Thứ sáu, 25 Tháng 7 2014 00:00

Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thế kỷ 19-20 nước ta chịu sự xâm lược của Pháp và Mỹ, nền hành chính và phương thức sản xuất, tổ chức xã hội cũng chịu ảnh hưởng nhiều của các quốc gia này. Trong quá trình phát triển kinh tế sau này, Việt Nam cũng đã tham khảo mô hình của nhiều nước trong quản lý hành chính, tài chính, kinh tế và tổ chức ... Một trong những mô hình cải cách tài chính công là mô hình của Pháp, Trung Quốc và những nước thuộc khối Anh ngữ. Trung Quốc là nước có nhiều điểm về kinh tế xã hội, chính trị giống Việt Nam. Kinh nghiệm của Trung quốc luôn được coi là bài học đi trước áp cho nước ta. Trong phần này, chuyên đề trình bày kinh nghiệm quản lý tài sản công của Trung Quốc, Pháp, Australia, Canada... từ đó rút kinh nghiệm và so sánh với cơ chế quản lý tài sản công của Việt Nam.

1. Quản lý tài sản công là trụ sở làm việc của Trung quốc.

Tháng 8/1989 Cục Quản lý tài sản quốc hữu trực thuộc Quốc vụ viện được thành lập. Cục quản lý tài sản quốc hữu đồng thời chịu sự lãnh đạo về đảng của đảng ủy Bộ Tài chính. Tài sản do Cục quản lý bao gồm:

- Tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp;

- Tài sản nhà nước trong các đơn vị HCSN;

- Tài nguyên.

Cục Quản lý tài sản quốc hữu Nhà nước Trung Quốc được Quốc vụ viện giao thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:

1.) Đại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối, các Công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty TNHH có vốn nhà nước tham gia. đại diện chủ sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương kể cả tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài. đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tài sản Nhà nước tại các cơ quan và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngăn chặn mọi trường hợp hư, hao tổn, mất mát tài sản bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

2.) Xây dựng trình Quốc hội, Quốc vụ viện ban hành luật và các chính sách chế độ dưới luật, trực tiếp ban hành các chế độ, văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tài sản quốc hữu nhà nước, đảm bảo cho việc xúc tiến chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp phù hợp với công cuộc cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường đúng đường lối của đảng và Chính phủ.

3.) Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở bằng các biện pháp nhằm sử dụng tốt tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng tích lũy, bảo toàn và tăng trưởng vốn nhà nước.

Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến quản lý tài sản công: Bộ Tài chính và Uỷ ban cải cách phát triển trung ương ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại tài sản công như trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị … áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong đó quy định rõ tiêu chuẩn sử dụng làm việc cho từng chức danh cụ thể.

Việc quản lý tài sản nhà nước là trụ sở làm việc ở Trung Quốc cụ thể như sau:

- Hệ thống chính sách pháp luật:

+ Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc do Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách phát triển trung ương ban hành được thống nhất áp dụng chung cho cả nước. Trong đó quy định rõ về tiêu chuẩn (số diện tích) sử dụng làm việc cho từng chức danh: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng... Trong tổng số diện tích trụ sở làm việc của các cơ quan có khoảng 40% là diện tích phụ trợ gồm: nhà vệ sinh, nhà ăn, thang máy,..

+ Về mẫu thiết kế trụ sở do Bộ Xây dựng ban hành.

+ Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc do Bộ Tài chính quy định được phân thành 2 cấp: Cấp I: Bộ, ngành; Cấp II: Các tỉnh, thành phố và các đặc khu.

- Nội dung quản lý

Trước năm 2001 (trước cải cách quản lý nhà đất, văn phòng), nhà đất và văn phòng do các Bộ, ngành sở hữu độc lập; việc thực hiện xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở trong quá trình quản lý do các Bộ, ngành lập kế hoạch xin bố trí dự toán ngân sách và tự tổ chức xây dựng, xây dựng xong thì thực hiện quản lý và các Bộ, ngành tự lo. Theo mô hình quản lý này đã có một số vấn đề:

+ Tiêu chuẩn sử dụng không thống nhất giữa các Bộ, ngành, có một số Bộ, ngành được bố trí nguồn vốn nhiều thì xây dựng đẹp và rộng hơn.

+ Việc sắp xếp điều tiết trụ sở làm việc giữa các Bộ, ngành hết sức khó khăn do các Bộ, ngành tự quản lý sử dụng độc lập.

+ Giá thành xây dựng không đồng nhất và thường rất cao.

Từ năm 2001, Trung Quốc thực hiện cải cách quản lý nhà đất là trụ sở làm việc tại khu vực hành chính với mô hình thực hiện quản lý tập trung quyền sở hữu vào Cục quản lý sự vụ - cơ quan thuộc Quốc vụ viện Trung quốc, các Bộ, ngành chỉ có quyền sử dụng. Mô hình quản lý như sau: quyền sở hữu thuộc Cục quản lý sự vụ. Dựa vào thực tế, Cục xây dựng quy hoạch; căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở, vào biên chế cán bộ viên chức và nhu cầu thực tế để xác định nhu cầu của các Bộ, ngành rồi tiến hành sắp xếp trụ sở của các Bộ, ngành.

+ Về đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc: Toàn bộ quỹ nhà đất thuộc khối trụ sở làm việc của các Bộ, ngành trung ương và quỹ đất thuộc quy hoạch trụ sở làm việc của các địa phương khác tại thành phố Bắc Kinh đều giao cho Cục quản lý sự vụ - cơ quan Quốc vụ viện Trung Quốc quản lý và làm chủ sở hữu. Từ năm 2001, việc đầu tư xây dựng trụ sở mới đều do Vụ nhà đất của Cục tiến hành xây dựng sau đó bàn giao cho các Bộ, ngành sử dụng.

+ Về quản lý, sử dụng: Các cơ quan hành chính sử dụng trụ sở làm việc phải đăng ký sử dụng (ñăng ký quyền sử dụng) với Cục quản lý sự vụ; các Bộ, ngành phải báo cáo việc sử dụng với Cục và tuân thủ theo chế độ quản lý hiện hành.

+ Các biện pháp quản lý chủ yếu gồm: quản lý theo kiểu tập trung và tiết kiệm; bằng lượng hóa; quản lý khoa học; quản lý chuyên môn hóa.

Thực hiện chuyển từ quản lý theo kinh nghiệm sang quản lý theo thông số; sau 5 năm thực hiện chuyển đổi quản lý nhà, đất là trụ sở làm việc đã đạt được kết quả như sau:

Đã khống chế lượng tăng, tức là đã đáp ứng nhu cầu của các Bộ, ngành thì không xây mới nữa mà thực hiện bố trí xắp xếp lại.

Tích cự xoay vòng lượng dự trữ vì Trung Quốc đang ở giai đoạn cải cách mở cửa; do đó cơ cấu của các Bộ, ngành đang biến động, qua điều chỉnh cơ cấu Bộ, ngành có thể dư thừa trụ sở bố trí cho Bộ, ngành mới thành lập.

Đưa dần ra cơ chế thị trường; nếu sử dụng quá diện tích thì phải trả tiền cho diện tích quá tiêu chuẩn.

Tăng cường quản lý theo hướng sử dụng các công ty chuyên gia (chuyên nghiệp).

+ Xử lý các tồn tại:

Diện tích sử dụng vượt tiêu chuẩn không lớn so với tiêu chuẩn quy định thì được tiếp tục sử dụng mà không phải trả tiền thuê.

Đối với đơn vị trước là cơ quan hành chính nhà nước nay chuyển thành hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, nếu diện tích thực tế sử dụng lớn hơn tiêu chuẩn, định mức thì phải trả tiên thuê đối với phần diện tích vượt trội, nguồn trả tiền thuê không được lấy từ NSNN.

Trường hợp đất không sử dụng, chưa sử dụng thì chuyển sang cơ quan giao dịch nhà đất để bán đấu giá nộp NSNN.

Đối với diện tích trụ sở làm việc đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên, nếu hiện nay không còn nhu cầu sử dụng làm trụ sở làm việc thì chuyển sang xây dựng nhà chung cư cao tầng để bố trí nhà ở lâu dài cho cán bộ công nhân viên nhằm làm giảm tải tình trạng bức xúc về nhu cầu nhà ở hiện nay.

Các trường hợp sử dụng trụ sở làm việc sai mục đích (cho thuê, cho mượn, không sử dụng...) thì Cục ra quyết định thu hồi. Toàn bộ tiền thu được do cho thuê phải nộp vào NSNN, không thực hiện ghi thu, ghi chi...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành