Thứ sáu, 10 Tháng 7 2015 00:00

Dẫn độ theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Trước hết chúng ta tìm hiểu về nội dẫn độ theo BLTTHS năm 2003, có thể hiểu dẫn độ là việc một quốc gia chuyển giao cho nước khác công dân của quốc gia được chuyển giao đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia mình, mà người đó đã có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của quốc gia được chuyển giao; hoặc Toà án của quốc gia được chuyển giao kết bản án đã có hiệu lực pháp luật để quốc gia chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự thi hành hình phạt đối với người đó. Qua tìm hiểu nghiên cứu các đặc điểm dẫn độ nêu trên cho thấy, về phương diện tư pháp hình sự thì dẫn độ tội phạm được hiểu như một hình thức tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia, nhằm bắt giữ và chuyển giao người phạm tội bỏ trốn từ nước mình sang nước khác về để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với họ. Nhưng thực tiễn đây là hình thức hợp tác quốc tế để phòng, chống tội phạm như chuyển giao người bị kết án”, “trục xuất”, “giao nộp”, “áp giải”, “dẫn giải”, “chuyển giao đặc biệt” “chuyển giao người bị kết án”có hiệu quả và mang tính đòi hỏi khách quan, Trong thực tế tội phạm khủng bố quốc tế, những nhóm tội phạm xuyên quốc gia đang diễn ra phức tạp, nghiêm trọng, đứng trước thách thức mới ngày càng nhiểu đối tượng người Việt Nam phạm tội trong nước rồi bỏ trốn sang nước khác và ngược lại người nước ngoài phạm tội bỏ trốn vào Việt Nam. Trước tình hình đó chúng ta cần thiết phải hợp tác đấu tranh ngăn chặn chung của các cơ quan luật pháp của Việt Nam và các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tội phạm của nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng  phát luật, các nhà làm luật đã ghi nhận chế định dẫn độ tại Chương XXXVII (dẫn độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu vật chứng của vụ án) trong Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) năm 2003 xác định những nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói chung và dẫn độ nói riêng. Trong những năm 70 thời điểm này các loại tội phạm trong nước cũng như quốc tế chưa có thủ đoạn tinh vi, và các vụ khủng bố còn nhỏ lẻ, vấn đề dẫn độ chỉ được quy định chung trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự. Ngày 12/03/1984 giữa Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên bộ số 139/TT-LB về việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự được ký kết giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và các nước các nước XHCN như: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan, Ucraina, Lào, Mông Cổ, đây được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho cơ chế thực hiện dẫn độ theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên. Thông tư quy định rõ về nhiệm vụ của các ngành trong việc thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp nói chung trong đó có hoạt động dẫn độ. Thời điểm hiện nay thực hiên viêc dẫn độ không phát huy  hiệu quả và hầu như không thực hiện được vì vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa hoặc hướng dẫn các cơ quan thực hiện yêu cầu dẫn độ từ phía nước ngoài cũng như việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phía nước ngoài dẫn độ người có hành vi phạm tội về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án hình sự đã có hiệu lực. Trong khi đó nước ta đã tham gia các điều ước quốc tế đa phương trong đó chỉ các quy định liên quan đến vấn đề dẫn độ như các Công ước của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma tuý, hai Nghị định thư bổ sung cho Công ước quyền trẻ em…. Nhưng có nhiều lý do khách quan, chủ quan nên khi phê chuẩn các điều ước quốc tế này, thì Việt Nam đã bảo lưu các điều khoản về dẫn độ. Đến ngày 15/09/2003 Nhà nước ta và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định về dẫn độ tại Seoul, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 19/04/2005, đây là hiệp định song phương về dẫn độ đầu tiên mà Việt Nam ký kết với nước ngoài. Bên cạnh những kết quả đã đạt được nhưng vấn đề dẫn độ tội phạm còn nhiều hạn chế, vì dẫn độ phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế,và nội luật của mỗi quốc gia...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 12 Tháng 10 2015 03:44

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành