Thứ năm, 28 Tháng 8 2014 00:00

Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện nhân dân ở Việt Nam

     1. Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam

     Theo Luật BHYT, những đối tượng hiện đang tham gia BHYT tự nguyện thực hiện lộ trình BHYT toàn dân như sau:

     Bảng 3.1: Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân theo Luật BHYT

STT

Đối tượng

Thời gian

thực hiện

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

01

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

1/7/2009

Mức đóng tối đa =6% lương tối thiểu, NSNN hỗ trợ một phần mức đóng.

02

Học sinh, sinh viên

1/1/2010

03

Người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp

1/1/2012

04

Thân nhân của người lao động

1/1/2014

Mức đóng tối đa = 6% lương tối thiểu.

05

Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể

1/1/2014

     Nguồn: Luật Bảo hiểm Y tế 2008

    Theo thống kê BHYT ở nước ta, tính đến thời điểm này đã có 49.720.000 đối tượng tham gia, trong đó đối tượng tham gia bắt buộc đạt 47%, tham gia tự nguyện là 11% với tỷ lệ bao phủ là 57% và dự kiến hết năm 2009 sẽ đạt tỷ lệ 58%.

     Luật BHYT được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới về chính sách BHYT ở Việt Nam. Nhiều nội dung quan trọng được quy định trong Luật BHYT so với Điều lệ BHYT hiện hành sẽ là cơ sở để triển khai Luật đạt hiệu quả như: Việc quy định lộ trình thực hiện cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc kể từ khi Luật có hiệu lực cho đến năm 2014; Từng bước mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT một cách hợp lý, và toàn diện; Mở rộng cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, bao gồm cả cơ sở công lập và ngoài công lập, tạo điều kiện thuận lợi và sự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT; Mức đóng BHYT được xác định là không quá 6% mức tiền lương, tiền công hay mức lương tối thiểu và Chính phủ sẽ có quy định cụ thể trong từng giai đoạn cho phù hợp. Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo hay cận nghèo…

     Tuy nhiên, sẽ có không ít những khó khăn vướng mắc mà cơ quan tổ chức thực hiện phải đối mặt như: nhận thức, hiểu biết của một số bộ phận không nhỏ trong cộng đồng dân cư về BHYT xã hội còn hạn chế, vẫn còn mang tính tư lợi nhiều, cùng với đó là sự tuân thủ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân chưa cao, hay bản thân chính sách BHYT hiện hành cũng chưa thực sự hấp dẫn về năng lực dịch vụ y tế, thủ tục hành chính phiền hà…Đây là những khó khăn và thách thức lâu dài đối với các ngành chức năng để xây dựng và thực hiện hiệu quả theo lộ trình BHYT Việt Nam. Luật BHYT đã đưa ra các mốc để thực hiện BHYT toàn dân, những lộ trình mà BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm biến những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trong quá trình thực hiện.

Bảng 3.2: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT năm 2008

Đối tượng

Số người thuộc
 diện tham gia

(người)

Số người
tham gia

(người)

Tỷ lệ dân số tham gia

(%)

Công chức

          2.632.541

          2.632.541

           100.00

Lao động khu vực nhà nước

          2.089.318

          2.089.318

           100.00

Lao động khu vực phi chính thức

          8.485.164

         4.562.887

             53.77

Hưu trí

          1.882.048

          1.882.048

           100.00

Đối tượng chính sách

          2.523.968

          2.523.968

          100.00

Người nghèo

        14.179.238

        14.179.238

           100.00

Sinh viên

        19.000.000

          7.489.942

             39.42

Thành viên hộ gia đình

        11.500.000

          3.150.252

             27.39

Trẻ em dưới 6 tuổi

          9.000.000

                         -  

                    -  

Thành viên hộ cận nghèo

        14.831.062

       30,000

               0.20

Chung

          86.123.339

        38.540.194

             44.75

Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội, Tổng cục Thông kê, BHXH Việt Nam.

     Nhìn bảng số liệu trên, số đối tượng thuộc diện vận động tham gia mặc dù có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước là hơn 26 triệu người (thành viên hộ gia đình và thành viên hộ cận nghèo). Như vậy, nhóm đối tượng tự nguyện nhân dân và cận nghèo vẫn phải vận động tham gia BHYT mặc dù được Ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện BHYT tự nguyện cho nhóm đối tượng là thành viên hộ gia đình, hội viên hội đoàn thể, tổ chức nghiệp đoàn: Nhóm đối tượng này được xác định là nhóm đối tượng khó nhất trong việc tuyên truyền, vận động tham gia BHYT và sự khó khăn còn kéo dài trong suốt quá trình thực hiện BHYT toàn dân. Để mở rộng nhanh đối tượng, đảm bảo kiểm soát, cân đối quỹ, xu hướng sẽ phát triển BHYT theo nhóm đối tượng hộ gia đình Năm 2008, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ngày 24/9/2008 hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người thuộc hộ gia đình thuộc hộ cận nghèo. Tuy nhiên, kết quả triển khai năm 2008 vẫn còn rất hạn chế, mặc dù Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng nhưng số người tham gia mới đạt 0,2% so với tổng số người thuộc diện tham gia. Như vậy, mặc dù có sự hỗ trợ mức đóng của Nhà nước nhưng nếu không có biện pháp thực hiện có hiệu quả thì người dân cũng không mặn mà với việc tham gia BHYT, mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân là khó thực hiện. Các giải pháp nhằm phát triển BHYT tự nguyện nhân dân trong những năm tới, tạo tiền đề cho việc thực hiện BHYT toàn dân như sau...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 24 Tháng 11 2014 03:08

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành