Thứ sáu, 17 Tháng 11 2023 07:49

Tính độc lập của Tòa án ở Trung Quốc theo mô hình tố tụng kết hợp

Điều 126 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Điều 5 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định Tòa án nhân dân thực hiện thẩm quyền xét xử một cách độc lập và không bị can thiệp bởi bất kỷ cơ quan hành chính, tổ chức công quyền hay cá nhân nào. Tuy nhiên, trên thực tế, sự độc lập của Tòa án ở Trung Quốc luôn phải chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố đến từ cả trong lẫn ngoài Tòa án như vấn đề bảo hộ địa phương, chi phối tài chính, sự can thiệp quyền lực[1]. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các quan điểm nghiên cứu về độc lập Tòa án đặt trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác, với truyền thông và dư luận xã hội.

Sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Trung Quốc

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Trung Quốc cũng như theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc, Tòa án không có sự độc lập hoàn toàn với cơ quan lập pháp (Đại hội đại biểu nhân dân). Đó là vì:

Tòa án nhân dân các cấp do Đại hội đại biểu nhân dân các cấp thành lập nên và phải chịu trách nhiệm, chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân. Điều 3 Hiến pháp 1982 quy định: “Cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan giám sát, cơ quan Thẩm phán, viện kiểm sát do Đại hội Đại biểu nhân dân thành lập, phải chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân”. Như vậy, Tòa án hoàn toàn phụ thuộc vào Đại hội đại biểu nhân dân về tổ chức cũng như hoạt động.

Về mặt tổ chức, vị trí chính trị của cơ quan lập pháp cao hơn tất cả cơ quan hành pháp lẫn cơ quan tư pháp, các vị trí lãnh đạo cấp cao của Tòa án đều do cơ quan lập pháp lựa chọn ra thông qua con đường chính trị, theo đó cơ quan lập pháp có thẩm quyền chỉ đạo và giám sát đổi Tòa án, dựa vào danh nghĩa đại diện cho ý chỉ của nhân dân thực hiện được “quyền sinh quyền sát” đối với các cơ quan khác trong đó có Tòa án, trong khi các cơ quan khác thì không có thẩm quyền tác động lại tương tự như vậy với cơ quan lập pháp. Biểu hiện rõ nhất là Đại hội đại biểu nhân dân có thể thông qua Nghị quyết Hội nghị để xóa bỏ hoặc cải tổ tổ chức của cơ quan khác. Do đó, độc lập của Tòa án cũng không ngoại lệ, các quyền tư pháp của Tòa án cũng là do cơ quan lập pháp trao cho, nên về mặt lý thuyết thì quyền này cũng có thể bị nó rút lại trao cho chủ thể khác. Vì vậy, Phan Đồng Nhân (2011) cho rằng, bản thân quy định này của Hiến pháp đã tự phủ nhận tính độc lập của Tòa án trong mối quan hệ với nhánh quyền lực lập pháp[2].

Về cơ chế giám sát, hàng năm, Tòa án các cấp đều phải bảo công tác hàng năm của mình lên Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, và phải được Hội nghị biểu quyết thông qua. Đây được xem là con đường chủ yếu nhất mà Đại hội đại biểu nhân dân các cấp thực hiện giám sát Tòa án[3]. Tuy nhiên, nếu Báo cáo không được thông qua thì Tòa án cũng không phải chịu trách nhiệm gì mà hậu quả nhiều nhất thì cũng chỉ là “mất mặt”. Vương Âu Quân (2014) nhận định, việc chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp của Tòa án ở Trung Quốc, về mặt bản chất, chỉ là sự chịu trách nhiệm về mặt chính trị chứ không phải là chịu trách nhiệm về công việc. Đây là điểm giúp giảm bớt sự phụ thuộc của Tòa án đối với cơ quan lập pháp. Song, một số học giả Trung Quốc lại cho rằng, trong tương tai, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về tính chịu trách nhiệm của Tòa án đối với các báo cáo, trọng điểm của hoạt động giám sát của cơ quan lập pháp đối với Tòa án nên là sự giám sát đối với những cá nhân đã được cơ quan lập pháp bổ nhiệm, đó mới chính là hàm ý mà Hiến pháp muốn hướng tới[4].

Đối lập với sự tác động thiếu quyền uy của cơ chế giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân các cấp đối với hoạt động xét xử độc lập của Tòa án theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật như trên, trên thực tế, Đại hội đại biểu nhân dân các cấp lại có thể thông qua nhiều con đường phi chính thức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độc lập xét xử của Tòa án. Chẳng hạn, một số đương sự do không đồng ý với phán quyết của Tòa án thưởng đến cầu cứu Đại hội đại biểu nhân dân, theo đó một số Đại hội đại biểu nhân dân coi mình như “Thanh Thiên Bao đại nhân”, đã can thiệp thô bạo vào hoạt động xét xử của Tòa án. Thậm chí, trong một số vụ án đương sự bản thân cũng vừa là Đại hội đại biểu nhân dân đã dùng “thẻ đại biểu” của mình đến yêu cầu Tòa án giải quyết xử án, thậm chí miệt thị, uy hiếp Tòa án[5]. Trương Tân Bảo (2012) cho rằng, đối với những trường hợp như vậy, cái mà họ yêu cầu Tòa án giải quyết là lợi ích của chính bản thân họ chứ không phải là đại diện cho lợi ích của nhân dân, quân chủng. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả cho rằng cần phải tiến hành quy định lại về trình tự và phạm vi chức trách trong thực hiện giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân các cấp đối với Tòa án, cần xác định đây là việc thực hành quyền lực công. phải tuân theo quy định của pháp luật, đối với những trường hợp mà án kiện liên quan đến đương sự là Đại biểu nhân dân các cấp th cần hạn chế một phần quyền của Đại biểu đó (ví dụ như quyền bỏ phiếu đối với Báo cáo công tác của Tòa án). Trường Sinh (2014) cùng chung nhận định rằng, cần có quy định đảm bảo Đại hội đại biểu nhân dân không được can thiệp vào hoạt động xét xử cụ thể của Tòa án thì Tòa án mới có thể thực hiện được quyền xét xử độc lập, phán quyết nó đưa ra mới đảm bảo được tính công bằng[6].

Trong quan hệ với cơ quan hành pháp, Điều 31 Hiến pháp 1992, và Điều 4 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân Trung Quốc quy định: “Tòa án nhân dân căn cứ vào quy định pháp luật độc lập thực hiện xét xử, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính, tổ chức xã hội hay cả nhân nào”.

Như vậy, Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án đã quy định Tòa án xét xử độc lập không chịu sự chi phối của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội hay bất kỳ cá nhân nào. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan hành chính dựa trên ưu thế về địa vị chính trị, năng lực tài chính, cơ ché quản lý nhân sự..., vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào hoạt động xét xử độc lập của Tòa án. Cụ thể:

Về địa vị chính trị, theo Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), các căn cứ thực hiện quyền tư pháp của độc lập Tòa án chịu sự can thiệp từ phía cơ quan hành chính. Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân Trung Quốc quy định, Tòa án thực hiện quyền xét xử độc lập dựa theo pháp luật. “Dựa theo pháp luật” được các tác giả lý giải là pháp luật theo nghĩa rộng, có nghĩa là cần dựa vào Hiến pháp, pháp luật, văn bản quy phạm hành chính, Luật tổ chức Tòa án, Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính... Vậy mà trong thực tiễn khi Tòa án thực hiện quyền tư pháp ngoài việc dựa vào các văn bản pháp lý trên, còn cần căn cứ vào cả chính sách, quy tắc, quyết định thậm chí là kết luận hội nghị của cơ quan hành chính. Điều đó khiến cho các căn cứ tư pháp bị chính sách hóa, phạm vi quá rộng, làm sản sinh ra những ảnh hưởng bất lợi đến tính trung lập, khách quan và công bằng của hoạt động Tòa án[7].

Về cơ chế quản lý nhân sự, Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), Trương Tân Bảo (2012) đều cho rằng quản lý nhân sự Tòa án chịu sự tác động từ cơ quan hành chính. Tòa án bắt buộc phải căn cứ theo các quy định nhân sự do cơ quan hành chính quy định để thực hiện hoạt động quản lý đối với Thẩm phán. Việc bổ nhiệm, bãi miễn nhân sự Tòa án chịu sự điều chỉnh của cơ quan hành chính, Các quy định đối với lực lượng Thẩm phán hòa nhập vào cùng cơ chế quản lý công chức. Trong khi đó, tính cởi mở, tính chủ động trong chức trách của công chức trái ngược hoàn toàn với tính khép kín, tỉnh bị động trong chức trách của Thẩm phán bởi đây là những công việc có thuộc tính hoàn toàn khác nhau. Do vậy, dùng cùng một cơ chế quản lý nhân sự cho hai đối tượng này là đi ngược lại với bản chất ngành nghề đặt trưng của mỗi lĩnh vực[8].

Về tài chính, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc lên kế hoạch và phân bổ kinh phí cho hoạt động của Tòa án do cơ quan hành chính địa phương lên kế hoạch và quyết định. Kinh phí hoạt động của Tòa án các cấp đều do Tài chính địa phương quyết định, sự vận hành của Tòa án dựa vào sự hỗ trợ kinh tế của tài chính địa phương, điều này khiến cho Tòa án nhân dân rơi vào thế bị động. Như vậy, khiến cho việc xét xử những vụ án liên quan đến địa phương khó tránh khỏi ảnh hưởng của bảo hộ địa phương trong thực hiện độc lập xét xử[9], tạo nên cục diện Tòa án bị “hành chính hóa”, “địa phương hóa” ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, khiến cho Tòa án mất đi tính độc lập nhất định của nó. Nhiều Thẩm phán Tòa án tối cao ở Trung Quốc đã thẳng thắn thừa nhận rằng ở Trung Quốc đang tồn tại một hiện tượng đó là “Tòa cấp huyện không xử nối Ủy ban cấp huyện”[10].

Chẳng hạn, Trường Tân Bảo (2012) chỉ ra rằng, khi mọi thứ đều lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm thì Chính phủ các cấp vừa là chủ thể thiết lập lên vận động thị trường, vừa là chủ thể giám sát hành vi của thị trưởng, và cũng đồng thời là chủ thể tham gia vào cạnh tranh trong thị trường. Mô hình mà Chính phủ đảm nhiệm đồng thời cả hai chức năng vừa là vận động viên, vừa là trọng tài này đã khiến cho các hoạt động của Chính phủ thường xuyên can thiệp vào sự độc lập trong xét xử của Tòa án, làm tổn hại tính quyền uy của pháp chế, cũng đồng thời sản sinh ra hiệu ứng tiêu cực trong quần chúng nhân dân[11]. Tác giả đã viện dẫn vi dụ là Ủy ban cấp tỉnh gửi công văn lên Tòa án tối cao đề nghị can thiệp phản quyết xử án[12], thậm chí có cả việc Hội nghị Ủy ban hành chính địa phương phủ quyết hiệu lực phán quyết của Tòa án[13]. Từ đó, tác giả nhận định, đó là những biểu hiện cơ quan hành chính can thiệp thô bạo vào hoạt động xét xử độc lập của Tòa án, là sự thách thức và xem thường đối với quyền uy của hoạt động tư pháp, là hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Do vậy, tác giả cho rằng, để có thể thực hiện được nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án, thì việc trước tiên cần phải làm là đề phòng và ngăn chặn sự can thiệp của cơ quan hành chính vào hoạt động xét xử[14].

Do vậy, các học giả khuyến nghị, độc lập của Tòa án cần gắn với độc lập về tài chính. Và để thực hiện điều này, các tác giả Dụ Hải Long, Lưu Thục Quân, Lưu Ngọc Bình (1999) cho rằng, độc lập về kinh phí của Tòa án phải có tiền đề là sự ủng hộ hiệu quả từ nguồn tài chính quốc gia, chứ không phải là sự phụ thuộc vào cơ quan hành pháp[15].

Sự độc lập giữa các Tòa án với nhau ở Trung Quốc

Hiến pháp, pháp luật và các văn bản có liên quan của Trung Quốc định: “Tòa án nhân dân tối cao giám sát công tác xét xử quy của Tòa án nhân dân các cấp và các Tòa án chuyên môn, Tòa án cấp trên giảm sát công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp dưới”[16].

Như vậy, mối quan hệ giữa Tòa án cấp trên và tòa cấp dưới là mối quan hệ giám sát, là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể giám sát và một bên là chủ thể bị giám sát[17]. Khi phát hiện ra các hành vi bất hợp pháp, thì Tòa án cấp trên chỉ có thể căn cứ theo trinh tự pháp luật quy định thực hiện cải chính chứ không thể trực tiếp ra chỉ thị. Tòa án cấp trên chỉ có thể dựa vào chức trách quyền hạn để đưa ra quyết định duy trì, sửa đổi hoặc hủy bỏ đối với quyết định bản án của tòa cấp dưới[18].

Năm 2010, Tòa án tối cao Trung Quốc cũng đã ban hành “Một số ý kiến chỉ đạo về mối quan hệ nghiệp vụ xét xử giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới” trong đó có quy định một số nguyên tắc cụ thể như: Tòa án cấp trên không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, không được áp dụng các biện pháp mang tính chất hành chính để thực hiện “quyền chỉ huy” đối với Tòa án cấp dưới, không được trực tiếp đưa ra các kết luận về kết quả xét xử của Tòa án cấp dưới. Tòa án cấp dưới cũng không nhất thiết phải báo cáo kết quả xử án hoặc thỉnh cầu ý kiến xét xử của Tòa án cấp trên. Tuy nhiên, đối với quyền giải thích tư pháp về pháp luật và áp dụng pháp luật của Tòa án tối cao thì hệ thống Tòa án trong toàn quốc ở Trung Quốc đều phải tuân thủ chấp hành theo; và phán quyết do Tòa án cấp trên xét xử đưa ra thì Tòa án cấp dưới phải có trách nhiệm chấp hành.

Về vấn đề thẩm quyền xét xử, Tòa án cấp cơ sở và Tòa án cấp trung (là Tòa án được thành lập ở các thành phố trực thuộc tỉnh, khu tự trị) được thực hiện xét xử cấp sơ thẩm, khi cần thiết thì có thể căn cứ theo quy định pháp luật đề nghị Tòa án cấp trên thực hiện xét xử đối với những vụ án quan trọng, phức tạp hoặc có hình thức phạm tôi mới.

Về yêu cầu xét xử lại, khi Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra xác minh rõ tình tiết vụ án, thì Tòa án cấp trên không thể lấy lý do sự thật không rõ ràng, chứng cứ không đầy đủ để đưa ra yêu cầu xét xử lại; Để có thể đưa ra yêu cầu xét xử lại, thì Tòa cấp trên cần phải trình bày rõ lý do và các căn cứ pháp lý để đưa ra quyết định đó, và quyết định yêu cầu xét xử lại này chỉ có thể được ban hành duy nhất một lần, phải tuân theo trinh tự pháp luật quy định...[19]

Như vậy, về mặt nguyên tắc. Hiến pháp, pháp luật và các văn bản có liên quan quy định Tòa án các cấp độc lập trong xét xử và Tòa án cấp trên không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Tuy nhiên, trên thực tiễn, sự lạm dụng cơ chế thỉnh cầu ý kiến của Tòa án cấp dưới đối với cấp trên về việc xử án cùng với đó cơ chế ban hành quyết định yêu cầu xét xử lại cấp sơ thẩm ở Trung Quốc khiến cho nguyên tắc độc lập giữa các Tòa án bị ảnh hưởng. Theo nhận định của Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), Mã Tiến Bảo, La Gia Hân (2012), Lý Dương (2015), cơ chế thịnh cầu ý kiến và yêu cầu xét xử lại cấp sơ thẩm đã làm sai lệch đi bản chát ché giám sát của Tòa án nhân dân cấp trên đối với Tòa án nhân dân cấp dưới, khiến cho mối quan hệ giám sát giữa Tòa án cấp trên và cấp dưới biển tướng trở thành mối quan hệ lãnh đạo hành chính, làm hạn chế năng lực tư duy độc lập và việc độc lập trong giải quyết các vụ án phức tạp của Tòa án cấp dưới, hạn chế việc nâng cao trình độ tổ chất nghiệp vụ của toàn cấp dưới. Điều này cũng hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc thẩm quyền xét xử, nó đồng thời cũng gây ra bất lợi trong việc thực hiện quyền khởi kiện và kháng cáo trong cơ chế hai cấp xét xử chung thẩm của người khởi kiện. Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế yêu cầu xét xử lại, tòa cấp trên có thể phán quyết hủy bỏ phán quyết của tòa sơ thẩm, ban hành quyết định yêu cầu tòa sơ thẩm xét xử lại; đồng thời bản thân tòa cấp trên đó cũng có thể tự thực hiện điều tra và sửa đổi phán quyết sơ thẩm. Việc quy định nhiều sự lựa chọn này khiến cho trình tự tư pháp thiếu tính thống nhất và ổn định. Hơn nữa, về mặt nguyên tắc, việc ra quyết định yêu cầu xét xử lại chỉ được thực hiện một lần, song trên thực tế, nó lại không hề bị hạn chế, điều này đã tạo lên vòng tròn tố tụng không ngừng, khiến cho mối quan hệ giữa Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp trên trở nên luẩn quẩn, mãi không thể giải quyết được vụ án[20].

Sự độc lập của Tòa án với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, nhưng pháp luật cho phép nhiều đảng chính trị được hoạt động. Tuy nhiên, các đảng phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 quy định: “Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ tồn tại và phát triển lâu dài[21]. Thay vì tranh giành ảnh hưởng, hợp tác nhiều đảng được coi là đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị - xã hội Trung Quốc. Ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền, tám đảng khác hoạt động với mục đích tồn tại cùng nhau nên các đảng đó hầu như không có sự kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng mà chỉ có Đảng Cộng sản thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước.

Lời nói đầu của Hiến pháp 1982 và Cương lĩnh Đảng cộng sản Trung Quốc ghi nhận: Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện thống nhất Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản lý nhà nước theo pháp luật. Đảng cần hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp tích cực chủ động, có trách nhiệm độc lập và điều hòa thống nhất các hoạt động của nhà nước. Đồng thời, Hiến pháp Trung Quốc cũng quy định: “Bất cứ cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các đảng phái chính trị, các đoàn thể xã hội, các tổ chức đơn vị sự nghiệp nào cũng đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều phải bị truy cứu”[22].

Có thể nói, mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và độc lập Tòa án ở Trung Quốc chỉ được xác định dựa trên những quy định mang tình nguyên tắc tổng thể. Trên thực tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng đối với độc lập Tòa án, được biểu hiện như sau:

Về nguyên tắc, Đảng lãnh đạo Tòa án trên hai phương diện chính trị, tư tưởng và tổ chức[23]. Nghiên cứu của Trương Tân Bảo chỉ ra rằng: trên phương diện chính trị, tư tưởng. Đăng thông qua các hoạt động của mình xây dựng pháp luật, chính sách, xác lập nên phương hưởng chủ đạo, tạo ra điều kiện để Tòa án xét xử độc lập, để hoạt động xét xử không xa rời tính quần chúng, tính dân chủ pháp chế, thiết lập lên quyền uy của tư pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự phối hợp điều hành của Ủy ban chính trị pháp luật, Tòa án nhân dân các cấp độc lập thực hiện xét xử. Theo đó, tác giả nhận định việc xét xử độc lập của Tòa án cũng chính là kiên định sự lãnh đạo của Đảng. Về mặt tổ chức nhân sự, tác giả cho rằng con đường lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc gia thể hiện thông qua việc bổ miễn nhiệm cán bộ, mà trong đó Tòa án nhân dân là một trong những chủ thể thực thi. Một số nhà nghiên cứu trong đó có nhóm tác giả Viên Lâm, Mao Ái Bình cho rằng, việc đảng ủy có quyền quyết định trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự của Tòa án nhân dân chính là nhân tố khiến cho các cơ quan tư pháp không thể thực hiện quyền tư pháp độc lập[24].

Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng được thừa nhận về mặt nguyên tắc như trên, trong thực tiễn, lãnh đạo của Đảng đối với Tòa án còn thể hiện qua sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Ủy ban chính trị pháp luật do Đảng ủy các cấp thành lập ở Trung Quốc có vai trò chỉ đạo về mặt nghiệp vụ công tác tư pháp của Tòa án[25]. Nhiều vụ án phức tạp hầu như đều do cơ quan này bàn bạc đưa ra quyết định rồi mới giao Tòa án giải quyết. Trong khi đó, tư pháp vốn cần phải tuân thủ trình tự pháp lý đã quy định chứ không thể xử án dựa trên chủ trương nhất thời của đảng ủy các cấp, tư pháp cần chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc; việc chấp hành pháp luật nghiêm túc đó cũng chính là kiên định sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, một số kiến nghị cho rằng, cơ quan lãnh đạo đảng các cấp nên nỗ lực hỗ trợ và ủng hộ cơ quan tư pháp độc lập thực hiện quyền hạn của mình, giúp đỡ cơ quan tư pháp loại bỏ những can dự và áp lực đến từ các thế lực bên ngoài chứ không phải là sự can thiệp hoạt động xét xử tư pháp một cách tuỳ tiện[26]. Nghiên cứu của Trương Tân Bảo cũng đưa ra nhận định, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử từ pháp nên là sự lãnh đạo về mặt tổ chức đảng ủy, là sự lãnh đạo tuân thủ nghiêm túc trình tự pháp lý chứ không phải là sự can thiệp cá nhân, không phải là sự tác động cụ thể vào từng vụ án. Do vậy, tác giả cho rằng, việc thông qua các hình thức như Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy để thực hiện phủ quyết các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc dựa vào danh nghĩa của đảng ủy để can thiệp vào các phản quyết xét xử của từng vụ án cụ thể đều là những hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật và cương lĩnh của Đảng[27].

Nói tóm lại, về sự độc lập của Tòa án Trung Quốc, mặc dù Hiến pháp và pháp luật Trung Quốc đã quy định nguyên tắc độc lập của Tòa án, nhưng Hiến pháp và pháp luật vẫn chưa có cơ chế đảm bảo cho việc thực thi nguyên tắc này. Chính vì vậy, Tòa án không được đảm bảo độc lập với Đảng Cộng sản Trung Quốc, với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Trong nội bộ Tòa án, việc Tòa cấp trên can thiệp vào việc xét xử của Tòa cấp dưới hoặc chế độ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo xử án cũng làm mất đi tính độc lập của Tòa án cấp dưới. Trong mối quan hệ với cơ quan công an, Tòa án độc lập xét xử, thực hiện kiểm soát đối với cơ quan công an thông qua việc đánh giá của Tòa án trong xét xử hình sự đối với các kết quả điều tra của cơ quan công an. Tuy nhiên, cơ quan công an lại có những ưu thế như quyền điều tra ưu tiên; quyền thực hiện một số biện pháp hạn chế tự do không cần thông qua quy trình tư pháp; thậm chí còn có quyền tự ý đưa ra các giải thích trình tự pháp lý một cách tuỳ tiện. Với Viện kiểm sát, Tòa án có quan hệ hai chiều chế ước lẫn nhau.

 


[1] Viên Lâm, Mao Ải Bình, "Bản về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,我《群文天地》,2011 3,169).

[2] Phan Đồng Nhân, sđd, tr. 56.

[3] Trường Tân Bảo, sđd, tr. 11

[4] Đồng Chi Vĩ, “Đại hội Đại biểu nhân dân giám sát Tòa án theo pháp luật như thế nào", Blog sina, 20/11/2013 ( 2i: “AX & là 督法院”,载《新浪博客》,20131120); Hàn Dai Nguyên, "Xem xét kỹ những điều khoản Hiến pháp”, Tạp chí Luật học Thanh Hoa, số 6, năm 2012 ((韩大元:“认真对待我国宪法文本”,载《清华法学》, 2012–617); Thái Định Kiếm, “Đẩy mạnh giảm sát của Đại hội đại biểu nhân dân cần sự ủng hộ về quy trình”, Tạp chí Diễn đàn Nhân dân, só 5, năm 2006 (蔡定:“强人大监督亟待程序支持”,载《人民 论坛》,2006年第5)

[5] Trương Tân Bảo, "Độc lập và công bằng tư pháp là mục tiêu giá trị của nhà nước pháp chế”. Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012, tr. 11 (张新宝:“司法独立和公正是法治国家的价值目标”,载《法学》。2 012年第1,11)

[6] Trương Sinh, “Tòa án trong bối cảnh nhà nước pháp quyền: Quyền độc lập xét xứ và những thách thức mà nó phải đối diện”, Tạp chí Lời quần chúng, số 11, năm 2014, tr. 14 (KLISTER TED: Ti 权独立及面临的困难”,获《群 言》,2014年第11,14)

[7] Viên Lâm, Mao Ái Bình, "Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天地》,2011 3,169).

[8] Viên Lâm, Mao Ái Bình, “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quân văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天地》,2011 3,169).

[9] Viên Lâm, Mao Ái Bình, "Bản về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”. Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天地》,2011 3,169)

[10] Bắc Kinh Văn báo, “Xóa bỏ lao động giáo dưỡng. Tòa án độc lập xét xử", Tạp chí Điểm nhìn, tháng 1, năm 2014, tr. 9 (LRICH, "lên đồ 动教养、法院 独立审判”,载《看点》。2014年第1,9).

[11] Trương Tân Bảo, "Độc lập và công bằng tư pháp là mục tiêu giá trị của nhà nước pháp chế”, Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012, tr. 12 (张新宝:“司法独立和公正是法治国家的价值目标”,载《法学》,2 012年第1,12)

[12] Ngày 4/5/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Thiểm Tây gửi công văn “Báo cáo về tình hình giải quyết tranh chấp quyền khoáng sản giữa Viện Tây Kham và công ty Khải Kỳ Lai" lên Tòa án Nhân dân tối cao. Trong công văn, Ủy ban có viết “Thỉnh cầu Tòa án nhân dân tối cao dựa vào chứng cứ thực tiễn, lấy pháp luật làm cơ sở xem xét thấu đáo và chủ trọng cục diện phát triển tốt đẹp không dễ gì có được hiện nay của tỉnh Thiểm Tây, đưa ra phán quyết đúng đắn", Công văn cũng cho rằng “Sự lý giải của Tòa án cấp cao của tỉnh trong viện dẫn căn cứ văn bản không chính xác”, “nếu duy trì phán quyết của Tòa

cấp cao tỉnh sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực to lớn cho cục diện phát triển và sự ổn định của tỉnh Thiểm Tây".

[13] Sự kiện này diễn ra vào năm 2010 ở tỉnh Thiểm Tây được gọi là “Sự kiện 17.7”, khi xảy ra vụ đánh nhau bằng khí giới tập thể giữa người dân thôn Phản Hà và mỏ than Sơn Đông ở thị trấn Ba La huyện Hoàng Sơn thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây. Sự kiện này bắt nguồn từ tranh chấp về quyền khoáng sản, được Tòa án trung cấp thành phố Du Lâm xét xử vào năm 2005, Tòa án cấp cao tỉnh Thiểm Tây ra quyết định giữ nguyên phán quyết bản án sơ thẩm vào năm 2007 nhưng mấy năm sau cũng không được thực thi. Tháng 3 năm 2012 Phỏng tài nguyên đất đai tỉnh Thiêm Tây đã tổ chức cuộc họp Hội nghị hiệp thương hòa giải, dựa trên quyết định của Hội nghị phủ quyết phán quyết của Tòa án.

[14] Trương Tân Bảo, “Độc lập và công bằng tư pháp là mục tiêu giá trị của nhà nước pháp chế”, Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012, trở 12 (张新宝:“司法独立和公正是法治国家的价值目标”,载《法学》,2 012年第1,12)

[15] Dụ Hải Long, Lưu Thục Quân, Lưu Ngọc Bình, sđd, tr. 32.

[16] Điều 132 Hiến pháp 1982 (sửa đổi) và Điều 10 Luật Tổ chức tòa án nhân dân đều quy định giống nhau.

[17] Vương Quân, “Bình luận về quy phạm mối quan hệ Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới”, Tạp chí Diễn đàn Chính trị Pháp luật, số 2, năm 2014, tt151 (王俊:“论上下级法院关系的规范”,载《政法论坛》 2014年第2,151).

[18] Trương Nghĩa Đinh, Lưu Quân, “Nghiên cứu vấn đề quyền hạn và phạm vì giám sát, chỉ đạo của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới". Tạp chỉ Thị trường Trung Quốc, số 33, năm 2013, tr. 170, 171 (EXI 刘君:“级法院对下级法院指导、监督的权限、范围问题研究”, 《中国市场》2013年第33,170171)

[19] Trương Nghĩa Đinh, Lưu Quân, “Nghiên cứu vấn đề quyền hạn và phạm vi giám sát, chỉ đạo của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới", Tạp chí Thị trường Trung Quốc, số 33, năm 2013, tr. 170, 171 (张义项、刘君:“级法院对下级法院指导、监督的权限、范围问题 研究”,载《中国市场》2013年第33,170-171)

[20] Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”, Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169, 188 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天 地》,2011 3H, 169, 188 31 ) ; Mã Tiến Bảo, La Gia Hân, “Những vấn đề rắc rối của pháp luật về độc lập xét xử của Tòa án và ý kiến sửa đổi", Tạp chí Chính trị Pháp luật, số 6, năm 2012, tr. 80 (1FR, WI “法院独立审判的困惑与改革设想”,载《政法学刊》2012年第 6), 3428031); Lý Dương, “Mạn đàm về nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án”, Tạp chí Pháp chế và Xã hội, số 5, năm 2015, tr. 108 (李洋:“浅析人民法院独立审判原则”,载《法制与社会》,2015 5,108)

[21] Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học (2009), Tuyển tập Hiển pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr. 242

[22] Văn phòng Quốc hội (2009), “Hiển pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982", Điều 5 trong Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê.

[23] Trương Tân Bảo (2012), “Độc lập và công bằng tư pháp là mục tiêu giả trị của nhà nước pháp chế", Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012, t T (张新宝:“司法独立和公正是法治国家的价值目标”,载《法学》,2 012年第1,11).

[24] Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), “Bàn về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”. Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,我《群文天地, 20113,169页》).

[25] Phan Đồng Nhân (2011), “Từ độc lập Tòa án đến độc lập thẩm phân Mạn đàm về nguyên tắc độc lập tư pháp". Tạp chí Học viện Hành chính Liêu Ninh, số 5, năm 2011, tr. 56 (A:“MIDIFIE 一浅析我国的司法独立原期”,载《辽宁行政学院学报》2011年第 5期第56)

[26] Viên Lâm, Mao Ái Bình (2011), “Bản về độc lập của Tòa án và độc lập của thẩm phán”. Tạp chí Quần văn Thiên địa, số 3, năm 2011, tr. 169 (袁琳、毛爱萍:“论法院独立与法官独立”,载《群文天地. 2011 3,169).

[27] Trương Tân Bảo (2012), “Độc lập và công bằng tư pháp là mục tiêu giá trị của nhà nước pháp chế”, Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012, tr. 11 (张新宝:“司法独立和公正是法治国家的价值目标”,载《法学, 2 012年第1,11).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành