1. So sánh về bảo mật thông tin trong giải quyết tranh chấp
1.1.Vấn đề bảo mật ở Canada
Ở quốc gia này, tất cả các vụ tranh chấp xử lý theo quy trình tố tụng dân sự nói chung, thương mại và đầu tư nói riêng đều được xét xử công khai (cả về thủ tục tiến hành và các tài liệu chứng cứ được nộp cho Tòa) trừ khi có lệnh riêng của Tòa. Tòa có thể ban hành lệnh bảo mật đối với hồ sơ một vụ kiện cụ thể hoặc lệnh hạn chế tiếp cận các phiên tòa cụ thể trong một số trường hợp khi việc này là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ rủi ro về quyền lợi ích đáng kể (trong số đó có cả các lợi ích thương mại). Hoặc Tòa án có thể ban hành lệnh cấm công khai hồ sơ vụ việc trong trường hợp việc công khai có thể tạo ra rủi ro nghiêm trọng cho việc bảo đảm tính công bằng trong vụ việc. Trong mọi trường hợp, Tòa phải chứng minh được rằng lợi ích từ việc bảo mật là lớn hơn những thiệt hại phát sinh từ điều này[1].
1.2. Vấn đề bảo mật ở Ôxtrâylia
Ở Ôxtrâylia, về nguyên tắc, các thủ tục của tòa án được tiến hành công khai. Trong các tranh chấp thương mại, Tòa có thể quyết định xử kín hoặc ra lệnh bảo mật để bảo vệ tài sản trí tuệ, bí mật thương mại hoặc thông tin nhạy cảm về mặt thương mại. Một số tài liệu của Tòa án như lệnh của Tòa được đưa lên hệ thống và công chúng có thể tiếp cận thông qua các cổng trực tuyến. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, công chúng phải nộp đơn xin tiếp cận các tài liệu trong hồ sơ Tòa án. Việc cho phép tiếp cận sẽ tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể và việc có lệnh bảo mật hay không. Thông thường, Tòa án sẽ cho phép người làm đơn được tiếp cận các tài liệu được đưa ra làm bằng chứng hoặc được tiết lộ trước Tòa công khai[2].
1.3 Vấn đề bảo mật ở Malaixia
Tại Malaixia, các hoạt động tố tụng của Tòa án, về nguyên tắc đều được công khai mà bất cứ ai đều có thể tham dự phiên tòa, tiếp cận với phán quyết của Tòa án trên website chính thức của Tòa án. Tuy nhiên, hồ sơ của vụ tranh chấp chỉ có thể tiếp cận thông qua luật sư tham gia vụ việc. Tòa án cũng có thể quyết định việc xử kín nếu đó thuộc trường hợp pháp luật quy định nhằm bảo đảm công lý, an ninh công cộng hoặc lợi ích công cộng.
1.4. Vấn đề bảo mật ở Singapore
Tại Singapore, các thủ tục của Tòa án nói chung là công khai ngoại trừ các đơn xin đối thoại, được xét xử trong các phòng riêng. Công chúng có thể xem các tài liệu được nộp trong quá trình tố tụng tại Tòa án bằng cách nộp đơn yêu cầu kiểm tra tài liệu. Tòa án sẽ quyết định xem có nên cấp quyền truy cập hay không. Có những trường hợp mà theo đơn của một bên, Tòa án có thể đưa ra tất cả hoặc bất kỳ lệnh nào sau đây:
- Phiên điều trần có công khai hay không;
- Rằng không ai được tiết lộ hoặc công bố bất kỳ thông tin Hoặc tài liệu nào liên quan đến vụ việc.
- Để hồ sơ Tòa án được niêm phong.
1.5. Vấn đề bảo mật ở Brunây
Các phiên họp của Tòa án sẽ được công khai; nhưng vì những lý do đặc biệt cần được ghi lại bằng văn bản, Tòa án có thể xét xử bất kỳ vấn đề cụ thể nào với sự có mặt của các bên, những người đại diện, nếu có, đủ điều kiện để xuất hiện thay mặt họ và các viên chức của Tòa án.
1.6. Vấn đề bảo mật ở Niu Dilân
Theo nguyên tắc chung, các tòa án xét xử công khai để công chúng có thể theo dõi việc thực hiện công lý. Tuy thuộc vào các trường hợp ngoại lệ theo luật định cụ thể, các thành viên của công chúng và giới truyền thông có quyền tham dự các phiên tòa. Như một minh chứng cho tính minh bạch của hệ thống, các bản án ở Niu Dilân được đưa ra trong các vụ án thương mại ở cấp phúc thẩm và Tòa tối cao được công bố rộng rãi thông qua việc xuất bản. Đặc biệt, chỉ số Nhận thức tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế cho năm 2019 (Transparency International's Corruption Perceptions Index for 2019) đã xếp Niu Dilân đồng hạng nhất với Đan Mạch[3].
Như vậy, về bảo mật thông tin trong giải quyết tranh chấp đa phần các quốc gia đều quy định rằng các phiên tòa được tổ chức công khai. Tuy nhiên, có thể xét xử kín trong trường hợp vì lợi ích công cộng, bảo mật thông tin kinh doanh tài sản trí tuệ... Việc công khai trong tố tụng tòa án là điểm đặc trưng của loại cơ chế giải quyết tranh chấp này, với mục đích công khai, minh bạch, góp phần bảo vệ công lý, quyền tiếp cận công lý. Niu Dilân là một thực tiễn tốt trong việc công khai các các bản án tại tòa.
2. Về chứng cứ
Đối với nội dung này, cần lưu ý tới quá trình xác minh vụ việc (discovery process) - một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hệ thống thông luật. Đây là quá trình cung cấp các chứng cứ bắt buộc sau khi vụ kiện bắt đầu. Quá trình xác minh vụ việc là một thủ tục đối thoại, theo đó một bên theo yêu cầu của bên còn lại phải tiết lộ và xuất trình tiếp các tài liệu có liên quan đến một thực tế đang được để cập trong quá trình tố tụng.
2.1. Vấn đề chứng cứ ở Canada
Trong quá trình xác minh vụ việc, các bên lần lượt đưa bin lập luận theo xe mình (pleadings) cung cấp ch thác các bằng chứng, thực tiễn liên quan tới vụ kiện. Mặc dù đa phần các tài liệu trong quá trình này vẫn bằng vẫn bàn, nhiều tòa ở Canada đã chấp nhận các hình thức tài liệu điện tử.
2.2. Vấn đề chứng cứ ở Ôxtrâylia
Việc tiết lộ chứng cứ phải được thực hiện đối với tất cả các tài liệu hiện có mà bên đó có quyền sở hữu, quản lý hoặc trong phạm vi quyền hạn của họ. Bên không tuân thủ sẽ chịu các biện pháp trừng phạt của Tòa án.
Ở nhiều khu vực tài phán khác, các bên có thể yêu cầu thực hiện quá trình xác minh vụ việc trước khi khởi kiện hoặc quá trình phát hiện hồ sơ sơ bộ. Tại Ôxtrâylia, quá trình xác minh vụ việc thường xảy ra sau khi kết thúc lời biện hộ nhưng trước lời khai của nhân chứng hoặc bản tuyên thệ được nộp. Ở hầu hết các khu vực tài phán, quá trình phát hiện sẽ do Tòa án yêu cầu hoặc gửi thông báo đến các bên liên quan về việc xuất trình các tài liệu có trong các bản khai nhận, bản khai và lời khai của nhân chứng do bên kia nộp hoặc tống đạt để kiểm tra.
Quá trình xác minh vụ việc liên quan đến việc yêu cầu xác minh tất cả các hồ sơ, tài liệu liên quan đến một thực tế đang được để cập, bao gồm cả các tài liệu đến một lợi cho một bên. Mặc do quy định ở hầu hết các cho phép thực hiện lệnh yêu cầu cung cấp hồ sơ tổng quát nhưng các tòa án và các bên thường tránh quá trình phát hiện tổng quát bằng cách giới hạn các tài liệu được khám phá vào một loại hoặc nhóm tài liệu cụ thể.
Tại Tòa án liên bang Ôxtrâylia, lệnh yêu cầu cung cấp chứng cứ, hồ sơ tổng quát không được đưa trừ khi quá trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, ít tốn kém và hiệu quả nhất có thể.
Ở hầu hết các hệ thống pháp luật, khi có lệnh khám phá của Tòa án, các bên phải biên soạn và trao đổi danh sách các tài liệu có thể phát hiện được theo hình thức thích hợp được quy định bởi các quy tắc liên quan của Tòa án. Các tài liệu không liên quan đến sự kiện đang được đề cập sẽ không cần phải tiết lộ. Sau khi danh sách đã được trao đổi, tài liệu sẽ được xuất trình để bên kia kiểm tra.
2.3. Vấn đề chứng cứ ở Malaixia
Tất cả các văn bản liên quan tới vụ việc hoặc được các bên có ý định sử dụng trong vụ việc đều phải được công bố trong giai đoạn quản lý vụ việc tiền xét xử ở Malaixia[4]. Tuy nhiên, lời tư vấn riêng của luật sư với các bên trong tranh chấp không được xem là loại thông tin cần được công bố. Ngoài ra, các thông tin mang tính chất bí mật nhà nước hoặc bí mật thương mại cũng không phải công bố. Trong quá trình xét xử, nhưng cầu ý kiến chuyên gia theo đề nghị của các bện
2.4. Vấn đề chứng cứ ở Singapore
Sau khi hoàn thành việc trao đổi lời biện hộ, các bên và luật sư của họ được yêu cầu phải công bố đầy đủ tất cả các tài liệu mà họ đang hoặc đã sở hữu liên quan đến các vấn đề trong vụ kiện hoặc sẽ ảnh hưởng tới bên khác. Quá trình này được gọi là xác minh vụ việc (discovery process). Trước tiên, một danh sách các tài liệu bao gồm tất cả các tài liệu theo thứ tự thời gian được nộp và sau đó các bên sẽ tiến hành kiểm tra và sao chép các tài liệu được liệt kê trong đó.
Các tài liệu đặc quyền được miễn tiết lộ: Liên lạc với các cố vấn pháp lý nhằm mục đích nhận được lời khuyên pháp lý là đặc quyền. Các tài liệu có xu hướng buộc tội hoặc buộc một bên phải chịu hình phạt theo luật Xingapo cũng được ưu tiên. Một số thông tin liên lạc chỉ được đặc quyền khi các vụ kiện đang được cân nhắc hoặc đang chờ xử lý (ví dụ: thư từ chuyển giao giữa các luật sư và đại lý không chuyên nghiệp hoặc bên thứ ba). Bản ghi nhớ nội bộ của một bên không phải là đặc quyền của họ, ngoại trừ trường hợp mục đích duy nhất là để xin lời khuyên pháp lý (được xác định tại thời điểm tài liệu được đề cập được tạo ra) và khi có một triển vọng kiện tụng hợp lý.
Các tài liệu chứa các vấn đề bí mật đối với một bên và không có đặc quyền khác phải được tiết lộ, nhưng Tòa án có thể yêu cầu một phương pháp tiết lộ có kiểm soát để bảo vệ tỉnh bí mật của tài liệu.
Trong trường hợp một bên phát hiện chứng cứ là không đủ, thì có thể nộp đơn lên Tòa án để được xác minh th hoặc làm rõ, cụ thể hơn. Việc không tuân thủ lệnh xác minh thêm có thể dẫn đến đình chỉ vụ kiện hoặc bãi bỏ lời biện hộ, tùy từng trường hợp.
Xác minh vụ việc là một phần quan trọng của quá trình kiện tụng, và mức độ cũng như chi phí của nó có thể ở mức đáng kể. Quá trình xác minh đưa ra thông tin sáng tỏ có thể có ảnh hưởng quan trọng đến điểm mạnh và điểm yếu của vị trí tương ứng của các bên.
Kể từ ngày 01/10/2009, các bên có thể yêu cầu và/hoặc đăng ký xác minh thông tin được lưu trữ điện tử và cung cấp các bản sao điện tử của các tài liệu đó, tức là các tài liệu điện tử ở dạng gốc của chúng. Điều này có thể được các bên xem xét khi tổng số tiền tranh chấp vượt quá 1 triệu đôla Xingapo, trong đó các tài liệu mà một bên có thể phát hiện được tổng cộng vượt quá 2.000 trang hoặc trong đó các tài liệu có thể phát hiện được chủ yếu là thư điện tửvà/hoặc tài liệu điện tử. Tuy nhiên, trong nỗ lực hạn chế sự gia tăng quá mức của việc xác minh tài liệu điện tử, các tòa án đã yêu cầu các bên thương lượng một cách thiện chí về phạm vi và/hoặc giới hạn thích hợp đối với nghĩa vụ phát hiện/tiết lộ của họ. Cuộc thảo luận thiện chí như vậy cũng sẽ bao gồm các vấn đề như liệu các bên có chuẩn bị để tiết là tự nguyện hay không, việc xác minh tài liệu điện tử theo tang giai đoạn theo lịch trình đã thống nhất cũng như than động và cách thức cung cấp các bản sao của tài liệu có thể phát hiện được[5].
Nếu các bên không thể thỏa thuận về công cụ xác minh điện tử, bên yêu cầu xác minh sẽ nộp đơn yêu cầu Tòa án ra lệnh.
2.5. Vấn đề chứng cứ ở Niu Dilân
Phần 8 của Quy tắc Tòa cấp cao (High Court Rules HRC) đưa ra các quy tắc về xác minh, kiểm tra và thẩm vấn. Theo các quy tắc này, để bảo quản các tài liệu có thể phát hiện được hoặc giữ được giá trị sử dụng, có thể yêu cầu xác minh chứng cứ, tài liệu (HCR, Quy tắc 8.3).
Sau khi nộp đơn yêu cầu, một bên phải cung cấp cho các bên khác các tài liệu liên quan cũng như phải bổ sung bất kỳ tài liệu bổ sung mà bên kia yêu cầu - đó sẽ là chứng cứ có giá trị tại phiên tòa, trừ trường hợp các tài liệu đó được tuyên bố là đặc quyền hoặc bí mật (HCR, Quy tắc 8.4).
Theo quy trình xác minh chứng cứ tiêu chuẩn, các bên phải tiết lộ tất cả các tài liệu đã hoặc đang được mình sở hữu (HCR, Quy tắc 8.7), kể cả việc đưa ra bằng chứng đó có ảnh hưởng bất lợi cho chính bên đưa ra[6].
Như vậy, về chứng cứ và quá trình xác minh vụ việc (discovery process) được tiến hành qua quá trình xác minh vụ việc là một đặc trung của các quốc gia Common Law. Đây là một thủ tục đối thoại, theo đó một bên theo yêu cầu của bên còn lại phải tiết lộ và xuất trình tiếp các tài liệu có liên quan đến một thực tế đang được để cập trong quá trình tố tụng, kể cả chứng cứ đó là bất lợi cho bên được yêu cầu. Việc tiết lộ phải được thực hiện đối với tất cả các tài liệu hiện có mà bên đó có quyền sở hữu, quản lý hoặc trong phạm vi quyền hạn của họ. Bên không tuân thủ sẽ chịu các biện pháp trừng phạt của tòa án. Như ở Singapore, việc không tuân thủ lệnh xác minh thêm có thể dẫn đến việc đình chỉ vụ việc hoặc bãi bỏ lời biện hộ, tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các bên được hưởng đặc quyền không phải cung cấp bằng chứng, như liên lạc giữa luật sư với bên thân chủ, chứng cứ có liên quan đến bímật kinh doanh, bí mật quốc gia.
Từ những phân tích trên cho thấy, nội dung của Hiệp định CPTPP đã đặt ra những yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư đối với các quốc gia thành viên, qua đó, nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên. Bên cạnh đó, là một Hiệp định với tính chất “tiến bộ”, CPTPP cũng đặt ra yêu cầu cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, phải thúc đẩy giải quyết tranh chấp tư nhân thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolutions) trong lĩnh vực thương mại.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP Hiệp định thương mại tự do, tiến bộ với 11 quốc gia thành viên đến từ các châu lục khác nhau, với những nền văn hóa đa dạng và mức độ phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên của Hiệp định, nhằm hài hòa hóa pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về thương mại, đầu tư ở Việt Nam nói riêng, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư.
Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế hòa giải trọng tài trên cơ sở tiếp thu các chuẩn mực chung của quốc tế; hoàn thiện cơ chế tố tụng tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiện và minh bạch đối với việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
[1] Xem TS. Nguyễn Thị Thu Trang: "Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Canada" - Phần Hệ chuyên đề - Đề tài Khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Sđd, tr. 176.
[2] Xem TS. Trần Thị Quang Hồng: "Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Canada- Phần Hệ chuyên đề -Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Sdd, tr. 39.
[3] https://www.globallegalinsights.com/practice-areas/litigation-and-dispute-resolution-laws-and-regulations/new-zealand.
[4] Order 24, Bộ Quy tắc Toà án của Malaixia.
[5] https://www.conventuslaw.com/report/singapore-an-insight-into-commercial-litigation.
[6] https://www.globallegalinsights.com/practice-areas/litigation-and-dispute-resolution-laws-and-regulations/new-zealand.