Thứ tư, 27 Tháng 3 2024 15:00

Một số kiến nghị hoàn thiện trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán tập trung

Thị trường tập trung được xem là thị trường truyền thống, điển hình của thị trường chứng khoán. Hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán tập trung mang đặc thù chung là hành vi xâm hại đến nguyên tắc cơ bản của thị trường, xâm phạm trật tự thị trường, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Để bảo đảm cho một thị trường công bằng, công khai, minh bạch đòi hỏi phải có quy chế pháp lý phù hợp, đặc biệt là biện pháp trách nhiệm pháp lý nghiêm minh để ngăn chặn, hạn chế và răn đe hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán tập trung.

Mục đích của áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán không chỉ nhằm mục đích trừng phạt hay ngăn ngừa hành vi vi phạm mà quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, qua đó tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bảo đảm tính minh bạch của thị trường thông qua việc răn đe các chủ thể có ý định vi phạm, bảo đảm sự ràng buộc về công bố thông tin và công khai các hoạt động giao dịch; bảo đảm sự vận hành lành mạnh của thị trường đòi hỏi các hành vi giao dịch bất hợp pháp phải bị phát hiện và xử lý kịp thời. Do vậy, đặc thù trong áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán thì biện pháp xử lý thường mang tính chất cảnh cáo, tính răn đe, với mức phạt cao hơn so với các hành vi vi phạm ở lĩnh vực kinh doanh khác.

Do vậy, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện bộ máy giám sát thị trường chứng khoán:

Bộ máy thực hiện hoạt động giám sát hiện nay đang thực hiện bởi hai cấp: đó là giám sát của Sở giao dịch chứng khoán và giám sát của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Cơ chế giám sát hiện nay nhìn chung đã bao quát tương đối đầy đủ phạm vi nội dung cũng như đối tượng cần thực hiện hoạt động giám sát nhằm ngăn ngừa, phát hiện các hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường. Vai trò của giám sát cấp 1, cấp 2 là Ủy ban chứng khoán nhà nước và sàn giao dịch chứng khoán đã được quy định rõ. Trách nhiệm của sàn giao dịch chứng khoán thể hiện vai trò của tổ chức tự quản trong việc chia sẻ trách nhiệm giám sát với Ủy ban chứng khoán nhà nước được khẳng định bằng những quy định rõ ràng. Điều 19 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng đã đưa ra biện pháp để ràng buộc trách nhiệm giám sát của sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, hạn chế của cơ chế giám sát hiện nay là chưa phát huy được vai trò của hệ thống giám sát cấp 3, cụ thể là: chưa cho thấy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghể trong việc giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức trung gian trong lĩnh vực chứng khoán và của người hành nghề kinh doanh chứng khoán (vai trò giám sát cấp 3). Hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực chứng khoán là những tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng nhờ khả năng chỉ phối hoạt động của thành viên thông qua các bộ quy tắc nghề nghiệp do hội ban hành. Việc ràng buộc trách nhiệm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các thành viên hiệp hội sẽ góp phần nâng cao tỉnh minh bạch và lành mạnh của thị trường; Chưa làm rõ vai trò giám sát của các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các công ty chứng khoán, công ty quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Liên quan đến trách nhiệm giám sát, các tổ chức này chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ủy ban chứng khoán nhà nước và sàn giao dịch chứng khoán khi có yêu cầu, đồng thời đảm bảo nhà đầu tư tuân thủ quy chế giao dịch. Các tổ chức này không có trách nhiệm tự động thông tin về các dấu hiệu bất thường trong giao dịch chứng khoán[1]. Để đảm bảo hiệu quả của hệ thống giám sát cấp 3 đòi hỏi phải xây dựng quy chế pháp lý bắt buộc trong mối quan hệ cung cấp thông tin thường xuyên giữa các tổ chức trung gian này với Sở giao dịch chứng khoán để kịp thời giám sát các giao dịch bất thường trong mối quan hệ tổng thể của thị trường.

Phát huy hiệu quả bộ phận giám sát của Ủy ban chứng khoản nhà nước chuyên theo dõi các giao dịch đặc biệt là các giao dịch uỷ quyền, để hạn chế và ngăn ngừa việc lợi dụng tài khoản của người khác thực hiện các giao dịch làm giá, thao túng thị trường.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về thanh tra chứng khoán, điều tra[2]:

Thanh tra chứng khoán là một thiết chế có vai trò quan trọng khi xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Thanh tra chứng khoán là một thanh tra chuyên ngành nằm trong cơ cấu của Ủy ban chứng khoán nhà nước có mục đích góp phần đảm bảo cho hoạt động chứng khoán được an toàn, công bằng, công khai, có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở đặc trưng của giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán và thực tiễn thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán thời gian qua cho thấy việc thanh tra, điểu tra đối với giao dịch này đòi hỏi phải mang tính nghiệp vụ chuyên sâu về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán thuộc quyền quản lý và chi phối của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong thanh tra, xử lý vi phạm. Mặt khác, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các vi phạm trên thị trường cũng diễn ra ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do vậy, tăng cường năng lực thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán không còn nằm trong phạm vi tách biệt của một ngành. Đối với thao túng thị trường và giao dịch nội gián, Ủy ban chứng khoán nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp chính thức giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công an để hợp tác và trao đổi thông tin nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước phải tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân có hành vi giao dịch không công bằng, các tổ chức vi phạm hoạt động công bố thông tin... nhằm bảo đảm duy trì sự công bằng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.

Việc giám sát, phát hiện, kiểm tra và chứng minh hành vi giao dịch bất hợp pháp gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn do các đối tượng có thể sử dụng phương thức, thông qua nhiều tài khoản dưới nhiều tên khác nhau và sử dụng giao dịch trực tuyến mà không cần phải thực hiện ủy quyền. Đặc biệt các giao dịch nội bộ bất hợp pháp thường tập trung chủ yếu vào nhóm cổ đông nội bộ, người có liên quan nhưng giao dịch nội bộ không chỉ giới hạn ở cổ đông nội bộ, người có liên quan mà có thể gồm những nhà đầu tư có thể nắm bắt thông tin nội bộ trước khi thông tin được công bố ra thị trường chứng khoán, các vi phạm trên thị trường cũng diễn ra ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do vậy, tăng cường năng lực thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán không còn nằm trong phạm vi tách biệt của một ngành. Đối với thao túng thị trường và giao dịch nội gián, Ủy ban chứng khoán nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp chính thức giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công an để hợp tác và trao đổi thông tin nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước phải tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân có hành vi giao dịch không công bằng, các tổ chức vi phạm hoạt động công bố thông tin... nhằm bảo đảm duy trì sự công bằng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.

Việc giám sát, phát hiện, kiểm tra và chứng minh hành vi giao dịch bất hợp pháp gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn do các đối tượng có thể sử dụng phương thức, thông qua nhiều tài khoản dưới nhiều tên khác nhau và sử dụng giao dịch trực tuyến mà không cần phải thực hiện ủy quyền. Đặc biệt các giao dịch nội bộ bất hợp pháp thường tập trung chủ yếu vào nhóm cổ đông nội bộ, người có liên quan nhưng giao dịch nội bộ không chỉ giới hạn ở cổ đông nội bộ, người có liên quan mà có thể gồm những nhà đầu tư có thể nắm bắt thông tin nội bộ trước khi thông tin được công bố ra thị trường.

Do vậy, việc xác định những đối tượng trên rất rộng, khó chứng minh mối liên hệ giữa các đối tượng này và các cổ đông nội bộ, người có liên quan. Trong khi đó, quy định về thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong công tác thanh tra, giám sát bị hạn chế việc thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch ngân hàng; không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử, do vậy, việc độc lập và chủ động trong công tác thanh tra và giám sát đối với giao dịch này không thực hiện được. Mặt khác, đã xuất hiện các giao dịch rửa tiền, các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng cũng xuất hiện. Do vậy, sự tồn tại cơ chế hoạt động giám sát, thanh tra trong giới hạn của các cơ quan chuyên ngành như Ủy ban chứng khoán nhà nước hay Ngân hàng nhà nước sẽ khó mang lại hiệu quả. Do vậy, tăng thêm quyền cho Ủy ban chứng khoán nhà nước trong hoạt động điều tra, thanh tra đó là việc xác minh bằng chứng gian lận, giúp tăng cường phòng chống, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận trên thị trường. Theo bộ 30 nguyên tắc quản lý thị trường chứng khoán của tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán IOSCO về thực thi pháp luật chứng khoán: cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cần có thẩm quyền đầy đủ trong việc thanh tra, điều tra, giám sát và có đầy đủ thẩm quyền để thực thi pháp luật. Mặt khác, phối hợp với các cơ quan chuyên ngành và mạng lưới thông tin nội bộ giữa các hệ thống tài chính để yêu cầu ngân hàng, cơ quan thuế cung cấp thông tin, xác minh tài khoản ngân hàng, cung cấp tư liệu... để chứng minh một giao dịch trên thị trường chứng khoán có thông đồng, nội gián, lũng đoạn...

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp với các cơ quan, ngành có liên quan khác là ngành tư pháp. Cần thiết kế cơ chế sử dụng mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính để điều tra các vụ vi phạm trong thị trường chứng khoán. Có thể bổ sung thêm quyền cho thanh tra chứng khoán để phát hiện những căn cứ và quyền yêu cầu khởi tố, dùng sức ép của cơ quan tư pháp nếu các biện pháp của thanh tra chưa đủ. Do đặc thù chuyên môn trong các nghiệp vụ của hoạt động chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể tham gia cùng với cơ quan chức năng này trong việc tiến hành điều tra.

Quy định đảm bảo tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan thanh tra, xử lý vi phạm, đó là thẩm quyền điều tra hành chính của Ủy ban chứng khoán nhà nước, bao gồm: triệu tập đương sự và những người có liên quan đến xét hỏi, phỏng vấn, yêu cầu sổ sách, báo cáo và các tài liệu khác để điều tra; niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phong toả tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán, tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm với giao dịch bị cấm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp các thông tin về điện thoại liên quan đến đối tượng thanh tra, tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ tại nơi xảy ra hành vi vi phạm[3].

Tăng thẩm quyền điều tra cho Ủy ban chứng khoán nhà nước để thuận tiện trong việc xác định dấu hiệu và hành vi vi phạm. Do đặc thù của thị trường giao dịch chứng khoán khác thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bảo hiểm hay các thị trường vốn khác là phải thông qua chủ thể trung gian, việc thực hiện hành vi vi phạm sẽ xâm hại đến công chúng đầu tư chứ không phải trực tiếp đến một đối tượng đầu tư, và do vậy phải thông qua việc giám sát và điều chỉnh của Ủy ban chứng khoán nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý chuyên ngành bảo đảm cho sự ổn định và tính toàn vẹn của thị trường.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự phổ biến ở các quốc gia thuộc thẩm quyền toà án, tuy nhiên trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ phía cơ quan chuyên môn về quản lý chứng khoán do đặc thù của hoạt động trên thị trường chứng khoán này. Như vậy, việc xác định bồi thường thiệt hại do hành vi giao dịch bất hợp pháp mang lại dựa trên các chứng cứ được cung cấp từ việc giải quyết vụ án hình sự hoặc quyết định hành chính để bồi thường thiệt hại, hay nói cách khác, đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp, việc xác định trách nhiệm dân sự đông thời cùng với trách nhiệm hình sự hay hành chính.

Cần tiếp tục thực hiện chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, điều tra trong lĩnh vực chứng khoán đú năng lực để đáp ứng được những hoạt động mới trên thị trường chứng khoán khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các luồng tiến giao dịch ngày càng nhiều và phức tạp.

Ba là, tăng cường quyên quản trị của cổ đông, phát huy vai trò của hiệp hội các nhà đầu tư, vai trò của Đại hội đồng cố đông trong công ty:

Các cổ đông là người có đủ quyền về mặt pháp lý để có thể tiến hành việc khởi kiện ra tòa khi quyền lợi của mình bị vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, các cổ đông khó có thể thực thi được quyền lợi hợp pháp của mình do những rào cản về khả năng, kinh nghiệm và nguồn lực để có thể tiến hành khởi kiện một cách có hiệu quả. Do vậy, tại nhiều quốc gia, các tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư đã được hình thành. Các tổ chức này được phổ biến tại châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Điển hình như tổ chức Liên đoàn nhân dân vì dân chủ (PSPD) đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo vệ các nhà đầu tư bao gồm cả việc tiến hành khởi kiện các thành viên Hội đồng quản trị của tập đoàn Samsung. Tổ chức Ombusman Cố đông tại Nhật Bán có hơn 150 thành viên và sở hữu một danh mục khoảng 300 cổ phiếu đã tiến hành hàng loạt các vụ kiện tập thể đối với thành viên Hội đồng quản trị của các công ty lớn hàng đầu Nhật Bản. Hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận được đánh giá khá hiệu quả khi các hoạt động của các tổ chức này là một hình thức áp trách nhiệm thỏa thuận về bồi thường cho các cổ đông và còn đạt được cả các cam kết về việc áp dụng các trình tự, thủ tục cần thiết tại các công ty lớn để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Xây dựng và phát huy vai trò của hiệp hội nhà đầu tư để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, khởi kiện tập thể, giám sát trong việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các thành viên công ty chứng khoán.

Để bảo vệ quyền cho các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số trong công ty và các công ty trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thì việc quy định hạn chế quyển kinh doanh và trách nhiệm của người quản lý điều hành trong công ty nên quy định trong quy chế của hiệp hội đầu tư, hiệp hội kinh doanh hoặc trong điều lệ của công ty và việc cưỡng chế thực thi được thực hiện từ các tổ chức này.

Các cổ đông thông qua quy chế quản trị công ty phát huy và nâng cao vai trò của cổ đông trong việc yêu cầu các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên có trách nhiệm cung cấp thông tin trả lời chất vấn các câu hỏi liên quan đến việc cung cấp thông tin và ảnh hưởng đến công ty tại Đại hội cổ đông của công ty. Hoàn thiện quy định về quản trị điều hành công ty theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cần bổ sung thêm quy định: nêu cổ đông lớn, thành viên Hội đồng quản trị vi phạm quy định về chào mua - chào bán thì trong một khoảng thời gian nhất định cần có chế tài hạn chế quyền giao dịch từ 1 tháng đến 3 tháng đổi với các cổ phiếu đó.

Bốn là, tăng cường năng lực quản lý, giảm sát và cưỡng chế thực thi[4]:

Cùng cố tổ chức, chức năng của Ủy ban chứng khoán nhà nước để bảo đảm đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giảm sát và cưỡng chế thực thi tiếp cận được các chuẩn mực của IOSCO.

Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường, công bố thông tin và báo cáo tự động tại ủy ban chứng khoán nhà nước; xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chung cho toàn bộ thị trường để xử lý dữ liệu và cơ chế phân quyền truy cập dữ liệu xử lý.

Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng nhà nước, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch công khai trong hoạt động tài chính và phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính.

Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi thông qua các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế.

Xác định thẩm quyền, chức năng và sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giám sát, điều tra và cưỡng chế thực thi đối với các hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Đối với các thiết chế xử lý vi phạm, cần nâng cao năng lực tổ chức, nhân lực và các phương tiện cần thiết khác cho cơ quan công an, thanh tra, Viện kiểm sát, Toà án nhằm bảo đảm năng lực phát hiện và xử lý vi phạm phù hợp với sự phát triển của thị trường. Hoàn thiện cơ chế về sử dụng cơ quan giám định trong giám định các vấn đề kinh tế - xã hội, xây dựng cơ chế tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình xử lý vi phạm[5].

Xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thường xuyên giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Bộ Công an để thuận tiện cho việc cung cấp các thông tin có dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát, quản lý, điều tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những giao dịch không công bằng trên thị trường chứng khoán. Giao dịch trên thị trường chứng khoán được diễn ra liên tục và thường xuyên, do vậy việc phát hiện và xử lý kịp thời mới mang lại hiệu quả, sự công bằng, niềm tin và tính ổn định bền vững của thị trường chứng khoán. Hoàn thiện cơ chế giám sát dòng lưu chuyển vốn từ khu vực ngân hàng tới thị trường chứng khoán thông qua quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh chứng khoán; nâng cao năng lực giám sát và quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại đôi với dòng vốn từ hệ thống ngân hàng vào thị trường chứng khoán nhằm kiểm soát và ngăn chặn các giao dịch rửa tiền.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cụ thể:

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc tiến hành giám sát, theo dõi, điều tra ban đầu cũng như tiếp nhận điều tra các hành vi vi phạm này.

- Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên ngành với cơ quan thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm về chứng khoán:

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, quản lý thị trường và đào tạo nhân lực cho thị trường chứng khoán; hợp tác và chia sẻ thông tin nhằm giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới.

- Xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện các cam kết WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn khu vực ASEAN, ASEAN+, bảo đảm tính công khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan quản lý trong khuôn khổ các Biên bản ghi nhớ đã ký kết; tham gia Biên bản ghi nhớ đa phương đầy đủ (Phụ lục A) trong khuôn khổ IOSCO khi Ủy ban chứng khoán nhà nước đáp ứng đủ các chuẩn mục quy định.

Việc tăng cường sự hỗ trợ hợp tác quốc tế để trao đổi các thông tin thuận tiện cho việc điều tra, thu thập các chứng cứ đối với việc áp dụng trách nhiệm pháp lý có yếu tố nước ngoài.

Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật:

- Nhà nước cần có những hình thức tuyên truyền, phổ biến những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp; tổng kết kinh nghiệm xử lý các vụ khiếu nại, khiếu kiện; công khai những vụ việc đã được xử lý và các chế tài đã áp dụng đối với các chủ thể vi phạm trên các phương tiện truyền thông để giáo dục, răn đe các chủ thể khác.

- Tăng cường công tác phổ biến pháp luật nâng cao ý thức và hiểu biết của các chủ thể tham gia trong hoạt động chứng khoán.

Ngoài ra, xây dựng tiêu chí về đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm hạn chế ngăn ngừa các giao dịch bất hợp pháp và là cơ sở pháp lý để áp dụng mức trách nhiệm pháp lý. Việc bắt lỗi và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp là rất khó. Thực tế các hành vi này diễn ra trên thị trường nhưng khó xác định được bằng chứng. Vì thế, phải điều tiết bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp với những người hành nghề chứng khoán.

Bảy là, về tổ chức thực hiện:

- Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn về áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán làm cơ sở áp dụng trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự.

- Đối với việc quy định các loại trách nhiệm pháp lý trong văn bản pháp luật chuyên ngành cần có lộ trình cụ thể và phù hợp với hoạt động xây dựng và sửa đổi văn bản pháp luật chứng khoán.

- Đối với các quy chế quản trị công ty, hoạt động của các tổ chức tự quản, quy chế đạo đức nghề nghiệp cần sớm triển khai hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu hội nhập thị trường chứng khoán của Việt Nam với các nước trong khu vực và trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin trong hệ thống các cơ quan Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán nhằm kịp thời nắm bắt, cung cấp các thông tin bảo đảm tính thống nhất, chính xác, kịp thời để giám sát, phối kết hợp quản lý và ngăn chặn các hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán.

Về phía Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia:

- Xây dựng và hoàn thiện để ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự) và các văn bản pháp luật về chứng khoán nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, ngăn chặn cũng như xử lý thích đáng các hành vi vi phạm.

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chứng khoán, bảo đảm đủ biên chế cho cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành chứng khoán.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về kiến thức chứng khoán nói chung và vai trò của thị trường chứng khoán trong việc phát triển kinh tế xã hội; tránh đưa thông tin không chính xác, bất lợi cho nhà đầu tư và cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật dân sự, hình sự; các hành vi lừa đảo, giả mạo, lạm dụng làm thất thoát tài sản của khách hàng; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên truyền các chủ trương, chính sách về thị trường chứng khoán, các chính sách tái cơ cấu các tổ chức kinh doanh chứng khoán để ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh gây tác động tiêu cực đến tiến trình phát triển của thị trường.

Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Hoàn thiện quy định pháp lý nhằm giám sát chặt dòng lưu chuyển vốn giữa các ngân hàng thương mại tới thị trường chứng khoán thông qua các tổ chức kinh doanh chứng khoán; xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, tín dụng và ủy thác vốn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn của các tổ chức tín dụng cung cấp cho hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Xây dựng cơ chế, tăng cường sự phối hợp thanh tra, giám sát giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tập đoàn tài chính - ngân hàng, các giao dịch tài chính và dòng lưu chuyển vốn giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán đặc biệt là các tổ chức kinh doanh chứng khoán trực thuộc các tổ chức tín dụng.

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu Đề án thanh toán chứng khoán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện:

Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể liên quan trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kiểm toán độc lập và các quy định của pháp luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật làm căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng cho việc hoàn thiện trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán tập trung cần có giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán tập trung, cụ thể đối với việc triển khai ở các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 


[1] Xem Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp: Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, Tiđa, tr.34.

[2] Xem Lê Thị Thảo: Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, điều tra đồi với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chỉ Khoa học kiểm sát, số 4/2014, tr.62-68.

[3] Xem Hoàng Đức Long: Các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ủy ban chứng khoán nhà nước, tr.111-112.

[4] Quyết định số 252/QĐ-TTg, ngày 01-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việ Nam giai đoạn 2011-2020".

[5] Xem Hoài Linh: Phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán: khó xử... mặc dù đã có luật!, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 121 tháng 7/2012, tr.47-48.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành