In trang này
Thứ hai, 26 Tháng 5 2025 07:29

Tổng quan chung về phát triển pháp luật kinh tế số trong bối cảnh số hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của công nghệ số, xu hướng phát triển pháp luật kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ. Các hệ thống pháp luật truyền thống dần dần được nâng cấp, tích hợp các công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị, giám sát và phát triển kinh tế số. Sự phát triển của kinh tế số hiện nay đã làm thay đổi cách nhìn nhận tổng thể pháp luật kinh tế nói chung. Theo đó, sự phát triển của pháp luật kinh tế số và chuyển đổi số có mối quan hệ tương tác nhất định. Có thể nhận thấy rằng, trong kỷ nguyên số quy định pháp luật phải dựa trên các nguyên tắc mới để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như nhà nước trong môi trường giao dịch số. Mặt khác, hiện nay, trong bối cảnh số hóa này, cần thiết phải hài hòa hóa pháp luật kinh tế giữa các quốc gia, điều này thể hiện ở việc kết hợp và điều chỉnh các quy định pháp luật giữa các hệ thống pháp lý khác nhau đang trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Thêm vào đó, thực tiễn hoạt động cho thấy việc sử dụng trọng tài quốc tế và hệ thống tòa án đa quốc gia ngày càng được ưa chuộng để giải quyết tranh chấp, đặc biệt trong bối cảnh các yếu tố chính trị, kinh tế và pháp lý ngày càng phức tạp.

1. Phát triển pháp luật kinh tế số trong bối cảnh số hóa

Thực tiễn và đặc điểm của pháp luật kinh tế số

Sự bùng nổ của công nghệ số đã làm thay đổi căn bản cách thức tổ chức và vận hành của nền kinh tế toàn cầu. Những đặc điểm như tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, khả năng tương tác và giao dịch qua mạng, cũng như sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và Internet vạn vật (IoT) đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các hệ thống pháp lý hiện hành[1].

Trong bối cảnh đó, pháp luật kinh tế số không chỉ đơn thuần là việc điều chỉnh các giao dịch điện tử mà còn bao hàm các quy định về bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ trong môi trường số và các ứng dụng pháp lý mới. Các quy định này cần phải được xây dựng sao cho linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi không ngừng của công nghệ, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Ứng dụng công nghệ số trong pháp luật kinh tế

Các tiến bộ công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội để cải tổ quy trình soạn thảo, thực thi và giám sát pháp luật kinh tế. Một số ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu: Thời gian qua với sự gia tăng của các vụ xâm nhập và vi phạm an ninh mạng, việc xây dựng các quy định pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân và dữ liệu doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, các biện pháp an ninh mạng thực hiện kết hợp giữa công nghệ cụ thể như mã hóa, xác thực đa lớp và hệ thống cảnh báo sớm đã dần được kế hợp với các yêu cầu về khung pháp lý nhằm bảo đảm ngăn chặn các hành vi tấn công và xâm phạm dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện nay với sự trợ giúp của AI và robot trong quá trình phân tích dữ liệu đã phần nào hỗ trợ các nhà lập chính sách có đầy đủ thông tin cần thiết hỗ trợ việc soạn thảo các quy định pháp luật trong quy trình pháp lý. Sự ra đời của công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh với tính năng không thể thay đổi dữ liệu ghi là một bước quan trọng nhằm xác thực các giao dịch, văn bản pháp lý, từ hợp đồng mua bán tới hợp đồng thông minh. Điều này không chỉ giúp tăng tính minh bạch mà còn giảm thiểu các nhu cầu về trung gian trong các giao dịch kinh doanh.

So sánh giữa hợp đồng kinh tế dân sự truyền thống và hợp đông thông minh có thể nhận thấy một số đặc điểm khác biệt như sau:

Về hình thức đối với hợp đồng truyền thống thì phải thực hiện giao dịch trực tiếp, giấy tờ, hợp đồng trực tiếp trongkhi đó hợp đồng thông minh số thì hình thức hợp đồng là giao dịch điện tử, hợp đồng số và giao dịch được thực hiện qua mạng. Đối với hợp đồng truyền thống văn bản cần phải có chữ ký tay nhưng với hợp đồng thông minh việc chứng thực dựa trên dữ liệu điện tử, chữ ký số và xác thực bằng công nghệ. Theo đó, đối với hợp đồng truyền thống quy trình, thủ tục xử lý chậm, phức tạp cần thời gian ngược lại đối với hợp đồng thông minh tốc độ xử lý sẽ nhanh gọn hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó so với hợp đồng truyền thống, độ bảo mật của hợp đồng thông minh được đảm bảo hơn do được thể hiện bằng mã hóa và bảo vệ bởi chuỗi blockchain. Bên cạnh đó, nếu như đối với hợp đồng truyền thống chi phí vận hành cao do chi phí giấy tờ và thủ tục hành chính thì đối với hợp đồng thông minh chi phí vận hành sẽ thấp hơn do tự động hóa và số hóa thông tin.

Như vậy, có thể thấy rằng, những đặc điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp luật kinh tế nhằm tạo ra một hệ thống hiệu quả, minh bạch và an toàn hơn cho các giao dịch kinh doanh trong môi trường số.

Ngoài ra, sự phát triển của pháp luật kinh tế số đòi hỏi các cơ quan quản lý và các tổ chức giáo dục phải nhanh chóng thích ứng và đổi mới. Các tổ chức quản lý cần liên tục cập nhật các quy định mới dựa trên tình hình thực tế của nền công nghệ, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các khung pháp lý thống nhất. Các trường đại học và viện nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ về pháp luật số. Các chương trình đào tạo về "Digital Law" và "Masters Legal Studies Online" là những ví dụ điển hình cho sự hợp nhất giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên nắm bắt được các xu hướng mới của thị trường lao động và các thay đổi của nền luật kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời đại số hóa hiện nay, ngoài lợi ích mang lại đối với xã hội, quá trình số hóa trong pháp luật về kinh tế cũng gặp không ít khó khăn.

Một là, đối với vấn đề bảo mật và riêng tư: Sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi các quy định về bảo mật và bảo vệ thông tin phải luôn được cập nhật để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của các mối đe dọa từ tin tặc và tội phạm mạng.

Hai là, khả năng thích ứng của hệ thống pháp lý: Hệ thống pháp luật truyền thống đôi khi còn chưa linh hoạt để ứng phó với tốc độ thay đổi của công nghệ số, dẫn đến cần có những điều chỉnh phù hợp, xây dựng khung chính sách pháp lý phù hợp dể có những điều chỉnh kịp thời nhằm phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, việc công nghệ số phát triển cũng mở ra các cơ hôi nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, theo đó, công nghệ số mở ra nhiều cơ hội cho việc hợp tác và giao lưu thông tin giữa các quốc gia, giúp hình thành các khung pháp lý chung, từ đó cải thiện điều kiện và môi trường kinh doanh xuyên biên giới.

Tóm lại, cơ hội và thách thức này chỉ ra rằng, để tồn tại và phát triển bền vững trong thời đại số, các quốc gia cần phải chủ động đầu tư vào việc chuyển đổi số và xây dựng các quy định pháp lý phù hợp với bối cảnh hiện nay.

2. Hài hòa hóa pháp luật kinh tế giữa các quốc gia

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hài hòa hóa pháp luật kinh tế giữa các quốc gia là vấn đề được các học giả và nhà làm luật quan tâm hàng đầu. Mục tiêu của quá trình này là tạo ra một hệ thống pháp lý thống nhất hay gần như thống nhất nhằm thúc đẩy giao thương, thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Tuy nhiên, quá trình hài hòa hóa không phải luôn được thực hiện theo cách chủ động từ phía các nhà lập pháp mà đôi khi xảy ra “hài hòa hóa tự phát” do những yếu tố kinh tế và thương mại tác động.

Các yếu tố then chốt tác động đến quá trình hài hòa hóa pháp luật kinh tế bao gồm:

Mức độ phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia: Các quốc gia có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ thường có xu hướng điều chỉnh pháp luật của mình để phù hợp với đối tác thương mại nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong giao dịch. Cụ thể, các quốc gia có nền kinh tế kém phụ thuộc lẫn nhau có thể dễ dàng tạo ra các quy định chung để thúc đẩy hoạt động thương mại.

Ảnh hưởng quyền lực kinh tế và chính trị:

Những quốc gia có sức ảnh hưởng kinh tế lớn, như Hoa Kỳ, thường tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng và điều chỉnh các quy định pháp luật quốc tế. Ví dụ, việc áp dụng các quy định theo mô hình của Luật Thương mại Đơn nhất và Công ước Vienna về mua bán hàng hóa thường thể hiện sự ưu tiên của các quốc gia có nền kinh tế mạnh.

Sự đa dạng về truyền thông pháp lý: Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật và truyền thống pháp lý riêng, điều này đặt ra những thách thức trong việc tạo ra một bộ quy định pháp lý chung đồng nhất. Quá trình hài hòa hóa cần phải cân bằng giữa việc bảo tồn những đặc điểm độc đáo và nhu cầu thống nhất nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình hài hòa hóa pháp luật không phải là kết quả của một thỏa thuận chủ động mà đôi khi là kết quả của một “trò chơi phối hợp” giữa các quốc gia. Theo mô hình của các học giả như Herings và Kanning, khi có sự lựa chọn giữa các hệ thống pháp lý khác nhau, các quốc gia thường ưu tiên lựa chọn hệ thống của quốc gia có nền kinh tế ít phụ thuộc vào các nền kinh tế khác hơn, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế[2].

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các trở ngại nổi bật trong quá trình hài hòa hóa bao gồm:

Thứ nhất, vấn đề phối hợp giữa các quy định pháp lý khác nhau: Khi các quốc gia có quy định khác nhau, việc thống nhất hoặc điều chỉnh đồng bộ sẽ gặp phải các vấn đề về sự khác biệt trong giá trị, nguyên tắc và thực tiễn pháp lý

Thứ hai, sự can thiệp của lợi ích kinh tế và chính trị: Các quốc gia mạnh có thể sử dụng sức mạnh kinh tế để ép buộc các quốc gia khác theo theo mẫu pháp luật của mình, dẫn đến sự chênh lệch và không đồng đều trong việc thực hiện các quy định chung.

Thứ ba, quá trình hài hòa hóa “tự phát”, ở đây có thể thấy rằng, không phải lúc nào quá trình hài hòa hóa cũng được xây dựng một cách có chủ đích và đôi khi nó diễn ra một cách tự phát do áp lực từ thị trường và giao thương.

Đối với quá trình hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia, vai trò của các Hiệp định quốc tế rất quan trọng, trong đó phải kể tới Các hiệp định quốc tế như Công ước Vienna (1980) và các thỏa thuận của UNIDROIT đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy quá trình hài hòa hóa pháp luật kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng sự hài hòa hóa có thể xảy ra tự phát mà không cần đến sự can thiệp của hiệp định chính thức, mặc dù các hiệp định này vẫn giúp tạo ra khung pháp lý tham chiếu và tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới hiệu quả hơn.

3. Giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế thông qua trọng tài và tòa án

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, việc giải quyết tranh chấp kinh tế qua trọng tài và tòa án quốc tế càng trở nên quan trọng. Sự xuất hiện của các yếu tố như lệnh trừng phạt kinh tế và các mối quan hệ thương mại phức tạp đã thúc đẩy xu hướng sử dụng trọng tài quốc tế như một công cụ giải quyết tranh chấp hiệu quả và linh hoạt.

Trọng tài quốc tế giúp các bên tranh chấp đạt được sự đồng thuận thông qua việc lựa chọn các trọng tài viên trung lập, giảm thiểu rủi ro chính trị và đảm bảo quyền lợi của các bên thông qua các tiêu chí khách quan và minh bạch. Điều này càng trở nên quan trọng khi các tranh chấp liên quan đến đầu tư xuyên biên giới hoặc các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Ưu điểm của trọng tài quốc tế so với tòa án truyền thống

So với hệ thống tòa án truyền thống, trọng tài quốc tế được đánh giá có nhiều ưu điểm rõ rệt như:

Một là, tính linh hoạt. theo đó, các thủ tục trọng tài thường được điều chỉnh theo thỏa thuận của các bên, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp.

Hai là, độ tin cậy cao, trọng tài quốc tế có tính chuyên nghiệp và thường sử dụng các trọng tài viên có kinh nghiệm, giúp tăng khả năng thực thi quyết định trọng tài trên phạm vi quốc tế.

Ba là, quy trình trọng tài thường kín đáo, bảo vệ thông tin và danh tiếng của các bên liên quan

Bảng dưới đây so sánh các tiêu chí giữa trọng tài quốc tế và tòa án truyền thống:

Tiêu chí Trọng tài quốc tế Tòa án truyền thống
Tính linh hoạt Cao- được điều chỉnh theo thỏa thuận của các bên Thấp- quy trình cố định, ít thay đổi
Thời gian giải quyết Nhanh- diễn ra theo tiến độ thương lượng Chậm- tuân theo quy định thủ tục rườm rà
Chi phí Thấp hơn so với tòa án truyền thống Thường cao do chi phí pháp lý và quản lý
Bảo mật Tốt- quy trình kín đáo, bảo vệ thông tin Công khai, dễ bị tác động bởi áp lực chính trị
Khả năng thực thi Rõ ràng- dựa trên Công ước New York, ICSID Có thể gặp trở ngại do chủ quyền và thủ tục quốc gia

 

So sánh giữa trọng tài quốc tế và hệ thống tòa án truyền thống

Tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế

Trong bối cảnh địa chính trị hỗn loạn, các biện pháp trừng phạt kinh tế được sử dụng như một công cụ chính sách nhằm thiết lập áp lực đối với các quốc gia vi phạm các quy định quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng tạo ra những thách thức cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Các bên tranh chấp buộc phải đối mặt với nền kinh tế bị gián đoạn, tình trạng bất ổn và rủi ro pháp lý khi tham gia vào quy trình trọng tài.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể làm phức tạp thêm quá trình giải quyết tranh chấp, nhưng trọng tài quốc tế vẫn giữ được tính hiệu quả do tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh quy trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên liên quan.

Vai trò của thị trường thứ cấp trong trọng tài quốc tế

Một khía cạnh thú vị của giải quyết tranh chấp quốc tế là sự phát triển của thị trường thứ cấp, nơi các quyết định trọng tài được giao dịch như các tài sản tài chính. Các bên tranh chấp hoặc các nhà đầu tư có thể bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng các quyết định trọng tài như một công cụ tài chính nhằm đảm bảo tính thanh khoản và tăng cường khả năng thu hồi trong trường hợp xảy ra tranh chấp sau này.

Việc này không chỉ nâng cao giá trị của các quyết định trọng tài mà còn tạo ra một cơ chế hỗ trợ tài chính bổ sung cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình tham gia vào các dự án xuyên biên giới.

Thách thức trong việc thực thi quyết định trọng tài

Mặc dù trọng tài quốc tế được đánh giá cao về tính hiệu quả, song việc thực thi các quyết định trọng tài vẫn gặp phải không ít thách thức, đặc biệt là ở các quốc gia có hệ thống pháp lý chưa đồng bộ hoặc gây ra rào cản bởi chủ quyền, thể hiện ở một số vấn đề như:

Khả năng thực thi quyết định trái với chủ quyền quốc gia: Mặc dù Công ước New York và ICSID đã cung cấp khung pháp lý nghiêm ngặt, nhưng việc thực thi vẫn có thể bị chậm trễ hoặc cản trở bởi các vấn đề chính trị và pháp lý tại địa phương[3].

Khó khăn trong việc giao dịch quyết định trọng tài: Thị trường thứ cấp cũng gặp phải nhiều thách thức trong việc định giá và giao dịch các quyết định trọng tài, do ảnh hưởng của rủi ro pháp lý và sự khác biệt giữa các hệ thống.

Những thách thức này đã thúc đẩy các cải cách và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế, từ đó tạo ra môi trường pháp lý ổn định và công bằng cho tất cả các bên liên quan.

Nhìn chung, xu hướng phát triển pháp luật kinh tế toàn cầu trong bối cảnh số hóa đang mở ra cơ hội và thách thức mới đối với các hệ thống pháp lý truyền thống. Sự chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo rằng các quốc gia có thể đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường kinh tế và công nghệ hiện đại.

Như vậy, để phát triển một hệ thống pháp luật kinh tế toàn cầu hiệu quả trong thời đại số, các quốc gia và tổ chức quốc tế cần:

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua việc đầu tư vào công nghệ số và kịp thời xây dựng khung pháp lý phù hợp với thực tiễn giao dịch điện tử và bảo vệ dữ liệu.

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số, xây dựng và ký kết các hiệp định quốc tế để tạo ra khung pháp lý thống nhất, giảm thiểu sự khác biệt giữa các hệ thống luật pháp.

Thứ ba, khuyến khích sử dụng trọng tài quốc tế và cải tiến quy trình xét xử tại tòa án nhằm bảo đảm tính công bằng, minh bách cho các bên liên quan.

Thứ tư, tạo ra các khung pháp lý hỗ trợ, giao dịch, chuyển nhượng và định giá các quyết định trọng tài, nhằm tăng cường tính thanh khoản của tài sản ở thị trường thứ cấp.

Qua nghiên cứu, có thể nhận thấy, quá trình phát triển pháp luật kinh tế toàn cầu trong bối cảnh số hóa là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng tràn ngập cơ hội. Sự kết hợp giữa công nghệ số hiện đại, sự hợp tác quốc tế và các cải cách trong giải quyết tranh chấp sẽ góp phần định hình một hệ thống pháp lý toàn cầu hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên trong một môi trường kinh doanh ngày càng mở và cạnh tranh. Sự chuyển đổi này không chỉ đảm bảo tính ổn định và minh bạch trong các hoạt động kinh tế mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Với những phân tích trên, nghiên cứu đã chứng minh được rằng xu hướng phát triển pháp luật kinh tế toàn cầu trong bối cảnh số hóa không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà còn là sự chuyển mình toàn diện của các hệ thống pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế hiện đại. Các yếu tố từ chuyển đổi số, hài hòa hóa quy định đến quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế đều cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghệ, chính trị và kinh tế trong việc xây dựng một tương lai pháp lý minh bạch, hiệu quả và toàn cầu hóa.

Trong những năm tới, các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế số, hài hòa hóa pháp luật và giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Các quốc gia cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ, xây dựng các khung pháp lý linh hoạt, và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế chặt chẽ. Qua đó, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo tính công bằng, minh bạch và ổn định trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu xây dựng chính sách cần tiếp tục theo dõi và phân tích những diễn biến của xu hướng này, nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần kiến tạo một tương lai bền vững cho nền kinh tế toàn cầu trong thời đại số.


[1] Agca, O., Gibson, J.,Ignatius, Xu, O: An Industruy 4 readiness assement tool University of Warwick, Warwick, 2017.
[2] Kim Song Ta, James T.H Tang: New Skills at work:Managring skills challenges in ASEAN-5, https://libarary.smu.edu.sg/soe-researche/1891/,2016
[3] Machado, C.M, Widroth, M. Almstrom P., Oberg A.E, Kurdve, M., AlMashalah, S: “Digital organisation readlines: experiences from manufacturing companies”, Journal of Manufacturing Technology Management, 32(9), http://doi.org/10.1108/JMTM-05-2019-0188,2021