Thứ năm, 24 Tháng 7 2014 00:00

Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách Nhà nước

1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và chức năng,  nhiệm  vụ của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán Ngân sách nhà nước

Kết quả kiểm toán NSNN sẽ có tác động lớn đến chất lượng quản lý, điều hành NSNN. Tổ chức kiểm toán NSNN hiệu quả sẽ tăng cường  minh bạch tài chính, làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi sự phối hợp tốt của đối tượng kiểm toán cũng như các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, giải trình cũng như tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận và kiến nghị của KTNN. Vì vậy, việc nâng cao và thống nhất về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, công chúng và xã hội nói chung về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNN trong hoạt động kiểm toán NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán NSNN. Cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của KTNN trước hết là các tổ chức, cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước. Các đơn vị được kiểm toán, công chúng và xã hội nói chung cần thống nhất nhận thức, quan điém, hiéu rõ, hiéu đúng về mục tiêu, tác dụng của hoạt động kiểm toán NSNN. Mục đích của hoạt động kiểm toán NSNN không phải là tìm kiếm các sai phạm và kiến nghị xử lý, mà trước hết và quan trọng nhất là đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng, quản lý và điều hành NSNN; đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước nói chung và hệ thống KSNB của các ngành, các cơ quan nói riêng. Thông qua hoạt động kiểm toán NSNN, KTNN tư vấn cho các cơ quan chức năng có liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý NSNN, qua đó góp phần quan trọng làm lành mạnh nền tài chính tài chính quốc gia. Các đơn vị được kiểm toán cần hiéu rõ về sự khác biệt giữa chức năng của KTNN và Thanh tra Chính phủ (hoặc Thanh tra tài chính), sự khác biệt về cách thức, phương pháp nghiệp vụ chuyên môn sử dụng của KTNN so với Thanh tra. Bằng việc nhận thức đúng, đầy đủ về mục đích, chức năng và nhiệm vụ của KTNN sẽ tránh được sự can thiệp không đúng luật đối với hoạt động chuyên môn của KTV nhằm bảo đảm tính độc lập cao nhất, ở mức có thé của KTV, đồng thời có sự hợp tác, phối hợp tích cực, chủ động của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan với các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán trong hoạt động KTNN.

Để có thé thực hiện tốt vấn đề này, KTNN cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, chú trọng việc trao đổi và cung cấp thông tin cho báo chí. Mở rộng kênh thông tin công khai kết quả kiểm toán NSNN cho nhiều đối tượng được biết. Tạo lập mối liên hệ thường xuyên, trước và sau cuộc kiểm toán với các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN.

2. Hoàn  thiện cơ sở pháp  lý để đảm  bảo  tính thống nhất và tính độc lập thực sự của hoạt động kiểm toán Ngân sách nhà nước

Với chức năng kiểm tra, kiểm soát độc lập đối với các các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, hỗ trợ Quốc hội và HĐND trong các quyết định về NSNN và hoạt động giám sát tình hình thực hiện NSNN, hoạt động của KTNN liên quan đến tất cả các linh vực hoạt động, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức chính trị - xã hội,... có sử dụng NSNN. Các đối tượng kiểm toán NSNN không chỉ chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật về tài chính như Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật KTNN mà còn chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật chung và theo từng linh vực, từng loại hình hoạt động. Vì vậy, để hoạt động của KTNN thuận lợi và có hiệu quả, trong thời gian tới song song với việc trién khai đồng bộ Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn, cần rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện các quy định cho hoạt động kiểm toán NSNN và bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm toán được xác định chủ yếu như sau:

Một là, Bổ sung vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam một số điều khoản quy định đầy đủ và toàn diện về địa vị pháp lý của KTNN, thẩm quyền bổ nhiệm Tổng KTNN;

Hai là, Hoàn thiện Luật KTNN và các luật có liên quan để phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, HĐND và Luật Tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ và có hệ thống ở mức độ cao giữa Luật KTNN trong quan hệ với các văn bản hiện hành như Luật NSNN, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Cán bộ, công chức, Luật Tổ chức HĐND, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Kế toán...làm cơ sở cho việc kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của KTNN;

Ba là, Sửa đổi, bổ sung Luật NSNN, nhất là cần quy định về thời hạn lập và gửi báo cáo quyết toán ngân sách các cấp sớm hơn so với hiện nay để tạo điều kiện về mặt thời gian cho công tác kiểm toán NSNN, đảm bảo mọi báo cáo quyết toán về NSNN, NSĐP trình Quốc hội và HĐND phải có ý kiến đánh giá, xác nhận của kiểm toán, trước hết là KTNN. Đồng thời Luật NSNN cần có quy định cụ thé để KTNN tham gia vào quá trình lập dự toán và phân bổ ngân sách, góp phần nâng cao chất lượng dự toán và đảm bảo việc chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW của KTNN phù hợp với quy định của Luật KTNN. Quy định thêm trách nhiệm, nhiệm vụ gửi dự toán ngân sách hàng năm của các cấp, các đơn vị có liên quan cho KTNN vào các điều luật có liên quan của Luật NSNN. KTNN có quyền và cơ hội tiếp cận đến toàn bộ các tài liệu, số liệu có liên đến quá trình lập, quyết định và phân bổ dự toán NSNN, ngân sách của các cấp chính quyền địa phương một cách không hạn chế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một cách hợp lý đồng bộ hệ thống các tiêu chuẩn, định mức phân bổ và chi tiêu ngân sách; hệ thống các chỉ tiêu trên mẫu biéu đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tế làm cơ sở cho việc tính toán, tổng hợp, kiểm tra trong quá trình xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách;

Bốn là, Bổ sung dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật về chế tài đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật KTNN, xử lý nghiêm đối với những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của KTNN để đảm bảo hiệu lực hoạt động kiểm toán và sự nghiêm minh của pháp luật. Định kỳ hàng năm, Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cần mời lãnh đạo và các cơ quan của Chính phủ nghe Tổng KTNN thông báo kết quả kiểm toán NSNN và việc thực hiện kiến nghị của KTNN. Bổ sung quy định về công khai những đơn vị không thực hiện nghiêm túc kiến nghị của KTNN;

Năm là, Chính phủ cần ban hành phương pháp xác định các chỉ tiêu quyết toán thu, chi chưa đồng nhất giữa các cấp ngân sách và giữa các tỉnh, nhất là các chỉ tiêu trong hệ thống biéu mẫu báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo thu NSNN, mục lục NSNN của các cơ quan trong Bộ Tài chính (Thuế, Hải quan, KBNN, Vụ NSNN) và hệ thống chỉ tiêu báo cáo trình Quốc hội, Chính phủ;

Sáu là, KTNN tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán; tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật KTNN và hoàn thiện các Chuẩn mực KTNN, quy trình và hướng dẫn kiểm toán theo từng chuyên ngành trong linh vực kiểm toán NSNN, hệ thống hồ sơ, mẫu biéu kiểm toán để bao quát các loại hình kiểm toán và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định hiện hành.

Bảy là, Đảm bảo các điều kiện cần thiết và kinh phí hoạt động cho KTNN, có chế độ đãi ngộ phù hợp với đặc thù hoạt động kiểm toán của KTV.

Nhà nước cần bổ sung hợp lý biên chế để KTNN có thé tuyén dụng thêm KTV đáp ứng yêu cầu kiểm toán ngày càng tăng theo yêu cầu của Luật KTNN, Luật NSNN. Để KTNN đủ năng lực kiểm toán được toàn bộ báo cáo quyết toán NSNN địa phương trước khi HĐND phê chuẩn quyết toán NSNN theo quy định của Luật NSNN và kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành thuộc NSTW, cơ cấu đội ngũ KTV phải đảm bảo thực hiện tốt ba loại hình kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Nhà nước cần đảm bảo kinh phí hoạt động và các chế độ đãi ngộ đối với KTV nhà nước. Một trong những điều kiện để bảo đảm nguyên tắc độc lập trong hoạt động kiểm toán là KTNN phải chủ động về kinh phí hoạt động. KTNN phải được cung cấp đầy đủ về mặt tài chính cho hoạt động. Việc phê duyệt ngân sách hoạt động cho KTNN phải được thực hiện theo một quy trình riêng. Hiện nay, theo quy định của Luật KTNN: KTNN có kinh phí hoạt động riêng, là đơn vị dự toán cấp I của NSTW. Kinh phí hoạt động của KTNN do KTNN lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Tuy nhiên đây chỉ mới là những quy định mang tính nguyên tắc. Ủy ban thường vụ Quốc hội cần ban hành nghị quyết hướng dẫn và quy định cụ thé về quy định này của Luật KTNN. Quy trình xây dựng dự toán, phê duyệt dự toán và cấp phát ngân sách cho hoạt động của KTNN phải phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải bảo đảm được tính chủ động và độc lập cần thiết về kinh phí cho hoạt động của KTNN.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nói chung và kiểm toán nói riêng trong linh vực linh vực NSNN rất dễ sai, sót và vi phạm. Vì vậy, những người làm kiểm toán tài chính công không những là những chuyên gia giỏi về tài chính, kế toán mà còn là của những người trung thực, có phẩm chất tốt, tuy nhiên hiện nay thu nhập của cán bộ - công chức, KTV đang rất thấp so với mặt bằng chung của những người làm trong các ngành, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các dự án, doanh nghiệp dẫn đến việc chảy máu chất xám và không thu hút được nhân tài. Việc sử dụng trích thưởng 2% nguồn thu từ những khoản thu KTNN phát hiện thực nộp vào NSNN chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, khi chất lượng quản lý NSNN ngày càng tốt hơn thì khoản thu này sẽ giảm đi. Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng chế độ đặc thù đối với KTV nhà nước tính theo hệ số lương. Đồng thời, xét về đặc điém hoạt động kiểm toán là trién khai trên địa bàn cả nước và trong hệ thống KTNN có các KTNN khu vực đóng ở các địa phương, KTNN cần được hưởng những ưu tiên trong việc xây dựng trụ sở, đảm bảo phương tiện làm việc cho toàn bộ hệ thống KTNN.

Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của KTV như ô tô chuyên dùng, máy móc thiết bị chuyên dùng cho hoạt động kiểm toán; chi phí đào tạo thường xuyên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đào tạo lại cán bộ, ưu tiên đầu tư phát trién công nghệ thông tin và các phương tiện làm việc cho cơ quan KTNN...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 17 Tháng 11 2014 07:32

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành