Thứ tư, 11 Tháng 10 2023 02:32

Phân tích các yêu cầu độc lập của Tòa án trong xây dựng chính sách

Sự độc lập của Tòa án phải được thể hiện trên ba phương diện: là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tài phán đối với mọi vấn đề có tính chất xét xử; là cơ quan độc lập với các cơ quan không phải Tòa án cũng như giữa các Tòa án với nhau, các cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm) phải quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, những ảnh hưởng không phù hợp, dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý do nào nên nội dung, yêu cầu độc lập của Tòa án bao gồm: Tòa án độc lập với các Đảng phải chính trị: Tòa án độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp; Tòa án độc lập với các cơ quan tư pháp khác; sự độc lập của các Tòa án với nhau; sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm, Bồi thẩm: sự độc lập của Hội đồng xét xử với các chủ thể tham gia vụ án; sự độc lập của Hội đồng xét xử với truyền thông, dư luận xã hội. Các nội dung này trên thực tế có thể được thể hiện đan xen, lồng ghép với nhau bởi tùy trường hợp, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thẩm phán có thể thể hiện tư cách cá nhân hoặc tư cách đại diện của cơ quan Tòa án trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài tòa án. Về mặt lý luận, tạm thời tách bạch, làm rõ từng nội dung độc lập của Tòa án, của Thẩm phán trong các mối quan hệ như sau:

1. Sự độc lập của Tòa án với các Đảng phải chính trị

Theo Theodor Meron, một trong nội dung cơ bản của sự độc lập của Tòa án là Thẩm phán độc lập từ những áp lực chính trị hay áp lực khác, vì như vậy, họ sẽ giải quyết tranh chấp một cách công bằng, theo hướng dẫn của pháp luật. Điều đó là cần thiết và đóng góp lớn cho sự ổn định chính trị và sự giàu có của nền kinh tế một quốc gia khi các nhà kinh tế và chính trị yên tâm có trọng tài giải quyết công bằng các tranh chấp của họ theo luật và các quy định đã được ghi nhận[1].

Ở mỗi quốc gia theo thể chế chính trị khác nhau thì sự độc lập của Tòa án với các Đảng chính trị cũng có sự khác nhau song về căn bản, sự độc lập của tòa án vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị.

Trong các chế độ đa nguyên chính trị, do các Đảng phải chính trị tập hợp lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của minh (đối với phe đa số nắm chính quyền) hoặc để phản đối, cản trở, kiềm chế hoạt động của chính quyền (phe đối lập) nên các đảng chính trị có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong cách thức tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung[2] trong đó có quyền tư pháp nói riêng.

Trong chế độ nhất nguyên chính trị, quyền tư pháp là một bộ phân của quyền lực chính trị. Đảng chính trị duy nhất sẽ cố gắng điều chỉnh sự lãnh đạo của Đảng đối với Tòa án sao cho có thể đảm bảo sự độc lập của Tòa án, chỉ lãnh đạo về chủ trương, đường lối chính trị chung nhất cho hoạt động của Tòa án thông qua việc định ra các nguyên tắc, quan điểm lớn làm cơ sở chính trị để xây dựng tổ chức và hoạt động của Tòa án mà không can thiệp trực tiếp vào từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, do Đảng duy nhất cầm quyền thể chế hóa chủ trương, đường lối của mình vào chính sách pháp luật cũng như lãnh đạo tòa án thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán nên Tòa án vẫn chịu sự can thiệp của Đảng chính trị duy nhất đó và sự độc lập của Tòa án bị ảnh hưởng. Do đó, độc lập của Tòa án với các Đảng phái chính trị chỉ mang tính tương đối.

2. Sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và hành pháp

Trong một nhà nước pháp quyền, cần phải có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng mỗi nhánh quyền lực cần có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau. Thể chế Tòa án là một thế chế rất đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Sự đặc biệt của nó thể hiện ở điểm tòa án không những được hưởng quy chế phân quyền như các cơ quan lập pháp và hành pháp, mà tòa án còn phải độc lập hoàn toàn trước hai cơ quan này. Sự độc lập của Tòa ản với tư cách là cơ quan tư pháp có nghĩa là cả hệ thống Tòa án với tư cách là một thiết chế, cũng như từng Thẩm phán phải có khả năng thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của mình một cách độc lập, không chịu ảnh hưởng của các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Dựa trên nguyên tắc phân quyền, quyền lực của Tòa án phải được tách rời khỏi sự ảnh hưởng của quyền lực lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên, trong các chính thể khác nhau có sự khác nhau trong quan hệ giữa quyền tư pháp với quyền lập pháp và quyền hành pháp.

Trong chính thể phân quyền, các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp được thực hiện một cách độc lập với nhau. Và do đó, quyền tư pháp là một quyền độc lập so với các quyền lập pháp và hành pháp. Các Nhà nước theo chính thể đại nghị đều áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách mềm dẻo. Biểu hiện rõ nét tính chất mềm dẻo của nguyên tắc phân quyền, quan hệ giữa các nhánh quyền lực là chế độ bất tín nhiệm Chính phủ và sự lật đổ Quốc hội. Nếu như trong chính thể cộng hòa tổng thống, do sự phân quyền cứng rắn, Tòa án độc lập hành xử quyền tư pháp, phán quyết của Tòa án tối cao là phản quyết cuối cùng, thì trong chính thể quân chủ đại nghị điều này lại không hẳn như vậy, quyền tư pháp không chỉ thuộc về Tòa án, mà còn thuộc về Nghị viện. Ở chính thể cộng hòa đại nghị, Tòa án có quyền hủy bỏ một đạo luật vi phạm Hiến pháp. Ở các nước này thường tồn tại Tòa án Hiến pháp hay một cơ quan tương tự với tư cách là cơ quan tư pháp chuyên trách có thẩm quyền tài phán về hành vi lập pháp của Quốc hội, phán xét về tính hợp hiến của các văn bản pháp luật mà Quốc hội ban hành. Ở chính thể cộng hòa đại nghị, nếu đạo luật được xác nhận là vi hiến, Tòa án Hiến pháp tuyên bố hủy bỏ, không còn giá trị pháp lý. Ở đây, công dân nào cũng có quyền đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp yêu cầu xem xét tính hợp hiến của một đạo luật nào đó. Những điều nói trên cho thấy, sự phân quyền giữa tư pháp với lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hòa đại nghị cũng là tương đối.

Tư pháp ở chính thể cộng hòa lưỡng tính giống với chính thể cộng hòa tổng thống và khác với chính thể cộng hòa đại nghị ở chỗ cơ quan tư pháp không thể hủy bỏ đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành; nhưng nó khác với chính thể cộng hòa tổng thống và giống chính thể cộng hòa đại nghị ở chỗ tồn tại một cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên biệt là Hội đồng bảo hiến. Hội đồng bảo hiến không hoàn toàn như Tòa án hiến pháp.

Chính thể tập quyền không thừa nhận sự phân chia quyền lực một cách ngang bằng mà tập trung quyền lực thống nhất vào Quốc hội Nghị viện - cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân.

Tuy nhiên, chính thể tập quyền cũng thừa nhận sự phân công nhiệm vụ giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, về bản chất là có sự phân chia các quyền lực giữa các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp ở mức độ nhất định thông qua thuật ngữ “phần công".

Theo Vũ Đình Hòa (2001), ngay trong chính thể tập quyền với nguyên tắc thống nhất quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa, vẫn có sự phân quyền và đó là “sự phân quyền hành chính và tư pháp chỉ là sự phân quyền về phương diện chấp chính... Sự phân quyền hành chính và quyền tư pháp chỉ là sự chia quyền chấp chỉnh ra làm hai loại: cai trị và xử án”[3]. Vấn đề chỉ là sự phân công đó phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất quyền lực về một mối, nghĩa là, về cơ quan cao nhất đại diện cho nhân dân. Tuy nhiên, chính vì việc bảo đảm nguyên tắc này nên sự kiểm soát, cân bằng và đối trọng giữa các quyền lực được “phân công” đó chưa được bảo đảm. Cho dù chưa có sự kiểm soát, cân bằng và đối trọng giữa các quyền lực được “phân công” thì, về nguyên tắc, các quyền lực đã được phân công cũng phải được thực hiện một cách độc lập bởi cơ quan đã được phân công. Có nghĩa, ngay cả trong chính thể nhà nước tập quyền thì Tòa án cũng phải được thực hiện một cách độc lập quyền tư pháp trong phạm vi đã được phân công.

3. Sự độc lập của Tòa án đối với cơ quan công tổ, điều tra

Hoạt động của cơ quan điều tra và cơ quan công tố thường gắn với hoạt động xét xử của Tòa án. Việc điều tra vụ án của cơ quan điều tra là tiền đề cần thiết, là cơ sở để cơ quan công tố ra quyết định khởi tố bị can và bị cáo trong các vụ án hình sự. Và sau khi có quyết định khởi tố của cơ quan công tổ, Tòa án có cơ sở để đưa vụ án hình sự ra xét xử. Chính vì vậy, Tòa án và các cơ quan điều tra, công tố có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong quan hệ này, các cơ quan phải có sự độc lập trong hoạt động, đặc biệt, khi xét xử, Tòa án phải hoàn toàn độc lập, không chịu sự ảnh hưởng từ cơ quan điều tra hay ca quan công tố, Hội đồng xét xử phải dựa trên chứng cứ và các quy định pháp luật để ra phán quyết mà không dựa vào kết luận của cá quan điều tra hay cơ quan công tố. Tòa án phải thực sự có chính kiến, nhận định riêng trong việc đánh giá hồ sơ và cáo trạng theo đó, Tòa án phải phán xét cả sự đúng hay sai và đủ hay thiếu của hổ sơ, cáo trạng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật Tòa án sẽ ra phán quyết một cách độc lập và khách quan[4]. Nguyên tắc độc lập đòi hỏi Tòa án phải thực sự là một trọng tài, đứng giữa hai phía là cơ quan công tổ giữ chức năng buộc tội và luật sư là người bào chữa cho bị cáo, không thiên vị bên nào, để xem xét lý lẽ, chứng cứ của bên nào đưa ra thuyết phục và phù hợp với pháp luật hơn, từ đó đưa ra phán xét công bằng.

4. Sự độc lập giữa các Tòa án với nhau

Ngoài việc thể hiện ở hệ thống thiết chế độc lập, sự độc lập tư pháp còn phải được thể hiện ở sự độc lập của mỗi cấp xét xử. Khác với các cơ quan quyền lực nhà nước khác, các Tòa án, về mặt tổ chức, không hợp thành một hệ thống theo kiểu “ngành dọc” từ trung ương đến địa phương. Ở mỗi quốc gia, hệ thống các Tòa án bao gồm những cấp xét xử theo thẩm quyền tố tụng đã được quy định. Do đó, mỗi Tòa án đều có sự độc lập của mỗi cấp xét xử theo thẩm quyền. Ở Tòa án, không có “Tòa cấp trên” và “Tòa cấp dưới” theo thẩm quyền tổ tụng, tức là giữa các Tòa án, không được phép can thiệp, chỉ đạo trong việc xét xử theo kiểu của quản lý hành chính là cấp trên chỉ đạo và cấp dưới phải thi hành. Khi xét xử, các Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật và ý thức pháp luật của thẩm phán, hội thẩm Bồi thẩm.

Các Tòa án hoàn toàn độc lập về chuyên môn với nhau, không chịu sự ràng buộc về chỉ đạo hành động, cán bộ, con người, tài chinh mà chỉ phụ thuộc vào pháp luật. Tòa án tối cao có quyền ban hành án lệ, có quyền hướng dẫn, có quyền hủy án của các Tòa án khác nhưng không có quyền áp đặt, quyết định buộc các Tòa án khác phải xét xử theo “chỉ đạo” của mình[5].

Hiện nay, tổ chức Tòa án theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử, thành lập Tòa án khu vực đã trở thành cách thức phổ biển trên thế giới. Theo đó, một mô hình chung được áp dụng là: Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử giúp tăng cường sự độc lập của Tòa án đối với các cơ quan quyền lực nhà nước khác, đồng thời hạn chế sự can thiệp của các cơ quan tư pháp cấp trên. Nguyên tắc tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử được thiết lập trên một quản hạt nhất định. Quản hạt của Tòa án không trùng với đơn vị hành chính lãnh thổ để đảm bảo sự độc lập cho Tòa án về cả chiều ngang lẫn chiều dọc (độc lập với cả bên trong lẫn bên ngoài) tránh sự can thiệp của các cơ quan quyền lực nhà nước, các quan chức hành chính địa phương vào hoạt động xét xử cũng như tránh sự can thiệp của Tòa án cấp cao đối với cấp thấp hơn[6].

Hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc xét xử và các thủ tục tố tụng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tư pháp phải có hai cấp xét xử, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thậm. Nguyên tắc này có ý nghĩa rằng, sự cẩn trọng trong hoạt động tư pháp là điều hết sức cẩn thiết, vì việc tước đi hoặc làm giảm đi cuộc sống dù chỉ là của một người cũng là một việc vô cùng hệ trọng đối với con người[7]. Hoạt động xét xử liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đương sự và ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, nên cần thận trọng trong xét xử. Tổ chức Tòa án theo hai cấp xét xử để cấp cao hơn có thể xem xét lại phán quyết của Tòa án cấp thấp hơn theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị nhằm đảm bảo sự công bằng, tránh oan sai cho các đương sự, bị can, bị cáo, là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc xem xét lại các phán quyết của Tòa án cấp dưới bắt buộc phải được tiến hành theo các thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm đảm bảo tính độc lập giữa Tòa án cấp cao với Tòa án cấp thấp hơn.

5. Sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm

Các Tòa án chỉ độc lập khi bản thân các thành viên của Hội đồng xét xử, tức là Thẩm phán Hội thẩm, Bồi thẩm, phải độc lập. Tính độc lập của Thẩm phán Hội thẩm, Bồi thẩm chính là một trong những yếu tố cơ bản của bộ máy tư pháp độc lập. Nếu các Thẩm phán Hội thẩm, Bồi thẩm có thể bị chính phủ hành pháp hay các cơ quan chính quyền khác can thiệp, thay đổi nhiệm vụ vào bất kỳ thời điểm nào thì sự độc lập của Tòa án về mặt thể chế không thể đảm bảo. Thẩm phán/Hội thẩm, Bồi thẩm chỉ có thể hoàn thành tốt vai trò của mình khi hoàn toàn được độc lập trong hoạt động chuyên môn. Chính hoạt động độc lập chi tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm là nhằm mục đích bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, tránh mọi sự lợi dụng chức quyền. Độc lập của Thẩm phán/Hội thẩm, Bồi thẩm phải được hiểu là độc lập trên mọi phương diện (độc lập cả bên trong và bên ngoài). Độc lập bên trong của Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm được hiểu là mọi phán quyết của Hội đồng xét xử không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Các bản án, quyết định phán xét sai, sẽ được xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, dân sự...

Khi xét xử, Thẩm phán/Hội thẩm, Bồi thẩm không bị phụ thuộc vào các quyết định hoặc kết luận của cơ quan điều tra (độc lập với hồ sơ vụ án), độc lập với kết luận của Viện Công tố (độc lập với cáo trạng và quyết định truy tố của Viện Công tố). Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Hội đồng xét xử căn cứ vào kết quả phiên tòa, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xử lý vụ án và có quyền kết luận khác với ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Đồng thời, độc lập không có nghĩa là chỉ khi xét xử mà còn phải độc lập trong mọi tình huống liên quan đến vụ việc xét xử cụ thể mà Thẩm phán thụ lý. Thẩm phán không chỉ phải độc lập với bên trong mà còn phải độc lập với bên ngoài, độc lập với các cơ quan, kể cả các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức, cá nhân, đường sự, người thân, bạn bè, quyền lợi tài chính, nhân thân liên liên quan vụ án, áp lực xã hội... Thẩm phán không phải chịu bất kỳ sự chỉ đạo, ảnh hưởng nào từ phía họ đối với các phán quyết của mình. Hoạt động xét xử của Tòa án không chỉ dành cho các hành vi vi phạm pháp luật của mỗi cá nhân, kể cả các quan chức cao cấp của nhà nước mà còn mở rộng ra cả hoạt động của các tổ chức, kể cả cơ quan quyền lực nhà nước trung ương[8]. Chức năng của Thẩm phán là người đại diện cho công lý chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri, trong nhiều trường hợp công lý không đồng nghĩa với đa số củ trị, với khuynh hướng, chính sách nào đó của lập pháp và hành pháp. Thậm chí, các Thẩm phán còn có trách nhiệm phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của các chính sách, đường lối do cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ban hành. Vì vậy, sự độc lập cho việc phán xử vô tư, công bằng của Thẩm phán là rất cần thiết.

Các quy định và quy trình tố tụng liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chức năng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm/Bồi thẩm cần bảo đảm giảm thiểu hoặc tránh khả năng có thể gây ảnh hưởng từ phía Thẩm phán đối với Hội thẩm/Bồi thẩm và ngược lại. Giữa các Thẩm phán, Hội thẩm Bồi thẩm phải được độc lập trong việc phân tích và giải thích pháp luật. Sự độc lập của Thầm phản, Bồi thầm viên Hội thẩm trong trường hợp này được thể hiện ở chỗ họ được tự mình phân tích và giải thích các đạo luật, điều luật cụ thể để quyết định áp dụng đối với tình tiết của vụ án. Họ cũng phải được quyền quyết định sự thống nhất hay không thống nhất, sự phù hợp hay không phù hợp giữa các quy định của pháp luật và quyết định văn bản pháp luật cụ thể nào cần phải được áp dụng và giải thích các quy định đó như thế nào.

6. Sự độc lập của Hội đồng xét xử với các chủ thể tham gia vụ án

Hội đồng xét xử phải độc lập với các bên tiến hành tố tụng khác, ví dụ như Công tố viên, Luật sư, Giám định viên, Chuyên gia được trưng cầu, các bên đương sự của vụ án. Sự độc lập của Hội đồng xét xử trong trường hợp này được thể hiện thông qua quy định rằng Thẩm phán và Bồi thẩm viên Hội thẩm không bị lệ thuộc vào ý kiến của Công tố viên, Luật sư, Giám định viên, Chuyên gia được trưng cầu, các bên đương sự của vụ án. Các ý kiến, nhận định vả kết luận của các chức danh/chuyên gia cũng như đương sự vụ án chỉ mang tính tham khảo và không có giá trị ràng buộc đối với Hội đồng xét xử. Ngoài ra, sự độc lập của Hội đồng xét xử trong trường hợp này còn thể hiện ở chỗ Thẩm phán, Bồi thẩm viên Hội thẩm cần phải được xem xét tính hợp pháp và hợp hiến của các văn bản pháp luật liên quan đến tình tiết của vụ án mà họ đang giải quyết. Nếu không có thẩm quyền đô thì vô hình chung Thẩm phán, Bồi thẩm viên Hội thẩm đã bị lệ thuộc vào văn bản pháp luật trái với Hiến pháp và đạo luật, luật được cơ quan lập pháp cao nhất ban hành. Sự độc lập của Thẩm phán và Bồi thẩm viên Hội thẩm trong trường hợp này được thể hiện thông qua việc cho phép Thẩm phán, Bồi thẩm viên Hội thẩm được từ chối tham gia giải quyết vụ án nếu xét thấy họ có thể không độc lập, khách quan và vô tư khi giải quyết vụ án đó; và cho phép các đương sự và những người tiến hành tham gia tố tụng thách thức tính độc lập hoặc nguy cơ không khách quan và vô tư của Thẩm phán, Bồi thẩm viên/Hội thẩm trong vụ án đó.

Việc giải quyết vụ án phải dựa trên các chứng cứ thực tế và nguyên tắc của luật. Sự công bằng yêu cầu “quyết định của một vụ án phải độc lập với các tên hoặc nhân thân của đương sự”[9]. Đó là điều cần thiết cho sự khách quan và bình đẳng trước luật, có lẽ là cả quá trình của luật. Kết quả một vụ án sẽ bị hủy bỏ nếu Thẩm phán có lý do để ủng hộ một đương sự[10]. Thẩm phán không được có lợi ích kinh tế liên quan đến kết quả của việc kiện tụng hoặc mối liên hệ tài chính nào với các chủ thể trong vụ kiện mà Thẩm phán giải quyết[11].

7. Sự độc lập của Hội đồng xét xử với truyền thông, dư luận xã hội

Tòa án mà cụ thể là Hội đồng xét xử khi xét xử và ra phán quyết cũng phải độc lập với các cơ quan truyền thông, với sức ép của dư luận xã hội. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải thể hiện năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của minh, xem xét các vấn đề của vụ án một cách độc lập, không ảnh hởi bởi các quan điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án, không bị tác động bởi sức ép của truyền thông hay dư luận xã hội mà chỉ căn cứ vào chứng cứ của vụ ản và các quy định của pháp luật.

Nội hàm của sự độc lập của Tòa án đối với các cơ quan truyền thông được thể hiện ở chỗ các cơ quan truyền thông có thể đưa tin về công tác xét xử của Tòa án, có thể nhận xét bình luận về những phán quyết của Tòa án nhưng không được phép tạo ra sức ép dư luận hoặc công chúng đối với Tòa án.

Derek Oulton (1994) cho rằng, “không chắc là cuộc tấn công của truyền thông vào Thẩm phán sẽ có nhiều ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán hay không, nhưng họ có thể phá hoại sự kính trọng tư pháp... cung cấp nhiều suy nghĩ hơn là được chứng minh cho sở thích của công chúng để làm tổn thương thanh danh của Thẩm phán”[12]. Do đó, cơ quan truyền thông không được phép đưa ra những nhận định mang tính định hướng dư luận và công chúng về các tỉnh tiết của vụ án trong khi vụ án chưa được đưa ra xét xử. Sự tự do báo chí được giới hạn ở việc đưa tin đúng sự thật và các nguồn tin phải có cơ sở đáng tin cậy chứ không thể tạo ra những ảnh hưởng hoặc tác động đến tư duy và nhận thức khách quan của Tòa án.

Theo Cross Frank (2003), ngành tư pháp cũng có thể bị ảnh hưởng bởi công chúng, Thẩm phán sống giữa cộng đồng, đọc củng loại báo và đương nhiên có những ảnh hưởng giống đám đông. Thẩm phán cũng có thể sợ những phản ứng tiêu cực của đám đông đối với những quyết định có thể liên quan tới địa vị của họ.

 


[1]Meron, T. (2011), Judicial Independence and Judicial Impartiality. The Making of international Criminal Justice: The View from the Bench: Selected Speeches, Oxford: Oxford University Press, pp. 256-257.

[2]Nguyễn Quang Anh (2018), "Cơ chế các đăng phải chính trị, các tổ chức xã hội một số nước tham gia kiểm soát quyền lực và những nội dung Việt Nam có thể tham khảo", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15 (367), tr. 60.

[3]Vũ Đình Hỏe (2001), “Tư pháp trong chế độ dân chủ mới", trong cuốn Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, tr. 71.

[4]Đinh Thanh Phương (2013), Tinh độc lập của Tòa án, https://sites.google. com/site/luathienphap/home/tinh-doc-lap-cua-toa-an?

[5]Lưu Bình Nhưỡng (2015), Cải cách tư pháp nâng tầm vị thế của hệ thống Tàu án nhân dân, https://congly.vn/cai-cach-tu-phap-nang-tam-vi-the-cua- he-thong-toa-an-nhan-dan-10681.html.

[6]Nguyễn Đăng Dung (2014), Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hiến pháp năm 2013, http://apphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx? tintucid=208218.

[7]. Nguyễn Đăng Dung (2014). Sđd.

[8]Nguyễn Đăng Dung (2014), Sđd.

[9]Kornhauser, L. A. (2002), Is judicial independence a useful concept? Pp. 45-55 in "Judicial Independence at the Crossroads", ed. S. A. Burbank and B. Friedman. Thousand Oaks, Calif.: Sage, 49.

[10]Aetna Life Insurance v. Lavoie. (1986), 475 U.S. 813, in Cross, Frank, The Oxford Handbook of Law and Politics, Oxford, P. (2008), Judicial Independence, Edited by Gregory A. Caldeira, R. Daniel Kelemen, and Keith E. Whittington, the Oxford: Oxford University Press, Oxford Handbooks Online, DOI: 10.1093/oxfordhb/9780199208425.003.0032, p. 2-3.

[11]Bingham, T. H., P. (2000), Judicial Independence in The business of judging: selected essays and speeches, Oxford: Oxford University Press. p. 75

[12]Derek Oulton (1994), Journal of Law and Society, Vol. 21, No. 4, Dec, p. 569

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành