Thứ năm, 23 Tháng 10 2014 00:00

Hoàn thiện pháp luật và hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

1. Bối cảnh hoàn thiện pháp luật xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Để thực hiện tốt công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cần phát huy vai trò điều hành đất nước, cụ thể là phát huy hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước có tính chấp phức tạp, thường xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp. Bởi vậy, xuất phát từ thực tiễn này, pháp luật quy định tòa án có thẩm quyền xét xử những tranh chấp hành chính đó. Nghiên cứu về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (VAHC) là một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng. Pháp luật quy định về xét xử sơ thẩm VAHC ra tòa tuy là một phương thức mới được áp dụng ở nước ta chỉ trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là một bước phát triển đáng khích lệ nhằm tạo điều kiện cho người dân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn cơ quan tiến hành giải quyết vụ việc hành chính nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Điều này đồng thời còn có ý nghĩa cải thiện, tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, hạn chế các hành vi trái pháp luật trong tổ chức, hoạt động quản lý hành chính nhà nước, từ đó nâng cao trách nhiệm làm việc của các cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sự ra đời của các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính đã tạo điêu kiện rất nhiều cho người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại, đặc biệt mở ra cách thức mới cho người dân là khởi kiện ra Tòa, nhằm việc bảo vệ quyền và lợi ích này được tiến hành khách quan, công bằng và minh bạch hơn.

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất sự phân công, phối hợp của các cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp; việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động xét xử hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xử lý nghiêm các biểu hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước. Đặc biệt, xét xử VAHC nói chung và xét xử sơ thẩm VAHC nói riêng, là chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hành chính, nó có mối quan hệ mật thiết với luật hành chính. Do đó, cần tiến hành hoàn thiện trên cơ sở quy định tương ứng với pháp luật hành chính.

Thực tiễn cho thấy việc xét xử sơ thẩm VAHC còn đạt hiệu quả chưa cao, song đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc chăm lo cho dân; xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, phục vụ tốt hơn quyền và lợi ích của người dân. Trên thực tế việc xét xử các VAHC đang gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ tâm lý e ngại của người dân. Cho nên, khi pháp luật về vấn đề này được ban hành và đưa vào thực hiện đã gặp không ít những bất cập. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp tích cực chúng ta đã dần dần khắc phục được, mặc dù vẫn còn rất nhiều chông gai phía trước phải vượt qua. Quá trình hoàn thiện hoạt động xét xử sơ thẩm VAHC cần phải có bước đi thích hợp theo tiến trình phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình nhận thức ngày càng đầy đủ và khoa học về xét xử hành chính ở nước ta dựa trên cơ sở tham khảo, có chọn lọc kinh nghiệm xét xử hành chính của nước ngoài. Trên tinh thần ấy, chúng ta cũng cần sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật còn thiếu cụ thể, chưa thống nhất, đồng bộ nhằm đưa pháp luật tố tụng hành chính lên bước phát triển cao hơn, đầy đủ hơn. Qua đó, nhằm củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật, và góp phần ổn định công cuộc đổi mới nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm VAHC đã được nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh như : PLTTGQCVAHC, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 10/1998/PL – UBTVQH10 ngày 25 tháng 12 năm 1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của PLTTGQCVAHC, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 29/2006/PL - UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của PLTTGQCVAHC, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao số 04/2006/NQ – HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTTGQCVAHC đã được sửa đổi, bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của PLTTGQCVAHC ngày 25 tháng 12 năm 1998 và ngày 05 tháng 4 năm 2006 Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Thực tế, từ khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên đây, việc giải quyết các VAHC đã có nhiều tiến triển, hiệu quả hơn. Song hiện nay, xét xử sơ thẩm VAHC thực sự còn nhiều khó khăn cho người khởi kiện cũng như là người bị kiện và đối với cả hoạt động giải quyết của TAND. Mặc dù, trong những năm gần đây nhà nước ta đã có những nỗ lực trong việc xây dựng thiết chế và pháp luật liên quan đến xét xử hành chính nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo công bằng, xét xử hành chính ở Việt Nam còn khá hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng xét xử. Vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, còn nhiều “ lỗ hổng” làm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật về xét xử hành chính gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi cần phải hoàn thiện hơn nữa...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành