Thứ tư, 08 Tháng 7 2015 00:00

Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung, con người được coi là giá trị cao nhất. Mục đích phát triển xã hội, cố gắng đưa xã hội tiến lên một tầm cao mới cũng chỉ vì lợi ích của con người. Một xã hội muốn phát triển tất cả mọi lĩnh vực kinh tế-chính trị-văn hóa xã hội thì phải được sự đồng thuận của nhân dân. Chính vì thế chủ nghĩa Mac-Lenin tuyên bố , yêu cầu thực hiện tính nhân đạo đối với con người: Tất cả vì con người, vì lợi ích của con người. Vì Nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân phẩm con người. Nên Việt nam chúng ta, một đất nước xã hội chủ nghĩa luôn lấy tính nhân đạo của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nòng cốt, đề cao vai trò của con người, trong đó người lao động được ưu tiên hơn cả. Thiết lập mối quan hệ thiện ý, nhân từ trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống xã hội. Đặc biệt hơn nữa là tính nhân đạo được đưa vào hệ thống pháp luật nói chung và trong bộ luật hình sự  Việt Nam nói riêng.

Tư tưởng nhân đạo trong lĩnh vực xã hội pháp luật được coi là nền tảng cho nội dung hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Được thể hiện ở chỗ không phải con người tồn tại vì pháp luật mà ngược lại tính mạng, danh dự, nhân phẩm, lợi ích của con người được khẳng định, được đảm bảo bởi pháp luật. Hay nói cách khác là pháp luật được tồn tại vì con người. Trong việc điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội, nhân đạo ảnh hưởng đến các phương pháp điều chỉnh pháp luật, ảnh hưởng đến các hoạt động của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật hình sự. Vì vậy, nhân đạo trở thành nguyên tắc của hệ thống pháp luật nói chung và của pháp luật hình sự nói riêng. Tính nhân đạo trong luật hình sự có những nguyên tắc đặc thù nhất định thể hiện ở chỗ nói đến nhân đạo trong hình sự là nhân đạo với ạ? (với xã hội? với người bị hại? hay với người phạm tội?). Nói đến vấn đề này thì trong thực tiễn áp dụng cũng như trong khoa học hình sự vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng, luật hình sự bảo vệ chế độ nhà nước và chế độ xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, trật tự pháp luật khỏi sự xâm phạm của tội phạm. Nhưng đồng thời, luật hình sự cũng bảo vệ lợi ích của người phạm tội. Nhưng có quan điểm khác lại cho rằng, trong số những người tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, thì người bị hại, người làm chứng cần được bảo vệ đối xử như vậy, còn đối với bị can, bị cáo, họ không xứng đáng được hưởng sự đối xử nhân đạo đó. Quan điểm này được cho là không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta bởi trong một xã hội chủ nghĩa thì mọi người đều phải được đối xử công bằng và bình đẳng như thế mới phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Mức độ thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự được thể hiện thông qua thái đội đối xử với người phạm tội, phải luôn coi người phạm tội cũng như là một phần tử của xã hội giống như tư tưởng của Các Mác cũng đã từng nhấn mạnh rằng: “Nhà nước cần phải coi người vi phạm pháp luật là phần tử sống của nhà nước, trong đó máu của trái tim của nhà nước đang chảy; là một người lính bảo vệ tổ quốc; là một người làm chứng mà tòa án phải chú ý lắng nghe; là một thành viên của xã hội đang thực hiện chức năng xã hội; một người chủ gia đình mà sự tồn tại thật là thiêng liêng và cuối cùng điều chủ chốt nhất là một công dân của nhà nước, nhà nước không thể nhẹ dạ gạt bỏ một thành viên của mình khỏi tất cả các chức năng đó bởi vì mỗi lần biến công dân thành một kẻ phạm tội thì nhà nước cắt bỏ những bộ phận sống ra khỏi thân mình”...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành