyền tổ chức dịch vụ, giới thiệu về BHXH để người dân tiếp cận chưahấp dẫn, thông tin về chính sách, vận động người lao động tham gia còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Người dân vẫn còn lo ngại về các thủ tục hành chính, còn chưa biết nếu tham gia thi đăng ký ở đầu, quy trình thủ tục thế nào. Các phương thức thu, nộp BHXH hiện vẫn còn chưa đa dạng và thuận lợi đối với người dân.

Mô hình quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay trực thuộc Chính phủ quản lý. Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam không phân biệt, phân chia các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (cho nông dân, công nhân, quân đội, đóng tàu...) như ở một số nước châu Âu. Mô hình bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chia thành hai đối tượng bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, trong đó người nông dân có thể tham gia dưới hình thức tự nguyện hoặc dưới hình thức bắt buộc nếu người nông dân là xã viên hợp tác xã.

Bảng so sánh bảo hiểm xã hội cho người nông dân một số nước châu Âu và Việt Nam

Tiêu chí phân biệt Châu Âu Việt Nam
Khái niệm BHXH nông dân di Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình BHXH nông dân thuộc bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng góp BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Hình thức Có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội: bắt buộc và tự nguyện người nông dân tham gia theo hình thức tự nguyện
Đối tượng tham gia là người nông dân hoặc tham gia lĩnh vực sản xuát nông nghiệp từ 18 tuổi trở lên Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từđủ 15 tuổi trở lên và không thuộcđối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ được hưởng khi tham gia

Chế độ hưu trí

Chế độ tai nạn lao động

Chế độ thai sản

Chế độ y tế

Chế độ tử tuất

Chế độ trợ cấp gia đình nông dân

Chế độ hưu trí

Chế độ tử tuất

Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí Đóng 35 năm bảo hiểm hoặc tuổi nhận hưu trí 65 tuổi hoặc 67, thậm chí chỉ đóng bảo hiểm tới 40 năm Đóngít nhất 20 năm bảo hiểm, độ tuổi nhận hưu trí (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi thực hiện từ 1/1/2021)
Mức đóng Các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ đóng theo tỷ lệ % nhất định

Người nông dân đóng 22% mức tiền thu nhập/tháng nhưng tối đa không quá 20 mức lương cơ sở

- Mức thu nhập tháng làm căn cứ vào mức đóng BHXH, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Phương thức đóng

Người nông dân đóng theo diện tích trang trại hàng tháng, hàng quý

- Người nông dân đóng theo mức thu nhập hàng tháng

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng góp dưới đây:

- Hàng tháng

- 3 tháng/lần

- 6 tháng/lần

- 12 tháng/lần

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước hỗ trợ cho từng chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau, theo các mức khác nhau, theo tỷ lệ nhất định.

- Nhà nước có thể hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân qua hình thức thuế như ở Pháp, Ba Lan

Các hộ chuẩn nghèo khu vực nông thôn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm theo mức; 30% đối với người có hộ khẩu hộ nghèo, 25% đối với hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm.

 


[1]Số liệu của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, tính đến ngày 1/4/2019.

[2]Tổng cục Thống kê, 1/4/2019.

[3]Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2018.

[4]Luật BHXH chưa bao phủ hết đối tượng có khả năng tham gia BHXH bắt buộc như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; theo quy định của pháp luật về BHXH, trước năm 2018, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng chưa thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên trước thời điểm này, những người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng này chưa tham gia BHXH. Nguồn: Thành NS (2019). Đề xuất bổ sung người quản lý doanh nghiệp, HTX là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/de-xuat-bo-sung- nguoi-quan-ly-doanh-nghiep-htx-la-doi-tuong-tham-gia-bhxh-bat- buoc-22298.

[5]Dương Văn Hào (2020), Nâng mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện: Yêu cầu từ thực tiễn, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn tin-tuc/nang-muc-ho-tro-tham-gia-bhxh-tu-nguyen-yeu-cau-tu-thuc- tien-23500

[6]Viết Long (2020), Thêm 163.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, https://plo.vn/xa-hoi/them-163000-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-933727.html

[7]Nguyên Khang và Ngân Anh (2020), Gần 1,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, https://nhandan.com.vn/bhxh-va-cuoc- song/gan-1-1-trieu-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen- 629304/ tải ngày 13 tháng 1 năm 2021

[8]Dương Văn Hào (2020), Nâng mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện Yêu cầu từ thực tiễn, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/ nang-muc-ho-tro-tham-gia-bhxh-tu-nguyen-yeu-cau-tu-thuc-tien- 23500

[9]Phương Hà (2019), Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện,http://ubkttw.vn/nghien-cuu-trao-doi-/asset_publis her/bHGXXiPdpxRC/content/khuyen-khich-nguoi-dan-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen?fbclid-IwAR18h8ETEv5xXyScx73x CTMwiF9W2NDIG6LhBgr7nebQ7wTmODISRjqLalc

[10]Điều 34, Hiến pháp 2013.

[11]Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, tr.74.

[12]Báo điện tử Đảng Cộng sản (2018), Toàn văn Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, http:// dangcongsan.vn/xay-dung-dang/toan-van-nghi-quyet-trung-uong-7- khoa-xii-ve-cai-cach-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-484974.html

[13]Báo Lao động (2020), Phải có hệ thống an sinh xã hội hưởng tới toàn dân, phù hợp chuẩn quốc tế, https://laodong.vn/thoi-su/phat- co-he-thong-an-sinh-xa-hoi-huong-toi-toan-dan-phu-hop-chuan- quoc-te-784673.

[14]Nguồn: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

[15]Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội (2019), Tạo điều kiện để người dân tham gia BHXH tự nguyện, http://bhxhhn.com.vn bhxh/tao-dieu-kien-de-nguoi-dan-tham-gia-bhxh-tu-nguyen.html

[16]Đặng Minh Đức, Trần Nam Trung (2019), “Bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Ba Lan dưới góc nhìn công bằng phân phối”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 7 (226), tr.24-32.

[17]Nguồn: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

[18]Lê Bảo (2019), Gỡ bỏ những rào cản để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, http://daidoanket.vn/xa-hoi/go-bo-nhung-rao-can-de-nguoi-dan-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-tintuc 450749?fbclid-IwAR3Dbvp3Fx8DKUOMBEjIR3vHmzk3kojHasu tKb-2R1Y7jZ2HOqQbLncfwKs

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành