Thứ năm, 23 Tháng 10 2014 00:00

Đánh giá thực trạng pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Xét xử sơ thẩm VAHC là một hoạt độngtrọng và có ý nghĩa trong tố tụng hành chính. Xét xử sơ thẩm VAHC là hoạt động của cơ quan xét xử có thẩm quyền mà cụ thể là Tòa hành chính với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý hành chính nhà nước thông qua việc giải quyết tranh chấp giữa họ với chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Nội dung xét xử sơ thẩm VAHC được xét xử trên nhiều phương diện khác nhau và được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Trong phạm vi chương này, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành về xét xử sơ thẩm VAHC.

1. Khái quát sự ra đời và phát triển của các quy định pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.

Kể từ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước Việt Nam duy trì cơ chế giải quyết khiếu nại của công dân bằng thủ tục hành chính và bởi chính các cơ quan nhà nước thuộc Bộ máy hành chính. Sự phản kháng của người dân đối với các QĐHC, HVHC của các cơ quan công quyền là biểu hiện của việc sử dụng quyền khiếu nại – một trong nhiều quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992. Phương thức duy nhất mà người dân có thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tránh khỏi sự xâm hại bởi các QĐHC, HVHC là khiếu nại tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành QĐHC hoặc đã thực hiện HVHC, để rồi nếu không thỏa mãn thì có thể tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn. Mô hình cơ bản để giải quyết khiếu nại lúc này là các cơ quan hành chính bên cạnh hoạt động chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước kiêm luôn cả hoạt động phán quyết tính đúng sai ( hoạt động tài phán hành chính ) của các QĐHC, HVHC bị khiếu nại. Tuy nhiên sự tồn tại lâu dài của cơ chế giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính với mô hình thẩm quyền giải quyết lại cũng thuộc về các cơ quan hành chính đã bộc lộ những khuyết tật lớn trước sự đổi thay của đất nước, trước chủ trương cải cách hành chính và cải cách tư pháp mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra. Cụ thể như: việc giải quyết thiếu khách quan, không công khai, chưa dân chủ, không đảm bảo sự công bằng, và đặc biệt là người dân Việt Nam khó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ luôn ở thế bị động và nhỏ bé trước quyền lực khổng lồ của hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Việt Nam. Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan công quyền là cơ chế Bộ trưởng – quan tòa đã khiến cho công dân Việt Nam e dè và ngại ngùng mỗi khi muốn vùng lên phản kháng. Bởi vậy, việc đổi mới phương thức thức hiện quyền khiếu nại của công dân, việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính cũng như đổi mới mô hình giải quyết tranh chấp hành chính giữa Nhà nước và cá nhân tổ chức đã trở thành một nhu cầu tất yếu ở Việt Nam vào những năm 1990 -1995. Vì thế , tài phán hành chính cần phải ra đời để thay thế cơ chế Bộ trưởng – quan tòa trước đây, khắc phục lối giải quyết tranh chấp hành chính chính áp đặt đơn phương theo thể thức hành chính. Nhưng tài phán hành chính sẽ tồn tại theo mô hình nào và trình tự thủ tục ra sao lại là câu hỏi lớn mà Nhà nước Việt Nam cần giải quyết vào đầu những năm 90.

1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đến khi Luật tố tụng hành chính 2010 được thông qua

Theo qui định tại Điều 127 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức TAND : TAND tối cao, TAND địa phương, tòa án quân sự và các tòa án khác là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, ở nước Việt Nam chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xét xử và xét xử là chức năng của Tòa án. Theo qui định tại Luật Tổ chức TAND, PLTTGQCVAHC thì Tòa chính là một trong các tòa chuyên trách thuộc hệ thống TAND, do đó, tòa hành chính cũng có chức năng xét xử như các tòa khác. Song hoạt động xét xử các khiếu kiện hành chính của Tòa hành chính có những nét đặc trưng so với việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước như: hoạt động xét xử hành chính phải tuân theo trình tự chặt chẽ; Phán quyết có hiệu lực của tòa hành chính có tính bắt buộc phải chấp hành đối với cả chủ thể quản lý hành chính và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Chỉ có Tòa án cấp trên mới có quyền xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án cấp dưới theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhìn từ góc độ pháp lý, xét xử hành chính là hoạt động phán quyết đối với các QĐHC, HVHC của các cơ quan công quyền bị khiếu kiện theo thủ tục tố tụng hành chính, được điều chỉnh bởi các qui phạm tố tụng hành chính. Vì thế, đối tượng của xét xử hành chính là các QĐHC, HVHC, quyết định kỷ  luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức có chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống. Nhiệm vụ của tòa hành chính được quyết định bởi chức năng của Tòa hành chính là xét xử vụ án hành chính, giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan công quyền phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Khi xét xử tòa hành chính có quyền phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC. Sự ra đời của tòa hành chính với hoạt động xét xử hành chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền hành chính điều hành, đó là: bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm quyền công dân và cơ quan, tổ chức nói riêng. Thông qua hoạt động xét xử của tòa hành chính góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như mọi công dân góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành