Chủ nhật, 21 Tháng 12 2014 00:00

Giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020

1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

1.1. Quan điểm

Quá trình hội nhập được khởi đầu từ những năm 80, khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết đại hội Đảng IX khẳng định: “Xây dựng nền kinh độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế đất nước”.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra 1 trong 6 mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết đa phương, song phương”.

Trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 khẳng định: “Mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”. Theo tinh thần của Đảng ta, hội nhập quốc tế về ngân hàng phải được thực hiện theo nguyên tắc chủ động, bảo đảm có sự kiểm soát quá trình hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa hoạt động ngân hàng đạt kết quả cao.

1.2. Mục tiêu

Mục tiêu quan trọng nhất của hội nhập quốc tế trong giai đoạn này là: cần giải quyết những vấn đề còn lại để hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hòa nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế. Hội nhập quốc tế đầy đủ cả về mặt kinh tế, cũng như tài chính ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có một sức mạnh vượt trội cả về qui mô và chất lượng hoạt động và sẽ đóng vai trò nhất định trên thị trường tài chính quốc tế. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc tế hoàn toàn về quản lý, giám sát, công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ …

1.3 Định hướng

Những nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng:

Một là, hội nhập quốc tế về ngân hàng cần chủ động đi từng bước vững chắc, tận dụng tốt các cơ hội và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các thách thức; kết hợp nội lực với ngoại lực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Hai là, trong quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tổ chức tín dụng thuộc mọi thành phần sở hữu, trong đó các tổ chức tài chính – tín dụng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Ba là, hội nhập quốc tế về ngân hàng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức. Do đó, cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động; vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.

Bốn là, chủ động hội quốc tế về ngân hàng với hình thức và bước đi phù hợp. Vừa không chần chừ, do dự để lỡ mất thời cơ; vừa không chủ quan nôn nóng để mở cửa và hội nhập tràn lan mà thiếu sự chuẩn bị chu đáo, cần thiết.

Năm là, nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam, từ đó để ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các qui định của các tổ chức tài chính – tiền tệ khu vực và quốc tế...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành