Thứ bảy, 22 Tháng 11 2014 00:00

Kinh nghiệm về xây dựng phòng chống tham nhũng quốc tế

Phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai một tham quan lớn của Trung Quốc, Các công tố viên buộc tội ông Bạc nhận hối lộ và tham nhũng 20,4 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu USD) Phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai một tham quan lớn của Trung Quốc, Các công tố viên buộc tội ông Bạc nhận hối lộ và tham nhũng 20,4 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu USD)

I. Pháp luật phòng chống tham nhũng theo kinh nghiệm quốc tế:

Trong đấu tranh chống tham nhũng phải đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng:

Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, việc kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, trong đấu tranh chống tham nhũng nếu chỉ chú trọng đến phòng ngừa mà không trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không hạn chế được tham nhũng mà trái lại còn làm cho tệ tham nhũng gia tăng mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng đến trừng trị, xử lý mà không làm tốt phòng ngừa thì mới chỉ giải quyết được cái ngọn, không thể loại trừ tận gốc được tham nhũng. Do đó, để đấu tranh có hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức này. Đây là kinh nghiệm hết sức quý báu đã được nhiều quốc gia đúc rút từ thực tiễn quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Ở Trung Quốc, trong công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ luôn coi trọng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, giáo dục chính trị tư tưởng và tác phong liêm chính trong toàn Đảng, bởi theo họ, giáo dục đạo đức là hàng đầu, tu dưỡng bản thân là cơ bản. Chính vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường giáo dục lý luận để nâng cao nhận thức về bản chất trong sáng của Đảng cũng như phẩm chất đạo đức, tác phong liêm chính trong mỗi cán bộ, đảng viên; giáo dục tác phong sống giản dị, lành mạnh, đồng cam cộng khổ với nhân dân của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, có chức, có quyền, có điều kiện nhận hối lộ; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ trương kiên quyết trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, cho dù đó là ai. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã xử lý hàng trăm nghìn vụ tham nhũng, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Chỉ tính riêng năm 2010, Uỷ ban Điều tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xử lý kỷ luật 146.517 người, truy tố 5.373 người, xử lý 15.900 vụ án tham nhũng, liên quan đến 4,266 tỷ nhân dân tệ theo báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 2010. Nhờ việc áp dụng các biện pháp mạnh tay này mà nạn tham nhũng ở Trung Quốc bước đầu đã được kiểm soát tuy nhiên vẫn còn ở mức cao.

Ở Hàn Quốc, Australia, nội dung phòng, chống tham nhũng được đưa vào giảng dạy trong hệ thống trường học để giúp học sinh ý thức được nguyên nhân, hậu quả, tác hại của việc tham nhũng và giáo dục ý thức lên án tham nhũng ngày từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập trung tâm thông tin về tham nhũng và lập quỹ chống tham nhũng… Tuy nhiên, khi những hành vi tham nhũng được điều tra làm rõ thì các hình phạt nghiêm khắc cũng được áp dụng đối với các quan chức tham nhũng, bất kể đó là ai, dù là chính khách hay công chức bình thường. Kết quả của việc xử lý được công khai để nhân dân giám sát. Chính điều này đã tạo điều kiện cho cuộc chiến chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp.

Ở Nga, Chính phủ đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt” trong cuộc chiến với nạn tham nhũng, kiên quyết xử lý những quan chức lạm quyền trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là các quan chức ở Trung ương, nhất là trong bộ máy hành pháp có hành vi tham nhũng, bao che cho tội phạm tham nhũng. Trong chiến dịch chống “tội phạm đeo quân hàm” năm 2007, hàng loạt sĩ quan, trong đó có cả những sĩ quan cấp tướng đã bị truy tố trước pháp luật. Hàng loạt các nhân vật cấp cao trong bộ máy Đảng, Chính phủ cũng bị miễn nhiệm, cách chức, truy tố vì liên quan đến tham nhũng như: Viện trưởng Viện Công tố Liên bang Vlađimia Uxtinốp; Phó Ban điều tra các vụ án đặc biệt quan trọng thuộc Cục Điều tra thi hành án Moscow Dumovets về tội nhận 0,5 triệu USD tiền hối lộ để tha bổng hai bị cáo phạm tội buôn lậu...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành