Thứ ba, 07 Tháng 11 2023 07:44

Phân tích kinh nghiệm xây dựng sự độc lập của Tòa án theo mô hình tố tụng thẩm vấn ở Cộng hòa Pháp

Khác với mô hình tố tụng tranh tụng, trong mô hình tố tụng thẩm vấn, các chủ thể tố tụng không thực sự có vị trí pháp lý độc lập với lợi ích độc lập và không có động cơ tham gia tổ to tụng một cách độc lập thực sự và do vậy không thể hình thành “các bên” trong tố tụng[1]. Tòa án trong mô hình tố tung tham vấn có vai trò tích cực trong trong quá trình chứng minh vụ án, không những bị cáo, đương sự, cũng như người bào chữa mà cả cơ quan công tố đều rất thụ động trong quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Việc xem xét đánh giá và ghi nhận tính hợp lệ, có căn cứ của chứng cứ được coi là đặc trưng của hình thức tố tụng thẩm vấn. Ở chuyên đề này sẽ đi sâu phân tích về sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Cộng hòa Pháp để rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách liên quan đến các chế định thẩm vấn trong quá trình tố tụng.

Hệ thống định chế của Pháp dựa trên sự phân tách quyền lực, trong đó quyền tư pháp gắn với áp dụng luật. Tư pháp tạo thành trụ cột thứ ba của Nhà nước và độc lập với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền tư pháp bảo đảm các tự do cơ bản và Nhà nước pháp quyền cũng như kiểm soát việc áp dụng pháp luật và sự chú ý các quyển của mỗi cá nhân. Theo tư tưởng của người Pháp, quyền tư pháp có tất cả những nơi mà ở đó quyển tự do của cá nhân cần được bảo vệ. Theo Điều 66 Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp, các cơ quan tư pháp được xem như người gác canh bảo vệ tự do cá nhân, bảo đảm sự duy trì nguyên tắc này theo các điều kiện đã được pháp luật xác định.

Để bảo đảm sự độc lập của tòa án đối với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định một số cơ chế gồm:

Thứ nhất, Hiến pháp Cộng hòa Pháp quy định: “Tổng thống nước Cộng hòa là nhà bảo trợ cho sự độc lập của cơ quan tư pháp"[2]; “Tổng thống là người đảm bảo cho sự độc lập của cơ quan tư pháp Hội đồng Thẩm phán tối cao có trách nhiệm giúp tổng thống thực hiện nhiệm vụ này[3].

Thứ hai, ở Pháp, các Tòa án được trao thẩm quyền rất lớn với hệ thống Tòa án là được phân chia thành hệ thống Tòa án tư pháp và Tòa án hành chính. Các tòa tư pháp giải quyết các vụ án dân sự và hình sự và được tổ chức thành các tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm và tòa phả án. Các tòa án hành chính giải quyết các vụ kiện đối với các cơ quan nhà nước và được tổ chức thành trọng tài hành chính, tỏa phúc thẩm hành chính và Hội đồng nhà nước. Hội đồng Nhà nước xét xử các vụ kiện đối với các quyết định hành chính và có thẩm quyền bác bỏ các quyết định và văn bản pháp quy của chính phủ nếu chúng không phù hợp với hiến pháp và pháp luật hoặc các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Ngoài ra, còn có Hội đồng bảo hiến có chức năng xem xét các đạo luật để xác định tính hợp hiến. mức độ phù hợp với các điều ước quốc tế và các đạo luật được ban hành trước đó. Hiến pháp 1958 quy định: “Những đạo luật về tổ chức, trước khi ban hành, các quy tắc của hai viện, trước khi ban hành đều phải đệ trình lên Hội đồng bảo hiến xem xét các văn kiện đó có phù hợp với Hiến pháp hay không”[4].

Đối với các đạo luật đã có hiệu lực, việc xem xét tính hợp hiển của Hội đồng bảo hiến được chia thành hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, một số đạo luật được thông qua trước Hiến pháp 1958 nhưng theo quy định của Hiến pháp 1958 thì những quan hệ xã hội do các đạo luật đó điều chỉnh này thuộc lĩnh vực điều chỉnh của hành pháp. Trong trường hợp này, Chính phủ có quyền tự do sửa đài các đạo luật đó băng cách thông qua các sắc lệnh tương đường sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng nhà nước. Tuy nhiên, những đạo luật được ban hành sau năm 1958 có những quy định không thuộc phạm vi của lập pháp thì Chính phủ chỉ có thể sửa đổi đạo luật đã ban hành bằng một sắc lệnh tương đương nếu Hội đồng bảo hiến tuyên bố đạo luật đó có tính cách lập quy[5]. Ví dụ, thực hiện quyền bảo hiến, Hội đồng bảo hiến của Pháp ngày 16/7/1971 đã tuyên bố một đạo luật đã được Nghị viện thông qua là vi hiến vì nó trái với quyền hội họp đã được quy định trong Hiến pháp 1958[6]. Các quy định đã bị tuyên bố không hợp hiến thì không được ban hành và áp dụng. Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính và tư pháp[7].

Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp cũng có nhiệm vụ đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành hợp lệ. Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử. Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng Hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp lệ của cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện[8].

Thứ ba, Pháp cũng có nhiều quy định về bổ nhiệm Thẩm phán để đảm bảo sự độc lập của Tòa án. Cụ thể, Pháp thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời, có nghĩa là về nguyên tắc, từ lúc bố nhiệm đến khi nghỉ hưu thì Thẩm phán không thể bị miễn nhiệm trừ khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng[9]. Nguyên tắc này là nền tảng pháp lý đảm bảo cho Thẩm phán có được tính độc lập trong hoạt động của mình.

Thứ tư, Nhà nước Pháp trả lương cho Thâm phán ngay khi mới được tuyển vào Trường đào tạo Thẩm phán với mức lương rất cao[10] và không cho phép Thẩm phán có thu nhập ngoài lương, có nghĩa là Nhà nước chỉ cho phép Thẩm phán có thu nhập từ lương mà không được phép có bất kỳ một khoản thu nhập nào khác từ hoạt động kinh doanh, kể cả từ cổ phiếu (trừ khi được thừa kế). Nguyên tắc này cũng nhằm bảo đảm cho Thẩm phán toàn tâm, toàn ý với công việc, không chịu bất kỳ một sự tác động nào từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến tinh độc lập trong hoạt động xét xử[11].

Sự Độc lập giữa các Tòa án với nhau: vì Cộng hòa Pháp có hệ thống Tòa án cấu trúc thành kim tự tháp đôi và phân chia thành hai nhánh Tòa án khác nhau, là Tòa án hành chính và Tòa án tư pháp (hay còn gọi là Tòa án trật tự). Mỗi nhánh Tòa án trong hai nhánh nói trên lại được thiết lập theo hình kim tự tháp: Ở đỉnh là một Tòa án và ở dưới là nhiều Tòa án với thẩm quyền khác nhau.. Hệ thống tòa án gồm: Hội đồng Bảo hiến, Tòa án tư pháp và Tòa án hành chính.

Hội đồng Bảo hiển được trao thẩm quyền xem xét các đạo luật một khi công bố. Điều 61 Hiến pháp 1958 quy định: “Những đạo luật về tổ chức, trước khi ban hành, các quy tắc của hai viện, trước khi ban hành đều phải đệ trình lên Hội đồng bảo hiến xem xét các văn kiện đó có phù hợp với Hiến pháp hay không. Để phù hợp với Hiến pháp, các đạo luật khác trước khi thi hành cũng phải đệ trình Hội đồng bảo hiến bởi Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch của hai viện". Hội đồng Bảo hiến của Pháp cũng có thẩm quyền xem xét tính hợp hiển của các đạo luật đó có hiệu lực. Một số đạo luật được thông qua trước Hiến pháp năm 1958 nhưng theo quy định của Hiến pháp năm 1958 thì những quan hệ xã hội do các đạo luật đó điều chỉnh nay thuộc lĩnh vực điều chỉnh của hành pháp. Trong trường hợp này, Chính phủ có quyền tự do sửa đổi các đạo luật đó bằng cách thông qua các sắc lệnh tương đương sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng nhà nước. Tuy nhiên, những đạo luật được ban hành sau năm 1958 có những quy định không thuộc phạm vi của lập pháp thì Chính phủ chỉ có thể sửa đổi đạo luật đã ban hành bằng một sắc lệnh tương đương nếu Hội đồng bảo hiến tuyên bố đạo luật đó có tính cách lập quy (Điều 37 Hiến pháp).

Tòa án tư pháp có thẩm quyền xét xử các vụ hình sự và dân sự, được tổ chức theo cấp xét xử gồm ba cấp sau: Tòa sơ thẩm (với nhiều loại Tòa án khác nhau: Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng, Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp, Tòa án lao động sơ thẩm, Tòa án thương mại sơ thẩm); Tòa phúc thẩm xét xử phúc thẩm đối với các bản án của các Tòa sơ thẩm; Tòa phá án (Tòa án tư pháp tối cao).

Đối với việc giải quyết các vụ án dân sự. Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp, Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng và các tòa dân sự đản biệt khác sẽ có thẩm quyền giải quyết. Các tòa này có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự nhỏ (giá trị từ 10.000 euro trở xuống). Bản án của Tòa án này sẽ có giá trị chung thẩm đối với những vụ việc có giá trị từ 4.000 euro trở xuống. Phán quyết của Tòa án đối với những vụ án có giá trị tranh chấp từ 4.000 euro đến dưới 10.000 euro có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phúc thảm.

Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị từ 10.000 euro trở lên. Phán quyết của Tòa án này có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phúc thẩm.

Các Tòa án dân sự đặc biệt khác bao gồm: Tòa thương mại (Tribunal de Commerce), Tỏa lao động, Tòa xét xử hợp đồng nông nghiệp. Những Tòa này có thẩm quyền chuyên biệt trong một số vụ việc nhất định.

Đối với việc giải quyết các vụ việc hình sự, về mặt nguyên tắc, vị trí của các Tòa vi cảnh, Tòa tiểu hình và Tòa đại hình là ngang bằng nhau. Sự khác biệt của các Tòa này đến từ mặt thẩm quyền. Nếu như Tòa vị cảnh (xét xử các tội phạm nhỏ, ít nghiêm trọng với mức phạt tù từ 1 ngày đến 2 tháng và mức tiền phạt từ 3.000 euro trở xuống) và Tòa tiểu hình (xét xử các thường tội với mức phạt tù trên 2 tháng hoặc phạt tiền trên 3.000 euro) chỉ có thẩm quyền đổi với các vụ việc không thật sự nghiêm trọng thì Tòa đại hình lại chuyên giải quyết các tội đại hình (tội giết người). Cần lưu ý rằng Tòa tiểu hình phúc thẩm chỉ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản ăn của hai Tòa vi cảnh và Tòa tiểu hình chứ không thể xét xứ phúc thẩm bản án của Tòa đại hình.

Các Tòa hình sự đặc biệt gồm có: Tòa án dành cho vị thành niên (Tribunal des Enfants), Tòa án quân sự, Tòa án an ninh quốc gia. Phương thức hoạt động của các Tòa án hình sự là tương tự với các Tòa dân sự, đặc biệt khi chỉ giải quyết những vụ việc chuyên biệt về lĩnh vực liên quan đến mình.

Tòa án sơ thẩm của Cộng hòa Pháp tuy hoạt động độc lập nhưng được tổ chức theo đơn vị hành chính. Việc tổ chức lại hệ thống Tòa án được bắt đầu từ việc bố trí lại các Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng và Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp; giải thể, sáp nhập các tỏa có ít vụ việc, it Thẩm phán. Quá trình tiến hành đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số chính khách, các quan chức địa phương và Thẩm phán, công chức tư pháp, luật sư và người dân ở những nơi có Tòa án bị giải thể, sáp nhập vì cho rằng việc sáp nhập gây thiệt hại về kinh tế. Nhưng nhờ có quyết tâm cao của Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên việc tổ chức lại hệ thống Tòa ăn đã thành công.

Các tòa phúc thẩm (tòa cấp thứ hai): Tòa phúc thẩm có thể được xem là Tòa án cấp dưới của Tòa phá án. Nhiệm vụ của Tòa án này đúng như tên gọi của nó là giải quyết những kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới trong cả lĩnh vực hình sự và dân sự (trong một số trường hợp mà tỉnh tiết của vụ án phức tạp, Tòa phúc thẩm cũng có quyền xét xử sơ thẩm vụ án đó).

Tòa phá án là cơ quan xét xử cuối cùng của nhánh Tòa tư pháp. Tòa phá án có nhiệm vụ kiểm tra các quyết định của các Tòa án sơ thăm và tòa phúc thẩm trong lĩnh vực Luật Dân sự và hình sự. Khi phát hiện sai phạm, Tòa phá án thưởng hủy bỏ các bản án của Tòa cấp dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng một bản án khác do chính mình xử mà lại gửi vụ án đó xuống một Tòa án khác. cùng cấp với Tòa án đã xét xử vụ việc đó và Tòa án được gửi bản án sẽ có nhiệm vụ xét xử lại[12].

Tòa hành chính giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân với Nhà nước, chính quyền địa phương hoặc một tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện dịch vụ công, Tòa hành chính hoạt động dưới sự giám sát của Tham chính viện và gắn với hoạt động hành pháp. Các Tòa án hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp giữa người dân với công chức (theo luật công). Như là Tòa án sơ thẩm và Tòa án chung thẩm Hội đồng nhà nước vừa là người tư vấn của Chính phủ, vừa là Tòa án hành chính tối cao. Các Tòa án có thẩm quyền chung là các tòa hành chính, các Tòa án hành chính đối với quyết định khủng cáo và Hội đồng nhà nước (như Tòa án). Các Tòa án có thẩm quyền đặc biệt là tỏa tài chính (tòa kiểm toán, các Tòa án kiểm toán địa phương, tỏa chuyên ngành về các công việc ngân sách và tài chính) cũng như các Ủy ban khác (như các bộ phận chuyên ngành của các hiệp hội nghề nghiệp).

Cơ quan cao nhất của nhánh tòa này chính là Tham chính viện. Cơ quan này có thể được gọi dưới tên là Tòa án hành chính tối cao. Tham chính viện ở một góc độ nào đó có thẩm quyền cao hơn so với cơ quan cung cấp với nó ở nhánh tư pháp - Tòa phá án. Theo đó, Tham chính viện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết không nghị giám đốc thẩm đối với bản án chung thẩm của mọi Tòa án hành chính cấp dưới. Tham chính viện sau khi hủy án cũng có thẩm quyền xét xử trực tiếp lại mà không nhất thiết phải trả án về cho tòa cấp dưới xét xử lại[13].

Dưới Tham chính viện là Tòa án hành chính phúc thẩm. Tòa án hành chính phúc thẩm chịu trách nhiệm giải quyết các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị của Tòa án hành chính sơ thẩm.

Cấp thấp nhất trong hệ thống Tòa hành chính của Pháp là Tòa án hành chính sơ thẩm. Tòa án này có thẩm quyền giải quyết mọi khiếu kiện hành chính, trừ các khiếu kiện thuộc thẩm quyền chuyên biệt của các Tòa án hành chính chuyên biệt[14].

Do hai hệ thống Tòa án ở Cộng hòa Pháp có chức năng xét xử riêng biệt, độc lập lẫn nhau cả về thẩm quyền lẫn trình tuyển quy chọn các viên chức nên về cơ bản mối quan hệ giữa các Tòa án là độc lập.

Sự độc lập của Hội đồng xét xử ở Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là quốc gia đại diện tiêu biểu cho các nước theo truyền thống luật lục địa, tố tụng hình sự Pháp mang đặc trưng của mô hình tố tụng thẩm vấn, gồm:

Thứ nhất, phần lớn các vấn đề về tố tụng hình sự ở Pháp được giải quyết theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp, gồm hơn 800 điều. Việc pháp điển hóa các quy định của pháp luật là một đặc trung cơ bản của tố tụng thẩm vấn, khác với việc sử dụng án lệ của tố tụng tranh tụng vụ án hình sự.

Thứ hai, Pháp thực hiện nguyên tắc Nhà nước truy tô thông qua Viện công tổ, có thẩm quyền tuyệt đối trong việc khởi tổ sự, truy tố người phạm tội. Và khác với các nước theo mô hình tranh tụng, nạn nhân ở Pháp không được trao chức năng buộc tội nên họ không có quyền lựa chọn cách thức giải quyết vụ án: khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, trong giai đoạn điều tra, việc thăm vẫn trong điều tra sơ bộ có thể được tiến hành mà không cần phải có luật sư tư vấn cho bị can và không cần sự hiện diện của một người quan sát trung gian. Đến giai đoạn điều tra tư pháp, dù bị can có toàn quyền có mặt trong những cuộc thẩm vấn quan trọng thì thủ tục tố tụng trong giai đoạn này cũng không mang tính tranh tụng. Dự thẩm viên sẽ đặt câu hỏi và tóm tắt các câu trả lời cho lục sự (thư ký) của Tòa đánh máy biên bản. Biên bản này phải được đưa cho bị can đọc, hoặc đọc cho bị can nghe trong trường hợp bị can không thể đọc và phải được tất cả những người có mặt ký vào từng trang. Một biển bản thú tội được lập theo cách thức này có thể được Tòa án xét xử coi là chứng cứ. Dự thẩm có trách nhiệm thu thập chứng cứ buộc tội và cả chứng cứ gỡ tội. Thủ tục điều tra dự thẩm là thủ tục tố tụng viết, được tiến hành một cách bí mật, được lập thành văn bản hồ sơ, không tranh tụng và dự thảm có quyền ra lệnh khám xét, giả và nghe lén điện thoại, trực tiếp thẩm vẫn bị cáo với nội dung rộng hơn so với việc hỏi cung của cảnh sát. Các bên đương sự tham tổ tụng. các Thẩm phán, giám định viên và các luật sư phải có nghĩa giữ bí mật việc điều tra. Việc giữ bí mật nhằm bảo đảm cho nguyên tắc suy đoán vô tội.

Dự thẩm có nhiệm vụ lập hồ vụ án chứa đựng tất cả các chứng cứ cần thiết, có quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của Công tố viên ra quyết định phóng thích người tạm giam. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án phải được Tòa điều tra phúc thẩm kiểm tra lại trước khi chuyển cho Tòa án xét xử. Tòa điều tra phúc thẩm có quyền kiểm tra tỉnh hợp pháp của tất cả các thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra của thâm viên và có thể hủy bỏ, tuyến vô hiệu tất cả các hoạt động tư pháp luật. Tòa điều tra phúc thẩm được gọi là cơ quan điều tra cấp II. Tính chất điều tra hai cấp trong 1 tụng hình sự Pháp đã cũng cố tính chính xác trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, việc tạm giam áp dụng đối với bị can thường bảo đảm tính chính xác và có căn cứ, rất hiểm có trường hợp bị can bị tạm giam sau đó lại được tuyên vô tôi. Đồng thời, phiên tòa đại hình mang nhiều đặc điểm của việc lượng hình, tuyên án hơn là xác định xem bị cáo có tội hay vô tội vì việc điều tra đã rất kỹ, đã loại bỏ các vụ án có chứng cứ yếu nên tỷ lệ tuyên vô tội rất thấp.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích rằng việc điều tra dự thẩm không được tiến hành trên cơ sở bình đẳng giữa hai bên: buộc tội và gỡ tội nên có thể không đảm bảo công bằng.

Thứ tư, ở Pháp, bị can, bị cáo có thể bị thẩm vấn ở mọi giai đoạn tố tụng. Việc thẩm vấn liên tục mang lại cho bị can, bị cáo cơ hội chứng minh sự vô tội của mình. Tuy nhiên, điều này đưa đến hai khả năng ít thuận lợi cho bị can, bị cáo: thứ nhất, tạo ra sức ép đối với bị can khi phải đối phó với thẩm vấn liên tục; thứ hai, mặc dù có quyền được giữ im lặng nhưng do phải đối mặt với các cuộc thẩm vấn triền miên nên bị can, bị cáo rất khó thực hiện quyền này.

Thứ năm, Viện công tố ở Pháp có vị thế và những quyền hạn đặc biệt như: quyền được Dự thẩm thông báo về việc chuẩn bị tiến hành một số hoạt động điều tra như chuẩn bị tiến hành khám nghiệm hiện trưởng, khám xét; quyền được yêu cầu tham gia vào các hoạt động điều tra; quyền yêu cầu được xem hồ sơ vụ án bất cứ lúc nào trong quá trình tố tụng (nhưng trong vòng 24 giờ phải trả cho Dự thẩm), quyền yêu cầu Dự thẩm thực hiện mọi hành vi cần thiết để chứng minh sự thật. Nếu thấy cần phải kê biên, khám xét thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm gửi bản yêu cầu Dự thẩm thực hiện. Dự thẩm phải xin ý kiến của Viện công tổ trong phần lớn các trường hợp ra quyết định, dù đó là quyết định và việc trả tự do hay quyết định ra lệnh bắt giữ.

Thứ sáu, chứng cứ là các văn bản, tài liệu đóng vai trò quan trọng. Không những các tài liệu có ý nghĩa củng cố về các tình tiết trong vụ án mà trong một số loại án như lừa đảo, gian lận tài chính, các văn bản chính thức (từ cơ quan, tổ chức khác) cũng có giá trị lớn để chứng minh tội phạm. Trong đánh giá chứng cứ, Pháp áp dụng nguyên tắc “niềm tin nội tâm”. Việc đánh giá chứng cứ là tự do và không bị kiềm chế bởi nguyên tắc loại trừ chứng cứ. Pháp luật không đòi hỏi Thẩm phán phải cho biết những lý lẽ luận tội, không buộc Thẩm phán phải dựa vào các quy định về sự đầy đủ của bằng chứng mà chỉ đòi hỏi thẩm phán phải xem xét một cách thận trọng, vô tư, khách quan những bằng chứng buộc tội và những lập luận bảo chữa cho bị cáo. Do đó, dù có những lý lẽ luận tội, dù có sự đầy đủ về chứng cứ nhưng việc Thẩm phán có thực sự “tin vào sự phạm tội của bị cáo”, những lý lẽ, chứng cứ đó có thực sự phản ánh sự thật khách quan hay không hết sức quan trọng trong việc định tội.

Thứ bảy, khác với thủ tục mặc cả thú tội trong hệ thống thông luật - bị cáo có thể thú tội để đổi lấy một hình phạt nhẹ hơn. Ở Pháp, “Lời thú tội, giống như các chứng cứ khác, thuộc toàn quyền đánh giá của Thẩm phán”[15]. Thẩm phán có thể quyết định chấp nhận một phần hoặc toàn bộ lời thú tội. Bị cáo cũng có quyền rút lại lời thủ tội ở bất kỳ giai đoạn nào của tiến trình tổ tụng cho đến khi đệ trình lần cuối tại phiên tòa. Nguyên tắc “niềm tin nội tâm” cho phép Thẩm phán có thể kết tội dù lời thú tội đã được rút lại hoặc có thể tha bổng mặc dù lời thú tội đã được chứng minh. Tốt tụng hình sự Pháp không yêu cầu một lời thú tội phải được củng cố bằng một chứng cứ độc lập khác dù lời thú tội có giá trị chứng minh cao.

Thứ tám, trong giai đoạn xét xử, việc thẩm vấn trước Tòa phải do chủ tọa chủ động thực hiện chứ không phải do các bên. Luật sư của bên bị cáo và bên dân sự phải đặt câu hỏi trực tiếp thông qua chủ tọa, đôi khi họ cũng được trực tiếp chất vấn bị cáo.

Tuy nhiên, nghiên cứu nhiều quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hình sự Pháp lại có một số điểm tương đồng với mô hình tố tụng hình sự tranh tụng ở các nước theo truyền thống luật án lệ.

Thứ nhất, Cộng hòa Pháp thực hiện cơ chế xét xử có Bồi thẩm đoàn trong Tòa đại hình xét xử trọng tội. Và vì có Bồi thẩm đoàn tham gia trong các vụ xét xử đại hình nên quyết định của Tòa đại hình được xem như là quyết định của nhân dân. Do đó, không có thủ tục xét xử phúc thẩm đối với bản án của Tòa đại hình (vì quan niệm không ai có quyền phúc lại bản án do nhân dân đã tuyến). Tuy nhiên, vấn đề này hiện đang có nhiều ý kiến tranh luận cho rằng cần phải thiết lập Tòa phúc thẩm đại hình để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử và đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo.

Thứ hai, Viện công tố Pháp có thẩm quyền tùy nghi trong việc quyết định có truy tố hay không. Thẩm quyền này tương tự quyền tùy nghi truy tố của Viện công tố ở các nước theo truyền thống luật án lệ. Đây là điểm khác biệt giữa tổ tụng hình sự của Pháp với các nước theo truyền thống dân luật khác ở châu Âu vốn áp dụng nguyên tắc truy tố bắt buộc.

Thứ ba, Luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn tạm giữ, được điều tra ngay sau khi thân chủ bị xem xét, được tiếp cận với các tài liệu tố tụng. Luật sư có thể tự do xem xét hồ sơ và biệt chính xác về những vấn đề thân chủ của mình đang bị quy kết. Thậm chí, luật sư còn có quyền có được bản sao các văn bản tổ tụng nhưng phải trả lệ phi.

Những đặc điểm nêu trên đã làm cho tố tụng hình sự thẩm vấn của Pháp ngày càng mang tính chất tranh tụng.

Với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét xử và thủ tục tố tụng nêu trên đã giúp Hội đồng xét xử ở Pháp tương đổi độc lập và chủ động trong xét xử. Hội đồng xét xử độc lập với luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, trong quan hệ với cơ quan công tố, Thẩm phán vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định do cơ chế cơ quan công tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) và tham gia tố tụng để cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc dân sự đang được giải quyết tại Tòa án.

Nhìn chung, cơ chế bảo hiến cùng với một số phương thức khác như: chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, nhiệm kỳ, lương bổng của Thẩm phán đã góp phần đảm bảo sự độc lập của tòa án ở Cộng hòa. Pháp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mô hình tố tụng thẩm vấn nên Hội đồng xét xử ở Cộng hòa Pháp không hoàn toàn độc lập trong quá trình xét xử.

 


[1]Đào Trí Úc (2011), Xác định tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là hoạt động trong tâm, https://tks odu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/276, truy cập ngày 30/9/2020

[2] Văn phỏng Quốc hội (2009), “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958". Điều 64 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê

[3] Văn phỏng Quốc hội (2009), “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958". Điều 64 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê

[4] Văn phỏng Quốc hội (2009), “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958". Điều 64 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê

[5] Văn phòng Quốc hội (2009). “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958". Điều 37 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê.

[6] Thái Vĩnh Thắng (2013), Các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mô hình phù hợp với Việt Nam, http://www.lapphap.vn/Pages/ tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 207455, truy cập ngày 30/9/2020.

[7] Văn phòng Quốc hội (2009), “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958”. Điều 62 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê.

[8] Văn phòng Quốc hội (2009), “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958”, Điều 58, 59 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê.

[9] Văn phòng Quốc hội (2009) “Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp năm 1958”, Điều 64 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê.

[10] Năm 2009, mức lương khởi điểm dành cho thẩm phán ở Pháp khi mới vào nghề là 1.400 euro, tương đương 28 triệu đồng Việt Nam tháng

[11] Nguyễn Hữu Huyên (2009), Các nghề tư pháp ở cộng hòa Pháp, http các nghe-tu-phap-o-cong-hoa-phapaspx, truy cập ngày luatminhkhue.vn 30/9/2020.

[12] Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb, Công an nhân dân, tr. 163

[13] Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an nhân dân, tr.168

[14] Các tỏa hành chính chuyên biệt gồm: Tòa kiểm toán, Tòa kỷ luật ngân sách, Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp dịch vụ y tế và xã hội, Ủy ban Trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn, an nhân dân, tr. 168

[15] Bộ luật Tổ tụng hình sự Cộng hòa Pháp, Điều 428

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành