Thứ tư, 11 Tháng 10 2023 03:13

Một số vấn đề về các chính sách hành vi

Các chính phủ và doanh nghiệp dần dần đã quan tâm đến việc sử dụng cú huých (nudge). Điển hình, ở đây Vương quốc Anh lại là nước đầu tiên thành lập một đơn vị chính sách đặc biệt để phát triển các chính sách thúc đẩy: Nhóm Thông tin chi tiết về hành vi (Behavioural Insights Team - BIT) vào năm 2010 (đã được tư nhân hóa một phần như một công ty hoạt động vì mục đích xã hội vào năm 2014 và hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho các chính phủ khác và doanh nghiệp). Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thành lập các cơ quan tương tự gần đây hơn. Tại Australia, bang New South Wales đã thành lập Cơ quan Thông tin chi tiết về hành vi (Behavioural Insights Unit - BIU) vào năm 2012. Tại Hoa Kỳ, Nhóm Khoa học xã hội và Hành vi (Social and Behavioral Sciences Team - SBST) được thành lập vào năm 2014 và bị trì hoãn bởi Tổng thống Trump, nhưng không phải trước khi giới thiệu một phạm vi các kế hoạch và thí điểm trong một số lĩnh vực chính sách xã hội. Nhật Bản đã thành lập đơn vị thúc đẩy của mình vào năm 2017, với mục tiêu tập trung vào các chính sách về môi trường, y tế và giáo dục. Các chính sách hành vi hiện đang được áp dụng trên khắp thế giới, kể cả ở các nước đang phát triển thông qua các chương trình viện trợ.

1. Chính sách hành vi trong quá trình phát triển

Việc áp dụng các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đối với các chính sách hành vi khác nhau đã trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển, thường được các nhà tài trợ viện trợ khuyến khích. Ví dụ, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển thường yêu cầu thanh toán một khoản phí nhỏ. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng việc cắt giảm giá từ một vài xu xuống còn 0 đồng có thể có tác động đáng kể đến việc tiêu thụ, làm cho doanh thu bị giảm đáng kể do ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe. Các nhà phân tích lại lập luận rằng mức giá bằng 0 truyền tải thông tin bổ sung, rằng hoạt động được xã hội mong đợi, tạo ra hiệu ứng định khung.

Đối với những người có thu nhập rất thấp, cũng có thể có sự đắn đo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, đặc biệt là về những vấn đề phức tạp như quyết định tài chính. Trình bày thông tin như khoản hoàn trả khoản vay dưới dạng số tiền thay vì lãi suất có thể giúp mọi người đưa ra quyết định ít tốn kém hơn. Các thử nghiệm về việc gửi tin nhắn văn bản dưới dạng lời nhắc ở các quốc gia từ Bolivia đến Philippines đã giúp tăng mức tiết kiệm của người dân.

Một trong những ví dụ sớm nhất và nổi tiếng nhất về chính sách cú huých thành công là sự ra đời của lựa chọn không tham gia thay cho mặc định chọn tham gia trong việc tiết kiệm để nghỉ hưu. Một trong những nghiên cứu đầu tiên, vào năm 2001, đã ghi nhận sự gia tăng lớn trong việc tham gia vào kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu - mức tăng 50% đổi với nhân viên mới - khi người sử dụng lao động chuyển sang đăng ký tự động. Nhiều người tiết kiệm quá ít cho thời gian nghỉ hưu của họ. Nếu không tăng tỷ lệ tiết kiêm, họ sẽ thấy mình có thu nhập thấp hơn nhiều so với kỳ vọng hoặc mong muốn khi nghỉ hưu. Tiết kiệm để nghỉ hưu có trợ cấp thuế - có thể kiếm được mức lãi suất sau thuế cao hơn nếu bạn tiết kiệm vào chương trình hưu trí - nhưng ưu đãi về giá này rõ ràng là không đủ. Một số nghiên cứu hiện đã chỉ ra rằng việc thay đổi từ tùy chọn tham gia sang tùy chọn mặc định từ chối sẽ làm tăng sự tham gia vào các kế hoạch tiết kiệm. Việc chuyển đổi có nghĩa là thay vì phải nỗ lực tích cực để bắt đầu hoặc tăng khoản tiết kiệm của bạn, không làm gì có nghĩa là bạn đã đăng ký vào chương trình với các khoản khấu trừ tự động từ lương. Năm 2006, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành luật khuyến khích người sử dụng lao động chuyển sang chế độ mặc định này, New Zealand đã làm theo vào năm 2007 và Vương quốc Anh vào năm 2012. Các tác động đối với sự tham gia là rất đáng kể[1].

Các cơ quan chính phủ khác, chẳng hạn như các cơ quan quản lý cạnh tranh, ngày càng quan tâm đến các biện pháp xử lý hành vi khi họ nhận thấy rằng thị trường không hoạt động vì lợi ích tốt nhất của người tiêu dùng. Các ví dụ gần đây ở Vương quốc Anh bao gồm quy định của Cơ quan Kiểm soát Tài chính (Financial Conduct Authority) và Cơ quan quản lý Cạnh tranh và Thị trưởng (Competition and Markets Authority - CMA) đặt ra cách các trang web so sánh các khoản vay ngắn hạn phải hiển thị thông tin để người tiêu dùng quyết định sự lựa chọn rẻ nhất của học họ cũng yêu cầu các công ty năng lượng kiểm tra các định dạng khác nhau đổi với thông tin trên hóa đơn để đảm bảo người tiêu dùng có nhiều khả năng chuyển sang các nhà cung cấp rẻ hơn và các công ty bảo hiểm bao gồm số tiền phí bảo hiểm của năm ngoài vào thư gia hạn để khách hàng có thể biết hoá đơn họ được yêu cầu phải trả đã tăng lên. Nhiều công ty thường thử các phiên bản khác nhau của sản phẩm của họ với khách hàng mà gọi là thử nghiệm A/B khi thực hiện trực tuyến, hoặc chỉ nghiên cứu thị trường. Tương tự các chính sách hành vi cần thử nghiệm để xem chúng phải thực hiện hình thức nào nhằm mang lại kết quả mà các cơ quan quản lý mong muốn đạt được.

2. Cơ cấu chính sách hành vi

Sự lựa chọn của người tiêu dùng đặc biệt quan trọng trong chính sách cạnh tranh và các cơ quan quản lý cạnh tranh đang ngày càng quan tâm đến các phương pháp tiếp cận hành vi trong các thị trường như ngân hàng và năng lượng, nơi họ muốn thấy nhiều người tiêu dùng chuyển đổi để kích thích cạnh tranh. Rõ ràng là về nguyên tắc những hiểu biết về hành vi có thể hữu ích, nhưng trong thực tế nó không phải lúc nào cũng đơn giản. Ví dụ, trong một cuộc điều tra cạnh tranh ở Vương quốc Anh năm 2005 về các dịch vụ điều tra danh bạ (hỗ trợ danh bạ theo cách nói của Hoa Kỳ), nỗi sợ hãi là Viễn thông Anh (British Telecom - BT) sẽ thống trị thị trường mới được tự do hóa này vì nó là nhà độc quyền đương nhiệm, chỉ mới được từ nhân hóa gần đây và với một thị phần lớn. Các nhà quản lý kết luận rằng giải pháp được lựa chọn nhiều hơn, và các số mà mọi người có thể quay để liên hệ với các yêu cầu danh bạ cũng nên được đấu giả. BT mua đầu số 118 500, suy ra người ta nhớ số tròn trăm. Một công ty đối thủ, The Number, đã chọn đầu số 118 118 và chạy một chiến dịch quảng cáo đáng nhớ có các cặp số song sinh[2]. Hóa ra mọi người nhớ ba chữ số tốt hơn là sáu chữ số. Thị trường cũng chứng kiến nhiều công ty nhỏ hơn tham gia và đấu thầu các con số. Tuy nhiên, nhìn chung có vẻ như có quá nhiều sự lựa chọn; người tiêu dùng hoặc bị mắc kẹt với các con số sẵn có phổ biến (tính ỳ) hoặc chọn con số khác duy nhất mà họ có thể nhớ. Hai công ty lớn nhất cuối cùng đã giành được thị phần lớn hơn sau khi bãi bỏ quy định so với trước đây[3]. Sẽ hữu ích nếu có sự hiểu biết về tâm lý của người tiêu dùng như thế. Mặt khác, kết luận trong một số câu hỏi gần đây về vấn đề với các thị trường quan trọng (như năng lượng hoặc ngân hàng) đó là người tiêu dùng cần được thúc đẩy để đưa ra lựa chọn tốt hơn chắc chắn chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện trong bối cảnh thị trường độc quyền tự nhiên hoặc thị trường tập trung cao.

Nhiều ví dụ thuộc các lĩnh vực sức khỏe, năng lượng và môi trường, và việc làm, hoặc liên quan đến việc thanh toán thuế hoặc tiền phạt hoặc tiết kiệm chi phí trong các dịch vụ của Chính phủ. Hiện nay, việc áp dụng các chính sách hành vì đã trở nên phổ biến. Thông thường, chúng liên quan đến việc kiểm tra chính xác loại thông tin đóng khung hoặc các tùy chọn mặc định, hoặc sơ sinh trên mạng xã hội, việc đóng khung thông tin, hoặc các tùy chọn mặc định, hoặc so sánh xã hội. là hiệu quả nhất trong việc mang lại kết quả mong muốn, đôi khi thông qua việc sử dụng các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (giống như thử nghiệm các biện pháp can thiệp y tế hoặc thuốc mới), các thí nghiệm hiện trường hoặc các chương trình thí điểm. Các chính sách hành vi sẽ luôn có một số thử nghiệm và sai sót, nhưng có rất nhiều thử nghiệm đang được thực hiện. Mối quan tâm đến kinh tế học hành vi đã giúp đưa những phương pháp luận mới này vào kinh tế học, và các tài liệu ứng dụng hiện nay rất rộng lớn và đang phát triển hằng ngày.

3. Các vấn đề xung quanh chính sách hành vi

Xác định Kiến trúc lựa chọn đúng

Cấu trúc những lựa chọn được đưa ra để tận dụng những hiểu biết sâu sắc từ tâm lý học được mô tả là kiến trúc lựa chọn. Điều này bao gồm việc thiết lập một tùy chọn mặc định khác, đơn giản hóa các lựa chọn thông tin và trình bày theo những cách cụ thể và sử dụng các so sánh xã hội. Kiến trúc lựa chọn sử dụng định khung điểm neo, điểm tham chiếu, tính ý, thiên kiến nhất thời... nhằm mục đích khiến mọi người đưa ra quyết định tốt hơn. Một nhà hoạch định chính sách xem xét các cá nhân đưa ra lựa chọn dưới mức tối ưu vì một hoặc nhiều thói quen nhận thức ở trên có thể nghĩ đến việc sử dụng một số chính sách hành vi hoặc những cú huých. Làm thế nào bạn có thể thiết kế một tập hợp các cú huých cá nhân và lựa chọn kiến trúc để thay đổi hành vi của bạn? Có một số khả năng:

Trong thực tế, các nhà hoạch định chính sách tương tự lựa chọn kết hợp các phương pháp và thậm chí có thể thử nghiệm để xem cách nào hiệu quả nhất, hoặc là một mình hoặc là kết hợp. Có vẻ như khó có thể phản đối việc triển khai kiến trúc. lựa chọn, bởi vì ngoài bất cứ điều gì khác, sẽ luôn có một số kiến trúc lựa chọn và chắc chắn nó sẽ thúc đẩy mọi người đến những lựa chọn tốt hơn thay vì những lựa chọn tồi tệ hơn. Nếu một trong hai món khoai tây chiên hoặc salad phải ở trước quầy trong căng tin trường học, tại sao bạn không ưu tiên lựa chọn món lành mạnh hơn? Tại sao lại là một ý kiến hay nếu để khoai tây chiên nổi bật vì đó là những gì xảy ra bây giờ?

Nhóm Thông tin chi tiết về hành vi

Đơn giản hóa thông tin thu nhận:

Khai thác sức mạnh của mặc định.

Giảm bớt “yếu tố phức tạp” của việc đăng ký một dịch vụ.

Đơn giản hóa tin nhắn.

Làm cho nó hấp dẫn.

Thu hút sự chú ý.

Thiết kế phần thưởng và biện pháp trừng phạt để có hiệu quả tối đa.

Làm cho nó trở nên có tính xã hội:

Cho thấy rằng hầu hết mọi người đều thực hiện hành vi mong muốn.

Sử dụng sức mạnh của mạng xã hội.

Khuyến khích mọi người thực hiện cam kết với người khác.

Làm cho nó kịp thời:

Nhắc mọi người khi họ có khả năng dễ tiếp thu nhất.

Cân nhắc chi phí và lợi ích trước mắt. Giúp mọi người thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành vi thực tế.

Nhóm Thông tin chi tiết về hành vi của Vương quốc Anh đã chất lọc lời khuyên của mình cho một vài gạch đầu dòng. Các khuyến nghị của họ nghe có vẻ thẳng thắn. Trên thực tế, có khá nhiều “hành vi” trở thành lẽ thường (không phải lẽ thường đó luôn chiếm ưu thế trong việc hoạch định chính sách). Ví dụ, giữ cho các biểu mẫu đơn giản và làm cho thông tin hấp dẫn về mặt thị giác được đưa vào danh mục này. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng vì nó có và như cấu trúc thông tin và tạo ra một kiến trúc lựa chọn theo cách hữu ích.

4. Các vấn đề trong kiến trúc lựa chọn

Nhiều thí nghiệm thực địa đã xem xét việc trình bày thông tin về việc sử dụng điện và hóa đơn của họ ảnh hưởng như thế nào đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng. Trong một nghiên cứu kéo dài một năm, các ảnh hưởng xã hội được phát hiện có tác động mạnh mẽ. Nói với khách hàng về việc tiêu thụ điện của người khác và hóa đơn giảm lượng điện tiêu thụ khoảng 6%. Hiệu quả là tức thì và dường như kéo dài, mặc dù không có biện pháp trừng phạt nào để không thay đổi hành vi. Tuy nhiên, chỉ cần trình bày cho khách hàng thông tin về cách làm thế nào giảm mức tiêu thụ của họ thậm chí còn có tác động ngắn hạn lớn hơn và tác động tương tự trong thời gian dài hơn là 15 tháng. Tuy nhiên, thông tin phải được đính kèm với hóa đơn giấy và được minh họa bằng biểu đồ; nó đã không hoạt động khi được gửi qua email. Tuy nhiên, đối với những khách hàng đã đăng ký thanh toán trực tuyến, so với những lựa chọn thay thể khác thì một biện pháp khuyến khích tài chính lớn để cắt giảm mức sử dụng khách hàng đã hoạt động tốt hơn, giảm mức tiêu thụ 10%. Tác động thuận lợi này đã giảm đi đáng kể khi khách hàng cũng nhận được thông tin về những gì người khác đang thanh toán.

Vẫn còn nhiều điều cần hiểu về cách thông tin được chuyển phát và nó nên bao gồm những gì, và cách nó tương tác với khuyến khích tài chính thông thường. Không phải lúc nào cũng dễ dàng như kiểu tạo cú huých vật lý. Có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm xuất hiện từ nghiên cứu, nhưng hiện tại không thể tổng quát hóa các kết luận cho chính sách. Bối cảnh và các chi tiết của kiến trúc lựa chọn dường như tạo ra rất nhiều khác biệt. Chắc chắn không có chính sách nào đơn giản như các cách tiếp cận chính sách thông thường hơn như “tăng thuế để không khuyến khích tiêu dùng”. Việc tạo các cú huých mà không có sự hiểu biết về các sắc thái liên quan có thể phản tác dụng và tương tự như vậy rất khó có khả năng các chính sách về hành vi có thể được chuyển đổi dễ dàng từ quốc gia hoặc tiểu bang này sang quốc gia hoặc tiểu bang khác.

Tìm kiếm phản thực tế thích hợp

Cũng có những thách thức trong việc đánh giá các chính sách hành vi. Ví dụ, mặc định chọn không tham gia tiết kiệm lương hưu được mô tả trước đó đã thành công ở khắp mọi nơi trong việc nâng cao tỷ lệ người tiết kiệm trong kế hoạch nghỉ hưu của họ. Đây có vẻ là một ý tưởng tốt, nhưng có một số câu hỏi về nó. Trong các loại kế hoạch tiết kiệm này, mọi người tiết kiêm 2% - 4% thu nhập của họ. Đây có lẽ là mức quá thấp đối với mức đủ lương hưu đối với hầu hết mọi người, vì vậy cần phải có nhiều hành động hơn để tăng tỷ lệ tiết kiệm - nhưng mọi người có nghĩ rằng họ đã tiết kiệm đủ nhờ chương trình này không? Cũng không có gì rõ ràng rằng sự gia tăng này thể hiện các khoản tiết kiệm mới hơn là các khoản tiết kiệm được chuyển hướng từ các loại tài sản tài chính khác. Cuối cùng, có thể có những người trong kế hoạch mặc định sẽ làm điều gì đó khác biệt hơn vì hoàn cảnh cá nhân của họ - ví dụ, nếu họ đang trả khoản nợ thẻ tín dụng đắt đỏ. Sự tăng lên trong việc tham gia vào kế hoạch tiết kiệm lương hưu không đủ để đánh giá chính sách này như là một thành công rõ ràng. Một đánh giá thích hợp cần phải tính đến chi phí cũng như lợi ích và so sánh những gì sẽ xảy ra khi chuyển đổi mặc định với một phản thực tế thích hợp.

Những động lực tài chính và nội tại

Một câu hỏi xuất hiện trong nhiều thử nghiệm chính sách hành vi là vai trò của tài chính so với xã hội hoặc ý thức công dân, được coi là động lực nội tại. Tầm quan trọng của động lực nội tại không phải là điều mới mẻ trong kinh tế học. Lý thuyết về tình cảm đạo đức (Theory of Moral Sentiments) của Adam Smith nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét phi tài chính, mặc dù kinh tế học dòng chính hiện đại có xu hướng không chấp nhận nó và cho rằng các động cơ tài chính là tất cả những gì quan trọng. Có một số câu chuyện nổi tiếng về việc sử dụng tiền gây ra hậu quả như thế nào, bao gồm một câu chuyện nổi tiếng và thường được lặp đi lặp lại của Daniel Kahneman về một nhà trẻ bắt đầu phạt cha mẹ vì đón con muộn. Khoản tiền phạt khiến các bậc cha mẹ cảm thấy họ mua một dịch vụ và được quyền đến trễ, và như vậy đã phản tác dụng. Sự khuyến khích tài chính lấn át mệnh lệnh đạo đức của cảm giác tội lỗi. Có lẽ điều gì đó tương tự đã xảy ra trong thí nghiệm về giá năng lượng, khi những hoá đơn rẻ hơn đã vô hiệu hóa tác động của việc so sánh xã hội.

Có những bối cảnh khác mà việc sử dụng các chuẩn mực xã hội hoặc các động lực nội tại sẽ hiệu quả hơn và rẻ hơn. Kết quả thử nghiệm cho thấy phần thưởng tài chính không hiệu quả hơn những chiếc cúp rẻ tiền trong việc khuyến khích học sinh đạt kết quả thi tốt. Các cuộc thi trong doanh nghiệp như nêu tên các nhân viên bán hàng của tháng dường như cũng tốt như tiền thưởng khi tăng nỗ lực của người lao động. Mối tương tác giữa động lực tài chính và xã hội chưa được hiểu rõ. Nhưng rõ ràng sẽ là sai lầm nếu cho rằng phần thưởng tài chính là sự lựa chọn hiệu quả nhất hoặc cách duy nhất để đạt được hiệu suất tốt trong công việc là trả lương hoặc tiền thưởng liên quan đến hiệu suất.

Các quốc gia đã có các chính sách khác nhau về việc chi trả cho các hoạt động hiến máu. Ở một số nước, bao gồm Trung Quốc, Đức, Nga và Hoa Kỳ, những người hiến máu thường được trả một khoản phí khiêm tốn cho máu của họ. Ở những nước khác, bao gồm cả Pháp và Vương quốc Anh, việc thanh toán là bị cấm. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị rằng việc hiến máu nên tự nguyện và không được trả tiền, vì hai lý do chính. Một là rủi ro cao hơn về an toàn khi thanh toán được thực hiện, vì những người hiến máu có nhiều khả năng gặp khó khăn về tài chính và do đó có thể bị bệnh hoặc nghiện ma túy. Ngoài ra, một số nguyên nhân cho thấy thái độ của người dân thay đổi trong hệ thống trả công, giảm hơn là tăng mức độ sẵn sàng đóng góp của họ. Một nghiên cứu ở New Zealand (dựa trên một mẫu bảng câu hỏi tương đối nhỏ) cho thấy hơn một nửa số người hiến máu nói rằng họ sẽ khó tiếp tục nếu có chuyển sang hiến tặng có trả tiền. Trong một văn bản cổ điển, nhà xã hội học Richard Titmuss nhấn mạnh việc hiến máu như một ví dụ về mối quan hệ tặng quà, việc đưa ra phần thưởng bằng tiền sẽ phá hủy mối quan hệ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thanh toán và lòng vị tha vẫn còn được tranh luận trong nghiên cứu học thuật. Ngay cả ở những quốc gia tự nguyện hiến máu, người ta thường trả tiền cho việc hiến máu huyết tương, cần thiết để điều trị các bệnh tự miễn dịch, vì sự thiếu hụt và thủ tục hiến máu đòi hỏi nhiều người hiến hơn. Ở những nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Hoa Kỳ, các tù nhân hiến huyết tương, nhưng đã có những vụ bê bối về các bệnh truyền nhiễm do không được sàng lọc đầy đủ.

Tác động của các cú huých có thể rất lớn, và chắc chắn những thử nghiệm chính sách này sẽ đánh giá chính sách công về mặt hành vi là điều không cần bàn cãi Một câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu các quan chức chính phủ có nên hành động giống như các nhà sản xuất quảng cáo của Mad Men hay không, “sửa chữa” những “thiên kiến” thể hiện trong các lựa chọn của cư dân, thay vì các nhà kỹ trị kinh tế cho rằng công dân là những người có khả năng thực hiện tốt nhất sự lựa chọn của riêng mình.

Những người ủng hộ cú huých cho rằng chủ nghĩa của họ là một “Chủ nghĩa gia trưởng tự do” lành tính. Cho rằng sẽ luôn có một lựa chọn mặc định, hoặc các lựa chọn sẽ luôn được đóng khung theo cách này hay cách khác, khi chính phủ không chọn phương án hoặc đóng khung để đem lại nhiều khả năng nhất khiến người dân lựa chọn kết quả hiệu quả nhất. Và điều này là một điểm hợp lý rõ ràng. Mọi người không bị hạn chế trong việc lựa chọn cái họ thích; nó chỉ làm cho họ khó hơn một chút.

Các nhà phê bình lo lắng về tính hợp pháp của các chuyên gia và quan chức đưa ra các quyết định như vậy, và đặt câu hỏi về lợi ích của họ chính xác là của ai. Chủ nghĩa gia trưởng liên quan đến việc bắt mọi người làm những việc mà họ không muốn làm. Nếu phải có một số chủ nghĩa gia trưởng, hoặc hạn chế nào đó, thì điều đó có nên đến từ chính phủ chứ không phải từ gia đình hay cộng đồng? Điều này dẫn đến cuộc thảo luận về sự thất bại của chính phủ trong. Chính sách hành vi đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải kết luận rằng họ hiểu rõ hơn các công dân cá nhân, và họ đánh giá đúng hơn về lợi ích của các lựa chọn cụ thể. Có điều gì đó không thoải mái về việc các quan chức áp dụng các chiến thuật được sử dụng từ lâu trong ngành quảng cáo, đặc biệt là vào thời điểm mà công chúng đã có phản ứng dữ dội chống lại “các chuyên gia”. Các can thiệp hành vi cũng ngày càng được các công ty trực tuyến lớn sử dụng để khuyến khích các hành vi mà họ cho là mong muốn. Ví dụ, Facebook đã thực hiện một số thử nghiệm hành vi trực tuyến, chẳng hạn như xem xét những gì thúc đẩy tăng cử tri đi bầu cử hoặc khiến mọi người cam kết trở thành người hiến tạng - và có thể là những việc khác chưa được công chúng biết đến.

Trong một lời chỉ trích mạnh mẽ về những cú huých, Gilles Saint-Paul đặt câu hỏi tại sao nên coi công việc của chính phủ là giảm tỷ lệ béo phì bằng cách đưa ra các chính sách hành vi để thay đổi những gì mọi người ăn hoặc uống. Ông lập luận, những chính sách như vậy làm tổn hại đến trách nhiệm cá nhân, và chúng có thể làm giảm quyền của những người không béo phì, có lẽ nhiều hơn là nó làm giảm vòng eo và tăng dụng của những người bị béo phì. Các nhà phê bình cũng cho rằng tự do là một giá trị nên vượt qua hiệu quả kinh tế. Ngay cả chủ nghĩa gia trưởng lành tính cũng bị ép buộc: Tại sao không chỉ yêu cầu mọi người tự trang trải tài chính cho việc nghỉ hưu của họ và để nó ở đó, thay vì nửa ép buộc họ phải tiết kiệm trong một chế độ hưu trí cụ thể? Phần lớn kinh tế học chính sách công thảo luận về sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng. Trong bối cảnh của cuộc tranh luận về các chính sách hành vi này, có lẽ phải đánh đổi giữa hiệu quả và tự do. Lập luận phản bác có thể là trong một nền kinh tế mà các công ty bán sản phẩm đang sử dụng khoa học hành vi để thuyết phục mọi người mua các sản phẩm có thể không tốt cho sức khỏe của họ theo một nghĩa khách quan nào đó, chẳng hạn như chuyển tiền ra khỏi các nhu cầu thiết yếu như thuê, hoặc không lành mạnh, tại sao các Chính phủ không nên thử tiếp thị ngược lại.

Ví dụ về béo phì đang gia tăng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia, cả người giàu và người nghèo. Theo một báo cáo năm 2017 của OECD, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành cao nhất ở Hoa Kỳ, Mexico, New Zealand và Hungary, và thấp nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc, từ mức cao hơn 30% nhóm nước đầu đến dưới 6% ở nhóm nước sau.

Các nhà nghiên cứu cố gắng xác định các nguyên nhân, trong số nhiều yếu tố có thể góp phần, bao gồm mọi người ít tập thể dục hơn trước đây, tiêu thụ nước ngọt tăng lên và thay đổi chế độ ăn uống. Các chính phủ đã thử một loạt các chính sách, chẳng hạn như thuế đánh vào việc sử dụng quá nhiều đường uống trong đó ở Vương quốc Anh và thêm phiếu mua trái cây và rau tươi cho các gia đình ở California đang nhận phiếu thực phẩm. Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân của đại dịch béo phì là gì, khó có thể lập luận rằng các chính phủ không nên cố gắng áp dụng các chính sách hành vi để thay đổi sở thích của người tiêu dùng giữa các loại thực phẩm khác nhau; đối với ngành công nghiệp thực phẩm trong nhiều thập kỷ đã thuê các nhà khoa học hành vi để tìm ra cách khiến mọi người mua các sản phẩm thực phẩm, bất kể ảnh hưởng đến sức khỏe, trong một quá trình “tối ưu hóa thực phẩm” để làm cho thực phẩm ngon bằng cách thêm các thành phần như đường hoặc sodium (natri). Tương tự, thực tế là các nhà sản xuất thực phẩm có thể góp phần gây ra bệnh béo phì thông qua các công thức của họ cho thấy sự cần thiết của các chính sách quản lý và thuế.

Đây không phải là những lý do để từ bỏ hoặc lên án các chính sách hành vi; nhưng có một trường hợp cần thận trọng. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm rõ cơ sở hợp lý của phúc lợi kinh tế đối với các cách tiếp cận hành vi này như đối với các chính sách thông thường, chẳng hạn như thuế hoặc quy định, và cũng khiêm tốn khi nói đến những hạn chế trong kiến thức của họ về những gì có thể hiệu quả. Tuy nhiên, các chính sách hành vi đã đóng góp vào bộ công cụ chính sách và tạo thành một lĩnh vực nghiên cứu thú vị về kinh tế hiện nay.

 


[1] Raj Chetty (2015), “Behavioural Economics and Public Policy: A Pragmatic Perspective”, American Economic Review 105, no. 5 (May), doi: 10.1257/aer.p20151108, http://www.raichetty.com/chettyfiles/behavioral_ely.pdf

[2] G. Harrison and D. Ross (2017), “The Empirical Adequancy of Cumulative Prospect Theory and Its Implications for Normative Assesement”, Journal of Economic Methodology 25, 150-165

[3] Rufus Pollock (2009), “Changing the Numbers: UK Directory Enquiries Deregulation and the Faillure of Choice”, University of Cambridge Department of Economics Working Paper No. 0913, http://ideas.repec.org/s/cam/camdae.html

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành