Thứ ba, 12 Tháng 12 2023 04:20

Khái quát về thẩm quyền của các Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của các nước thành viên Hiệp định CPTPP

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của Tòa án ở Canada

Hệ thống Tòa án ở Canada đứng đầu bởi Tòa tối cao Canada (Supreme Court of Canada), bên dưới là các hệ thống Tòa án song song, bao gồm: Hệ thống Tòa án liên bang, bao gồm Tòa án liên bang (Federal Court), Tòa án Thuế Canada (Tax Court of Canada), Tòa án phúc thẩm liên bang (Federal Court of Appeal), và các hệ thống tòa án cấp bang. Mỗi bang (tỉnh/vùng lãnh thổ) của Canada có một hệ thống tòa án riêng, được quy định trong pháp luật của từng bang. Trừ vùng lãnh thể Nunavut (chỉ có 01 cấp tòa), về cơ bản, các hệ thống tòa án cấp bang của Canada được thiết kế tương tự nhau, với 03 cấp cơ sở bang (provincial/territorial courts), Tòa cấp cao bang (provicial/territorial superior courts) và Tòa phúc thẩm bang (provincial/territorial courts of appeal)[1].

Việc phân chia thẩm quyền giữa các cấp tòa án bang cũng như quy trình tố tụng của tòa án mỗi bang được điều chỉnh riêng bởi pháp luật của từng bang.

Bên cạnh hệ thống Tòa án, hoạt động giải quyết tranh chấp của Canada còn có thể được thực hiện bởi một hệ thống bán tư pháp là các Hội đồng hành chính liên bang/bang (federal provincial/territorial administrative tribunals). Đây là các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đồng thời xử lý các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực chuyên môn đặc thù (ví dụ: chứng khoán, cạnh tranh...). Các Hội đồng hành chính này không thuộc hệ thống Tòa án Canađa, thực hiện việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ thẩm quyền được quy định bởi các luật chuyên ngành cấp bang hoặc liên bang với thủ tục tố tụng đơn giản, linh hoạt hơn thủ tục tại Tòa án[2].

Về tổ chức nội bộ của các tòa án, mỗi tòa án Canada thường là một thể thống nhất, không phân chia ch thành các tòa chuyên trách. Tuy nhiên, nhiều tòa vẫn thanh chia các nhóm thẩm phán chuyên biệt trong một số lĩnh vực, ví dụ: Tòa cấp cao có thể có nhóm thẩm phán riêng chuyên xử lý các vụ tranh chấp thương mại có giá trị tranh chấp lớn, phức tạp; các vụ phúc thẩm bản án của tòa cấp dưới...

Liên quan tới các tranh chấp thương mại, đầu tư, thẩm quyền của các Tòa án Canada được phân chia như tóm tắt dưới đây:

* Thẩm quyền của các Tòa án liên bang

(i) Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa liên bang (The Federal Court)

Tòa liên bang có thẩm quyền xét xử đối với các tranh chấp thương mại, đầu tư nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp sau: Tranh chấp liên quan tới nhiều bang hoặc liên bang - bang; Tranh chấp liên quan tới tài sản trí tuệ; Tranh chấp về các vụ việc theo pháp luật cạnh tranh;

- Rà soát tư pháp (judicial review - một dạng xét xử phúc thẩm nhưng hạn chế phạm vi tác động đến nội dung) đối với các quyết định của các Hội đồng hành chính liên bang.

(ii) Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Thuế (The Tax Court of Canada)

Tòa án Thuế là Tòa chuyên trách, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các tranh chấp liên quan tới các luật thuế được liệt kê trong Luật Tòa án thuế, trong đó có một số luật thuế có thể liên quan tới nhà đầu tư và/hoặc thương nhân nước ngoài, ví dụ: Luật Thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp), Luật Thuế bảo hiểm thất nghiệp, Phần IX Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập từ xăng dầu, khí gas, Luật Thuế xuất nhập sản phẩm văn hóa, Phần V.1 Luật Hải quan, Luật Phí xuất khẩu sản phẩm gỗ mềm.

(iii) Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa phúc thẩm liên bang (The Federal Court of Appeal) Tòa phúc thẩm liên bang có thẩm quyền:

- Xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa liên bang, Tòa án Thuế; Rà soát tư pháp các quyết định của một số Hội đồng hành chính cấp liên bang (được liệt kê trong Luật các Tòa án liên bang, ví dụ: Ủy ban thương mại quốc tế Canađa, Ủy ban cạnh tranh Canada...); Phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang có thể bị kháng cáo lên Tòa tối cao Canada.

* Thẩm quyền của các Tòa án bang

Như đã đề cập, ngoài các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án liên bang, tất cả các tranh chấp còn lại đều thuộc thẩm quyền của các Tòa án bang. Như vậy, các tranh chấp thương mại, đầu tư không thuộc phạm vi của các Tòa liên bang ở trên nếu khởi kiện ra Tòa án đều sẽ thuộc thẩm quyền của các Tòa án bang theo quy định của pháp luật từng bang. Phần lớn các tranh chấp thương mại, đầu tư ở Canada trong thực tế đều thuộc thẩm quyền giải quyết của các Tòa an bang. Mặc dù có khác biệt giữa các bang, cơ bản các bang ở Canada phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các Tòa án theo hướng như sau: Tòa cấp cơ sở của bang (provincial/territorial courts) có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp thương mại, đầu tư thuộc các trường hợp: Tranh chấp nhỏ (giá trị vụ việc thấp hơn một ngưỡng nhất định, ngưỡng này do pháp luật từng bang quy định) và tranh chấp liên quan tới tài sản, tiền đến một ngưỡng nhất định (ngưỡng này do pháp luật từng bang quy định); Tòa cấp cao của bang (provincial/territorialsuperior courts) có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm đối với các tranh chấp có giá trị lớn hơn một ngưỡng nhất định (ngưỡng này do pháp luật từng bang quy định);

+ Xét xử phúc thẩm với các bản án của Tòa cấp cơ sở của bang - một số bang không có cơ chế tòa phúc thẩm bang riêng thì một bộ phận độc lập của Tòa cấp cao bang sẽ phụ trách xửphúc thẩm đối với bản án sơ thẩm của chính tòa cấp cao đó;

+ Rà soát tư pháp (judicial review) các quyết định giải quyết tranh chấp của các hội đồng hành chính. Tòa phúc thẩm của bang (provincial/territorial courts of appeal) có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các bản án của Tòa cấp cơ sở, Tòa cấp cao của bang.

* Thẩm quyền của Tòa tối cao Canada

Tòa tối cao là tòa có thẩm quyền cao nhất, có quyền x và Thu tham với bản án, phán quyết của bất kỳ Tòa án Hội đồng hành chính nào, về bất kỳ vụ việc nào. Vì vậy, về đồng hành tranh chấp thương mại, đầu tư có thể đưa ra xử phúc thẩm tới Tòa tối cao Canada. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa tối cao Canada chỉ xét xửphúc thẩm đối với các vụ việc có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa ở tầm quốc gia[3].

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của Tòa án ở Ôxtrâylia

Ôxtrâylia là nước theo hệ thống thông luật và có hệ thống tòa án ở cấp tiểu bang (tại 6 bang và hai vùng lãnh thổ) và cấp liên bang. Tòa án cấp tiểu bang được phân chia thứ bắc từ Tòa địa phương đến Tòa thượng thẩm. Tòa thượng thẩm là tòa án cao nhất của mỗi tiểu bang và phán quyết của Tòa thượng thẩm có thể được xem xét bởi Tòa tối cao theo trình tự phúc thẩm. Tòa thượng thẩm của các tiểu bang có thẩm quyền tài phán đối với tất cả các vụ kiện dân sự bao gồm những vụ kiện tụng giữa các cá nhân hay công ty với nhau, nhưng thường chỉ xét xử khi tranh chấp của vụ kiện đạt đến một ngưỡng nhất định. Các vụ kiện có giá trị nhỏ hơn được xét xử ở các tòa cấp thấp hơn. Hầu hết tòa thượng thẩm của các kiểu hang đều có các phân ban chuyên về thương mại (Commercial list) được thiết kế đặc biệt để quản lý các vụ kiện thương mại. Các phân ban này thường quản lý hiệu quả các vụ kiện để tạo ra cơ chế giải quyết nhanh chóng ít tốn kém và công bằng. Dưới tòa thượng thẩm của tiểu bang là Tòa án Hạt (County or District Court) và các hội đồng xét xử những vụ việc nhỏ hoặc trong những lĩnh vực chuyên biệt (Tribunals).

Ngoài ra, Ôxtrâylia cũng có một hệ thống tòa án liên bang có thẩm quyền xét xử theo luật của liên bang. Tòa cấp cao nhất ở Ôxtrâylia là Tòa tối cao, xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Phần lớn các vụ việc tại Tòa tối cao là những vụ án phúc thẩm lại các bản án của tòa thượng thẩm của các bang hoặc chính tòa án liên bang. Quyền phúc thẩm các bản án của tòa thượng thẩm tại Tòa tối cao chỉ phát sinh khi có yêu cầu và người yêu cầu được cấp quyền để đệ đơn phúc thẩm tại Tòa tối cao. Ngoài ra, Tòa tối cao cũng xét xử sơ thẩm những vụ việc liên quan đến các yêu cầu xem xét lại tính hợp hiến[4].

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án ở Malaixia

Việc lựa chọn tòa án phù hợp để giải quyết tranh ch thương mộng, bản chất của tranh chấp. Ở cấp sơ thẩm, tòa án Malaixia có thẩm quyền hẹp (Magistrates Court), xử án có 3 loại[5].

- Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (Sessions Court) (xét xử các vụ tranh chấp có giá trị không quá 1.000.000MYR) (tuy nhiên, Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng không có thẩm quyền xem x các vụ tranh chấp về bất động sản, các yêu cầu phá sản vv..[6]

- Tòa cấp cao (High Court) (có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp có giá trị từ 1.000.000MYR trở lên).

Tuy nhiên, các tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ cạnh tranh sẽ có tòa án chuyên trách xử lý. Ở Malaixia, có hai tòa cấp cao (tương ứng với hai vùng lãnh thổ) là Tòa cấp cao Malaixia và Tòa cấp cao ở Sabah và Sarawak. Ở cấp phúc thẩm, Malaixia có 1 Tòa phúc thẩm (Court of Appeal). Trên cùng là Tòa Liên bang (Federal Court) đóng vai trò là Tòa tối cao ở Malaixia[7].

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của Tòa án ở Singapore

Singapore có một hệ thống tư pháp phát triển được chia thành hai cấp. Cấp thứ nhất bao gồm các Tòa án địa phưong thác nhau, nơi xét xử các vụ án có giá trị thấp hơn trực tiếp từ người dân và giải quyết các tranh chấp của họ. Cấp tiến hai là Tòa tối cao, bao gồm Tòa cấp cao và Tòa phúc th trong đó, Tòa phúc thẩm là Tòa án cao nhất.

- Tòa án địa phương

Các Tòa án địa phương bao gồm Tòa án quận và Tòa sơ thâm. Cả hai đều xét xử các vụ án dân sự và hình sự nhưng các Tòa sơ thẩm xét xử các vụ việc dân sự nói chung, tranh chấp thương mại và đầu tư nói riêng với giá trị thấp hơn. Các trường hợp của Tòa sơ thẩm là xét xử những vụ tranh chấp với yêu cầu bồi thường dưới 60.000 đôla Singapore. Các trường hợp của Tòa án quận (tương đương Tòa án tỉnh ở Việt Nam) giải quyết là xét xử những vụ tranh chấp với yêu cầu bồi thường từ 60.000 đôla Singapore đến 250.000 đôla Singapore.

+ Các tòa chuyên trách Ngoài các Tòa án quận và Tòa sơ thẩm, hệ thống Tòa án của Singapore còn có các tòa chuyên trách. Hai tòa án chuyên biệt đặc biệt hữu ích cho kinh doanh là:

* Tòa bản quyền: Giải quyết tranh chấp giữa chủ sở hữu bản quyền và người sử dụng tài liệu có bản quyền đó.

* Tòa lao động: Giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

+ Tòa án khiếu nại nhỏ[8] bao gồm: Nguyên đơn đang đòi bồi thường trên 10.000 đôla Singapore nhưng dưới 20.000 đôla Singapore bồi thường thiệt hại; Cả hai bên đồng ý giải quyết vấn đề tại Tòa án khiếu nại; và Tranh chấp dân sự nhỏ về: việc mua bán hàng hóa và dịch vụ; thiệt hại tài sản cá nhân (trừ thiệt hại do tai nạn xe cơ giới) và cho thuê đất thổ cư dưới hai năm.

Vì việc thuê luật sư và kiện tụng một vụ án tại Tòa án thể tốn kém, Singapo đã thành lập Tòa khiếu nại như một giải pháp thay thế để giải quyết các vấn đề pháp lý trong hệ thống Tòa án. Tòa khiếu nại sẽ phụ trách các tranh chấp khiếu nại nhỏ.

Trong một tranh chấp được giải quyết ở Tòa khiếu nại nhỏ, tranh chấp trước tiên sẽ được hòa giải và nếu thất bại, sẽ được Tòa án phân xử. Bên thua kiện có thể khiếu nại quyết định lên Tòa cấp cao.

- Tòa tối cao Tòa tối cao bao gồm Tòa cấp cao và Tòa phúc thẩm và xét xử các vấn đề dân sự (bao gồm cả tranh chấp thương mại, đầu tư) và hình sự.

+ Tòa cấp cao

Tòa cấp cao quyết định các vụ án thương mại và đầu tư trong các trường hợp: thứ nhất, xét xử kháng cáo từ các Tòa tiểu bang đối với một số loại vụ án; thứ hai, Tòa cấp cao có thể xét xử sơ thẩm các trường hợp tranh chấp với giá trị bởi thường trên 250.000 đôla Singapo.

Tuy nhiên, từ năm 2021, cấu trúc Tòa án cấp cao đã được thay đổi[9].

+ Tòa phúc thẩm

Trong giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư, Tòa phúc thẩm là Tòa cấp cao nhất ở Singapo. Tòa này có thẩm quyền giải quyết kháng cáo đối với các phán quyết của Tòa cấp cao, và các phán quyết của Tòa phúc thẩm là phán quyết cuối cùng. Chánh án đứng đầu Tòa phúc thẩm, thường bao gồm ba Thẩm phán, tuy nhiên, trong một vụ án cụ thể có thể nhiều hơn, hoặc có thể chỉ một Thẩm phán. Không chỉ là quyết định cuối cùng cho các đương sự, các phán quyết của Tòa án này về các vấn đề pháp lý (question of law) trở thành tiền lệ pháp và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới trong tất cả các tranh chấp trong tương lai.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của Tòa án ở Brunây

Ở Brunây, có hai hệ thống tư pháp riêng biệt, hoạt động song song, đó là hệ thống thông luật - với hệ thống các cơ quan tòa án mà đứng đầu là Tòa tối cao, và hệ thống luật Hồi giáo - với hệ thống các tòa Syariah. Tuy nhiên, các vụ tranh chấp thương mại và đầu tư, thông thường sẽ được giải quyết tại Tòa án theo hệ thống thông luật.

Đối với hệ thống tòa án ở Brunây trong xét xử dân sự nói chung, tranh chấp thương mại và đầu tư nói riêng, Tòa án gồm 3 cấp: Tòa sơ thẩm (Magistrate Court), Tòa trung cấp (Intermediate Court) và Tòa tối cao (Supreme Court), Tòa sơ thẩm Tòa sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dẫn sự nói chung, trong đó có cả tranh chấp về thương mại và đầu tư, miễn là giá trị của vụ tranh chấp đó không vượt quá 50.000 BND (đôla Brunây), trừ một số trường hợp tranh chấp liên quan tới việc thu hồi tài sản là bất động sản mà bản chất thực sự của tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu bất động sản được đăng ký theo Luật Đất đai. Tòa sơ thẩm được đặt tại 4 tỉnh của Brunây, bao gồm: Bandar Seri Begawan, Kuala Belait, Tutong và Temburong.

Trong Tòa sơ thẩm có một Tòa khiếu kiện nhỏ. Tòa này được thành lập để cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, không chính thức và tiết kiệm chi phí. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa khiếu kiện nhỏ bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thương mại, đầu tư với trị giá không quá 10.000 BND.

- Tòa trung cấp Tòa trung cấp giải quyết sơ thẩm các vụ tranh chấp với giá trị từ trên 50.000 BND đến 300.000 BND. Đặc biệt, các vụ tranh chấp về thương mại và đầu tư, nếu thuộc thẩm quyền của Tòa trung cấp sẽ được giải quyết tại Tòa thương mại thuộc Tòa trung cấp nói trên. Tòa thương mại được thành lập nhằm cung cấp một môi trường pháp lý hiệu quả, giúp việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh hơn, góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế hơn.

- Tòa tối cao

Tòa tối cao gồm hai Tòa án:

Tòa cấp cao (High Court) và Tòa phúc thẩm (Court of Appeal). Tòa cấp cao có thẩm quyền không giới hạn trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp thương mại và đầu tư nói riêng. Ngoài ra, Tòa cấp cao còn chịu trách nhiệm giải quyết các kháng cáo của các bên tranh chấp đối với bản án, quyết định của Tòa sơ thẩm.

Tòa phúc thẩm không giải quyết một vụ tranh chấp mới, mà giải quyết các kháng cáo của các bên tranh chấp đối với bản án, quyết định của Tòa trung cấp và Tòa cấp cao.

6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của Tòa án ở Niu Dilân

Niu Dilân là một quốc gia quân chủ lập hiến với một thể chế đại nghị. Hệ thống Tòa án ở Niu Dilân được tổ chức thành 04 cấp[10]:

- Tòa cấp cơ sở (cấp quận): Tòa án cấp cơ sở giải quyết 95% số vụ án xảy ra ở Niu Dilân, trong đó có các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thương mại, đầu tư nói riêng với giá trị dưới 350.000 đôla Niu Dilân.

Tòa cấp cao: xét xử các vụ án có bồi thẩm đoàn và các tranh chấp dân sự có giá trị trên 350.000 đôla Niu Dilân. Tòa cấp cao cũng có thể xét xử các vụ án dân sự phức tạp, các vụ ấn luật hành chính và các kháng cáo theo quyết định của các Tòa án và trọng tài cấp dưới nó. Ở Tòa cấp cao, Niu Dilân còn có thủ tục tiên xét xử bằng Phân ban thương mại (Commercial List) tại Tòa cấp cao Auckland đối với một số loại vụ việc thương mại, đầu tư. Các thủ tục, điều kiện yêu cầu đối với việc tiền xét xử bằng Danh sách thương mại được quy định trong Đạo luật Tư pháp năm 1908 (Điều 24B). Các bên cũng có thể chuyển tranh chấp về việc xây dựng hoặc áp dụng hợp đồng hay tài liệu liên quan cho thẩm phán của Danh sách thương mại để xem xét theo các điều kiện tại Điều 24C Đạo luật này[11]. Sau khi tranh chấp đã trải qua thủ tục tiền xét xử bằng Danh sách thương mại, Thẩm phán của Tòa cấp cao sẽ xét xử vụ việc tranh chấp nhưng không nhất thiết phải là thẩm phán trong Danh sách thương mại.

- Tòa án cấp phúc thẩm: Tòa án cấp phúc thẩm có vai trò chủ đạo trong việc phát triển nguyên tắc pháp lý, sửa chữa những sai sót và bảo đảm pháp luật được áp dụng một cách nhất quán; về cơ bản xét xửkháng cáo dân sự và hình sự đối với các vụ án từ Tòa cấp cao.

- Tòa tối cao: Tòa tối cao là Tòa cấp cao nhất, xét xử những vụ án có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án cấp dưới được Thẩm phán tối cao chấp thuận hoặc vấn đề liên quan đến việc hiến thích pháp luật và các bản án đó trở thành khuôn mẫu án lệ cho Tòa án cấp dưới áp dụng trong hoạt động xét xử. Phản quyết của Tòa tối cao cũng có giá trị pháp lý ràng buộc đối với tất cả các Tòa án cấp dưới. Ngoài ra, Tòa lao động, Tòa môi trường, Tòa điều tra, Tòa đất đai Maori¹, Tòa phúc thẩm Maori[12] cũng là một bộ phận thuộc hệ thống Tòa án.

 


[1] Ngoài hệ thống chính này, một số bang còn có các tòa chuyên trách, với thẩm quyền xét xử tập trung vào một số nhóm tranh chấp đặc thù (ví dụ: Tòa thanh niên, Tòa về bạo lực gia đình...)

[2] Xem TS. Nguyễn Thị Thu Trang: "Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Canada" - Phần Hệ chuyên đề - Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Bộ Tư pháp, 2021, tr. 170.

[3] Xem TS. Nguyễn Thị Thu Trang: "Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Canada" - Phần Hệ chuyên đề - Đề tài Khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Sđd, tr. 170-172.

[4] Xem TS. Trần Thị Quang Hồng: “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Úc - Phần Hệ chuyên đề - Đề tài Khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Sđd, tr.38.

[5] Tương đương khoảng 566 triệu VNĐ.

[6] Tương đương khoảng 5,66 tỷ VNĐ.

[7] Tòa tối cao của Malaixia có 14 thành viên, gồm: Chánh án Tòa t cao, 1 Chánh án Tòa phúc thẩm, Chánh án Tòa cấp cao Malaixia vi Chánh án Tòa cấp cao Sabah và Sarawak, 11 Thẩm phán Tòa tôi cũ khác. Tất cả các thẩm phán này đều được bổ nhiệm bởi Nhà vua theo nghị của Thủ tướng Chính phủ.

[8]

[9] Cụ thể xem thêm tại mục IV.1.3 Chương II "Về kháng cáo và xét xử phúc thẩm”.

[10] Ngoài ra, tại Niu Dilân cũng có một Hội đồng xét xử tranh chấp có giá trị nhỏ (dưới 30.000 đôla Niu Dilân), với thủ tục ngắn gọn, tiết kiệm chi phí và ít trang trọng hơn thủ tục tại tòa án, nhưng phán quyết vẫn có hiệu lực rằng buộc.

[11] Xem The Law Commission: Delivering Justice for All - A Vision for Niu Dilân Courts and Tribunals, Wellington, 2004, at 267.

[12] Mãori chỉ những người Polynesia bản xứ của Niu Dilân.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành