Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, khi xét xử, vai trò chủ động luôn thuộc về hội đồng xét xử, các phiên tòa có Hội thẩm không nhiều[1]. Mô hình tố tụng thẩm vấn được áp dụng ở nhiều nước nhưng chủ yếu ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law (như: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan,...) với mức độ và phạm vi khác nhau tùy thuộc vào quan niệm và truyền thống của mỗi nước. Chuyên đề này sẽ phân tích sâu về sự độc lập của tòa án trong mô hình tố tụng thẩm vấn ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Cộng hòa Liên bang Đức thông qua các cơ chế đảm bảo sự độc lập của Tòa án chủ yếu được quy định trong Luật Cơ bản[2] và các đạo luật khác[3]. Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được phân chia cho ba cơ quan nhà nước khác nhau là Quốc hội, Chính soát sự tuân thủ pháp luật, duy trì, cụ thể hóa và phát triển của pháp luật. Quyền tư pháp được thực hiện bởi Tòa án Hiến pháp liên bang, các Tòa án liên bang và các Tòa án của các bang. Các Tòa án độc lập với Chính phủ và hoạt động độc lập theo Hiến pháp và chỉ tuân theo pháp luật chứ không theo các chỉ thị[4].
Tòa án Hiến pháp liên bang được xem như thiết chế tư pháp cao nhất. Tòa án Hiến pháp liên bang là một cơ quan độc lập, không phải là cơ quan của Quốc hội, không chịu sự giám sát của Quốc hội, không thuộc Chính phủ hay Tòa án tối cao liên bang. Các Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Liên bang được bầu bởi Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang. Điều này dường như thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và tư pháp, song trên thực tế, do các Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Liên bang phục vụ theo nhiệm kỳ kéo dài 12 năm, vượt quá thời gian lập pháp liên bang trong bốn năm nên một Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Liên bang thường sẽ vẫn giữ chức vụ trong khi đa số các vị trí trong cơ quan lập pháp và chính phủ đã thay đổi. Thẩm phán Tòa án Hiến pháp chỉ tuân theo Hiến pháp và luật, hoàn toàn không chịu bất cứ tác động nào từ phía bên ngoài, không chịu bất cứ sự chỉ đạo nào về mặt chính trị hay hành chính.
Tòa án Hiến pháp liên bang có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các đạo luật và xác định liệu các đạo luật cỏ mâu thuẫn với Hiến pháp hay không. Tòa án Hiến pháp có thể ngăn chặn Thủ tướng (một bộ phận của quyền hành pháp) và Quốc hội (một phần của quyển lập pháp) nếu như các thiết chế này làm hoặc quyết định điều gì đó trái với Hiến pháp.
Đồng thời, sự độc lập của Tòa án Hiến pháp liên bang với cơ quan hành pháp còn thể hiện ở quy định: Tòa án Hiến pháp liên bang không chịu giám sát công vụ, không chịu sự chỉ đạo công tác xét xử từ bên ngoài, không phụ thuộc vào các cơ quan hành chính trong việc trả lương, có ngân sách riêng độc lập về việc trả lương Thẩm phán[5]; Không được có bất kỳ sự can thiệp nào của hành pháp trong việc thực hiện các chức năng tư pháp. Hướng dẫn để quyết định một trường hợp theo cách này hay cách khác, áp dụng các quy định hành chính với mục đích này hoặc bất kỳ hình thức ảnh hưởng nào khác, chẳng hạn như vướng mắc tổ chức, là không thể chấp nhận được. Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang cũng được đảm bảo độc lập bằng mức lương rất cao[6], có nhiều đồng nghiệp là các chuyên gia pháp lý hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc. Những điều kiện này giúp Thẩm phán hoàn toàn yên tâm tập trung cho công việc một cách tốt nhất.
Các nhà lập hiến Đức đã xác định vị trí pháp lý của Tòa án Hiến pháp liên bang với hai chức năng vừa là cơ quan xét xử, nhưng cũng vừa là một thiết chế hiến định của liên bang, độc lập với các thiết chế khác. Tòa án hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức đồng thời có hai chức năng: 1) chức năng xét xử như các Tòa án khác[7] và 2) chức năng của cơ quan hiến định liên bang độc lập với các thiết chế khác, bảo vệ hiến pháp. Điều này có nghĩa rằng ở Đức, Thẩm phán luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối và cũng nhận lấy trách nhiệm to lớn trước nhà nước và xã hội. Và khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo luật[8]. Việc bảo vệ hiến pháp của Tòa án hiến pháp thể hiện qua các quyền: tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản; giải thích Hiến pháp; giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Liên bang; giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và tiểu bang; giải quyết khiếu kiện liên quan đến bầu cử; giải quyết việc cấm một Đảng phái nào đó hoạt động; Khiếu kiện Tổng thống; giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân khi bị cơ quan công quyền xâm phạm các quyền cơ bản quy định từ Điều 1 đến Điều 19 của Đạo Luật Cơ bản[9].
Hai chức năng nêu trên tạo nên vị trí độc lập của Tòa án hiến pháp liên bang đối với cơ quan lập pháp và hành pháp. Các quyết định của Tòa án Hiến pháp liên bang có hiệu lực thực thi đối với tất cả các cơ quan nhà nước ở cấp bang và liên bang cũng như tất cả các Tòa án và chính quyền các cấp trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa liên bang Đức[10].
Ở mỗi bang có Tòa án Hiến pháp bang độc lập với Tòa án Hiến pháp liên bang. Tòa án Hiến pháp bang có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan tới Hiến pháp bang.
Đối với các Tòa án không phải là Tòa án Hiến pháp, Đạo luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức không quy định một cách trực tiếp về tư cách độc lập của toàn bộ hệ thống Tòa án đối với hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Hệ thống Tòa án thưởng có tổ chức và hoạt động theo quy định của các Đạo luật có liên quan khác và trên thực tế, các cơ quan lập pháp và hành pháp ở cấp liên bang và cấp bang có thể có tác động tới các Tòa án thưởng. Tuy nhiên, để ngăn ngừa những ảnh hưởng có thể xảy ra này, các nhà lập pháp trao cho Tòa án Hiến pháp liên bang có quyền giám sát tư pháp (tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Đạo luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức) và quyền giải thích Đạo luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức. Như vậy, Tòa án Hiến pháp liên bang có quyền xét xử và có thể tuyên vô hiệu bất kỳ quy định nào do cơ quan lập pháp hay hành pháp ban hành mà Tòa án Hiến pháp liên bang cho là trái với Đạo luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức.
Các Tòa án thường dù không có quyền tuyên một đạo luật là vi hiến nhưng lại có quyền đình chỉ thủ tục tố tụng nếu có lý do cho rằng một quy định có liên quan vi phạm tính độc lập của Tòa án đã được quy định thành một nguyên tắc hiến định.
Trong thực thi chức năng, nhiệm vụ Thẩm phán phải tuân theo luật pháp do cơ quan lập pháp ban hành nhưng nhánh lập pháp không thể can thiệp vào các trường hợp riêng lẻ bằng cách ban hành luật cụ thể theo trường hợp. Quốc hội cũng không thể thông qua các quyết định khiến một Thẩm phán chịu áp lực phải quyết định một vụ kiện theo cách này hay cách khác.
Sự độc lập giữa các Tòa án với nhau ở Liên bang Đức
Cộng hòa liên bang Đức có hệ thống tổ chức Tòa án được tổ chức tại cấp Liên bang và cấp Bang. Ở cấp Liên bang, hệ thống Tòa án thường (bao gồm cả một số Tòa án chuyên ngành như: Tòa án gia đình, Tòa án giám hộ, Tòa án chứng thực, Tòa án thương mại.
Tòa án quyền sở hữu trí tuệ liên bang); hệ thống Tòa án hành chính (gồm Tòa án hành chính chung, Tòa án về tài chính, Tòa án về lao động và Tòa án về xã hội); Tòa án hiến pháp.
Ở cấp Liên bang, Tòa án thường xét xử dân sự và hình sự có tên gọi là Tòa án Liên bang về hình sự và dân sự. Về dân sự, Tòa án cấp cao của liên bang chủ yếu xét xử giám đốc thẩm. Về hình sự, Tòa án Liên bang là Tòa án phúc thẩm của Tòa án cấp cao của các Bang về các tội liên quan đến tội khủng bố, và xét xử sơ trung thẩm các vụ về an ninh quốc gia.
Hệ thống Tòa án lao động bao gồm: Tòa án lao động, Tòa án lao động Bang và Tòa án lao động Liên bang. Tòa án lao động xét xử các tranh chấp lao động tập thể (giữa công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động) và tranh chấp lao động cá nhân (tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động).
Hệ thống Tòa án hành chính gồm ba cấp: Tòa án hành chính, Tòa án hành chính của Bang và Tòa án Hành chính Liên bang. Hệ thống Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa một bên là cơ quan nhà nước và phía bên kia là công dân, cụ thể, Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu nại về các hành vi hành chính của cơ quan nhà nước (ví dụ, khiếu nại về quyết định không cấp phép xây nhà về hạn chế quyền sử dụng bất động san, v.v...).
Hệ thống Tòa án tài chính gồm: Tòa án tài chính Bang, Tòa ấn tài chính Liên bang. Hệ thống Tòa án tài chính xét xử các tranh chấp về thuế giữa một bên là công dân và bên kia là cơ quan nhà nước.
Hệ thống Tòa án xã hội gồm: Tòa án xã hội, Tòa án xã hội Bang và Tòa án xã hội Liên bang. Các Tòa án xã hội xét xử các tranh chấp về trợ cấp xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xã hội và công dân[11].
Giữa các Tòa án có sự phân định thẩm quyền xét xử khá rõ ràng, giữa các Tòa án không có sự chỉ đạo về việc xét xử các vụ việc cụ thể. Hơn nữa, các Thẩm phán chuyên nghiệp xét xử cũng không được tiếp cận thông tin trước khi xét xử nên càng không có sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới, mối quan hệ giữa các Tòa án với nhau là độc lập.
Sự độc lập của Thẩm phán, Bồi thẩm, Hội đồng xét xử ở Liên bang Đức
Đức là quốc gia liên bang nhưng trong lĩnh vực tư pháp hình sự chỉ áp dụng thống nhất một đạo luật cho toàn liên bang, không có sự khác biệt. Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến quyền bảo chữa còn được quy định trong một số văn bản luật khác có liên quan như: Luật Tổ chức Tòa án, Đạo luật về Người chưa thành niên...
Mô hình tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn. Cộng hòa liên bang Đức sử dụng phương pháp các bên phải hợp tác, trợ giúp nhau để tìm ra sự thật. Trong quá trình hợp tác đó, thì cần phải có một cơ quan có vị trí trung lập, khách quan, đại diện cho quyền lực Nhà nước, ở vị trí trung tâm đứng ra để thực hiện, kiểm soát quá trình tìm kiếm, phát hiện sự thật, kiểm soát tiến trình tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra để đảm bảo hoạt động của các bên được thực hiện nghiêm chính, khách quan theo pháp luật, đảm bảo được niềm tin của công chúng vào tiến trình tố tụng có sự kiểm soát, cơ quan đó chính là Tòa án - cơ quan có vị trí độc lập đóng vai trò trung gian, thúc đẩy tiến trình. sổ tạng. Bởi vì Cơ quan công tố và Cảnh sát thuộc nhánh quyền tó hành pháp, còn Tòa thuộc nhánh quyền tư pháp có vị trí độc lập nên việc kiểm soát hoạt động của nhánh quyền hành pháp đảm bảo tính khách quan[12].
Trong mô hình tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, ba chức năng cơ bản (buộc tội, bào chữa, xét xử) có sự phân công cho các cơ quan cụ thể: chức năng buộc tội do cảnh sát, viện công tố, tư tố viên, người bị hại thực hiện. Chức năng bảo chứa do người bảo chữa, bị can, bị cáo thực hiện. Chức năng xét xử do Tòa án thực hiện.
Tuy nhiên, các chức năng này chưa có sự phân định rõ ràng ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự Đức mà có mỗi quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau, thậm chí chồng lấn nhau về chức năng giữa các cơ quan. Cụ thể, các cơ quan cảnh sát, viện công tố và Tòa án đều có quyền thu thập chứng cứ buộc tội và gỡ tội nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội[13].
Tại Tòa án sơ thẩm, đối với những vụ án có mức hình phạt từ hai năm từ trở xuống do một Thẩm phán chuyên nghiệp xét xử; với những vụ án có mức hình phạt từ hai đến bốn năm do Hội đồng gồm một Thẩm phán chuyên nghiệp và hai Thẩm phán nghiệp dư[14] xét xử. Tại Tòa án bang, Hội đồng xét xử gồm một Thẩm phán chuyên nghiệp và hai Thẩm phán nghiệp dư; nhưng đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán chuyên nghiệp và hai Thẩm phán nghiệp du tiến hành. Thẩm phán nghiệp dư chỉ có ở cấp xét xử sơ thẩm, là người không học luật, không được trả tiền thù lao, chỉ được trả tiền xe đi lại và do Hội đồng nhân dân bầu ra. Họ không được tiếp cận thông tin vụ án trước khi xét xử để đảm bảo khách quan. Việc lựa chọn Thẩm phán nghiệp dư là sự lựa chọn tỉnh có không có sự sắp xếp trước. Nếu phát hiện có sự sắp xếp trước thì có thể khiếu nại. Thẩm phán nghiệp dư nào tham dự phiên tòa khai mục thi cũng phải tham dự đến phiên cuối cùng. Khi xét hỏi, Thẩm phán nghiệp dư được hỏi như một Thẩm phán, khi bỏ phiếu nghị án có quyền ngang với Thẩm phán chuyên nghiệp[15]. Thẩm phán Đức cũng không bị ràng buộc bởi các quyết định của Tòa án cấp cao hơn, và mọi Thẩm phán đều được tự do quyết định một vụ án khi họ cho là đúng. Điều này giúp đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán[16].
Từ khi cáo trạng của Viện Công tố được chuyển tới Tòa án thì trách nhiệm điều tra thuộc về Thẩm phán. Thẩm phán xem xét hồ sơ và có quyền trả lại hồ sơ điều tra bổ sung nếu thấy chưa đủ chứng cứ.
Trong giai đoạn tiền xét xử, Cảnh sát và Cơ quan công tố có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong giai đoạn tiền xét xử và thực hiện thẩm quyền này trong trường hợp khẩn nhưng sau đó phải có sự phê chuẩn của Tòa án vì theo quy định của Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, bất cứ hoạt động tụng nào ảnh hưởng đến quyền của cá nhân, công dân đều được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Thẩm phán. Thẩm phán có quyền kiểm soát cả việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Công tố viên cũng như những quyết định bãi bỏ tố tụng (như quyết định chỉ vụ án) của Cơ quan công tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan công tố có quyền đình chỉ vụ án mà không cần sự đồng ý của Tòa án và có trường hợp khi quyết định truy tố được đệ trình, thẩm quyền đình chỉ vụ án thuộc về Tòa án và Tòa án chỉ có thể định chỉ vụ ăn với sự đồng ý hay theo yêu cầu của bên công tố. Những đòi hỏi này đảm bảo sự kiểm soát, phối hợp lẫn nhau giữa Tòa án và Cơ quan công tố mặc dù trên thực tế sự đồng ý giữa hai cơ quan thường chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên, xét dưới góc độ phương pháp và yêu cầu chủ động trong hoạt động tố tụng, Cảnh sát và Cơ quan công tố hoàn toàn độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra[17].
Pháp luật Đức không cho phép một người vừa là Thẩm phản điều tra vừa là Thẩm phán xét xử. Khi xét xử, 100% phiên tỏa được mở công khai, xét xử bằng lời nói, hỏi và khai trực tiếp tại phiên tỏa, trừ trường hợp nhân chứng không thể đến được, như đã chết, bị ẩm nặng... thì có thể đọc lời khai của nhân chứng đã được lập trong quá trình điều tra.
Trong quá trình xét xử, Thẩm phán không đóng vai trò thụ động như trong tố tụng tranh tụng mà đóng vai trò tích cực, tiến hành và kiểm soát các thủ tục tố tụng, thẩm vấn các bị cáo, sẽ và thẩm vấn các nhân chứng, thảo luận các vấn đề liên quan đến thực tế và pháp luật với luật sư, truyền đạt đánh giá (sơ bộ) về vụ án và kiểm tra các bằng chứng khác. Tòa án có thể tự mình tìm hoặc bổ sung chứng cứ, có quyền quyết định ai được phép phát biểu... Chủ tọa là người trực tiếp xét hỏi, sau đó mới đến lượt Công tố viên, luật sư. Các câu hỏi nêu ra không được trùng lập. Chủ tọa phiên tòa có quyền điều khiển Cảnh sát tư pháp tại tòa và những người tham gia phiên tòa. Trong phiên tòa xét xử có một Thư kỷ tỏa ghi lại biên bản.
Sau khi Công tố viên đọc cáo trạng, vai trò thẩm vấn (nhân chứng, bị cáo) chuyển sang Thẩm phán. Công tố viên có quyền đặt câu hỏi bổ sung, quyền đề nghị Tòa án thu thập thêm chứng cứ. Thứ tự thẩm vấn lần lượt từ Thẩm phán, Thẩm phán nghiệp dư, Công tố viên, Luật sư, Bị cáo. Công tố viên muốn đưa ra chứng cứ mới thì phải qua Thẩm phán. Trước khi nghị án, Công tố viên có quyền phát biểu, sau khi nghị án và tuyên án, Công tố viên có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Khi nghị án, ý kiến của thành viên Hội đồng xét xử đưa ra trước, Chủ tọa đưa ra ý kiến cuối cùng. Khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa sẽ tuyên án nhân danh nhân dân và đưa ra lời giải thích (bằng lời nói). Bản án bằng văn bản được đưa ra trong năm tuần sau đó.
Ngoài ra, thủ tục tố tụng hình sự của Cộng hòa liên bang Đức được thiết kế nhằm tạo ra hàng loạt cơ chế phối hợp, kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong giai đoạn tiền xét xử, Cơ quan công tố phải thẩm tra và kiểm soát quá trình điều tra Tòa án cũng thực hiện việc kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn này. Trong giai đoạn trung gian, Tòa án kiểm tra cáo trạng. Tại phiên tòa xét xử, Tòa án thực hiện việc kiểm tra tổng thể đối với toàn bộ tiến trình tổ tụng, kiểm tra các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như các chứng cứ, tài liệu được đưa ra tại phiên tòa. Những quy định về thủ tục tố tụng với các cơ chế phối hợp, kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như vậy giúp Hội đồng xét xử ở Cộng hòa liên bang Đức được độc lập khi ra phán quyết,
Tóm lại, cơ chế bảo hiến với Tòa án Hiến pháp liên bang và Tòa án Hiến pháp bang ở Đức được tổ chức để bảo vệ Hiến pháp cũng đã góp phần đảm bảo sự độc lập của tòa án và sự đối trọng với các cơ quan nhà nước khác. Đồng thời, các nhà lập hiến Đức cũng đã đặt ra một số điều kiện căn bản để đảm bảo cho sự độc lập của Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang cũng như Thẩm phán nói chung gồm: tiêu chuẩn của Thẩm phán; quy trình bầu Thẩm phán; nhiệm kỳ của Thẩm phán; chế độ lương bổng của Thẩm phần. Liên bang Đức áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn, song có hàng loạt cơ chế phối hợp, kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nên sự độc lập của Hội đồng xét xử cũng được đảm bảo ở Đức.
[1] Đào Trí Úc - Vũ Công Giao (Đông chủ biên) (2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 121.
[2] Luật Cơ bản Cộng hòa liên bang Đức chính là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất và còn được gọi là Đạo luật gốc của Cộng hòa liên bang Đức
[3] Có thể kể một số đạo luật quan trọng gồm: Đạo luật Thẩm phán Đức, Đạo luật về tổ chức Tòa án, Đạo luật Tòa án Hành chính, Đạo luật về Tòa án Hiến pháp liên hàng, Bộ luật Tổ tung hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
[4] Đạo Luật Cơ bản Cộng hòa liên bang Đức, Điều 97.
[5] Đạo Luật Cơ bản Cộng hòa liên bang Đức, Điều 94
[6] Năm 2012, mức lương của Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang được công bố trong Danh mục bảng trả lương của liên bang là khoảng 12.500 euro/ tháng.
[7] Đạo Luật Cơ bản Cộng hòa liên bang Đức, Điều 92, 93, 94, 97.
[8] Đạo Luật Cơ bản Cộng hòa liên bang Đức, Điều 97
[9] Nguyễn Minh Tuấn (2012). Cơ chế bảo hiển ở Đức, https://tiasang.-dien-dan/co-che-bao-hien-o-duc-5058, truy cập ngày 30/9/ 2020. com.vn/
[10] Đạo Luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 19
[11] Hải Lộc (2011), Tìm hiểu hệ thống tòa án và cộng tác đào tạo các chức danh tư pháp của Cộng hòa Liên bang Đức, http://baochinhphu.vn Tin khác Tim-hieu-he-thong-toa-an-va-cong-tac-dao-tao-cac-chuc-danh-tu- phap-cua-Cong-hoa-Lien-bang-Duc/61090.vgp, truy cập ngày 30/9 2020.
[12] Nguyễn Xuân Hà (2008), Giới thiệu các quy định chung của Bộ luật Tổ 1. tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức. https://vksndtc.gov.vn/thong- tin/thong-tin-khoa-hoc-kiem-sat/gioi-thieu-cac-quy-dinh-chung-cua-bitths- chlb–duc-d16-17844.html, truy cập ngày 30/9/2020
[13] Viện Khoa học Kiểm sát (2011), “Mô hình tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Kiểm sát, Sổ chuyên đề về mô hình tổ tụng hình sự một số nước trên thế giới (số 1+2) năm 2011, tr. 43
[14] Việt Nam gọi là Hội thẩm nhân dân.
[15] Thúy Hòa (2011), Thông tin kết quả chuyến nghiên cứu về tổ tụng hình sự tại Cộng hòa Liên bang Đức,
https://tks.edu.vn/Web ThongTinKhoaHoc Detail/106?idMenu=-79
[16] Phạm Trí Thức, Nguyên Thành (2017), “Vai trò của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức trong giải quyết các vụ kiện Chính phủ", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21 (349), tháng 11.
[17] Nguyễn Xuân Hà (2008), Giới thiệu các quy định chung của Bộ luật Tổ từng hình sự Cộng hòa liên bang Đức https://vksndte.gov.vn/thong- tin/thong-tin-khoa-hoc-kiem-sat/gioi-thieu-cac-quy-dinh-chung-của- bltths-chib--duc-d16-17844.html, truy cập ngày 30/9/2020.